intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRUYỆN KIỀU VỚI NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

Chia sẻ: Ben Ben | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

145
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xưa nay, việc các tác phẩm văn học có giá trị được dùng làm chất liệu cho sáng tạo các loại hình nghệ thuật khác như điện ảnh, sân khấu là hiện tượng khá phổ biến. Với tác phẩm được đánh giá là một áng văn chương kiệt tác của nền văn học Việt Nam như Truyện Kiều thì điều này càng không thể không xảy ra. Trong Truyện Kiều có nhiêù yếu tố để các tác giả và nghệ sĩ xây dựng nên những tác phẩm sân khấu hấp dẫn....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRUYỆN KIỀU VỚI NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

  1. TRUYỆN KIỀU VỚI NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM Xưa nay, việc các tác phẩm văn học có giá trị được dùng làm chất liệu cho sáng tạo các loại hình nghệ thuật khác như điện ảnh, sân khấu là hiện tượng khá phổ biến. Với tác phẩm được đánh giá là một áng văn chương kiệt tác của nền văn học Việt Nam như Truyện Kiều thì điều này càng không thể không xảy ra. Trong Truyện Kiều có nhiêù yếu tố để các tác giả và nghệ sĩ xây dựng nên những tác phẩm sân khấu hấp dẫn. 1. Truyện Kiều, một đề tài hấp dẫn cho nghệ thuật sân khấu kịch hát Việt Nam Trước hết, về mặt nội dung, bản thân cuộc đời nàng Kiều hơn mười lăm năm lưu lạc với bao biến cố thăng trầm, mang đầy kịch tính là chất liệu phong phú để xây dựng nên một hình tượng sân khấu độc đáo, đậm chất truyền thống Việt Nam. Chính vì thế, trong một số kịch bản, các tác giả không cần miêu tả lại toàn bộ cuộc đời của Kiều lần lượt trải qua các sự kiện đúng như nguyên tác của Nguyễn Du. Từng đoạn đời oan trái của Kiều đã đủ làm nên một tác phẩm sân khấu độc lập. Ví dụ, về đoạn đời Kiều bị Hoạn Thư ghen tuông, hành hạ thì có kịch bản cải lương Kiều - Hoạn Thư (hay Hoạn Thư ghen), về đoạn đời Kiều gặp Từ Hải thì có kịch bản Kiều - Từ Hải, về Kiều và Kim Trọng thì có kịch bản Kim Kiều tái hợp,… Sân khấu ca kịch truyền thống Việt Nam vốn có một đặc điểm là thường lấy các nhận vật nữ làm trung tâm, đặc biệt là những thân phận bị chế độ cũ vùi
  2. dập, phải trải qua nhiều đau đớn, mất mát, nh ưng vẫn giữ được những phẩm chất cao quý của người phụ nữ. Sân khấu dân tộc đã xây dựng được nhiều hình tượng nhân vật nữ mang tính điển hình như Thị Kính trong Quan Âm Thị Kính, Xúy Vân trong Kim Nham, nàng Ba Châu Long trong Lưu Bình Dương Lễ, Thoại Khanh trong Thoại Khanh, Châu Tuấn và còn nhiều vai nữa. Vì thế, một nhân vật tài sắc với cuộc đời đầy sóng gió như nàng Kiều, lẽ dĩ nhiên, là một nguyên mẫu hấp dẫn cho nghệ thuật sân khấu. Về giá trị văn học cũng như nghệ thuật sáng tác của tác giả Truyện Kiều, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đánh giá rất đầy đủ. Ở đây, tôi chỉ muốn nhấn mạnh một số nét của tác phẩm dưới góc độ của nghệ thuật sân khấu, trong mối quan hệ giữa chất liệu văn học và tác phẩm sân khấu. Bên cạnh việc khẳng định rằng ngôn ngữ Truyện Kiều đã đạt tới trình độ điêu luyện và tinh vi, sâu sắc, có một số ý kiến cho rằng ở Truyện Kiều, Nguyễn Du còn bị hạn chế bởi lối miêu tả bằng một thứ bút pháp ước lệ, tượng trưng trong văn học cổ điển Việt Nam, nặng về khái quát, dùng những mỹ từ pháp tượng trưng và cách điệu trau chuốt, không đi vào cụ thể (1)… Tuy nhiên, lối miêu tả hiện thực bằng thứ ngôn ngữ ước lệ, tượng trưng lại rất phù hợp với nghệ thuật sân khấu kịch hát ph ương Đông nói chung và kịch hát Việt Nam nói riêng. Sân khấu tuồng, chèo của ta vốn thiên về tả ý, chứ không phải là tả thực. Nghệ thuật biểu diễn của diễn viên sân khấu kịch hát cũng là nghệ thuật mang tính ước lệ, cách điệu và tượng trưng cao. Truyện Kiều là truyện thơ, được viết bằng thơ. Nhân dân ta đã vịnh Kiều, lẩy Kiều, ngâm Kiều và cả diễn Kiều. Trong các kịch bản chèo, cải lương về Kiều, các tác giả có nhiều đoạn đã trích nguyên xi những đoạn thơ dài lấy từ trong Truyện Kiều, hoặc cũng là dựa trên các vần thơ của Nguyễn Du mà sáng tác lời mới cho các nhân vật. Sở dĩ làm được như vậy là vì ngôn ngữ trong sân
  3. khấu kịch hát của chúng ta cũng là thứ ngôn ngữ văn vần, được viết bằng thơ, diễn viên hát, ngâm, nếu có nói cũng là nói lối. Ở đây, nghệ thuật thi ca điêu luyện và chất thơ tràn trề của tác phẩm văn học đã là nguồn nước mát tạo nên và nuôi dưỡng chất trữ tình cho tác phẩm sân khấu. Nhà nghiên cứu lão thành Đào Duy Anh có nhận xét khái quát: “Trong lịch sử ngôn ngữ và lịch sử văn học Việt Nam, nếu Nguyễn Trãi với Quốc Âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta… Nguyễn Du đã phát triển, hoàn chỉnh và thống nhất hai thành phần quan trọng của ngôn ngữ văn học Việt Nam, yếu tố văn học dân gian và yếu tố văn học chữ Hán, để tạo nên một ngôn ngữ văn học mới, dồi dào, uyển chuyển”(2). Chính thứ ngôn ngữ vừa bác học vừa giàu chất dân gian, “dồi dào, uyển chuyển” của Truyện Kiều rất gần gũi với thứ ngôn ngữ dân dã của sân khấu kịch hát dân tộc ta, loại hình nghệ thuật từ nhân dân lao động mà có và dần dần được các bậc hiền sĩ mài dũa, nâng lên thành nghệ thuật chuyên nghiệp có tác giả sáng tác kịch bản. 2. Những tác phẩm sân khấu được phóng tác từ Truyện Kiều của Nguyễn Du Trong lịch sử sân khấu Việt Nam, ít thấy trường hợp một tác phẩm văn học nào lại được chuyển sang nhiều loại hình sân khấu như Truyện Kiều của Nguyễn Du. Theo tìm hiểu gần đây nhất của chúng tôi thì Truyện Kiều được chuyển thể hoặc phóng tác ở gần nh ư hầu hết các thể loại kịch hát của ta như chèo, cải lương, ca kịch bài chòi, tuồng, thậm chí cả kịch nói. Về tuồng, có một số nhà nghiên cứu cho biết đã có kịch bản Kiều, tuy nhiên chưa được dàn dựng thành vở diễn.
  4. Về kịch nói, có thông tin rằng đó là kịch bản ở dạng kịch và thơ, của tác giả Hoàng Xuân Nhị viết tại Pháp, chỉ lưu hành nội bộ trong Trường Đại học Tổng hợp giữa những năm 1965. Về ca kịch bài chòi, có hai vở là Kiều - Từ Hải của tác giả Nguyễn Tường Nhẫn chuyển thể, và Ngàn thu vọng mãi của cố nhà thơ Lưu Trọng Lư. Cả hai vở đều do Đoàn ca kịch Liên khu 5 biểu diễn, và nữ Nghệ sĩ Nhân dân Lệ Thi đã sắm vai Kiều. Nhiều hơn cả là các kịch bản cải lương, sau là đến chèo. Hiện nay còn lưu giữ được các kịch bản sau: Kịch bản cải lương: Thúy Kiều của Việt Dung và Sĩ Tiến. Kịch 3 hồi, 9 cảnh, do đoàn Cải lương Chuông vàng biểu diễn; Kim Kiều tái hợp của Sĩ Tiến (giám đốc Hoa Quỳnh kịch xã); Kiều - Hoạn Thư (Hoạn Thư ghen), của Kính Dân, Đoàn Cải lương Hoa Mai dựng đầu tiên vào năm 1958, được giải nhì trong Hội diễn toàn quốc năm 1958, được tuyển chọn để diễn trong lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du; Kiều - Từ Hải, khuyết danh. Kịch bản chèo: Kim Vân Kiều (Chèo cổ) của Nguyễn Đang; Trò Thúy Kiều, hồi thứ nhất và hồi thứ hai, khuyết danh; Kiều báo oán, khuyết danh. Nội dung của các vở này, hoặc miêu tả lại toàn bộ quãng đời lưu lạc 15 năm của Thúy Kiều, như nguyên tác của Nguyễn Du, hoặc chỉ chọn lọc, tập trung miêu tả thân phận nàng Kiều ở những thời kỳ tiêu biểu, có tính chất là bước chuyển trong cuộc đời Kiều, nh ư Kiều với Thúc Sinh và Hoạn Thư, Kiều với Từ Hải, hay Kiều với Kim Trọng,... Nhưng dù là lấy toàn bộ hay cắt gọt, chọn lọc, thì các tác giả kịch bản đều khá trung thành với nguyên tác về diễn biến của các tình tiết, chi tiết, cũng như về tính cách nhân vật. Điều đó càng khẳng định giá trị văn học và nghệ thuật của Truyện Kiều đã ở mức rất cao,
  5. chặt chẽ và tinh xảo, khiến cho các tác giả khi chuyển thể sang kịch bản sân khấu khó mà thay đổi hoặc thêm thắt gì (điều mà họ thường làm với nhiều tác phẩm chuyển thể khác). 3. Ý nghĩa và những đóng góp của các vở diễn sân khấu Kiều Trong số kịch bản còn lưu giữ được đến nay, ở cả hai thể loại cải lương và chèo đều có hai loại: loại có tên tác giả và loại khuyết danh. Nhìn chung, rõ ràng những kịch bản khuyết danh còn sơ lược, lời văn thô mộc, kết cấu kịch bản còn nhiều chỗ lủng củng. Điều này cũng dễ hiểu, vì những tác phẩm sân khấu khuyết danh thường là được sáng tác từ rất sớm, là sản phẩm của một tập thể, thường là các tác giả nghiệp dư, nhiều khi là những người dân lao động bình thường do yêu thích Truyện Kiều mà chuyển thành các mảnh trò để diễn trên sân khấu. Ví dụ như có hai kịch bản Chèo khuyết danh, các tác giả ghi là Trò Thúy Kiều, hồi thứ nhất, và Trò Thúy Kiều, hồi thứ hai. Có một sự kiện quan trọng trong lịch sử hình thành của nghệ thuật sân khấu cải lương ở nước ta lại gắn với Truyện Kiều của Nguyễn Du: Đó là sau một thời gian dài thai nghén, qua nhiều bước phát triển, vào năm 1920 nghệ thuật Cải lương đã thực sự thành hình với gánh hát chuyên nghiệp của thầy Châu Văn Tú (Năm Tú) được thành lập ở Mỹ Tho. Thầy Năm Tú mời ông Trương Duy Toản soạn tuồng cho gánh hát. Từ những bài liên ca do ông Toản soạn ra trước đó như Kim Kiều hạnh ngộ, Viên ngoại hàm oan, Kiều mộng Đạm Tiên, Từ Hải, ông soạn thành vở Kim Vân Kiều I. Vở này là vở cải lương đầu tiên được trình diễn năm 1920, đánh dấu cái mốc hình thành của sân khấu cải lương (3). Một số kịch bản từ Truyện Kiều có tên tác giả là những tác phẩm sân khấu có giá trị thực sự về nghệ thuật biên kịch. Đó là kịch bản cải lương Thúy Kiều
  6. gồm 3 hồi 9 cảnh, của Việt Dung và Sỹ Tiến, Kim Kiều tái hợp của Sỹ Tiến, Kiều - Hoạn Thư (hay Hoạn Thư ghen) của Kính Dân. Những tác phẩm này có kết cấu chặt chẽ, súc tích, bút pháp trữ tình, lời văn, lời thơ cô đọng và giàu hình ảnh. Các kịch bản có giá trị này đã góp phần làm nên một số vở diễn thành công. Đó là các vở: Thúy Kiều của Việt Dung và Sĩ Tiến, kịch 3 hồi, 9 cảnh, do đoàn Cải lương Chuông Vàng biểu diễn, được giải A trong Hội diễn toàn quốc năm 1958, rồi đoạt Huy chương Vàng trong Hội diễn toàn quốc năm 1962. Vở diễn đã đến với hàng ngàn công chúng qua trên 1000 đêm diễn. Năm 1993, Kiều lại tái sinh trên sân khấu thủ đô qua vở diễn Kiều của Nhà hát Cải lương Hà Nội (với sự hợp nhất của hai đoàn Cải lương nổi tiếng là Kim Phụng và Chuông Vàng), tác giả Việt Dung, đạo diễn NSND Ngọc Dư. Kiều - Hoạn Thư (Hoạn Thư ghen), của Kính Dân, Đoàn Cải lương Hoa Mai dựng đầu tiên vào năm 1958, được giải nhì trong Hội diễn toàn quốc năm 1958, được tuyển chọn để diễn trong lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du. Ca kịch bài chòi Ngàn thu vọng mãi của Lưu Trọng Lư, do đoàn Ca kịch Liên khu 5 biểu diễn. Kiều tái hồi Kim Trọng là vở diễn khá thành công của đoàn Cải lương Quyết Tiến (Bắc Thái) trong những năm 1960. Cho đến nay sân khấu Chèo vẫn còn lưu giữ được một số băng hình của các trích đoạn diễn Kiều, như trích đoạn Tú Bà đánh Kiều, vai Tú Bà do nghệ sĩ
  7. Đinh Thị Sửu đóng, vai Kiều do nghệ sĩ Nguyễn Thị Dịu đóng, vào khoảng những năm 1950. Với các vở diễn về Kiều, sân khấu kịch hát truyền thống Việt Nam đã có thêm một hình tượng nhân vật nữ đi vào lòng người như một nhân vật tiêu biểu cho thân phận đáng thương người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. Đặc biệt, với vai diễn Kiều, sân khấu Việt Nam lại có thêm nhiều sáng tạo nghệ thuật có giá trị, gắn liền với tên tuổi của nhiều thế hệ nữ nghệ sĩ, như nghệ sĩ Kim Xuân của đoàn Cải lương Chuông Vàng, các nghệ sĩ Tuyết Sơn và Kim Oanh của đoàn Cải lương Hoa Mai, NSND Lệ Thi của đoàn Ca kịch Liên khu 5, và gần đây nhất là nghệ sĩ Quỳnh Châu của Nhà hát Cải lương Hà Nội. Bên cạnh nhân vật Kiều, sân khấu của chúng ta còn có thêm nhiều hình tượng cũng rất độc đáo, sống động như Từ Hải, Kim Trọng, Hoạn Thư, Thúc Sinh, Sở Khanh, Tú Bà… Từ nhiều thế kỷ nay, Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du đã đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam như một áng văn chương kiệt tác. Xa hơn nữa, Truyện Kiều còn được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, được nhiều học giả nước ngoài nghiên cứu và đánh giá rất cao. Và vở Kiều của Nhà hát Cải lương Hà Nội cũng đã xuất ngoại, biểu diễn thành công ở Thụy Sĩ vào năm 1995. Đoàn diễn 12 đêm mà vé thì đã bán hết ngay trước khi đoàn sang, khiến nhiều Việt kiều không mua được vé chỉ còn biết tìm đến đoàn để giao lưu, gặp gỡ với diễn viên cho đỡ nhớ quê hương. “Còn những người được xem thì có hai niềm vui sướng: Được xem một câu chuyện đã thấm vào máu thịt dân tộc mấy trăm năm nay và được nói, được nghe tiếng mẹ đẻ trong tình cảm đồng bào máu mủ ruột thịt”(4). Về các khán giả nước bạn, nhà báo viết: “Bằng vào thái độ của người xem thì có thể thấy họ
  8. hoàn toàn hiểu được cử chỉ, động tác, giọng hát, âm nhạc của vở diễn. Khán giả im lặng, chăm chú xem đến nỗi những lúc chuyển cảnh, cả rạp lặng như tờ…”(5). Cái ý nghĩa lớn nhất, thành công lớn nhất của các vở diễn sân khấu kịch hát về Kiều là ở chỗ chúng không những đã cho người xem được thưởng thức Truyện Kiều thông qua hình tượng sân khấu, được chiêm ngưỡng tài nghệ diễn xuất của diễn viên, xử lý mảng miếng của đạo diễn, mà đồng thời được nghe lại những áng thơ ca đầy gợi cảm của Truyện Kiều mà từng câu, từng lời đẹp đẽ đã ngấm vào máu thịt của mỗi người dân Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2