intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương 19

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

62
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đứng đầu vạn ác là dâm dục, Trời đất, quỷ thần chẳng dung tha, Ý xấu vừa nhen mầm họa nảy, Thế nào cũng mang vạ vào thân. Trần Đại Trung ở Đức Dương, nhà nghèo bán bánh trong thành, người ta gọi là "Trần Bán Bánh". Tính vốn chất phác, nói năng khiêm tốn, hòa nhã. Bánh của anh nhỉnh hơn bánh của người khác, bán rất chạy. Ngoài ba mươi tuổi góp nhặt được hơn bốn mươi quan tiền, anh cưới Hà thị. Tuy tái giá nhưng Hà thị khá xinh đẹp. Là con nhà nghèo, Hà thị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương 19

  1. Đoán Án Kỳ Quan Chương 19 Ong Minh Oan Đứng đầu vạn ác là dâm dục, Trời đất, quỷ thần chẳng dung tha, Ý xấu vừa nhen mầm họa nảy, Thế nào cũng mang vạ vào thân. Trần Đại Trung ở Đức Dương, nhà nghèo bán bánh trong thành, người ta gọi là "Trần Bán Bánh". Tính vốn chất phác, nói năng khiêm tốn, hòa nhã. Bánh của anh nhỉnh hơn bánh của người khác, bán rất chạy. Ngoài ba mươi tuổi góp nhặt được hơn bốn mươi quan tiền, anh cưới Hà thị. Tuy tái giá nhưng Hà thị khá xinh đẹp. Là con nhà nghèo, Hà thị không coi trọng giấy chữ Thánh hiền. Thưa các bạn, chữ vốn là do thánh nhân sáng tạo ra cho đời sử dụng, rất ích lợi cho quốc gia và cho muôn đời con cháu. Hà thị không biết quý trọng nó, dùng những tờ giấy có chữ đã rách để xe dây cắt mẫu giày, bịt miệng vò... Tuy đây là lỗi do vô ý, song hủy hoại quá nhiều nên khó tránh khỏi thần thánh nổi giận.
  2. Ở cách nhà Trần Đại Trung không xa có Đàm Lão Thiểm, một người chuyên cho vay bạc lấy lãi, và đổi bạc. Tính lão giảo hoạt, mồm nói ngon ngọt, nhưng lòng dạ độc ác. Thấy người ta làm việc thiện, trước mặt thì lão khen, sau lưng thì nói xấu, bảo như thế chẳng khác nào bỏ tiền ra để mua lấy tiếng. Đời lão, một việc thiện cỏn con lão cũng không làm, không dám rỉ ra một xu, lúc nào cũng chỉ nói đến tiền của lợi lộc. Lão rất ghét nhện, nói rằng nhện chăng lưới, chẳng khác nào bọn tiểu nhân gian hiểm, ngấm ngầm hại người, nếu không đề phòng sẽ mắc bẫy, gặp phải thủ đoạn độc ác. Hễ trông thấy nhện là lão lấy gậy khua đi, may mà lão chưa đến nỗi giết, mà chỉ vứt nó đi. Hằng ngày lão Thiểm ăn bánh nhà lão Trần, thấy Hà thị xinh đẹp nên hay bắt chuyện với chị. Hà thị vốn là gái ở phố xá, quen giao tiếp nam nữ, thấy lão Thiểm thích chuyện trò cũng hay cười nói với lão ta. Nào ngờ người nói thì vô tâm mà người nghe lại hữu ý, lão Thiểm muốn vụng trộm, song lại ngại Trần Bán Bánh. Một hôm, lão Thiểm hỏi Trần Bán Bánh: - Anh buôn bán như thế một năm gỡ được bao nhiêu tiền? - Có đáng kể gì, chỉ đủ ăn thôi. - Sao anh không buôn to một chút, - Đàm Lão Thiểm nói, vả lại năm nay anh đã bốn mươi tuổi rồi, không kiếm thêm ít tiền thì khi về già lấy gì mà độ thân. - Tôi cũng muốn buôn to một chút như thầy Đoàn nói, nhưng không có vốn. - Nếu anh muốn, - Đàm Lão Thiểm nói, - tôi sẽ cho vay.
  3. - Chỉ cần thầy Đoàn yên tâm, thế thì tốt quá còn gì! - Tôi thấy anh thật thà chất phác, cho nên tôi nâng đỡ anh, - Đàm Lão Thiểm nói, - có gì mà yên với chẳng tâm. - Giá đi buôn thì buôn ngả nào hay nhất? - Hiện nay Kiến Xương vải đang đắt, nếu ta mua ở đây mang đi sẽ lãi gấp đôi, một chuyến cả đi lẫn về không đầy hai tháng. Thế rồi Trần Bán Bánh mượn lão Thiểm bốn mươi lạng bạc, hẹn đến hai mươi sáu tháng chạp sẽ trả. Có tiền, Trần Bán Bánh đi mua vải, Hà thị ở nhà chuẩn bị bữa rượu tiễn chồng. Bán Bánh dặn dò vợ rằng: - Tôi là chồng, cô phải nghe lời, số tôi khổ. Từ nhỏ đã bán bánh nuôi thân. Từ khi về nhà này, cô cũng chịu nhiều vất vả, thêm người nên thiếu tiền chi tiêu. Nay nhờ ơn thầy Đoàn, cho tôi mượn tiền lấy lãi. Tôi buôn vải tới Kiến Xương, để cô phải ở nhà một mình. - Đi buôn là việc hệ trọng, - Hà thị nói, - đến lúc tuổi già có ít vốn sống sẽ yên tâm, dù ở nhà chịu lẻ loi một mình em cũng chẳng ngại gì. - Không có việc gì thì đừng đi đâu. Sớm tối phải trông coi cẩn thận đừng có sơ ý. Cần cảnh giác đề phòng bọn du đãng chòng ghẹo, lỡ thất tiết sẽ làm nhục chồng. - Em biết thế nào là đạo làm vợ, xin anh cứ yên tâm. - Dầu muối, gạo, nước, củi đuốc xem ra dùng trong một tháng vẫn không đủ. Cô ở nhà lấy tiền công phụ thêm vào, một mình cũng thừa sống.
  4. Tôi đi Kiến Xương, đường cũng không xa, có lẽ không đến cuối năm thì tôi về. Hai người gạt nước mắt chia tay nhau. Nghĩ rằng chồng đi xa, để sau này khỏi phải nghi ngờ, Hà thị nhận việc khâu vá mang về nhà làm, rất ít khi ra khỏi cửa. Lão Thiểm thường lai vãng tới. Một hôm thấy Hà thị đang thêu hoa trong nhà. Lão Thiểm đến bên cửa chòng ghẹo. Hà thị nghiêm nét mặt, nói: - Con gái chúng tôi danh tiết là cái quý nhất, từ nay trở đi thầy Đoàn đừng nói như thế nữa, e rằng người khác nghe thấy sẽ cho là bất nhã. - Ta cho em mượn nhiều bạc như thế, - lão Đoàn nói, - lẽ nào lại không trả ơn? - Có mượn có trả, còn trả ơn cái gì? Tôi không phải là loại đàn bà vô sỉ, thầy đừng có nghĩ bậy. Lão Đoàn cụt hứng bỏ đi. Đến cuối năm lão lại đến hỏi: - Bà chị Hà ơi, ngày mai đã hết hạn rồi, số bạc chị mượn tôi đã có chưa ? - Bạc thì hỏi chồng tôi, đàn bà chúng tôi kiếm đâu ra tiền? - Bạc của tôi đến hạn phải trả, không dây dưa được đâu, nếu không tôi sẽ có cách.
  5. Tối ngày hai mươi sáu lão lại tới đòi, rồi lại nói những lời chớt nhả. Hà thị chỉ đành van xin, và tỏ rõ là người tiết nghĩa, Đoàn Thiên Lương trông thấy, Đàm Lão Thiểm xấu hổ bỏ về. Vùng này thường ăn tết vào hai mươi chín tháng Chạp, ngày ba mươi tết ăn chay. Đến ngày hai mươi chín Hà thị giết con gà tơ mình nuôi, chuẩn bị mâm cỗ chờ chồng về. Tới chiều bắt đầu hầm gà, chờ tới canh hai, người mệt mỏi rã rời, chị bỏ thức ăn vào nồi hầm, rồi khép cửa hờ, để cả quần áo đi ngủ. Hôm sau, nghĩ rằng thế nào Trần Bán Bánh cũng về, Đàm Lão Thiểm tới đòi nợ, cửa mở toang, gọi mấy tiếng không ai thưa nhìn vào trong nhà không thấy ai, chắc rằng Hà thị ra ngoài. Tiện tay Lão Thiểm với cái ghế đẩu ngồi bên cửa, rồi rịt thuốc vào điếu hút. Bỗng dưng thấy Trần Bán Bánh cùng với hai người gánh thuê trở về, Đàm Lão Thiểm nói: - Anh đã về đấy à, lần này có thêm được khá tiền không? - Rất cám ơn ông, được ông giúp đỡ cũng kiếm được chút ít. Thế rồi lão Trần gọi vợ rót trà, không thấy thưa, tự mình vào bếp rót nước, thấy trà nguội ngắt, nói: - Đàn bà gì mà đoảng thế, ba mươi tết nước cũng không đun. Lão vào phòng lấy ấm rót nước sôi, trượt chân ngã, bò dậy, vô cùng kinh hãi, nói: - Không biết kẻ nào đã giết vợ tôi, ngay đầu nó cũng cắt mất.
  6. Lão Thiểm nghe thấy hỏi: - Cái gì mà ầm lên thế? - Vợ tôi bị giết rồi! Lão Thiểm vào phòng xem, Trần Bán Bánh túm lấy lão đấm đá túi bụi, nước mắt anh tự nhiên trào ra, bất giác khóc rống lên. - Thấy người vợ hiển chết mất đầu, khiến ta vô cùng đau đớn xót thương. Vợ ta vốn là người hiền thục biết người biết việc, hòa nhã với láng giềng, tôn kính chồng con. Việc trong nhà ta đều dựa vào tay người vợ, cô biết ăn dắt để dành, dệt vải nuôi lợn. Ban ngày nhận hàng về thêu, đêm đến chong đèn khâu giày, vá áo tình nghĩa vợ chồng gắn bó như keo sơn vợ chồng hòa thuận chẳng khác nào Lương Hồng với Mạnh Quang(1). Không biết kẻ nào lòng lang dạ sói, giết chết vợ tôi. Khó mà kể hết được tình nghĩa của người vợ đức hạnh. Bây giờ tôi như nhạn lẻ đôi. Lão Thiểm, vì duyên cớ gì lại giết chết vợ ta? (1) Lương Hồng và Mạnh Quang thời Đông Hán. Lương Hồng thường đi giã gạo thuê, về tới nhà đã thấy Mạnh Quang bưng cơm lên cao ngang mày lễ phép mời Lương Hồng. Xem Từ điển điển cố Trung Hoa, NXB Văn hóa - Thông tin, H, 2002. - Tại sao anh đổ bừa cho tôi? - Lão Thiểm nói. - Ta biết lòng dạ ngươi gian tà, không ăn vụng tóp mỡ sao vào bếp. - Tôi đến hỏi nợ anh, thấy anh chưa về. Bởi thế mới ngồi đây hút thuốc.
  7. - Ta cho rằng ngươi cưỡng dâm, song vợ ta chống cự, nên ngươi đã đâm chết. - Ôi ! ông đừng có đổ oan cho tôi, nhất định là bọn cướp giết chết chị ấy. - Nếu là trộm cướp thì nó phải lấy đồ đạc, áo quần, chứ lẽ nào lại chỉ lấy chiếc đầu lâu? - Ôi thật là oan tôi quá. - Ngươi làm việc này quả là ác độc, nếu ta không tố cáo ngươi thì ta chết sẽ không nhắm mắt. Thế rồi Trần Bán Bánh lôi Đàm Lão Thiểm đi gọi láng giềng và lí trưởng. Xưa nay lão Thiểm là một người tồi cho nên hàng phố ai ai cũng ghét. Họ nói: - Anh mới đi khỏi cửa, ngày nào hắn cũng lai vãng tới, nói nói cười cười với vợ anh. - Nếu như tôi giết, - lão Thiểm nói, - thì tại sao tôi không chạy trốn, mà lại ngồi ở đây để chờ cho ông bắt? - Chỉ là tới xem động tĩnh mà thôi. - Mọi người nói. Lão Thiêm kêu trời kêu đất, nói là mình bị oan uổng. Trần Bán Bánh lôi lão Thiểm tới huyện đường, đệ đơn kêu oan.
  8. Quan lệnh khóa tay lão Thiểm, rồi lập tức tới khám nghiệm tử thi. Toàn thân không có thương tích, cổ có vết bóp, chúng tỏ bị cưỡng dâm rồi giết chết. Quan hỏi lí trưởng: - Đức hạnh Đàm Lão Thiểm xưa nay thế nào? - Người này giảo hoạt tham lam, - lý trưởng nói, - chỉ có điều lão Thiểm thường lui tới nhà này, còn giết hay không chúng tôi không biết. Quan trở về nha môn, gọi Đàm Lão Thiểm lại hỏi: - Tại sao người giết Hà thị? Trước mặt ta sao không khai thực! Đoàn cúi đầu nói: - Xin ngài cho phép con nói. Gặp điều oan khuất này con vô cùng đau đớn. Xưa nay cho vay bạc, con luôn luôn giữ phận mình. Mua vào bán ra đều cân ngang bằng sổ ngay, không bao giờ lừa dối. Luôn thương người và làm việc thiện, ai ngờ Trần Bán Bánh không có lương tâm. Con thương tình cho anh ấy vay bạc làm vốn buôn vải tới Kiến Xương, không thấy về. Nhân dịp ăn tết con nghĩ rằng thế nào anh ấy cũng về, con tới hỏi, thì thấy cửa mở toang, nhìn vào không thấy người. Ngồi ngoài cửa, rịt thuốc hút, chờ anh ấy, vừa ngồi xuống thì Trần Bán Bánh về. Thấy vợ chết bèn đổ cho con cưỡng dâm giết người. - Anh ta chưa về ngươi tới đó làm gì? Ngươi không cưỡng dâm giết người thì ai? - Hằng ngày con luôn giữ gìn đức hạnh, con đến nhà anh ấy lấy nợ chứ có gian dâm đâu?
  9. - Nếu không thấy anh ấy về thì ngươi phải đi ngay chứ, tại sao còn chối cãi. Hãy tra tấn nó cho ta! - Con cho rằng vợ anh ấy sang nhà hàng xóm, con hút điếu thuốc ngồi chờ cho đỡ buồn. - Đồ chó, vẫn còn cãi bướng ư? Hãy đánh nó bốn mươi gậy cho ta. - Xin ngài đừng nổi giận tra tấn con, việc này con hoàn toàn bị oan uổng, vậy con khai làm sao được. - Đồ chó má, mày không khai ư? Đánh, đánh chết nó đi! - Ôi! Thưa ngài, chỉ trừ phi mặt trời mọc ở đằng tây con mới nhận cưỡng dâm giết người. - Thằng này không chịu khai, quân bay đâu, hãy kẹp nó cho ta. - Trời ơi, đánh đến nỗi hai chân con tóe máu, bây giờ kẹp con đến vãi cứt vãi đái. Thôi thì chết xuống cõi âm cho yên chuyện, chết đi rồi sống lại làm gì cho khổ. Nếu không khai thì quan tra tấn rất tàn ác, mà khai thì cũng bị chém đầu, ta còn đâu người vợ hiền lành, đức hạnh, trong hòm còn đâu những thỏi bạc óng ánh trắng ngời. Từ nay về sau không còn được chung chăn chung gối với người vợ hiền và số bạc ấy cũng không còn là của ta nữa. Thôi thì ta khai quách cho xong. Hà thị chính là do con cưỡng dâm, giết chết. - Đầu người vứt ở đâu? - Đêm ấy xách đầu đi vứt rồi bỏ chạy, con không nhớ là vứt ở chỗ nào, tìm lâu rồi sẽ thấy.
  10. Khai xong quan tống lão Thiểm vào nhà giam. Vị quan này chính là mua chức tước mà lên, ông ta tham lam và tàn nhẫn. Tuy biết đây là án oan, song vì muốn đòi bạc, nên ông ta đã đánh đập tàn ác để bức cung, rồi bảo người khác gợi ý vòi tiền. Nào ngờ Đàm Lão Thiểm coi của hơn người, thà rằng chịu nhục hình chứ không chịu bỏ tiền ra. Trong nhà giam chịu hàng trăm kiểu đánh đập phi pháp của bọn tù nhân, lão Thiểm mới chịu bỏ ra mười lạng bạc. Bọn phạm nhân hành hạ lão dở sống dở chết. Mấy hôm sau, quan lôi ra hồi cung, thấy lão bất động, chỉ còn thoi thóp thở, biết bọn tù nhân dùng hình phạt phi pháp để tống tiền, quan đùng đùng nổi giận, đem bọn cai ngục và phạm nhân mỗi đứa đánh một ngàn roi mới dẹp yên. Quan thấy Đàm Lão Thiểm tiếc của, cứ cách dăm ba ngày lại hỏi đầu lâu đâu. Lão Thiểm hai chân nát bét, lòi cả xương, song lão vẫn không chịu bỏ ra một đồng. Tổ tiên lão Thiểm xưa kia cũng tham của hám lợi như thế chứ đâu phải riêng lão Thiểm. Trong tù lão Thiểm suốt ngày khóc lóc, hai mắt sưng húp, chỉ còn có cách bó tay chờ chết. Hơn một tháng sau, bỗng nghe thấy một người thầy dùi thủ đoạn cao cường từ xa tới, mượn người nhờ ông ta nghĩ cách. Khác với người khác, người thầy dùi này đã từng bị báo ứng. Vốn là có một người vô cớ giết vợ, thuê ông ta nghĩ cách. Ông ta bảo cứ im lặng đừng làm ồn lên, tới đêm nếu có một đứa con trai nào vào nhà thì giữ lại chuốc rượu thật say rồi cắt đầu lên báo quan, bảo nó gian dâm với vợ, thế là tự nhiên vô sự. Nào ngờ, đứa con mười bảy tuổi của ông ta vào thành đón cha, người ấy đã giữ con ông ta lại, cắt đầu báo quan. Người thầy dùi biết được đó là con mình, ông ta vô cùng đau khổ, ngậm đắng nuốt cay không dám nói ra, biết đó chính là quả báo. Từ đó ông ta không muốn làm cái nghề thất đức ấy nữa,
  11. song không còn kế sinh nhai, thế là ông ta hối cải lỗi lầm, không hại người mà cứu người, thấy những vụ án oan uổng vô cớ mắc tội, ông ta mới giúp. Ai đi kiện, ông khuyên thôi đừng kiện cáo nữa, rồi kiếm mấy đồng theo phận sự của mình. Cứ làm như thế trong mấy năm, thì vợ ông ta một người đã năm mươi tuổi bỗng sinh được một đứa con trai. Người thầy dùi ấy rất mừng, biết rằng làm việc thiện là có ích. Ông ta chuyên gỡ án oan cho mọi người, khuyên người ta nên sửa chữa lỗi lầm, hướng theo điều thiện. Nay thấy Đàm Lão Thiểm tới mời, biết đó là oan uổng, ông bèn tới nhà tù khuyên lão Thiểm: - Phàm là những người gặp oan khuất, đều do mầm ác hằng ngày dẫn đến. Xem ra vụ án của anh tuy là quan đòi bạc, song không biết được hung thủ, thì biết đâu mà giải quyết. Dù có thủ đoạn tráo trở mấy cũng không sao gỡ nổi. Ông hãy thử suy nghĩ xem, về tiền bạc, về luân thường đạo lí, về xử sự, hằng ngày mình có tội lỗi gì không. Hãy thật sự hối cải, đừng quá coi trọng tiền của, bỏ ra một ít làm điều thiện, lập công chuộc tội. Ta sẽ làm cho ông một lá sớ, cúng ở miếu Thành Hoàng, lòng trời sẽ thay đổi, người và việc hợp nhau, thì tự nhiên sẽ có cơ may, khiến ông dược minh oan thoát khổ. Đàm Lão Thiểm nghe xong tỉnh ngộ, nhờ ông ta làm sớ lập đàn tràng cầu nguyện mất bốn trăm lạng bạc, và trong tù lúc nào cũng thành tâm hối cải. Một hôm quan huyện ra ngoại thành khám nghiệm tử thi trở về, thấy hàng ngàn vạn con ong đen bay lượn vây kín lấy kiệu, không sao đi được. Quan vô cùng kinh ngạc nói:
  12. - Oan có đầu, nợ có chủ, các ngươi không cần phải tìm đến ta. Đàn ong đen vẫn không chịu bay đi, quan lại nói: - Nếu có oan tìm ta minh oan thì các ngươi cứ bay đi trước, ta sẽ theo tới đó xem sao. Thế là đàn ong bay đi, quan lệnh cho phu khiêng kiệu theo sau. Đi tới chùa Quan âm, thấy đàn ong bay xuống giếng. Quan lập tức gọi sư lại hỏi: - Chiếc giếng này tại sao ngươi lấy đá đậy lại, rồi dùng bùa yểm. - Giếng này có yêu quái, - nhà sư nói, - chúng con mời sư nhốt yêu quái dưới giếng, không thể mở ra được, nếu mở yêu quái ra nhất định sẽ hại người. - Làm gì có yêu quái. Bọn chó má này đừng có giở trò. - Quan mắng. Thế rồi quan ra lệnh bẩy hòn đá lên xem. Mọi người sợ ong đốt không dám xuống. Quan cho đốt lửa soi, thì trong giếng không có một con ong nào. Quan bảo đúng là oan hồn biến thành ong, chứ có ong gì đâu. Bọn tay chân đành phải mời một người biết lặn, rồi dùng thừng buộc vào lưng, giồng xuống giếng xem. Người ấy trở lên báo có một xác chết và một chiếc đầu lâu. Quan lệnh lấy thi thể và chiếc đầu lên. Thi thể chưa bị thối rữa, xét nghiệm thấy đó là một bé trai mười hai tuổi, khắp người không có thương tích, bị dao chặt vào tai mà chết. Còn chiếc đầu kia là đầu đàn bà. Quan gọi sư tới hỏi xác chết và đầu lâu ở đâu ra, sư thoái thác là không biết. Quan quát chửi:
  13. - Đây quả là bọn các ngươi gian dâm, vi phạm pháp luật, giết người giấu xuống giếng. Tại sao trước mặt ta không khai thực, quân bay đâu, hãy đánh nó cho ta. Biết rằng không thể che giấu được, sư nói: - Mong ngài đừng tra tấn, con xin khai. Thưa ngài cho phép con được nói từ đầu. Con tu tâm dưỡng tính tại chùa này. Con có một đồ đệ nhỏ tên là Đinh Đinh. Năm ngoái chúng con ăn tết rất vui vẻ, hai thầy trò ngồi vót thẻ tới mãi canh ba. Bỗng nghe thấy tiếng chó sủa như xóc ốc, rồi nghe thấy ở chân tường có vật gì rơi đến "bịch" một cái. Con bảo Đinh Đinh ra xem động tĩnh, nó ra khỏi cửa rồi không thấy vào nữa. Gọi mấy tiếng không thấy thưa. Con chạy ra thấy nó đứng ngay như tượng gỗ, con dùng sống dao đập vào vai để đánh thúc nó. Trời tối đen như mực, soi đèn nhìn không rõ, thấy nó ngã vật xuống, nhìn kĩ mới biết con đã chém nhầm vào lỗ tai. Hãi quá tâm thần bất định, lại thấy chiếc đầu người đàn bà lăn trên đất, con run như cầy sấy, hất chiếc xác và chiếc đầu xuống giếng. - Thế chiếc đầu ở đâu ra? - Quan hỏi. - Không biết chiếc đầu ấy ai vứt vào, bởi thế đồ đệ của con sợ chết đứng. Con bỗng chốc ngộ sát nó, xin ngài tha tội. - Ngươi đã giết ai, rồi vứt đầu xuống giếng, ngươi vẫn không khai. Hãy đánh nó cho ta! - Ôi! Thưa ngài, con không giết người thì biết đâu mà khai. Điều ấy thật là vô lí.
  14. - Ngươi không khai ư? Hãy đánh nó tám mươi gậy cho ta. - Ôi thưa ngài, vì sao ngài khép tội vu vơ, dù có chết con cũng không khai. Rồi cứ thế, sư gào lên khóc, luôn mồm kêu van xin tha. - Đồ chó, quả thực nó không khai, thì hãy đánh chết nó cho ta. Sắp tra tấn, bỗng thấy một người quỳ xuống kêu oan: - Bẩm ngài, con là tuần canh, xin quỳ lạy. - Người là ai, tới đây kêu oan? - Con là Hoàng Mao Ngưu. - Làm nghề gì? - Những người hàng phố nhờ con gác đêm! - Có gì oan? - Ngày hai mươi chín vào đúng canh ba con đánh trống sang canh, thấy nhà Trần Bán Bánh không đóng cửa, sợ có trộm, con vào nhà xem sao, thấy rượu thịt con uống say bí tỉ. Vào phòng, thấy vợ anh ấy đang ngủ lăn trên giường, bỗng chốc nẩy ra ý định cưỡng dâm. Ai ngờ, Hà thị là người trinh tiết không chịu, kêu ầm lên. Con cầm sống dao giả vờ cắt vào cổ dọa chị ta, song cắt nhầm đằng lưỡi dao, thế là chị ấy qua đời. - À vậy ra Hà thị là do thằng chó này giết, thế đầu mày vứt ở đâu?
  15. - Con sợ cuống lên mang đầu chạy ra ngoài, ném qua bức tường bao rồi về. Hôm nay con đến xem xử án, thấy người đàn bà cổ đẫm máu đánh con một trận, bức con phải khai ra sự thực. Bởi thế con quỳ xuống xin nhận tội, mong ngài tha cho con. Hoàng Mao Ngưu còn có tên là Đại Xuyên, vốn là nhà giàu có bị sa cơ lỡ vận phải đi ăn mày. Các bậc cha chú bảo đi đánh trống cầm canh. Đêm ngày hai mươi chín đi qua cửa nhà họ Trần, thấy cửa chưa đóng, sợ rằng có trộm, rồi vào nhà thấy nồi thịt bốc hơi ngùn ngụt, mở ra xem thì đó là thịt gà, lại sẵn rượu nóng, một mình ăn cho bằng hết. No say, phanh cúc áo vào phòng Hà thị. Hà thị kêu ầm lên, Mao Ngưu bịt mồm bế chị lên ghế, rút dao ra cứa sống dao vào cổ nói: - Mày kêu thì tao giết. Đột nhiên Hà thị ngã vật xuống đất, máu ở cổ vọt ra, nhìn kĩ hóa ra là dùng nhầm lưỡi dao, cổ đứt quá nửa, thế rồi chặt đứt luôn, mang cả đầu và ghế đi ra. Chợt nghĩ: "Ta say nên đầu óc lú lẫn, đã giết người lại xách đầu đi ra, nếu có ai nhìn thấy thì sao?". Thế là vứt ngay chiếc đầu qua bức tường bao, rồi trở về nhà. Bên trong tường là chùa Quan âm, ở đó có một vị sư và một chú tiểu tên là Đinh Đinh. Đêm ấy ăn tết, vì ống thẻ không đủ nên hai thầy trò đang ngồi vót thẻ, bỗng nghe đánh "uỵch", một tiếng, chó sủa rất dữ. Sư bảo chú tiểu ra xem, chú chừng mươi hai tuổi, thấy đầu người, sợ quá chết lặng đi. Sư hỏi, chú tiểu không trả lời liền cầm đèn ra xem; sờ không thấy động đậy đang cầm sẵn con dao quắm trong tay, dùng sống dao đập vào vai, chú tiểu gục ngã, máu chảy đầm đìa, tắt thở. Nhìn kĩ thì thấy đã dùng nhầm lưỡi dao
  16. chặt vào lỗ tai. Vị sư này thường ngày đối xử với đồ đệ rất hà khắc, quen thói đánh đập, trách mắng, bởi thế mà lần này đã làm chết người. Nhìn kĩ, lại thấy chiếc đầu đàn bà, ông ta sợ hãi nghĩ: "Năm mới gặp phải việc tai quái này, lại giết chết đồ đệ, thế thì làm sao mà thoát chết được?". Bên tường có một chiếc giếng, ông ta bèn hất luôn xác chú tiểu và chiếc đầu người đàn bà xuống đó tìm đá đậy lên, rồi nói rằng là có yêu quái phải vẽ bùa dán kín mới yên tâm. Ai ngờ Hà thị chết, xuống gặp Diêm Vương kêu oan, Diêm Vương nói, vì Hà thị làm ô uế chữ thánh hiền nên phải chết non. Hà thị nói: - Hồn con tuy đáng chết non, song không đáng chết một cách thê thảm như thế, con bảo toàn danh tiết, chết vẫn không cam lòng. Hơn nữa Đàm Lão Thiểm cầu nguyện sửa chữa lỗi lầm, Thành Hoàng trình giấy xuống âm phủ, Diêm Vương sai ong đen dẫn quan tới giếng, lệnh Hà thị báo thù trước mặt quan, để giải oan cho Lão Thiểm tại chùa này. Nghe tin ong đen vây kín kiệu quan, Hoàng Mao Ngưu tới chùa Quan âm xem, biết rõ sự thực, vội vã quay về. Trong lúc bối rối, gặp ngay Hà thị kéo tay đòi mạng, tạt tai mấy cái, bắt hắn phải đến khai trước mặt quan, thế là Mao Ngưu như ngây như dại thông thốc nói ra bằng hết. Quan lệnh khóa tay, tống ngục cùng với sư thầy. Ông trở về huyện thả Đàm Lão Thiểm, trình giấy lên cấp trên. Cấp trên súc giấy về, xử trảm Hoàng Mao Ngưu. Sư thầy ngồi tù ba năm. Về nhà quả nhiên Đàm Lão Thiểm tu thân tích đức, quên hẳn mối thù với Trần Bán Bánh, thương Bán Bánh nghèo túng, bảo Trần Bán Bánh cứ để số tiền ấy lại mà buôn bán, vẫn mở cửa hiệu như cũ. Vợ Hoàng Mao Ngưu là người hiền thục, thấy Mao Ngưu đi ăn xin vẫn không đi lấy người khác.
  17. Nay chồng chết không nơi nương tựa, đành phải tái giá. Những người hàng phố bảo với Trần Bán Bánh rằng: - Hắn ta giết vợ anh, anh hãy lấy vợ hắn, thì bọn dâm đãng mới thấy báo ứng. Trần Bán Bánh bèn nhờ mối lái đến hỏi chị làm vợ. Về sau hai người chịu thương chịu khó, nhà ngày một khá giả. Qua đây ta thấy, con người không được tà dâm, ngay cả khi anh mới có ý định tà dâm thì thần tà dâm đã theo anh, khiến cho anh gặp oan khuất chịu khổ sở, khó mà thoát khỏi, thì tội gì mà phạm dâm cho khổ đời, khổ thân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2