intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRƯỜNG CĐ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN BÁO CÁO TOUR XUYEN_3

Chia sẻ: Meomeo Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

271
lượt xem
102
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lịch sử: Huế là một thành phố ở miền Trung Việt Nam và là tỉnh lị của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới các triều đại Tây Sơn và triều Nguyễn,Huế nổi tiếng với những đền chùa, thành quách, lăng tẩm, kiến trúc gắn liền với cảnh quan thiên nhiên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRƯỜNG CĐ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN BÁO CÁO TOUR XUYEN_3

  1. Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực TRƯỜNG CĐ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN BÁO CÁO THỰC TẬP TOUR XUYÊN VIỆT NĂM HỌC : 2007 – 2011 Trang số 1
  2. Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực HU Ế Lịch sử: Huế là một thành phố ở miền Trung Việt Nam và là tỉnh lị của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới các triều đại Tây Sơn và triều Nguyễn, Huế nổi tiếng với những đền chùa, thành quách, lăng tẩm, kiến trúc gắn liền với cảnh quan thiên nhiên. Thành phố Huế tọa lạc hai bên bờ dòng sông Hương. Huế nằm ở phía bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112km.Thế mạnh du lịch Huế là văn hóa – lễ hội, lịch sử Thành phố Huế có toạ độ địa lý vĩ bắc và kinh đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Đông được giới hạn bởi Biển Đông. Diện tích tự nhiên 83.3 km2, dân số trung bình năm 2003 ước là 350.400 người, chiếm 1,5% về diện tích và 1,5% về dân số so với cả nước. Huế cách biển Thuận An 12 km, GIAO THÔNG  Đường Bộ : đi theo quốc lộ 1A và quốc lộ 49, tỉnh lộ 49B, tỉnh lộ 14  Đường Không : sân bay Phú Bài 8 km  Đường Sắt : Ga Phú Cam Trang số 2
  3. Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực  Đường Thủy : cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km. Thành phố Huế có 27 đơn vị hành chính, gồm 24 phường và 3 xã: Phường An Cựu Phường ThuậnThành   Phường An Đông Phường Trường An   Phường An Hoà Phường Vĩnh Ninh   Phường An Tây Phường Vỹ Dạ   Phường Hương Sơ Phường Xuân Phú   Phường Kim Long X ã Hương Long   Phường Phú Bình X ã Thủy Biều   Phường Phú Cát X ã Thủy Xuân   Phường Phú Hậu  Phường Phú Hiệp  Phường Phú H òa  Phường Phú Hội  Phường Phú Nhuận  Phường Phú Thuận  Phường Phước Vĩnh  Phường PhườngĐúc  Phường Tây Lộc  Phường Thuận Hòa  Phường Thuận Lộc  Trang số 3
  4. Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn - mặc - ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống...Ngoài ra tỉnh thừa thiên Huế có 2 di sản văn hóa thế giới : Cố Đô Huế, Nhã Nhạc Cung Đình Huế. Kiến trúc Kiến trúc ở Huế phong phú và đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại...Những công trình kiến trúc công phu,đồ sộ nhất chính là Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế. Đó là những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Hu xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam. Nghệ thuật tuồng ở Huế Phát triển sớm từ thế kỷ 17 dưới thời các chúa Nguyễn. Đến triều Nguyễn, tuồng được xem là quốc kịch và triều đình Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tuồng phát triển. Trong Đại Nội Huế có nhà hát Duyệt Thị Đường, Tĩnh Quang Viện, Thông Minh Đường. Tại Khiêm Lăng, có Trang số 4
  5. Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực Minh Khiêm Đường. thời Minh Mạng đã thành lập Thanh Bình Thự làm nơi dạy diễn viên tuồng. Thời Minh Tự Đức đã thành lập Ban Hiệu Thư chuyên nhuận sắc, chỉnh lý, hiệu đính và sáng tác tuồng. Ca Huế Ca Huế là một hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống "hơi" diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng. Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán. Bài bản Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố "chuyên nghiệp" bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn. Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền. Kỹ thuật đàn và hát Ca Huế đặc biệt tinh tế nhưng Ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phương, phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của người Huế nên gần gũi với Hò Huế, Lý Huế; là chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian. Lễ nhạc cung đình Huế Bắt nguồn từ 8 loại lễ nhạc cung đình thời Lê là giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, cửu nhật nguyệt giao trùng nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, đại yến cửu tấu nhạc, cung trung nhạc, đến triều Trang số 5
  6. Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực Nguyễn lễ nhạc cung đình Việt Nam đã phát triển thành hai loại hình Đại nhạc và Nhã nhạc (tiểu nhạc) với một hệ thống các bài bản lớn. Vũ khúc cung đình Huế Với trên 15 vở múa lớn, từ múa tế lễ, múa chúc tụng, múa tiếp sứ, múa yến tiệc, múa trình diễn tích tuồng. Nhiều vở múa có tính hoành tráng, quy mô diễn viên đông, phô diễn được vẻ đẹp rộn ràng, lấp lánh và kỹ thuật, kỹ xảo của múa hát cung đình Việt Nam thể hiện được sự phát triển nâng cao múa hát cổ truyền của người Việt. Mỹ thuật, mỹ nghệ Huế Với những kiểu thức trang trí bắt nguồn từ những mẫu mực của Trung Hoa, các nghệ nhân Việt Nam đã tạo nên một bản sắc nghệ thuật trang trí với những nét độc đáo mang cá tính Huế. Nghệ thuật trang trí mỹ thuật Huế còn tiếp thu những tinh hoa của nghệ thuật Chăm, đặc biệt là tiếp thu nghệ thuật trang trí Tây Phương. Trang trí cung đình Huế còn tiếp nhận và nâng cao nghệ thuật dân gian Việt Nam. Nhiều lọai hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam như chạm khắc gỗ, cẩn xà cừ, cẩn tam khí ngũ khí, sơn son thếp vàng, chạm khắc xương và ngọc ngà, khảm sành sứ, làm vàng bạc, dệt, thêu,đan...đã được các tượng cục triều Nguyễn nâng lên thành những nghệ thụât tinh xảo, sang trọng. Về hội họa nhiều họa sĩ nổi tiếng về tranh thủy mặc sơn thủy, trúc lan, tranh gương, các ấn phẩm nhất thi nhất họa đặc sắc. Đặc biệt, từ Huế xuất hiện người họa sĩ vẽ tranh sơn dầu đầu tiên ở Việt Nam là họa sĩ Lê Văn Trang số 6
  7. Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực Miên (1870-1912)...Về điêu khắc, cố đô Huế đã đánh dấu một thời kỳ phát triển mới, thể hiện bằng các tác phẩm điêu khắc trên đá, trên đồng, trên gỗ. Trong điêu khắc gỗ, phần khắc chạm gỗ trang trí với những bức chạm nổi, chạm lộng trên các chi tiết công trình kiến trúc đạt đến sự tinh xảo và có tính thẩm mỹ cao. Về mỹ thuật ứng dụng, ngoài việc nâng cao các loại hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam, Huế còn một thời sản xuất đồ mỹ nghệ pháp lam cao cấp. Lễ hội Huế L à vùng có truy ền thống văn hóa phong phú v à đ ặc s ắc. Huế có rất nhiều lễ hội dân gian. Đặc điểm của các lễ h ội ở Huế l à đư ợc tổ chức rất công phu, b ài b ản, khiến n hi ều du khách thích thú với các sản phẩm du lịch văn hóa n ày. Có hai loại lễ hội: lễ hội cung đình và lễ hội dân gian. Lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về "lễ" hơn "hội". Lễ hội dân gian gồm nhiều loại rất phong phú, tiêu biểu như: lễ hội Huệ Nam ở điện Hòn Chén hay còn gọi là lễ rước sắc nữ thần Thiên y A na theo tín ngưỡng của người Chăm pa, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống, lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng. Trong những dịp tế lễ, nhiều sinh hoạt văn hóa bổ ích như đua thuyền, kéo co, đấu vật... còn được tổ chức và thu hút đông người xem. Trang số 7
  8. Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực  Hội đua ghe truyền thống Hội đua ghe truyền thống tỉnh TTHuế là một lễ hội mới được tổ chức sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam nam 1975. Hội được tổ chức trong một ngày nhằm ngày lễ Quốc khánh 2-9(dương lịch) Ðịa điểm đua là bờ Nam sông Hương trước trường Quốc học. Hội nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho thanh niên nam nữ có cơ hội thi tài trên sông nước, qua đó rèn luyện tăng cường bảo vệ sức khoẻ và tạo không khí vui tươi lành mạnh cho nhân dân. Ðây cũng là dịp để biểu lộ lòng vui mừng của nhân dân nhân ngày Quốc khánh. Quy mô hội có tính chất rộng rãi liên phường xã và các huyện trong tỉnh. Hội tổ chức theo định kỳ, mỗi năm một lần theo phong tục.  Hội vật Làng Sình Vật võ cũng là một hình thức để tưởng nhớ ngài khai canh làng đã truyền dạy dân làng nghề vật. Nên đến ngày giỗ Ngài, dân làng tổ chức vật võ. Lễ chính tế Ngài khai canh được cử hành vào sáng mồng mười tháng giêng âm lịch lúc 2h sáng. Lễ tất mới vật võ, lúc 7h sáng. Thể thức thi đấu hễ "tấm lưng trắng bụng" là thua nhưng có cuộc tranh tài quá quyết liệt, có khi đô vật bị tử vong. Trọng tài của hội vật do một người có uy tín trong làng đảm nhiệm. Lễ vật không hạn chế số đô vật ở các làng xã khác tham dự. Thứ tự cuộc đấu chiến bắt đầu là các thiếu niên, sau đó là cuộc thi vật của thanh niên và trung niên. Sự tổ chức cũng theo thời gian mà thay đổi. Người thắng cuộc vật thời trước là tay thượng võ đài chiến thắng mọi đối thủ đến phút cuối, khi Trang số 8
  9. Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực không còn ai dám lên đấu vật nữa mới được gọi là vô địch. Ngày nay các đô vật được chia thành từng cặp đấu chiến, để qua các vòng sơ kết, bán kết và chung kết. Người thắng vòng chung kết là vô địch. Như vậy đô vật khỏi bị mất sức vì phải đấu liên tiếp với nhiều người.  Lễ hội Ðiện Hòn Chén Tại Huế, Thánh Mẫu được thờ tại điện Hòn Chén, làng Hải Cát, huyện Hương Trà. Nghi lễ tại Ðiện Hòn Chén rất long trọng. Dân làng tổ chức tế tại đình, trước ngày chánh tế có lễ nghinh thần để rước tất cả các vị thần trong làng về đình. Ðám rước Thiên Y A Na Thánh Mẫu từ Huệ Nam đến đình làng Hải Cát tổ chức trọng thể hơn cả. Lễ hội giống như một festival về văn hóa dân gian trên sông Hương, tấp nập những chiếc “bằng” (thuyền kết đôi) với cờ phướn, hương án đủ màu sắc, hành hương về điện Hòn Chén, nơi thờ Thánh Mẫu. Tại khu vực điện sẽ diễn ra Thánh Mẫu tuần du làng Hải Cát, lễ tế làng Hải Cát, lễ cung nghinh Thánh Mẫu hồi loan về điện, lễ phóng sanh, phóng đăng... Ðám rước cử hành trên những chiếc “bằng”. Trên mỗi bằng có bàn thờ Thánh Mẫu cùng với long kiệu. Trên long kiệu có hòm sắc của vua ban Thánh Mẫu, liền kế đó là một bằng khác có bàn thờ, kiệu và hòm sắc của nhị vị thượng Ngàn và Thuỷ Cung Thánh Mẫu. Sau đó là những chiếc bằng chở các tự khí, tàn tán cờ quạt. Trải qua những thăng trầm lịch sử, những năm gần đây lễ hội này đã được phục hồi theo các tập tục truyền thống mang đậm màu sắc văn hóa dân gian địa phương. Lễ hội điện Hòn Chén còn được gọi là Lễ Vía Mẹ, Trang số 9
  10. Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực không chỉ là của những tín đồ Thiên Tiên Thanh Giáo, mà còn là của những người theo đạo thờ Mẹ, đạo hiếu, đạo làm người. Theo ý nghĩa đó, việc phục hồi lễ hội điện Hòn Chén là phục hồi một giá trị văn hóa truyền thống của một vùng đất.  Hội chợ xuân Gia Lạc Trong ba ngày Tết cũng như nhiều vùng khác, tất cả các chợ ở Huế đều nghỉ mua bán để mọi người tổ chức lễ hội, cúng ông bà, thăm hỏi nhau. Tuy nhiên, chỉ có một chợ Tết độc nhất đã mở trong những ngày đầu xuân- Ðó là chợ Gia Lạc- đông vui chỉ trong 3 ngày Tết. Có thể hiểu Gia Lạc theo 2 cách:” nhà nhà vui tươi”; hoặc “thêm vui” (ngụ ý ngày xuân đã vui rồi, chợ lập ra để tăng thêm nguồn vui- cách lý giải này được nhiều người chấp nhận) Chợ lập được từ thời Minh Mạng (1820-1840) do Ðịnh Viễn Công Nguyễn Phước Binh, con thứ tư của Gia Long. Lúc đầu chợ chỉ họp nhóm trong giới hạn thân nhân nơi phủ đệ của ông nhằm trao đổi hàng hóa, vui chơi. Sau thấy vui, nhân dân quanh vùng đến mua bán, rồi bày các trò chơi dân gian. Do vậy, chợ Gia Lạc trở thành một hình thức hội chợ xuân, loại chợ phiên trong ngày Tết. Ðịa điểm chợ ở tại ngã 3, giáp ranh làng Nam Phổ, trên 2 nẻo đường, 1 về Dương Nổ, 1 về Ngọc Anh- cách trung tâm thành Huế, đi theo hướng về Vĩ Dạ khoảng 3km. Chợ cách bờ sông Hương khỏang 300m. Bên kia sông là chợ Dinh hiện nay. Hàng mua bán ở chợ Gia Lạc rất phong phú, thay đổi theo năm: từ Trang số 10
  11. Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực những đồ gia dụng đến đồ chơi trẻ em, thay đổi theo năm: từ những đồ gia dụng đến đồ chơi trẻ em, thức ăn uống. Ðó là hình thức “chợ trời” ngày nay. Chợ còn là điểm tập trung vui chơi trong 3 ngày Tết: các cuộc chơi bài chòi, bài ghế, hò giã gạo, bài thái đều được tổ chức. Người đi chợ ăn mặc thật chải chuốc, chỉnh tề. Các bà, các chị với y phục cổ truyền, áo mớ năm, mớ ba...ngoài việc mua bán, còn có ăn uống, vui chơi. Cả người bán lẫn người mua ăn nói, ứng xử lịch sự, vui vẻ, không có cảnh ồn ào cãi cọ thiếu văn hóa. Cuộc vui chơi diễn ra trong 3 ngày Tết. Qua ngày mồng Bốn, tất cả chợ trời trở lại sinh hoạt bình thường. Ðây là nơi biểu hiện nền văn hóa Huế tương đối tập trung và rõ nét, từ phong cách ăn mặc đến ngôn ngữ.  Lễ hội Cầu Ngư ở Thai Dương Hạ Hội của nhân dân làng Thai Dương hạ, huyện Phú Quang, tổ chức vào ngày 12 tháng giêng âm lịch hằng năm, để tưởng nhớ vị Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công (Trương Thiều), người gốc Thanh Hóa, có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành. Thường cứ 3 năm một lần làng lại tổ chức đại lễ rất linh đình, có tổ chức các trò mô tả những sinh hoạt nghề đánh cá, trong đó trò "bủa lưới" mang ý nghĩa trình nghề, khắc họa đậm nét lễ nghi dân gian của cư dân ven biển. Lễ hội Cầu Ngư Thai Dương Hạ là một lễ hội lớn ở Thừa Thiên Huế và ở Việt Nam. Ẩm thực Huế Trang số 11
  12. Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực Huế còn lưu giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế, có cả những món ăn ngự thiện của các vua triều Nguyễn. Bản thực đơn ngự thiện có trên vài chục món thuộc loại cao lương mỹ vị, được chuẩn bị và tổ chức rất công phu, tỷ mỷ, cầu kỳ. Các món ăn dân giã rất phổ biến trong quần chúng với bản thực đơn phong phú hàng trăm món được chế biến khéo léo, hương vị quyến rũ, màu sắc hấp dẫn, coi trọng phần chất hơn lượng; nghệ thuật bày biện các món ăn đẹp mắt, nghệ thuật thưởng thức tinh tế. KHÁCH SẠN TẠI HUẾ  IMPERIAL HOTEL ( 5* ) : 8 Hùng Vương  CENTURY RIVERSIDE HOTEL ( 4* ) : 49 Lê Lợi  HƯƠNG GIANG HOTEL ( 4* ) : 51 Lê Lợi  LĂNG CÔ BEACH RESORT ( 4* ) : Lăng Cô – Phú Vang  SÀI GÒN MORIN HOTEL ( 4* ) : 30 Lê Lơi  FESTIVAL HUẾ HOTEL ( 3* ) : 15 Lý Thường Kiệt  DUY TÂN HOTEL ( 3* ) : 12 Hùng Vương  ĐÔNG DƯƠNG HOTEL ( 3* ) : 2 Hùng Vương  NGỰ BÌNH HOTEL ( 2* ) : 60 Trần Phú  THÀNH LỢI HOTEL ( 2* ) : 57 Đặng Dung  SÔNG HƯƠNG HOTEL ( 2* ) : 82 Nguyễn Sinh Cung  GREEN HOTEL ( 2* ) : 2 Lê Lợi Trang số 12
  13. Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực  CỐ ĐÔ HOTEL ( 2* ) : 32 Trường Chinh  HOA HỒNG HOTEL ( 2* ) : 1 Phạm Ngũ Lão  THANH LỊCH HOTEL ( 2* ) : 33 Hai Bà Trưng  BAMBOO GREEN HOTEL ( 2* ) : 61 Hùng Vương  TRƯỜNG GIANG HOTEL ( 2* ) : 61 Đội Cung  KÝ LÂN HOTEL : 86 Lê Lợi  THANH TÂN HOTEL : 12 Nguyễn Văn Cừ  ĐÔNG SƠN HOTEL : 60 Nguyễn Tri Phương  ĐÔNG SƠN HOTEL : 50 Nguyễn Khuyến NHÀ HÀNG  AN PHÚ : 35 Nguyễn Thái Học, Thừa Thiên Huế  Sông Hương : Công Viên 3 tháng 2  Ba Chanh : 9 Trường Chinh  Châu Loan : Bến Nghé  Cố Đô : 78 Trần Quang Khải  Hoàng Anh : 27 Phạm Văn Đồng  Thiên Đàng : 17 Lê Lợi  Club Garden 12 Võ Thị Sáu Trang số 13
  14. Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực  Paradise Garden: 11 Lê Lợi  Hương Sen : 48 Nguyễn Trãi ĐẶC SẢN Quà Huế nổi tiếng nhất là nem, chả, tôm chua, mè xững, hạt sen, bánh phu thê, bánh ít đen, các loại bánh hột sen, đậu xanh, bánh trái cây, cơm hến, bún bò giò heo, bánh bèo giò heo, bánh khoái, cơm vua, chè cung đình Huế, ...Hay bạn cũng có thể mua một số món hàng lưu niệm như: tranh thêu tay, hàng thủ công mỹ nghệ... làm quà tặng người thân, bạn bè. Thừa Thiên Huế, một trong 3 vùng du lịch lớn của Việt Nam. Ðến với Huế là đến một vùng danh lam thắng cảnh kỳ thú hữu tình, đầy sức quyến rũ. Các di tích văn hóa, các công trình kiến trúc độc đáo, quần thể di tích triều Nguyễn bao gồm các cung điện, đền đài, miếu mạo, thành quách, lăng tẩm, các kiến trúc chùa chiền, nhà thờ...vẫn giữ nguyên nét uy nghi, cổ kính, trang nghiêm. các lễ hội dân gian truyền thống, lễ hội tôn giáo tín ngưỡng; các thể loại mỹ thuật, nghệ thuật cổ truyền dân gian và cung đình được lưu truyền. Khung cảnh nhà vườn - Huế, một mô hình sinh thái lý tưởng, hài hòa... Các món ăn Huế, từ bình dân đến cung đình (ngự thiện), từ ăn chay đến ăn mặn đều thể hiện sự kết hợp hài hòa cái ngon với cái đẹp, tạo ra một phong cách ăn riêng, cái gout đặc biệt của Huế. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống với nhiều thể loại, nhiều chất liệu khác Trang số 14
  15. Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực nhau là những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo... Thừa Thiên Huế cũng là một địa danh giàu truyền thống cách mạng, đặc biệt là hệ thống di tích gắn với cuộc đời niên thiếu của Chủ Tịch Hồ Chí Minh , của những con người mà tên tuổi gắn liền với dòng chảy của lịch sử đấu tranh yêu nước và cách mạng như Duy Tân, Phan Bội Châu, Phan Ðăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Chí Thanh..., của những địa danh nổi tiếng một thời như Dương Hòa, Hòa Mỹ, Khe Trái, Kim Phụng... Thiên nhiên, truyền thống cùng với bàn tay khéo léo và khối óc thông minh sáng tạo của cư dân vùng Huế đã làm nên một Huế đẹp Huế thơ, phong cách đặc trưng và bản sắc Huế. Và Huế trở thành một địa chỉ luôn luôn thu hút sự quan tâm trên bản đồ du lịch thế giới. Sân bay Phú Bài đã tiến hành nâng cấp mở rộng trong hướng tiến đến xây dựng một Cảng Hàng Không Quốc Tế ; khu du lịch tam giác Bạch mã - Lăng Cô - Cảnh Dương đang cải tạo và xây dựng, khu du lịch vui chơi giải trí Thiên An - Thủy Tiên đã động thổ; Cảng Chân Mây đã được khởi công, hình thành một trung tâm công nghiệp - du lịch - dịch vụ -thương mại; đường hầm ô tô xuyên đèo Hải Vân và xa hơn là đường liên Á... mở ra thế mới là thời cơ chắp cánh cho ngành du lịch. Với những lợi thế và tiềm năng to lớn; Thừa Thiên Huế một trong ba trung tâm du lịch quan trọng của đất nước đầy triển vọng, đang chuyển mình khởi sắc. Trang số 15
  16. Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực QUẢNG TRỊ Quảng Trị là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm hành chính của tỉnh là thị xã Đông Hà nằm cách 598 km về phía nam thủ đô Hà Nội và 1.112 km về phía bắc thành phố Hồ Chí Minh . Nơi đây có sông Bến Hải - cầu Hiền Lương, giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam trong suốt 20 năm (1954 - 1975). Điều kiện tự nhiên Địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển chạy theo hướng tây bắc - đông nam. Quảng Trị có nhiều sông ngòi, sông ở các huyện miền núi có khả năng xây dựng thủy điện vừa và nhỏ. Khí hậu khắc nghiệt, có gió Tây Nam (còn gọi là gió phơn hay gió Lào) rất khô nóng. Nhìn đại thể, địa hình núi, đồi và đồng bằng Quảng Trị chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam và trùng với phương của đường bờ biển. Sự trùng hợp này được thấy rõ trên dường phân thủy giữa Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây. Ở Quảng Bình, các đỉnh cao nhất đều nằm ở giữa đường biên giới Việt Lào nhưng ở Quảng Trị, các đỉnh cao lại nằm sâu trong lãnh thổ nớc ta. Các sông lớn như Sêbănghiên, Sêpôn... đều bắt nguồn từ Việt Nam chảy qua Lào. Tuy nhiên nếu xem xét địa hình ở quy mô nhỏ hơn, từng dãy núi, từng dải đồi thì địa hình lại Trang số 16
  17. Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực có hướng song song với các thung lùng sông lớn như Cam Lộ, Thạch hãn, Bến Hải... Tính phân bậc của địa hình từ tây sang đông thể hiện khá rõ ràng. mếu ở phía tây của đường phân thủy địa hình nghiêng khá thoải, bị phân cắt yếu thì ở phía đông đường phân thủy chuyển nhanh từ núi trung bình xuống đồng bằng. Các bạc địa hình bị phân cắt khá mạnh bởi mạng lưới sông suối dỳ đặc với trắc diện dọc và ngang đều dốc. Đồng bằng hẹp, phía tây thì lộ đá gốc, phía đông thì địa hình cát. Dải địa hình đồng bằng cấu tạo bới phù sa ở giữa lại thấp và dễ dàng bị Quảng Trị là một tỉnh nằm ở dải đất miền Trung Việt Nam, nơi chuyển tiếp giữa hai miền địa lý Bắc - Nam. Tọa độ địa lý trên đất liền Quảng Trị ở vào vị trí: Cực bắc là 17010' vĩ độ bắc, thuộc địa phận thôn Mạch Nước, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh. Cực nam là 16018' vĩ độ bắc thuộc bản A Ngo, xã A Ngo, huyện Đakrông.ngập úng vào mùa mưa lũ. Cực đông là 1070 23'58 kinh độ đông thuộc thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, Hải Lăng. Cực tây là 106028'55 kinh độ đông, thuộc địa phận đồn biên phòng Cù Bai, xã Hướng Lập, Hướng Hóa. Với tọa độ địa lý này, Quảng Trị được tạo nên bởi một không gian lãnh thổ mang sắc thái khí hậu nhiệt đới ẩm, điển hình của vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu và chịu ảnh hưởng rất lớn của biển đông. Cách thủ đô Hà Nội 582 km về phía Bắc, thành phố Hồ Chí Minh 1.121 km về phía Nam.. Phía bắc Quảng Trị giáp huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), phía nam giáp hai huyện A Lươí, Phong điền (Thừa Thiên - Huế), phía tây giáp tỉnh Savanakhet (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào), với chiều dài biên giới chung với Lào là 206 km, được phân chia Trang số 17
  18. Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực bởi dãy Trường Sơn hùng vĩ. Phía đông giáp biển đông với chiều dài bờ biển 75 km và được án ngữ bởi đảo Cồn Cỏ, có tọa độ địa lý 1709'36 vĩ bắc và 107020' kinh đông, đảo Cồn Cỏ cách bờ biển (Mũi Lay) 25 km, diện tích khoảng 4 km2. Chiều ngang trung bình của tỉnh 63,9 km, (chiều ngang rộng nhất 75,4 km, chiều ngang hẹp nhất 52,5 km).. Tuy với một diện tích không rộng, người không đông nhưng do nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nên Quảng Trị đã và đang giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ và khai thác biển Đông, giao lưu giữa hai miền Bắc - Nam của đất nước cũng như lưu thông thuận lợi với các nước phía tây bán đảo Đông dương, các nước khác trong khu vực Đông Nam Á và thế giới qua Lao Bảo - hành lang quốc lộ số 9 ra cảng Cửa Việt. Tiềm năng phát triển du lịch Trong những năm Chiến tranh Việt Nam, Quảng Trị là một trong những nơi bị thả bom nhiều nhất. Ngày nay Quảng Trị là nơi có nhiều địa danh, di tích lịch sử. Qua cầu treo Đakrông là đến đường mòn Hồ Chí Minh.  Thành cổ Quảng Trị là một nơi gắn liền với chiến dịch mùa  hè 1972. Tại tỉnh này còn có một số địa danh khác như nghĩa trang liệt  sĩ Trường Sơn, địa đạo Vịnh Mốc, chiến trường Khe Sanh, căn cứ Cồn Tiên - Dốc Miếu, hàng rào điện tử McNamara... Trang số 18
  19. Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực Quảng Trị còn có bãi tắm Cửa Tùng được các sĩ quan Hải  quân Pháp mệnh danh là "hoàng hậu của các bãi tắm" Đông Dương. Mỹ Thuỷ bãi biển thơ mộng sánh ngang với các bãi biển dẹp nhất +Dân Số:608,500 người +Tỉnh lỵ: Thị xã Đông Hà  +Các huyện:  Thị xã Đông Hà  Thị xã Quảng Trị  Huyện Cam Lộ  Huyện ĐảoCồn Cỏ  Huyện Đa Krông  Huyện Gio Linh  Huyện Hải Lăng  Huyện Hướng Hóa  Huyện Triệu Phong  Huyện Vĩnh Linh +Dân Tộc:Việt(Kinh), Bru-Vân kiều,Tà ôi,Hoa +Khu Vực: Quảng Trị là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Trang số 19
  20. Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực đông giáp biển Đông. Trung tâm hành chính của tỉnh là thị xã Đông Hà nằm cách 598 km về phía nam thủ đô Hà Nội và 1.112 km về phía bắc thành phố Hồ Chí Minh . Nơi đây có sông Bến Hải - cầu Hiền Lương, giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam trong suốt 20 năm. Tỉnh lỵ của Quảng Trị là thị xã Đông Hà. Thế mạnh du lịch của Quảng Trị là lễ hội – văn hóa. +Khí Hậu Quảng Trị nằm ở phía nam của Bắc Trung Bộ, trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa hai 2 miền khí hậu. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh và phía nam nóng ẩm quanh năm. ở vùng này khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió tây nam khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn. Do nằm trọn vẹn trong nội chí tuyến bắc bán cầu, hàng năm có hai lần mặt trời đi qua đỉnh (tháng 5 và tháng 8), nền bức xạ cao (Cực đại vào tháng 5, cực tiểu vào tháng 12). Tổng lượng cán cân bức xạ cả năm ở Quảng Trị dao động trong khoảng 70-80 Kcalo/cm2 năm), những tháng mùa hè gấp 2-3 lần những tháng mùa đông. Tổng số giờ nắng trung bình năm ở Quảng Trị dao động từ 1700-1800 giờ. Số giờ nắng nhất vào tháng 7 (240-250 giờ). Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 20-250C, tháng 7 cao nhất còn tháng 1 thấp nhất. Nhiệt độ tối cao trong năm vào các tháng nóng, ở vùng đồng bằng trên 400C và ở vùng núi thấp 34-350C. Nhiệt độ thấp nhất trong năm có thể xuống tới 8-100C ở vùng đồng bằng và 3-50C ở vùng núi cao. Lượng mưa : Mùa Trang số 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2