intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRƯỜNG CĐ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒNBÁO CÁO THỰC TẬP TOUR XUYÊN_7

Chia sẻ: Meomeo Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

259
lượt xem
99
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bãi biển Cà Ná Nằm sát quốc lộ 1A,cách Trung tâm Tp Phan Rang 32km về phía Nam. Là một bãi biển đẹp nằm thoai thoải bên vách núi. Biển ở đây mang một nét hoang sơ với cát trắng, nước biển trong xanh, có nhiều bãi san hô.Bên cạnh bãi biển có cô số tảng đá cao xếp chồng lên nhau. Sự xắp xếp của đá và cảnh vật ở đây đã làm cho bãi biển trở thành một thủy cung trên cạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRƯỜNG CĐ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒNBÁO CÁO THỰC TẬP TOUR XUYÊN_7

  1. TRƯỜNG CĐ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN BÁO CÁO THỰC TẬP TOUR XUYÊN VIỆT NĂM HỌC : 2007 – 2011
  2. CÁC ĐIỂM DU LỊCH Bãi biển Cà Ná Nằm sát quốc lộ 1A,cách Trung tâm Tp Phan Rang 32km về phía Nam. Là một bãi biển đẹp nằm thoai thoải bên vách núi. Biển ở đây mang một nét hoang sơ với cát trắng, nước biển trong xanh, có nhiều bãi san hô. Bên cạnh bãi biển có cô số tảng đá cao xếp chồng lên nhau. Sự xắp xếp của đá và cảnh vật ở đây đã làm cho bãi biển trở thành một thủy cung trên cạn.Nơi có tiềm năng phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển, du lịch sinh thái . Khuyết điểm: Nằm cách biệt với Trung tâm Tp,điều kiện con khó khăn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, cơ sở vật chất còn kém và chưa có sự đồng bộ. Hướng Gỉai quyết: Cần có những giải pháp đồng bộ như vấn đề quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển du lịch biển; đầu tư phát triển các loại hình du lịch biển; vấn đề môi trường biển; củng cố và mở rộng thị trường khách du lịch tàu biển; xây dựng một chương trình đào tạo mới, đào tạo lại nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch biển; vấn đề cạnh tranh trong
  3. phát triển du lịch; sự tham gia của cộng đồng và hoạt động phát triển du lịch; vấn đề quản lý tổng hợp sự phát triển của các ngành kinh tế biển… Về nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ phục vụ du khách nghỉ dưỡng biển, yếu tố quan trọng nhất trong việc thu hút khách du lịch biển là tạo sự khác biệt. Vấn đề ở đây là phải tạo hình ảnh biển VN có gì khác biệt so với biển nước khác. Nếu chỉ đơn thuần nhấn mạnh về tiện nghi của một khu resort nghỉ dưỡng 5 sao thì người ta có thể tìm thấy ở Hawaii, Bali hay Phuket… Do đó bên cạnh dịch vụ cao cấp, cần đem đến cho du khách thú thưởng ngoạn những nét văn hóa truyền thống, các chương trình tham quan tìm hiểu cuộc sống thường ngày của người dân địa phương, các nét độc đáo về ẩm thực, di tích lịch sử, những lời ca, điệu múa… tại nơi đang nghỉ dưỡng. Cà Ná, một cái tên ấn tượng trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới, nơi có núi, có rừng, có biển, và cả một nền văn hóa Chăm độc đáo. Vẻ đẹp thiên nhiên kết hợp với nét đẹp văn hoá đã tạo nên một thiên đường du lịch, thu hút nhiều du khách. Bãi biển Đại Lãnh nằm giữa 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Từ TP Tuy Hòa đi vào vượt qua Đèo Cả, là con đèo lớn , là ranh giới giữa Phú Yên và Khánh Hòa. Du khách sẽ thấy hiện ra ngay dưới chân mình một bãi biển khá rộng dài với nước biển xanh biếc ánh mặt trời. Bãi tắm Đại
  4. Lãnh có nước biển trong xanh, từ Đại Lãnh du khách có thể đi thuyền máythăm những làng chài ở khải lương, Đầm môn hay cảng vung rô là những địa danh nổi tiếng thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm quan. Khu lưu niệm Phạm Văn Đồng , ông sinh ngày 01/3/1906 thuộc xã Đức Tân huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi. Từ năm 1925 -1926 tham gia phong trào học sinh bãi khóa, lớp huấn luyện cách mạng do Nguyễn Ái Quốc tổ chức tại Quảng Châuvà được kết nạp vào hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên. Đến 1927 về nước hoạt động cách mạng ở Sài Gòn. Tháng 3/1929 được bầu làm bí thư Kỳ Bộ Nam Kỳ và tham gia Ban Lãnh Đạo Đảng Ủy của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên. Năm 1936 bị kết án 10 năm tù và đầy ra côn đảo. Đầu 1937 ra Hà Nội hoạt động công khai. Năm 1941 về nước xây dựng điện căn cứ cách mạng ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn. Tháng 8/1945 dự đại hội quốc dân Tân Trào, được bầu vào Ủy Ban Dân Tộc Giải Phóng.
  5. Tháng 9/1945 làm Bộ Trưởng Bộ Tài Chính, chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Tháng 1/1946 được bầu làm đại biểu quốc hội khóa II. Tháng 3/1946làm phó ủy ban thường trực quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Tháng 4/1946 làm trưởng phái đoàn thân thiện của quốc hội đi thăm Cộng Hòa Pháp.
  6. Thánh 1/1947 được bổ xung làm ủy viêndự khuyết Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng. Tháng 8/1949 được làm phó Thủ Tướng nước VNDCCH. Tháng 5/1954 làm trưởng đoàn đại biểu chính phủ VNDCCH dự hội nghị Giơnevơ về Đông Dương. Tháng 9/1954 làm phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao. Trưởng ban đối ngoại TW Đảng. Từ tháng 12/1986 – 12/1997 là cố vấn Ban Chấp Hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam. Và ông mất vào ngày 29/4/2000 tại thủ đô Hà Nội.
  7. Bệnh xá Đặng Thùy Trâm Công trình được xây dựng tại xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi do KTS Nguyễn Ngọc Dũng và các cộng sự thực hiện trong năm 2006. Khu đất xây dựng có diện tích 2.600 m2, với diện tích sử dụng chia cho từng tầng gồm có (tầng 1: 505 m2; tầng lửng: 144 m2; và tầng 2: 397 m2). Sân vườn và hồ nước cũng chiếm một diện tích khá lớn, khoảng hơn 1.500 m2 và 300 m2 đất dành cho giao thông. Khu bệnh xá có lối đi riêng, mái che với nhiều chỗ nghỉ ngơi, thư giãn, các tầng với các khu khám bệnh, xét nghiệm... được bố trí hợp lý.
  8. Khu truyền thống có lối đi riêng. Toàn bộ mặt tiền được che kính trong suốt, bố trí tượng, hình ảnh, kỷ vật… để tái tạo không gian khu bệnh xá xưa. Những bức tượng điêu khắc trong khuôn viên là các điểm nhấn thú vị của công trình. Khu thư giãn được bao bọc bởi cây xanh, hồ sen, tạo nét đặc trưng cho công trình. Kết cấu chịu lực chính của công trình là bê tông cốt thép, phù hợp với miền trung quanh năm chịu nhiều thiên tai. Khu phố cổ Hội An Vị trí: Thuộc Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam. là một thành phố nhỏ nằm ở miền Trung Việt Nam, thuộc tỉnh Quảng Nam. Thành phố Hội An nằm bên bờ sông Thu Bồn Ðặc điểm: Với những giá trị nổi trội mạng tính toàn cầu.Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO đã công nhận Đô thị cổ Hội An là Di sản văn hoá thế giới tại kì họp thứ 23 năm 1999. Nơi đây xưa kia đã có một thời nổi tiếng với tên gọi Faifoo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc v.v.. đã biết đến từ thế kỷ 16, 17. Từ thời đó, thương cảng Hội An đã thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á, một trong những trạm đỗ chính của thương thuyền vùng Viễn Ðông.
  9. Giờ đây thương cảng không còn nữa nhưng kiến trúc của thành phố nơi vẫn giữ được, những dãy phố cổ gần như nguyên vẹn, đó là loại nhà hình ống xuyên suốt từ phố nọ sang phố kia. Trong đó có một dãy phố nằm sát ngay bờ sông Hoài. Nhà ở đây toàn bằng gỗ quý, trong nhà treo hoành phi, câu đối, cột nhà trạm trổ hoa văn rất cầu kỳ... Hội An là một bảo tàng sống, khu phố cổ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới. Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của cư dân với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá đang được bảo tồn và phát huy cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các làng nghề truyền thống, các món ăn đặc sản … làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách. HOA ÐĂNG PHỐ CỔ Thương cảng Hội An với tên gọi xưa kia là cảng Ðại Chiêm được hình thành khi những thương gia nước ngoài, nhất là người Nhật Bản và người Trung Quốc từng bước thiết lập cơ ngơi để sinh sống cũng như buôn bán lâu dài.
  10. Khung cảnh và ánh sáng kỳ ảo trong khu phố cổ quyện với giọng ca Bài Chòi, Hò Khoan, Giã Gạo...vẳng lên từ con thuyền đậu dưới bến sông, dưới mái hiên, nơi đầu phố ... Thị xã nhỏ bé nằm trên đất Quảng Nam này từng là nơi chứng kiến hai cuộc giao thoa văn hoá lớn trong lịch sử dân tộc Việt: Lần thứ nhất cách đây hơn 5 thế kỷ, khi nước đại Việt tiến về phương Nam mở mang bờ cõi, và lần thứ hai cách đây hai thế kỷ, khi người phương tây theo các chiến thuyền và thương thuyền đặt chân lên mảnh đất này với ý đồ truyền bá và thôn tính. Cả hai sự kiện lớn đó đều kéo theo tương tác văn hoá lớn lao và nền văn hóa Việt đã vượt qua thử thách đồng hoá để tự cải biến và tồn tại cùng thời cuộc. Giờ đây, du khách tới Hội An, ngoài việc khám phá sự bình dị chân thật trong tâm hồn người dân phố Hội, sẽ mất nhiều thời gian chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính và tĩnh lặng của các mái ngói phủ rêu xanh mướt và nét chạm trổ tinh vi trong những căn nhà gỗ đã tồn tại từ hơn ba trăm vòng quay xuân hạ thu đông. Bước chân vào khu phố cổ, du khách sẽ ngỡ ngàng trước một thế giới biệt lập, tách khỏi mọi dòng chẩy và sức phá huỷ của thời gian. Không có tiếng động cơ gầm rú cũng chẳng có những thương hiệu rực rỡ đèn mầu. Tất cả đã lùi xa sau lưng, cả không gian và thời gian đều lắng đọng trong những nếp nhà gỗ cổ xưa. Cầu chùa, dẫy nhà cổ hai tằng quay lưng phía bến sông Hoài, Hội quán
  11. Quảng Ðông, Phúc Kiến... đang lặng lẽ tồn tại để con người hoài niệm về một thời quá khứ. Ðặc biệt, khu phỗ cổ mạng một vẻ lãng mạng, sâu lắng và bình yên dưới ánh đèn lồng huyền ảo mỗi đêm 14 âm lịch hàng tháng. Xưa kia, nếu như người Việt quen dùng đĩa đèn dầu lạc, thì người Nhật Bản và Trung Hoa đã đưa tới Hội An thói quen sử dụng đèn lồng. Sáng kiến khôi phục việc thắp đèn lồng thay cho ánh sáng điện từ mùa thu năm1998 đã mang lại hiệu quả không ngờ ngay từ buổi đầu tiên. Vào mỗi đêm 14 âm lịch, mọi sinh hoạt của thị xã bình yên này được quay trở về với tập quán của hơn 300 năm trước, và khu phố cổ nằm trong giới hạn của bốn con đường Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Lê Lợi, Bạch Ðằng đã hàng loạt tắt đèn và treo trước hiên nhà những ngọn đèn lồng huyền ảo. Dù toả sáng nhờ ngọn điện thông thường, song ánh sáng của đèn lồng mờ dịu và phảnh phất dấu ấn của thời gian xưa cũ. Những chiếc đèn tròn, lục lăng theo phong cách Trung Hoa treo dưới mái hiên và hai bên cửa ra vào, đèn quả trám hoặc ống dài kiểu Nhật Bản phất giấy trắng lơ lửng dọc theo hàng cột, đèn trụ vuông, đèn quả trám to nhỏ các cỡ... tất cả đã tạo lên một thế giới lung linh, huyền ảo. Trong đêm hoa đăng, phố cổ đã tự nguyện ngừng sử dụng các thiết bị điện như TV, đèn đường, đèn neon... nhưng người dân Hội An không thấy đó là điều bất tiên cho cuộc sống của mình. Cường độ ánh sáng giảm đi, song chất men say của thị xã lãng mạn đã bốc mạnh trong mỗi con người khi đi qua phố cổ.
  12. Trong ngôi nhà cổ rêu phong, bóng người phụ nữ áo dài thời trước cặm cụi làm việc dưới ánh đèn lồng được tạo thành từ chiếc nơm cá giản dị, bên vỉa hè, hai người già râu tóc bạc phơ đang chìm đắm vào suy nghĩ với ván cờ tướng thắp sáng bởi ngọn nến lung linh... Dường như con người đang được sống với dĩ vãng khi mà những phiền toái của cuộc sống hiện tại chưa hiện hữu. Trong bầu không khí cổ tích đó, hãy kiểm nghiệm sự hiện hưu bằng việc nếm một vài món ăn phong vị xứ Quảng như bánh Bo, bánh Vạc, Cao lầu tại các nhà hàng còn giữ nguyên hình ảnh đầu thế kỷ. Tại tiệm ăn FaiFo trên đường Trân Phú, những chiếc đèn lồng nhỏ xíu hình dáng cổ điển chiếu một nguồn ánh sáng vàng ấm áp, hoà điệu cùng cặp đèn lớn có dán lời cầu ước chữ Hán theo phong tục cổ xưa trước mái hiên. Ðộc đáo hơn là cách bài trí của tiệm cafe có tên "Treated". Tại đây, người chủ đã khoét thủng trần gỗ và lồng vào những chiếc rá tre vo gạo bình dị. Hàng lỗ thủng đều đặn của rá tre đã tạo ra một nguồn ánh sáng ngộ nghĩnh và độc đáo. Có phải người chủ nào cũng đủ cam đảm khoét thủng trần gỗ của nhà mình ra ? Hiện diện trên phố Hội An là vô số các cửa hàng bầy bán các loại đèn lồng làm kỷ niệm. Tuỳ theo chất liệu vải bọc ngoài mà ngọn đèn đưa tới những loại ánh sáng khác nhau. Ðó có thể là mầu đỏ may mắn,
  13. mầu vàng tươi vui, mầu gấm huyết diụ kiêu sa hay sắc xanh lãnh lẽo. Tuy nhiên khó so sánh được với những chiếc đèn lồng có tuổi hàng thế kỷ đang được các gia đình sinh sống lâu đời ở đây gìn giữ và chỉ chưng ra trong đêm hội hoa đăng. Những ngọn đèn này được chế tác từ gỗ quý, chạm trổ cầu kỳ và trên mỗi tấm kính là một tác phẩm hội hoạ thật sự. Các tích truyện cổ nổi tiếng được nghệ nhân xưa vẽ trên kính, sinh động và hoàn hảo như một bức tranh đắt giá. Mỗi khi ngọn nến bên trong toả sáng, cảnh mây trắng, trời xanh hoặc nước biếc sẽ liên tục quay tròn, hắt bóng các chi tiết lên mặt kính. Khung cảnh và ánh sáng kỳ ảo trong khu phố cổ quyện với giọng ca bài chòi, hò khoan, giã gạo... vẳng lên từ con thuyền đậy dưới bến sông, dưới mái hiên, nơi đầu phố... tạo ra sức cuốn hút kỳ lạ đối với du khách. Không quá trang nghiêm như Cố Ðô Huế, không quá sôi động như chợ Lớn, nét cổ truyền nơi đây mang một vẻ thuần khiết, thu hút những tâm hồn ưa chuộng lãng mạn của những ngày xa xưa.
  14. T HÀNH C Ổ LOA VÀ Đ ỀN T H Ờ AN D ƯƠNG VƯƠNG Đ ây là công trinh c ổ n h ất v ào b ậc nhất c ùa Vi ệt N am đươc vua Thuc Phán An D ương Vương xây dưng t ừ thấ k ỷ 3 tr ươc công nguyên đ ể l àm k inh đô nư ớc Âu Lạc(t ên nư ớc V u ệt Nam thời đó .Th ành đươc x ây dưng theo ki ểu xoán ốc gồm ba v ò ng thanh:thành n goài,thành gi ửa,th ành trong,.Dư ới chân th ành có vòng hào sâu n g ập n ươc` thuyền bẻ có thể đi lại đ ư ợc. Từ loa mất 18km để d ến huyện Đông Anh v à ban s ẻ thấy dấu tích c òn lai c ủa ba v òng t hành xua b ằng dất n ơi mà các nhà khào c ồ tim đ ươc hang v ạn m ủi t ên đ ồng ,l ư ỡi c ày ,rìu s ắt ,x ương thú v ật… Qua cổng làng, cũng là cổng thành trong là tới đình làng Cổ Loa. Theo truyền thuyết thì đó là nền cũ của điện ngự triều, nơi bá quan triều hội ngày xưa, nên trong Cạnh đình là Am Bà Chúa tức là miếu thờ công chúa Mỵ Châu, nằm nép dưới gốc đa già cổ thụ. Miếu am bé bỏng như cuộc đời ngắn ngủi của nàng công chúa đáng thương "trái tim lầm chỗ để lên đầu". Trong am có một tảng đá hình người cụt đầu Qua am Mỵ Châu tới đền Thượng, tức đền An Dương Vương, tương truyền là dựng trên nền nội cung ngày trước. Ðền này mới được làm lại hồi đầu thế kỷ 20, có đôi rồng đá ở bậc tam cấp cửa đền là di vật đời Trần hoặc Lê sơ.
  15. Trong đền có tượng An Dương Vương bằng đồng mới đúc cùng dịp làm lại đền. Trước đền là giếng Ngọc,tương truyền là nơi Trọng Thuỷ tự tử vì hối hận. Nước giếng này mà đem rửa ngọc trai thì ngọc sáng bội phần! Vị trí: Thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Ðặc điểm: Là một trong những thành cổ nhất Việt Nam. Ðây là toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó). Nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội. Thành được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành) tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Ngày nay ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất: thành ngoài (chu vi 8km), thành giữa (hình đa giác, chu vi 6,5km) và thành trong (hình chữ nhật, chu vi 1,6km). Thân thành ngày nay còn có chiều cao trung bình từ 4-5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng tới 20-30m. Các cửa của 3 vòng thành cũng được bố trí rất khéo, không hề nằm cùng trên một trục thẳng mà lệch chéo đi rất nhiều. Do đó đường nối hai cửa
  16. thành ở cùng một hướng đều là một đường quanh co, lại có ụ phòng ngự ở hai bên nên gây rất nhiều trở ngại cho quân địch khi tiến đánh thành. Từ trung tâm thành phố, đi 18km đến xã Cổ Loa thuộc huyện Ðông Anh, bạn sẽ tìm thấy vết tích còn lại của ba vòng thành xưa bằng đất và nơi các nhà khảo cổ tìm được hàng vạn mũi tên đồng, lưỡi cày, rìu sắt, xương thú vật... Qua cổng làng, cũng là cổng thành trong là tới đình làng Cổ Loa. Theo truyền thuyết thì đó là nền cũ của điện ngự triều, nơi bá quan triều hội ngày xưa, nên trong đình còn tấm hoành phi "Ngự triều di quy". Cạnh đình là Am Bà Chúa tức là miếu thờ công chúa Mỵ Châu, nằm nép dưới gốc đa già cổ thụ. Miếu am bé bỏng như cuộc đời ngắn ngủi của nàng công chúa đáng thương "trái tim lầm chỗ để lên đầu". Trong am có một tảng đá hình người cụt đầu. Ai cũng bảo đó là tượng Mỵ Châu. Qua am Mỵ Châu tới đền Thượng, tức đền An Dương Vương, tương truyền là dựng trên nền nội cung ngày trước. Ðền này mới được làm lại hồi đầu thế kỷ 20, có đôi rồng đá ở bậc tam cấp cửa đền là di vật đời
  17. Trần hoặc Lê sơ. Trong đền có tượng An Dương Vương bằng đồng mới đúc cùng dịp làm lại đền. Trước đền là giếng Ngọc, tương truyền là nơi Trọng Thuỷ tự tử vì hối hận. Nước giếng này mà đem rửa ngọc trai thì ngọc sáng bội phần! Thành Cổ Loa gắn liền với những truyền thuyết kỳ thú về việc vua An Dương Vương xây thành ốc; về chiếc nỏ thần Kim Quy; về mối tình bi thảm Mỵ Châu - Trọng Thuỷ... Từ bao đời nay, ngôi thành cổ này cùng với những nhân vật lịch sử được huyền thoại hoá đã đi vào tiềm thức của người dân Việt. Đây là toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam, được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô
  18. nước Âu Lạc (tên nước ta thời đó), nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội. Thành được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành) tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Ngày nay ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất: Thành Ngoài (8km), Thành Giữa (hình đa giác, chu vi 6,5km) và Thành Trong (hình chữ nhật, chu vi 1,6km). Thân thành ngày nay còn có chiều cao trung bình từ 4-5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng tới 20-30m. Các cửa của 3 vòng thành cũng được bố trí rất khéo; không hề nằm cùng trên một trục thẳng mà lệch chéo đi rất nhiều. Do đó đường nối hai cửa thành ở cùng một hướng đều là một đường quanh co, lại có ụ phòng ngự ở hai bên nên gây rất nhiều trở ngại cho quân địch khi tiến đánh thành. Qua các giai đoạn lịch sử, Cổ Loa có rất nhiều tên: Loa thành (thành ốc), thành Côn Lôn, thành Tư Long, Cửu thành, Thành Việt Vương, thành Khả Lũ, Cổ Loa thành. Đến thế kỷ thứ X, thời kỳ Ngô Quyền làm vua, Cổ Loa lại trở thành kinh đô lần thứ hai. Từ trung tâm thành phố, đi 18 km đến xã Cổ Loa thuộc huyện Ðông Anh, bạn sẽ tìm thấy vết tích còn lại của ba vòng thành xưa bằng đất và nơi các nhà khảo cổ tìm được hàng vạn mũi tên đồng, lưỡi cày, rìu sắt, xương thú vật...
  19. Cổng Thành trong Qua cổng làng, cũng là cổng Thành trong là tới đình làng Cổ Loa. Theo truyền thuyết thì đó là nền cũ của điện ngự triều, nơi bá quan triều hội ngày xưa nên trong đình còn tấm hoành phi "Ngự triều di quy". Cạnh đình là Am Bà Chúa tức là miếu thờ công chúa Mỵ Châu, nằm nép dưới gốc đa già cổ thụ. Miếu am bé bỏng như cuộc đời ngắn ngủi của nàng công chúa đáng thương "trái tim lầm chỗ để lên đầu". Trong am có một tảng đá hình người cụt đầu, người ta bảo đó là tượng Mỵ Châu. Qua am Mỵ Châu tới đền Thượng, tức đền An Dương Vương, được coi là dựng trên nền nội cung ngày trước. Ðền này mới làm lại hồi đầu thế kỷ XX, có đôi rồng đá ở bậc tam cấp cửa đền là di vật đời Trần hoặc Lê sơ. Trong đền có tượng An Dương Vương bằng đồng mới đúc cùng dịp làm lại đền. Trước đền là Giếng Ngọc, tương truyền là nơi Trọng Thuỷ tự tử vì hối hận và nước giếng này mà đem rửa ngọc trai thì ngọc sáng bội phần! Năm 1962, Cổ Loa được xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp nhà nước. Nó có đầy đủ các loại hình di tích: Đình, đền, chùa, am, miếu,
  20. trong đó hàm chứa biết bao giá trị văn hoá Việt Nam qua rất nhiều thế hệ. Trong khu vực Thành Nội còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật: Khu đền Thượng thờ An Dương Vương, khu đình Ngự triều di quy, am thờ Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn với hàng trăm pho tượng... Các nhà khảo cổ học còn trưng bày ở đây rất nhiều hiện vật quý giá của người Việt cổ đã khai quật được trong lòng đất Cổ Loa: trống đồng Cổ Loa, tiền đồng, rìu đồng, hàng nghìn mũi tên đồng, khuôn đúc đồng, lưỡi cày, các vật dụng bằng gốm, đất nung,... Di tích thành Cổ Loa sắp... biến mất Cổng đền Thượng, nơI thờ vua An Dương Vương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2