intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Truyện ngắn Cái đùi gà

Chia sẻ: Chim Chichbong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

57
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đang ngồi tỉ mẩn gọt táo, bố gập tờ báo, quay ra hỏi nó : - Bao giờ con Vân được nghỉ học nhỉ? - Con á, tuần sau bố ạ. .Nó vui vẻ đáp. Năm vừa qua nó học tốt, lại đi thi học sinh giỏi, được giải nhì hẳn hoi, kiểu gì cũng được bố thưởng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Truyện ngắn Cái đùi gà

  1. Cái đùi gà Đang ngồi tỉ mẩn gọt táo, bố gập tờ báo, quay ra hỏi nó : - Bao giờ con Vân được nghỉ học nhỉ? - Con á, tuần sau bố ạ.
  2. Nó vui vẻ đáp. Năm vừa qua nó học tốt, lại đi thi học sinh giỏi, được giải nhì hẳn hoi, kiểu gì cũng được bố thưởng. Bố cười cười, quay ra nhìn mẹ nó : - Thế mình chuẩn bị đồ đạc dần đi là vừa nhỉ, con nó nghỉ là về quê luôn. Tầm này chưa nóng quá, chứ để tháng sau về thì nóng, mệt lắm. …về quê?. Nó mơ mơ hồ hồ, cười nhìn như mếu. * * *
  3. Quê ngoại nó ở Lào Cai. Không phải ở thành phố, mà xa tít tắp, xa lắm. Từ nhà nó về quê, phải đi xe khách lên Hà Nội, đã mất tám, chín tiếng đồng hồ. Sau đó tối ra ga, bắt chuyến tàu đêm lên Lào Cai. Rồi tiếp đó, phải đi bộ năm cây số đường sắt, và một đoạn đường đất, mới vào đến nhà bà ngoại. Vì nhà ngoại ở giữa hai trạm ga, mà lúc đó, mỗi trạm ga cách nhau mười lăm, hai mươi cây số. Sở dĩ nó không thể nhớ chi tiết đường đi và tên gọi mỗi điểm đến, là vì từ khi biết vác cái cặp đi học đến nay – 14 tuổi- nó nhớ là cách ba, bốn năm, mới về quê ngoại một lần. Cũng có nghĩa là, từ bé đến giờ, nó về thăm ngoại được ba lần. Nó không mấy hào hứng khi nghe được về quê. Nó say xe. Có uống bất cứ loại thuốc nào nó cũng say. Cứ nghĩ đến cả nửa ngày trời nôn mửa trên xe khách là nó muốn phát điên.
  4. Trên nhà bà không có sóng điện thoại, điện thì chạy bằng sức nước suối, và không có cả tivi. Nó sẽ sống thế nào... Chưa kể đến một nỗi kinh hoàng đáng sợ hơn : NHỮNG CON DĨN. Đúng thế, chúng nhỏ tí teo, bu đầy chân và tay, và cổ…và bất cứ chỗ da thịt nào hở ra. Bị chúng đốt, còn kinh hơn bị muỗi đốt gấp trăm lần. Nó cố nghĩ một cách lạc quan : về quê sẽ được chạy chơi với lũ em, được đi ra suối, lên đồi, lên rừng…được chơi những trò mà ở thành phố không thể có. À, còn được ăn những đồ ăn ngon lành các dì các cậu trồng trọt chăn nuôi, mà không sợ đủ thứ thuốc bảo quản… Rồi nó thở dài. Mẹ nó sẽ không cho nó ra suối, không cho nó lên rừng, không cho nó cưỡi lên lưng trâu, không cho nó lội xuống ao bắt cá bắt ốc… bla bla. Hồi nó còn bé cũng thế, bây giờ vẫn thế thôi. Vả lại, nó mười bốn tuổi rồi, nghĩ thế nào cũng không thể lon ton theo bọn trẻ con chơi ô ăn quan, nhảy lò cò, bắn bi, vồ ếch… Nó thở dài, chắc chỉ còn lại niềm lạc quan được ăn ngon. Kì lạ là…trong cái niềm háo hức tự vặn mình ra để có ấy, nó chẳng thấy cảm giác nhớ mong được sà vào lòng bà ngoại nó.
  5. * * * - Mẹ ơi, bao giờ thì đến nơi? Nó phụng phịu, lê đôi chân nặng nhọc trên sỏi, bước từng bước một qua những thanh sắt đường ray. Tàu đã “bỏ” lại gia đình nó được nửa tiếng rồi. Ban đầu nó vừa đi vừa sợ, nhỡ mà có tàu chạy qua, cả nhà nó tránh làm sao. Nhưng sau đó nó yên tâm mà lê lết tiếp, khi bố cho nó biết rằng, chỉ có một chuyến tàu chạy thôi, mai mới lại có tàu. Mẹ nó đi đằng trước, trên lưng là ba lô du lịch, hai tay còn hai túi to, vừa quần áo vừa quà tặng. Mẹ nó trả lời, gần như gắt lên: - Khi nào đến thì đến, con đừng hỏi nữa, mẹ cũng mệt lắm.
  6. Nó lại im, phụng phịu đi tiếp. Cái ba lô trên vai nó như càng lúc càng nặng, còn cái túi bánh kẹo thì nó chuyển hết từ tay trái rồi lại qua tay phải cầm. Bố nó pha trò : - Chà !!! Vân nhìn xem, bên phải con là rừng núi, bên trái con là…dốc đá, dưới đó có suối. Có thể coi như đang ở trên kênh truyền hình Discovery rồi còn gì. Ở thành phố không kiếm đâu ra được cảnh này đâu… lát nữa có khi còn được nghe khỉ hót đấy. - Bố à, khi không hót đâu, nó chỉ hú thôi… con ước gì con còn bé tẹo, để bố mẹ cõng con. - Hà hà, lớn rồi có chân phải tự đi chứ. Bình thường mấy đứa em con trên này, đi cả chục cây số để đi học ấy. Sướng quá rồi con ạ, chịu khổ một tí cho quen đi…
  7. - Vầng… Nó kéo dài chữ “vâng” một cách não nề. Ở đâu cũng có cái khổ chớ, nó ở nhà cũng sung sướng gì…ngoài việc không phải làm việc nhà, nó phải học rất nhiều, để mà cạnh tranh với “con nhà người ta” của bố mẹ. Thế cũng là một cái khổ lắm lắm chứ. Đi mãi, rồi cuối cùng cũng đến nơi. Nó nhìn thấy từ xa, bên mấy gốc tre già, bà nó, cậu mợ nó và mấy đứa em đứng cả đấy. Đám trẻ con ùa ra trước, chúng tíu tít chào : - Cháu chào bác... - Cháu chàu bác ạ.. - aaaaaaa, quà quà quà !!!... Rồi chúng lại tíu tít ôm bọc bánh kẹo lao vào nhà trước. Nó thở phào, tay nó như nhẹ hẳn đi.
  8. Nó chào bà, rồi tự nhiên thấy mũi có chút cay cay. Thì ra, đã lâu lắm rồi, đến nỗi nó không nhớ nổi hình dáng của bà nó lúc trước nữa. Bà đang cười, mắt ngân ngấn nước nhìn bố mẹ nó. Tóc bà bạc thế, bạc trắng xóa, trắng hơn cả tóc bà nội nó. Bà gầy gầy, da nâu nâu... liệu có phải bà gầy hơn ngày trước không? Rồi tự nhiên nó thấy tay chân nó trở nên thừa thãi. Nó luống cuống không biết nên làm gì. Nó nên ôm chầm lấy bà nó không ? Hay nó nên cầm tay bà ?... Bà đang hết đòi đỡ túi hành lí của mẹ nó, lại quay qua bố nó, đưa tay quạt quạt cho bố nó mát... Xong, chợt thấy cả nhà đứng đầu làng hình như đã lâu, bà nó bắt đầu đẩy mọi người vào nhà. Bà cầm tay nó, kéo đi thật nhanh : - Cha bố cô, lớn thế này rồi cơ à... Đi vào nhà nào... chết chửa, đi đường xa có mệt lắm không con ? - ... dạ không mệt ạ.
  9. Nó cười toe toét. Thì ra, cái tình ruột thịt là như thế. Dù cho cả đời chỉ có dịp gặp nhau một vài lần, thì mỗi lần gặp cũng thấy ấm áp, gần gũi như người đã ở bên mình từ lâu lắm. Nó đứng trước cửa, cố gắng hít căng lồng ngực cái không khí trong trẻo mà chỉ ở làng quê mới có. Cây hồng bạch ông trồng, thoang thoảng hương thơm ngát. * * * - Hột mít của bà, dậy ăn sáng đi con. Bà ngoại khe khẽ gọi nó dậy. Nó lăn qua lăn lại một vòng, rồi tung chăn dậy. đều đặn cả tuần nay, nó được gọi dậy lúc 6h sáng, và ăn sáng lúc
  10. 6h30. Ừ thì lúc đi học nó cũng thế, nhưng mà…bây giờ là mùa hè mà. Nó muốn ngủ nướng. Các cậu các mợ, các dì nó nữa, đã đi làm đồng từ sớm. nó xuống bếp…nhìn quanh. Nó không biết sử dụng bếp củi. Mọi thứ trong bếp cứ đen thùi lùi, tối om om. Nó bê cái bát không, lên nhà lấy gói mì tôm ra úp. Mấy đứa em nó ngồi ăn cùng nó. Chúng lấy hũ đường trắng mà mẹ nó mua về, rồi đổ từng thìa be bé vào bát cơm. Chúng ăn cơm trộn đường và thích thú như được ăn cái gì quý hiếm lắm, làm nó vừa ngạc nhiên vừa buồn cười. - Mấy đứa thích ăn đồ ngọt lắm à? - … ạ âng..
  11. Nó nhăn mặt : - Nuốt trong mồm đi rồi hãy nói chứ. Thằng em nó ăn một thìa cơm to, nhai vội nhai vàng, nuốt cái “ực”, rồi liếm mép, cười khì khì: - Dạ vâng. Bình thường không được ăn đâu chị, có dịp mới được ăn ạ. - Dịp gì? - Tết chị ạ. Tết trung thu, tết tháng bảy, mới cả tết …tết to ấy chị. Thằng bé nhất nói. Thằng anh nó gõ đầu nó:
  12. - Mày ngu thế. Là rằm tháng bảy, tết trung thu với tết năm mới. Rồi quay sang nó: - Mới cả mỗi lần nhà chị về nữa, là được ăn bánh kẹo với ăn cơm đường thoải mái. Hì hì… - … Nó không nói gì, gắp mì tôm thổi phù phù ăn. Mì hôm nay nhạt nhẽo lạ.
  13. Phải đến 8h sáng, đồng hồ sinh học của nó mới hoạt động bình thường. Nó tha thẩn từ nhà trên xuống nhà dưới, từ nhà cậu út sang nhà dì. Kiếm cái gì đó… làm cho hết ngày. Bố mẹ nó cũng đi ra đồng rồi. Nó không ra, nắng lắm. Đám em trai thì đi chăn trâu chăn bò gì đấy. Cuối cùng, nó chọn ngồi chơi búp bê với đứa em họ 7 tuổi. Được cái, con bé cũng ngoan, nó bảo gì nghe nấy, nó kể gì cũng tin. Thật ngây thơ. … Nó nhớ đám bạn ở thành phố. Hè này, chắc chúng nó có nhiều trò vui lắm. Đứa nào cũng bảo, hè này chơi xả láng, sang năm cuối cấp rồi, học té khói để thi lên cấp ba. Nó thở dài. Thôi thì không thể thay đổi được gì.
  14. Ở nhà bà ngoại, được cái không khí trong lành, và đồ ăn ngon. Cứ mưa thì không có dĩn, nhưng không đi đâu được. Cứ nắng thì có dĩn, phải bôi cả tấn kem chống muỗi lên người. Dần dần nó cũng quen. Thú vui của nó là …chơi búp bê, lôi em họ nó ra làm búp bê, và tha thẩn ra trêu mấy con chó con mèo, đi lùa mấy con vịt con. Thật giống “trở về dòng sông tuổi thơ” * * * Hôm nay cả nhà nó ở nhà, các cậu các mợ cũng ở nhà. Công việc gieo lúa vụ mùa đã xong, mọi người nghỉ ngơi một hôm. Bố nó với cậu út đi đâu đó, rồi dắt một con dê về. Con dê xinh xắn đáng yêu, được trói vào gốc cây, chờ đến chiều thì làm thịt.
  15. Các mợ nó đang làm đồ ăn trưa dưới bếp. Bữa trưa lại được ăn gà. Gà bà ngoại nuôi, thịt thật ngon. Miếng thịt gà béo ngậy, thơm lừng, mỡ gà vàng óng. Giống gà đông cảo, con nào cũng to đùng. Gà luộc lên thơm lừng, cắn một miếng ngập răng, thấy sung sướng không gì bằng. mùi vị ngọt ngọt, ngon lành ấy, là thứ nó mê tít. Gà công nghiệp à, chẳng có mùi vị thịt gà, ăn thì nhiều thịt nhưng bở như bùng bục. Gà ri à…ừ thì ngon đấy, nhưng bé tí, chẳng bõ ăn. Gà chọi, hay gà lai chọi gì đấy, thì thịt dai quá, nó chẳng ăn được. Cho nên với nó, gà bà ngoại nuôi, là số một. Giống như đám em nó ăn cơm với đường, nó có ăn gà cả tuần, cả tháng cũng không biết chán…
  16. Nó chơi với đám em từ sáng. Trừ hai thằng em lớn phải đi chăn trâu, còn lại chị em chúng nó ra vườn cây chơi. Nó thích đám hoa mà hồi còn sống ông ngoại trồng. Còn mấy đứa em nó, thì chỉ thích vườn cây ăn quả. Nó không thiết tha lắm, vì đến mùa nhãn mùa hồng, thì nó về nhà rồi. Chơi chán, nó chạy vèo xuống gian nhà bà ngoại. nó nũng nịu với mẹ : - Mẹ ơi, con đói. - Tí nữa mới đến giờ ăn cơ mà. Vào nhà uống nước đi, con lười uống nước lắm đấy. Mẹ nó nằm trên võng, miễn nhiễm với cái ánh mắt long lanh đói khát của nó. Nó đang xị mặt, thì tự nhiên nghe tiếng bà gọi. chạy xuống cửa bếp, nó thấy mợ nó đang chặt gà. Bà lấy một cái đùi gà to tướng đưa cho nó :
  17. - Này ăn đi cháu. Về nhà bà thì cứ thoải mái đi, đói thì ăn khát thì uống, không phải nhịn. - Cháu xin ạ !!! Nó nhanh nhảu cầm lấy, cười toe toét. Cái đùi gà thơm lừng, còn âm ấm. cầm cái đùi gà đi lên hiên, nó thong thả ngồi ở bậc thềm, gặm nhấm. thịt gà mềm mềm, ngọt ngọt, ngon tuyệt… Ăn xong cái đùi gà, nó tí tởn ra giếng rửa tay. chợt, nghe thấy tiếng thằng em họ bé nhất của nó- thằng Dương nói : - Sao chị được ăn đùi gà trước mà con không được ăn. - Tí nữa rồi ăn. Chị lớn hơn nên nhanh đói, ăn trước có làm sao.
  18. Tiếng mợ nó nạt khe khẽ. Rồi đến tiếng cái Ngoan – chị thằng Dương- đứa em bảy tuổi ngây thơ chơi búp bê với nó: - Sao mẹ vẫn bảo lớn phải nhường bé? - … - Mấy đứa chúng mày buồn cười nhể, có mỗi cái đùi gà. Chúng mày ở đây ăn suốt, chị nó ở thành phố toàn gà đểu, có gà quê mà ăn đâu. Chị mày thíc ăn thì để nó ăn chứ làm sao. Bà ngoại nạt hai đứa em.
  19. - Ăn suốt đâu mà ăn suốt, ngày to to bà làm cơm cúng, cũng mỗi đứa được một miếng. Chỉ lúc nào bác về mới được ăn nhiều gà, nhiều trứng, nhiều thịt thế thôi. Bà cho con ăn đi… - …cha bố anh. Đây, ăn ít thôi còn để tí người lớn ăn cơm. - Hì hì…mấy đĩa liền thế kia ăn đủ bà ạ. Bà chiều cháu lắm, nạt chúng nó rồi lại cho chúng nó. Tiếng mợ nó chen ngang: - Chúng mày đừng làm nũng nhiều hư người nhé. Bình thường có thế nào ăn thế đấy. Bà nuôi nhiều gà để bán, rồi để con cháu ăn chứ để làm gì. Không phải không cho chúng mày ăn, mà là vài năm bác mới về một lần, hai bác với chị là khách quý, biết chưa.
  20. - Âng ạ… Chúng nó lại vừa nhai vừa thưa đây mà. Nó cúi người rửa tay, tự nhiên thấy nghẹn. Miếng thịt gà mắc trong họng, mãi chưa trôi. * * * Sáu, bảy năm nay, nó chưa về thăm quê ngoại. Ngày giỗ của ông ngoại vào tháng mười âm lịch, khi đó mẹ nó về thì nó không theo được vì phải đi học. Việc học bận rộn của nó, công việc ngày càng nhiều của bố nó, cuốn hai bố con nó vào vòng xoáy lốc bận bù đầu. Nhiều khi, bữa cơm nhà cũng chỉ có mình mẹ nó ngồi ăn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2