Truyền hình số mă ̣t đấ t theo tiêu chuẩn DVB-T2 và<br />
kế t quả đo kiể m thực tế ta ̣i Viê ̣t Nam<br />
Digital terrestrial television is based on DVB-T2 standard and measured results, the actual<br />
inspection in Vietnam<br />
NXB H. : ĐHCN, 2012 Số trang 73 tr. +<br />
<br />
<br />
Tô Thị Thu Trang<br />
<br />
Trường Đại học Công nghệ<br />
Luận văn ThS ngành: Kỹ thuật điện tử; Mã số: 60 52 70<br />
Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Ngô Thái Trị<br />
Năm bảo vệ: 2012<br />
<br />
Abstract. Tổng quan về hệ thống truyền hình số và xử lý tín hiệu truyền hình số. Nghiên cứu truyề n<br />
hình số mặt đất theo tiêu chu ẩn DVB-T: giới thiệu về tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T, đặc<br />
tính kỹ thuật, tình hình triển khai tại Việt Nam. Tìm hiểu truyề n hiǹ h số mă ̣t đấ t theo tiêu chu ẩn<br />
DVB-T2: Yêu cầu đặt ra đối với tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T2; các đặc tính kỹ thuật,<br />
khả năng vượt trội của DVB-T2 so với DVB-T. Trình bày lộ trình hóa truyền hình số mặt đất, kết quả<br />
đo thực tế theo chuẩn DVB-T2: Lộ trình số hóa truyền hình số mặt đất tại Việt Nam; kết quả thử<br />
nghiệm truyền hình số mặt đất theo chuẩn DVB-T2 tại Malaysia và tình hình triển khai tại Việt Nam.<br />
Kết quả đo kiể m thực tế truyền hình số mặt đất theo tiêu chuẩn DVB-T2 tại Việt Nam: Trong chương<br />
này đưa ra các kết quả, các số đo thực nghiệm tại các điểm đo tại Hà Nội từ đó rút ra các kết luận<br />
việc sử dụng tiêu chuẩn Truyền hình số mặt đất DVB-T2 đạt hiệu quả và là điều kiện thuận lợi để<br />
triển khai các dịch vụ truyền hình tiêu chuẩn SD, HDTV và 3D TV trong tương lai.<br />
<br />
Keywords: Kỹ thuật điện tử; Truyền hình số mặt đất; Tiêu chuẩn chất lượng; Việt Nam; Truyền hình<br />
<br />
Content.<br />
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH SỐ<br />
1.1. Giới thiệu về hệ thống truyền hình số<br />
Công nghệ truyền hình số có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với công nghệ truyền hình tương tự như: khả năng<br />
sử dụng hiệu quả phổ tần, truyền dẫn phát sóng được nhiều chương trình trên một kênh, có khả năng phát<br />
hiện và sửa lỗi, khắc phục được những ưu điểm thường thấy trong truyền hình tương tự, có khả năng tương<br />
thích với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau cũng như khả năng phát sóng các chương trình truyền hình độ<br />
phân giải cao HDTV… việc truyền dẫn tín hiệu truyền hình số được thực hiện thông qua cáp đồng trục, cáp<br />
quang, vệ tinh hay truyền hình số mặt đất.<br />
1.2. Đặc điểm hệ thống truyền hình số<br />
- Thiết bị truyền hình số dùng trong truyền dẫn chương trình truyền hình là hệ thống nhiều kênh. Tín<br />
hiệu truyền hình số yêu cầu băng tần rộng hơn, ngoài tín hiệu truyền hình còn kèm theo âm thanh<br />
và các thông tin khác như: thời gian chuẩn, các thông tin phụ… được ghép vào các khoảng trống<br />
của đường truyền.<br />
- Ít bị tác động của nhiễu, khả năng chống nhiễu và sửa lỗi tốt hơn, có thể khắc phục được hiện tượng<br />
chồng phổ tín hiệu, hiện tượng bóng ma (Ghosts) so với truyền hình tương tự<br />
- Việc truyền tín hiệu số được thực hiện khi đảm bảo sự tương quan giữa các kênh truyền tín hiệu.<br />
Do đó, các thông tin đồng bộ được đưa vào để đồng bộ các tín hiệu và có thể khóa mã dễ dàng.<br />
- Quá trình xử lý tín hiệu số đơn giản hơn nhiều so với tín hiệu tương tự như: sửa đổi thời gian gốc,<br />
chuyển đổi tiêu chuẩn, dựng hậu kỳ, giảm độ rộng băng tần…<br />
1.3. Các tiêu chuẩn truyền hình số<br />
Hiện tại trên thế giới chủ yếu sử dụng 3 tiêu chuẩn phát sóng truyền hình số là :<br />
- DVB-T (Digital Video Broadcasting-Terrestrial ) Tiêu chuẩn Châu Âu.<br />
- ATSC (Advanced Television System Committee) Tiêu chuẩn của Mỹ.<br />
- ISDB-T (Intergrated Services Digital Broadcasting-Terrestrial) Tiêu chuẩn của Nhật.<br />
1.4. Xử lý tín hiệu, truyền dẫn tín hiệu truyền hình số.<br />
Sử dụng các kỹ thuật nén tín hiệu trong hệ thống truyền hình số giải quyết được yêu cầu về độ rộng băng<br />
tần trong hệ thống truyền hình số.<br />
Phương thức truyền dẫn và phát sóng như: truyền hình số cáp DVB-C, truyền hình số mặt đất DVB-T,<br />
truyền hình số vệ tinh DVB-S, truyền hình độ phân giải cao HDTV, truyền hình qua Internet IPTV, 3G<br />
TV...<br />
Sự ra đời và thay thế của truyền hình số cho truyền hình tương tự là một xu thế tất yếu khách quan.<br />
1.5. Kết luận.<br />
Sử dụng công nghệ truyền hình số đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, hiệu quả cao cho nhà cung cấp<br />
dịch vụ. Công nghệ truyền hình số không chỉ tăng số kênh truyền mà còn cho phép nhà cung cấp dịch vụ<br />
mở rộng kinh doanh ra các dịch vụ mới mà với công nghệ tương tự không thể thực hiện được. Hiện nay<br />
truyền hình số phát triển hết sức đa dạng về loại hình dịch vụ, phương thức truyền dẫn và phát sóng<br />
Trong 3 tiêu chuẩn phát sóng truyền hình số, truyền hình số mặt đất DVB-T sử dụng phương pháp điều chế<br />
COFDM, mã hóa audio theo tiêu chuẩn MPEG-2 đã tỏ ra có nhiều ưu điểm bổi bật và được nhiều nước<br />
trên thế giới lựa chọn trong đó có Việt Nam.<br />
<br />
<br />
CHƢƠNG 2: TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT THEO<br />
TIÊU CHUẨN DVB-T<br />
2.1. Giới thiệu về hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T<br />
DVB-T là tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất chính thức được tổ chức ETSI công nhận (European<br />
Telecommunications Standards Institute) vào tháng 2 năm 1997.<br />
DVB-T sử dụng kỹ thuật COFDM (Coded Orthogonal Frequency Division Multiplexing). COFDM là kỹ<br />
thuật có nhiều đặc điểm ưu việt, có khả năng chống lại phản xạ nhiều đường, phù hợp với các vùng dân cư<br />
có địa hình phức tạp, cho phép thiết lập mạng đơn tần (SFN – Single Frequency Network) và có khả năng<br />
thu di động, phù hợp với các chương trình có độ nét cao HDTV.<br />
DVB-T là thành viên của một họ các tiêu chuẩn DVB, trong đó bao gồm tiêu chuẩn truyền hình số qua vệ<br />
tinh, mặt đất, cáp.<br />
2.2. Sơ đồ khối hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.1: Sơ đồ khối hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T<br />
2.3. Đặc tính kỹ thuật của DVB-T<br />
- Bộ điều chế DVB-T.<br />
- Mã hóa COFDM trong DVB-T.<br />
- Mã sửa sai trước FEC: Mã RS và CC<br />
- Khoảng thời gian bảo vệ.<br />
2.4. Kết luận<br />
Lựa chọn tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T của Châu Âu là một sự lựa chọn đúng đắn để xây dựng<br />
hệ thống truyền hình số mặt đất ở Việt Nam. Truyền hình số mặt đất có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với công<br />
nghệ truyền hình tương tự.<br />
Nhu cầu người xem truyền hình ngày càng tăng cao cả về thời lượng phát sóng, chất lượng chương trình và<br />
chất lượng hình ảnh. Với xu thế hội tụ trong lĩnh vực đa phương tiện, và sự phát triển mạnh mẽ của công<br />
nghệ kỹ thuật truyền hình các dịch vụ truyền hình mới như: HDTV, 3D TV… ra đời đã đang và sẽ được<br />
nhiều người lựa chọn do đó tiêu chuẩn DVB-T cần phải nhanh chóng bổ sung thêm các tính năng mới<br />
CHƢƠNG 3: TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT THEO<br />
TIÊU CHUẨN DVB-T2<br />
<br />
<br />
3.1. Giới thiệu chung về tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T2.<br />
Tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất thế hệ thứ hai DVB-T2 được nhóm DVB Project công bố tháng 6/2008.<br />
Việc triển khai và phát triển các sản phẩm mới cho tiêu chuẩn mới này cũng đã bắt đầu. DVB-T2 kế thừa<br />
những thành công của DVB-T với nhiều cải tiến về việc gia tăng dung lượng truyền dẫn. Khả năng gia tăng<br />
dung lượng là một trong những ưu điểm chính của DVB-T2. So sánh với chuẩn truyền hình số DVB-T hiện<br />
nay, tiêu chuẩn DVB-T2 gia tăng dung lượng tối thiểu 30% trong cùng điều kiện thu sóng và sử dụng các<br />
anten thu hiện có. Thực tế có thể gia tăng dung lượng lên đến gần 50% Với công nghệ sử dụng chuẩ n<br />
DVB-T2, dung lượng dữ liệu đạt được tại UK lớn hơn khoảng 50% so với DVB-T, ngoài ra DVB-T2 còn<br />
có khả năng chống lại phản xạ nhiều đường (Multipaths) và can nhiễu đột biến tốt hơn nhiều so với DVB-<br />
T. Điều này càng thuận lợi cho việc triển khai các dịch vụ quảng bá mới với đòi hỏi nhiều dung lượng hơn.<br />
3.2. Yêu cầu đặt ra đối với tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất mới.<br />
Tiêu chuẩn DVB-T2 phải bảo đảm tính tương quan giữa các chuẩn trong họ DVB.<br />
Tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T2 là tiêu chuẩn chủ yếu dành cho các đầu thu cố định và thu di<br />
động. Do vậy, DVB-T2 phải cho phép sử dụng được các hệ thống hạ tầng anten hiện có (xem Bảng 3.1).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 3.1: DVB-T2 so với DVB-T.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 3.2: Dung lượng dữ liệu DVB-T2 so với DVB-T trong mạng SFN.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3.3. Mô hình cấu trúc hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T2.<br />
Hình 3.1. Mô hình cấu trúc hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T2<br />
<br />
<br />
3.4. Các đặc tính kỹ thuật của tiêu chuẩn DVB-T2<br />
- Lớp vật lý.<br />
- Cấu hình mạng.<br />
- Hiệu quả của sử dụng kỹ thuật chòm sao quay, chèn thời gian và tần số.<br />
- Mã hóa FEC.<br />
3.5. Khả năng ứng dụng DVB-T2 tại Việt Nam.<br />
3.5.1. Khả năng chuyển từ DVB-T sang DVB-T2.<br />
DVB-T2 là cơ hội duy nhất để hỗ trợ các dịch vụ có tốc độ bit lớn như HDTV. Đặc tính kỹ thuật DVB-T2<br />
được xem như chuẩn thay thế tiềm năng cho chuẩn DVB-T đang dùng. Điều này có nghĩa trong tương lai<br />
các dịch vụ truyền hình hiện đang được cung cấp bởi DVB-T sẽ được thay thế bởi cùng dịch vụ nhưng<br />
dùng DVB-T2.<br />
Khi phát sóng theo chuẩn DVB-T2, các dịch vụ mới được hướng đến bổ sung cho môi trường truyền theo<br />
chuẩn DVB-T hiện dùng. Việc triển khai các dịch vụ dùng chuẩn DVB-T2 sẽ đảm bảo tính cạnh tranh của<br />
môi trường DTT và nhắm đến mục tiêu các thuê bao sẽ chuyển dần sang sử dụng các dịch vụ trên DVB-T2.<br />
3.5.2. Triển khai DVB-T2 tại Việt Nam.<br />
Tiêu chuẩn DVB-T2 ra đời cho phép những người làm truyền hình Việt Nam có nhiều lựa chọn hơn trong việc<br />
xây dựng hệ thống truyền hình kỹ thuật số hiện đại.<br />
Truyền hình số quảng bá mặt đất đã phát triển rộng khắp các Tỉnh thành trong cả nước và ngày càng có<br />
nhiều nhà cung cấp dịch vụ truyền hình số quảng bá với số lượng chương trình ngày một tăng. Với những<br />
ràng buộc về giới hạn dung lượng băng tần, môi trường truyền hình mặt đất cần có một hệ thống truyền dẫn<br />
mới hiệu quả hơn để đáp ứng các yêu cầu truyền hình tương lai và hỗ trợ triển khai các dịch vụ truyền hình<br />
mới. Sự phát triển của DVB-T2 đã minh chứng cho sự tin tưởng vào công nghệ quảng bá trên môi trường<br />
truyền hình mặt đất.<br />
Việc phát triển tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất thế hệ thứ hai đã đáp ứng được yêu cầu thực tế. Đó là sự gia<br />
tăng dung lượng băng thông giúp cung cấp cho người xem các dịch vụ truyền hình mới. DVB-T2 hỗ trợ cơ<br />
hội cho các nhà quảng bá triển khai một chuỗi các dịch vụ HDTV trên môi trường DTT, hỗ trợ các dịch vụ<br />
truyền hình trong tương lai. Các dịch vụ thế hệ kế tiếp như 3D TV có thể hưởng lợi từ việc gia tăng dung<br />
lượng sẵn có của DVB-T2.<br />
Việc thay thế tiêu chuẩn DVB-T bởi tiêu chuẩn DVB-T2 cần có một khoảng thời gian “quá độ” trong quá<br />
trình chuyển đổi. Tiêu chuẩn DVB-T và DVB-T2 sẽ cùng tồn tại trong nhiều năm, mỗi tiêu chuẩn sẽ hỗ trợ<br />
cho người xem các loại hình dịch vụ khác nhau.<br />
Hiện nay, Việt Nam đã thành công trong việc ứng dụng truyền hình số mặt đất theo chuẩn DVB-T2, công<br />
nghệ truyền hình tiên tiến nhất thế giới trong truyền dẫn và phủ sóng truyền hình trên cả nước.<br />
3.6. Ví dụ kết quả triển khai tiêu chuẩn DVB-T2 tại Malaysia.<br />
Hình 3.3. Mối liên hệ giữa tốc độ bít và tỉ lệ C/N<br />
3.7. Kết luận chƣơng.<br />
Tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất thế hệ thứ hai DVB-T2 với những đặc tính vượt trội hơn so với tiêu<br />
chuẩn DVB-T đã khẳng định là chuẩn truyền hình số mặt đất lý tưởng cho truyền hình có độ phân giải cao<br />
HDTV, 3DTV và sẽ đem đến nhiều cơ hội triển khai các dịch vụ mới.<br />
Nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu, ứng dụng, triển khai thành công tiêu chuẩn DVB-T2 và đã nhận<br />
được sự ủng hộ cao của người xem.<br />
Việt Nam đã nghiên cứu, ứng dụng và triển khai thành công tiêu chuẩn DVB-T2. Việc thay thế chuẩn DVB-T<br />
bởi DVB-T2 cần có một khoảng thời gian “quá độ” trong quá trình chuyển đổi. Hai tiêu chuẩn DVB-T và<br />
DVB-T2 sẽ cùng tồn tại trong nhiều năm, mỗi chuẩn hỗ trợ người xem các loại dịch vụ khác nhau.<br />
Xây dựng mô hình triển khai hệ thống DVB-T2 cần tiến hành theo từng giai đoạn cho từng vùng khác nhau<br />
cụ thể tiến hành thử nghiệm trên từng vùng khác nhau.<br />
CHƢƠNG 4: LỘ TRÌNH SỐ HÓA TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT VÀ KẾT QUẢ ĐO KIỂM<br />
THỰC TẾ THEO CHUẨN<br />
DVB-T2 TẠI VIỆT NAM<br />
4.1. Lộ trình số hóa truyền hình số mặt đất.<br />
Truyền hình số mặt đất số ra đời và đã nhanh chóng khẳng định được vị thế trên thị trường. Chính vì những<br />
ưu điểm vượt trội của truyề n hiǹ h số mà hầu hết các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã đưa ra lộ<br />
trình số hóa truyền hình số mặt đất và ngưng phát sóng truyền hình tương tự.<br />
Căn cứ Quyết định 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án<br />
số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020”.<br />
Mục tiêu của quá trình số hóa:<br />
- Chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số (<br />
sau đây gọi là số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất) theo hướng hiện đại, hiệu quả, thống nhất<br />
về tiêu chuẩn và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng kênh chương trình, nâng cao<br />
hiệu quả sử dụng tần số truyền hình, đồng thời giải phóng một phần tài nguyên tần số để phát triển các dịch<br />
vụ thông tin di động và vô tuyến băng rộng.<br />
- Mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã<br />
hội, cung cấp các dịch vụ truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu và thu<br />
nhập của người dân đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, quốc phòng an ninh của Đảng và nhà nước.<br />
- Hình thành và phát triển thị trường truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất nhằm thu hút nguồn lực<br />
của xã hội để phát triển hạ tầng kỹ thuật truyền hình, trên cơ sở đảm bảo sự quản lý thống nhất, có hiệu quả<br />
của Nhà nước.<br />
- Tạo điều kiện để tổ chức và sắp xếp lại hệ thống các đài phát thanh, truyền hình trên phạm vi cả nước<br />
theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, hoạt động hiệu quả và phân định rõ hoạt động về nội<br />
dung thông tin với hoạt động về truyền dẫn, phát sóng.<br />
4.2. Mô hình hê ̣ thố ng mạng đơn tầ n theo chuẩn DVB-T2 thiế t lập bởi công ty AVG.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4.1. Mô hình thiết lập mạng đơn tần phát sóng theo chuẩn DVB-T2<br />
4.3. Sơ đồ kết nối tổng thể các thiết bị đo trong hệ thống.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4.2. Sơ đồ kết nối các thiết bị đo<br />
4.4. Kết quả đo thực tế<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4.4.1. Vùng phủ sóng.theo chuẩn DVB-T<br />
<br />
<br />
Hình 4.3. Vùng phủ sóng kế t hợp hai trạm phát Vân Hồ và HTV Hà nội theo cường độ trường<br />
4.4.2. Kế t quả đo Cường độ trường tại các vùng phủ sóng.<br />
4.4.3. Vùng phủ sóng theo chuẩn DVB-T2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4.4. Vùng phủ sóng mạng đơn tần theo chuẩn DVB-T2 tại miền Bắc Việt Nam với 4 trạm phát sóng<br />
Vân Hồ , HTV-HN, Keangnam, Nam Đi ̣nh<br />
4.4.4. Kế t quả đo Cường độ trường tại các vùng phủ sóng..<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4.4.5. So sánh kế t quả mạng đơn tần mô phỏng và đo dạc thực tế<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4.5. Kết luận chƣơng<br />
Từ thực tế đo được, ta nhận thấy kết quả đo kiểm thực tế tại các điểm đo đều thỏa mãn yêu cầu đặt ra,<br />
Cùng 1 điể m đo với cường đô ̣ trường theo chuẩ n DVB- T2 lớn hơn khoảng 50% so với DVB-T. Kế t quả đo<br />
kiể m thực tế của ma ̣ng đơn tầ n theo chuẩ n DVB-T2 có kết quả gần tiệm cận với kết quả theo tính toán.<br />
Với những tính năng nổi trô ̣i của tiêu chuẩn DVB-T2, viê ̣c công ty AVG thực hiện thành công phát<br />
sóng truyền hình số mặt đất theo chuẩ n DVB-T2 tạo ra cơ hội mới trong việc cung cấp dich<br />
̣ vu ̣ truyền hình<br />
độ nét cao (HDTV), 3DTV, dịch vụ truyền hình di động, và các dịch vụ khác trong tương lai. Đặc<br />
biệt, đóng góp đáng kể của việc thực hiện ma ̣ng SFN nhằ m tiết kiệm tài nguyên tần số quốc gia.<br />
References.<br />
Tiếng Việt<br />
1. Ngô Thái Trị. Truyền hình số. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2004.<br />
2. TS. Phạm Đắc Bi, KS. Đỗ Anh Tú, KS. Lê Trọng Bằng. Bài viết “Thiết lập mạng đơn tần DVB-T”.<br />
Khoa Học Kỹ Thuật Truyền Hình - Số 4/ 2004.<br />
3. Quyết định 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án<br />
số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020”.<br />
4. Các thông số mô phỏng bằng Matlap của TS. Ngô Thái Trị Đài truyền hình Việt Nam.<br />
5. Kết quả đo kiểm thực tế tại Công ty AVG khi tham gia nhóm đo thử nghiệm trong quá trình thực<br />
hiện luận văn.<br />
6. Tổng hợp từ bài viết trên các tạp chí truyền hình và bài viết trên mạng:<br />
Tiếng Anh<br />
1. ETSI EN 302 755: "Digital Video Broadcasting (DVB); Frame structure channel coding and<br />
modulation for a second generation digital terrestrial television broadcasting system (DVB-T2)"<br />
2. DVB-T2 Trial Malaysia, ABU digiatal broadcasting symposium kuala lumpur 2011<br />
3. Digital Television Technology and Standards - IncJohn Arnold, Michael Frater, Mark Pickering,<br />
John Wiley & Sons, 2007.<br />
4. Digital Television Systems - Marcelo S. Alencar, Cambridge University Press 2009<br />
5. ETSI EN 301 192: "Digital Video Broadcasting, DVB specification for data broadcasting".<br />
6. http://wikipedia.com, http://DVB.org...<br />