intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trồng xoài trên... núi!

Chia sẻ: Lotus_10 Lotus_10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

57
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xuất thân từ một gia đình nghèo trên vùng Bảy Núi, An Giang, ông Võ Văn Quít ngày đêm trăn trở phải làm gì để có tiền nuôi vợ con. Suy đi nghĩ lại, chỉ còn có cách tận dụng đất hoang để trồng trọt. Từ ý tưởng táo bạo đó, ông đã quyết định chọn được một khoảnh đất khô cằn dưới chân núi Cấm để khai hoang lập nghiệp. Tâm sự với chúng tôi, ông cho biết: “Khoảng năm 1980, vừa đặt chân đến vùng đất núi hoang vu này, vợ chồng tôi đã vắt kiệt sức, quyết...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trồng xoài trên... núi!

  1. Trồng xoài trên... núi! Xuất thân từ một gia đình nghèo trên vùng Bảy Núi, An Giang, ông Võ Văn Quít ngày đêm trăn trở phải làm gì để có tiền nuôi vợ con. Suy đi nghĩ lại, chỉ còn có cách tận dụng đất hoang để trồng trọt. Từ ý tưởng táo bạo đó, ông đã quyết định chọn được một khoảnh đất khô cằn dưới chân núi Cấm để khai hoang lập nghiệp. Tâm sự với chúng tôi, ông cho biết: “Khoảng năm 1980, vừa đặt chân đến vùng đất núi hoang vu này, vợ chồng tôi đã vắt kiệt sức, quyết tâm bám lấy từng tấc đất, tấc rừng, suốt ngày cần cù chăm chỉ, ngày nắng cũng như mưa, cuốc tới đâu gieo mầm tới đó với hy vọng mình thương rừng, rừng sẽ không phụ mình”. Lúc đầu ông trồng thử khoai mì, đậu và một ít rau màu nhằm cải thiện hai bữa ăn. Nhưng than ôi! Trồng cây đã khó, việc chăm sóc, giữ gìn càng khó hơn, nhất là
  2. khỉ và heo rừng lúc nào cũng rình rập phá phách khiến ông phải rất vất vả mới bảo vệ được thành quả lao động. Đó là chưa kể tới rắn rết, muỗi mòng, thiếu nước sinh hoạt đã làm cho nhiều người chịu không nổi khổ cực phải bỏ núi ra đi. Ông bồi hồi kể lại: “Những ngày đầu, chưa có chỗ tá túc, vợ chồng tôi phải thức dậy từ 3 - 4 giờ sáng, cơm đùm cơm gói, lội bộ hơn chục cây số đường rừng đến đây cuốc đất, trồng cây. Đến khi cây ớt ra trái, cây cà ra nụ thì sức hút của mảnh đất này đối với vợ chồng tôi ngày càng gắn bó như một duyên nợ từ kiếp trước ”. Tại đây, cuộc sống lúc đầu còn nhiều cam go và thử thách, cơm không đủ ăn, nước không đủ uống, nhưng ngày ngày vợ chồng ông vẫn miệt mài với con dao, lưỡi cuốc và làm bạn với cỏ cây mà lòng lúc nào cũng nuôi một khát vọng “đổi đời ”. Nhìn ông, từ một nông dân nghèo, chỉ có hai bàn tay trắng mà chí lớn khiến tôi vô cùng cảm phục về sức bền bỉ chịu đựng và nghị lực phi thường của một người nặng lòng với núi. Có thể nói mỗi tấc đất, mỗi vườn cây, luống rẫy nơi đây đều thấm đẫm bao mồ hôi và nước mắt của vợ chồng, con cái ông. Lúc đầu ông trồng các loài cây ngắn ngày như mãng cầu, chuối... xen kẽ các loài rau, đậu... rồi dần dần trồng thêm xoài, sầu riêng, nhưng do thời tiết khắc nghiệt, nhất là mùa nắng nóng đã làm cho cây cối, hoa màu chậm phát triển, thu nhập chẳng được bao nhiêu. Bước sang năm 1996, được sự hỗ trợ của Hạt kiểm lâm huyện Tịnh Biên, ông đã nhận 1.000 gốc xoài cát bưởi đem về trồng trên 5 hecta đất đồi dọc theo triền
  3. núi. Mục đích của ngành kiểm lâm là nhằm phủ xanh vùng đất trống và đồi núi trọc. Sau 3 - 5 năm, khi cây cho trái sẽ giải quyết được vấn đề thu nhập cho bà con có công chăm sóc và bảo vệ rừng. Ông Quít nhớ lại: “Hồi đó, khi kiểm lâm mời bà con mình đến nhận xoài giống về trồng, ai cũng ngán ngại vì nhiều lý do khác nhau, nhất là nước tưới. Riêng ông thì rất hăng hái tham gia dự án trồng xoài với quyết tâm gìn giữ và hy vọng rừng sẽ trả ơn người”. Đúng như ước nguyện của ông, chỉ sau 4 - 5 năm trồng thử nghiệm, hầu hết những cây xoài do ông chăm sóc đều bắt đầu ra trái chiếng, nhưng do thiếu nước, hạn hán gay gắt nên cây phát triển chậm, thậm chí èo uột khiến ông ngày đêm buồn rầu vì không có nước tưới. Bỗng một hôm, trong lúc làm cỏ, dọn rừng, ông và người con trai đã phát hiện trên vách núi có một lớp rêu xanh bám dày. Càng đến gần ông càng thấy nước rịn ra, sờ tay vào cảm thấy mát lạnh. Hai cha con nhìn nhau vừa mừng vừa ngạc nhiên như đang đứng trước một kho báu. Thế là hai người dùng búa, đục, xà beng, hùng hục khoét sâu vào vách đá liên tục mấy ngày liền. Càng đục sâu, nước rịn ra càng nhiều, từng giọt, từng giọt trong veo. Vốc một miếng rửa mặt và uống thử, ông cảm thấy thanh khiết, trong lành như nước suối. Từ mạch nước ngầm dẫn đến chân núi dài khoảng 600 mét, đi ngang qua một hố bom rộng lớn đang bị cát, đá lấp đầy. Ông liền bỏ công ra vét sạch để làm hồ chứa nước. Từ hố bom ông tiếp tục đặt ống cao su xuống tận các khu vườn. Nhờ
  4. xuất phát trên cao nên dòng nước đổ mạnh chẳng thua gì nước máy, tha hồ mà tưới, tưới suốt ngày đêm, không bao giờ cạn, dù là mùa khô hạn. Vào những ngày hạn hán thế này, đi dọc theo những khu rừng trên vùng Bảy Núi - An Giang, đến đâu chúng ta cũng thấy cây cối khô cằn, héo úa vì nắng nóng. Duy chỉ có vườn xoài của ông Quít ở ấp Ba Xoài, xã An Cư, bên sườn núi Cấm là lúc nào cũng xanh tươi mơn mởn, trái sai oằn, khiến ai nấy cũng ngỡ ngàng, không biết ông dùng “bùa phép” gì mà cây cối sum suê đến thế ! Từ kết quả đó, ông đã lần hồi trồng thêm các giống xoài đặc sản như Đài Loan, cát Hòa Lộc. Do đó lợi nhuận mỗi năm đều tăng lên, cụ thể như năm 2009 thu về trên 300 triệu đồng. Một nông dân miền núi, 58 tuổi mà có được mức thu hoạch như thế thật là hiế m thấy. Bằng mồ hôi, trí tuệ và công sức của mình, hơn hai mươi năm qua, ông đã góp phần thiết thực vào việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải tạo đất đai và bảo vệ môi sinh, môi trường. Giờ đây, bao nhiêu nhọc nhằn, gian khổ của vợ chồng ông đều được rừng trả ơn một cách xứng đáng. Tuy có được của ăn, của để nhưng ông không quên những ngày gian khổ. Sau mỗi lần thu hoạch ông đều dành ra một phần nhỏ để đóng góp vào Hội chữ thập đỏ hoặc các cơ sở từ thiện ở địa phương. Ông tâm sự: “Trước đây mình từng sống trong cảnh nghèo nàn túng thiếu, nay được no ấm, hạnh phúc một phần là nhờ bà
  5. mẹ thiên nhiên cưu mang đùm bọc, một phần là công ơn của Hạt kiểm lâm. Đó là những ân nhân mà suốt đời này mình không bao giờ quên được”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0