intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Truyện ngắn Sao Đổi Ngôi

Chia sẻ: Lang Thị May | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

48
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chap 1: Đổ vỡ! -Kết quả học hành dạo này ra sao hả con? Từ trong căn nhà hai tầng xây theo kiểu kiến trúc phương Tây, một giọng nói trầm ấm vang vọng ra. -Dạ, tốt thưa ba! Lại một giọng nói nữa vang lên, lần này nghe có vẻ nhẹ nhàng, thanh thoát hơn hẳn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Truyện ngắn Sao Đổi Ngôi

  1. Sao Đổi Ngôi Chap 1: Đổ vỡ! -Kết quả học hành dạo này ra sao hả con? Từ trong căn nhà hai tầng xây theo kiểu kiến trúc phương Tây, một giọng nói trầm ấm vang vọng ra. -Dạ, tốt thưa ba! Lại một giọng nói nữa vang lên, lần này nghe có vẻ nhẹ nhàng, thanh thoát hơn hẳn. -Chi tiết? -Dạ, điểm trung bình là 9,5 các môn đều từ 9,0 trở lên. Môn Thể dục, Âm nhạc và Mĩ thuật đạt loại Tốt. Con được cử đi thi học sinh giỏi môn Toán, nhất khối kiêm nhất trường học kì này và được đề cử cho chức Hội trưởng hội học sinh năm tới. -Uhm, vẫn không có gì khác so với năm trước cả. Thôi, con lên phòng đi! -Dạ, thưa ba! Cúi đầu lễ phép trước khi rời đi, người con gái mang một thân hình gầy guộc đến nao lòng cố gắng nén tiếng thở dài. Cha cô lúc nào cũng như thế, gặp nhau là hỏi chuyện học hành chứ không bao giờ hỏi cô con gái của mình một câu kiểu như: “Con dạo này có khỏe không” hay “Ở trường có chuyện gì vui không”. Lúc nào cũng là “kết quả học hành dạo này ra sao”, ngoài ra thì chẳng còn lời nào để nói. Chắc hẳn các bạn đang thắc mắc cô gái kia là ai đúng không? Đó chính là Minh Tường-nữ chính đầu tiên của truyện. Còn người mà cô gái của chúng ta gọi là ba chính là Hiệu trưởng của một trường Đại học danh tiếng-Nguyễn Minh Sơn.
  2. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình gia giáo, từ nhỏ, cô đã ý thức được rằng việc học là một công việc vô cùng quan trọng và cô đặt nó lên vị trí hàng đầu. Cũng chính vì thế mà cô được mọi người gán cho cái tên “thần đồng” từ bé, bởi thành tích học tập của cô trổi vượt hơn nhiều so với những đứa trẻ cùng trang lứa. Từ nhỏ đến lớn, cô luôn luôn được mẹ-Hiệu phó của trường cấp ba Thanh Bình (cũng chính là nơi cô đang theo học hiện tại) dạy cho cô về những lễ nghĩa phép tắc . Và cô. Nhất nhất vâng theo. Nhưng có một điều khiến cô biệt lập hẳn với những người “con ngoan trò giỏi” khác, đó chính là mái tóc cắt ngắn theo phong cách tomboy và cách ăn mặc cũng theo phong cách tomboy nốt. Không ít lần mẹ Minh Tường phàn nàn, nhưng cô chỉ ôm cổ mẹ mà thủ thỉ: -Con đến chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể còn thiếu hụt thì lấy đâu ra dưỡng chất mà nuôi tóc dài hả mẹ? -Thế cũng được nhưng còn mấy bộ đồ y hệt con trai của con thì con tính sao?-Mẹ cô nhẹ nhàng vòng tay ôm lấy con gái, xoa xoa đầu cô. -Thì con mặc đồ rộng như thế trông mới đỡ trơ xương đi được chứ mẹ!-Cô dụi dụi đầu vào vai bà, nũng nịu. -Uh, thế cũng được! Nhưng mà con lo ăn nhiều nhiều vào để còn có da có thịt chứ xương không người ta cũng chẳng thích đâu. Lúc ấy đừng có than nha cô nương. -Hì, con biết rồi!-Cô cười, híp mí. Mẹ lúc nào cũng hay lo xa như thế. Sáng. Thức dậy lúc 5h30 theo thói quen, làm vệ sinh cá nhân khoảng 5 phút, chuẩn bị bài vở, ôn lại mớ kiến thức đã học tối qua, sau đó, cô xuống nhà ăn sáng. -Chúc mẹ ngày mới vui vẻ! Đi vào nhà bếp một cách hết sức nhẹ nhàng, đến mức rón rén, cô cất tiếng “oanh vàng thỏ thẻ, chim sẻ chạy đàn” làm mẹ cô giật mình, suýt đánh rơi quả trứng đang cầm trên tay. -Con làm mẹ hết hồn!-Mẹ cô xoay người, mắng yêu, thuận tiện xoa xoa đầu cô khiến nó rối tinh rối mù lên. -Mẹ này, con lớn rồi! Sao mẹ cứ xoa đầu con như con nít thế?-Cô chun chun mũi, miệng chu lên khiến mẹ cô bật cười. -Thôi đi cô ạ, mai mốt làm Luật sư được đấy! -Con không thi Luật đâu. Toàn là những thứ khó nhớ.-Cô lắc đầu nguầy nguậy, phản đối.
  3. -Thế thi gì? -Con thi Kinh tế, đúng môn Toán là sở trường luôn. Vừa nói, Minh Tường vừa kéo ghế ra. Mẹ đã chuẩn bị sẵn cho cô một phần bánh mì ốp-la trên bàn, phần đang làm dở dang kia chắc là cho ba. Cô đoán vậy. Hôm nay mẹ cô không có tiết dạy ở trường, mà những lúc như thế bà thường chuẩn bị đồ ăn sáng cho chồng con trước rồi mới ăn sau. -Ba đâu rồi hả mẹ?-Nuốt miếng bánh mì trong miệng, cô thắc mắc khi nhìn thấy cái ghế đầu bàn vẫn còn trống. Nếu như mọi khi thì giờ này ba cô đang ngồi đó và thưởng thức bữa sáng do mẹ cô làm. -À, mới sáng ông ấy đã ra ngoài có việc rồi.-Mẹ cô trả lời, mắt vẫn không rời khỏi cái chảo đang chiên trứng. Thấy mẹ im lặng cô cũng không hỏi nữa mà chú tâm giải quyết ổ bánh mì và phần ốp-la trên bàn. Thú thật là cô không hề thích bánh mì ốp-la tẹo nào nhưng mà mẹ cô cứ ép miết nên cô đành phải ăn. Dù gì thì chúng vẫn có nhiều chất dinh dưỡng và protein hơn nhưng món khác. Giải quyết xong, Minh Tường lên phòng thay đồ. Hôm nay là thứ hai, trường cô bắt học sinh phải mặc áo dài. -Thưa mẹ con đi học! Cô đứng ngoài phòng khách nói vọng vào nhà bếp vì sợ trễ. Còn 10 phút nữa là lễ chào cờ bắt đầu, Minh Tường không đủ thời gian để đi bộ như mọi khi nên cô đành đi xe đạp. Chuyện thần đồng của trường mặc áo dài, tóc ngắn, đi xe martin@ loại tay ngang màu đen cũng đã không còn mới mẻ gì. Có chăng cũng chỉ là sự ngạc nhiên của một vài kẻ mới chuyển vào trường hoặc các em khóa dưới thôi. Còn đối với những kẻ khác thì nó đã được coi là chuyện bình thường từ đời nào rồi. Trời Sài Gòn đang ở mùa mưa, những vũng nước vẫn còn đọng lại sau trận mưa đêm qua khiến mặt đường có phần lầy lội và ẩm ướt. Một chiếc xe hơi chạy vụt qua với tốc độ kinh hoàng làm nước bắn lên người cô. Minh Tường có phần bực bội vì áo quần xuất hiện những chấm nâu dơ bẩn nhưng cũng đành câm lặng mà nhấn pê-đan đi tiếp, cô không phải người dễ dàng nổi nóng. Nhưng có một điều mà chiếc xe để lại ấn tượng cho cô, đó chính là màu cam lè cam lẹt có vài đường viền đen phá cách. Giá của nó chắc chắn không hề ít và dĩ nhiên, kẻ sở hữu cũng phải là người giàu có vào bậc nhất nhì đất Sài Gòn. Để xe vào bãi, Minh Tường đi lên lớp cất cặp. Mới đến đầu dãy, cô đã nghe tiếng nói oang oang của Diễm “mã lai”. “Chắc là đang bàn tán về một anh chàng nào đó mà nhỏ mới quen”-Minh Tường nghĩ thế vì nhỏ bạn của cô có số “đào hoa” từ hồi còn học cấp một.
  4. Những mối tình của Diễm đều được cả lớp biết đến và được cập nhật hằng ngày. Không phải vì tò mò gì cho cam mà là đếm xem cái tên xấu số ấy tay trong tay với nhỏ được bao nhiêu ngày. Mối tình kéo dài lâu nhất của Diễm “mã lai” là với Phi- anh chàng cao cao gầy gầy lớp bên, thời gian nhẩm tính cũng gần hai tháng. Lúc đầu, thần dân hai lớp thấy cặp này khá là hợp cạ, Diễm hăng hái, Phi năng nổ, nói chuyện thì không thiếu đề tài, ấy vậy mà lại chia tay. Cái tin này khiến tụi học sinh hai lớp sửng sốt suốt…một ngày trời. Đến lúc hỏi lý do tại sao, Diễm trả lời tỉnh bơ như cây cơ: -Chán! Thế đấy, vậy mà cái đám con trai cứ bu vào, y như con thiêu thân lao mình vào đám lửa, đến lúc chuốc thiệt hại vào người thì mới nhận ra, nhưng đã quá muộn. -Ê, làm gì mà quần áo chấm chấm cà phê thế Sa-tan?-Trang “cỏ dại” vỗ vỗ vai Minh Tường khi cô vừa bước vào cửa lớp. -Xui xẻo! Sáng sớm đã gặp phải một tay chạy xe như ăn cướp, cái bánh xe của hắn cán lên vũng nước, đúng lúc Tường đi qua, thành ra lãnh đạn. -Hờ hờ.-Con Trang cười giả lả-Thôi, đi rửa đi, tí còn lên nhận cờ luân lưu, không là đẹp mặt mày lắm đấy. -Ờ! Nhưng mà Cỏ dại cất dùm Sa-tan cái cặp đi. Không là trễ giờ!-Chớp thời cơ, cô đưa luôn cái cặp cho nhỏ bạn, sau đó là sải những bước dài về phía nhà WC để rửa cái tà áo lấm lem bùn đất. Giờ Chào cờ lúc nào cũng chán ngắt như thế. Cô chẳng hiểu nổi thầy Hiệu trưởng lấy đâu ra hơi để có thể nói liên tù tì suốt hơn nửa tiếng mà chẳng dừng lại để cổ họng nghỉ ngơi gì cả. “Chắc ngày xưa thầy luyện thanh tốt lắm nên mới có thể nói nhiều đến vậy!”-Phúc “heo” từng nhận xét như thế. Mà nghĩ cũng có lí lắm lắm luôn. Tiết cuối, chờ mãi mà chẳng thấy thầy Toán đâu, Thông “manh”-lớp trưởng của lớp 11A1 đi xuống phòng Hiệu trưởng để báo cáo, dù cả lũ nằng nặc đòi để Sa-tan- lớp phó kỉ luật và cũng chính là Minh Tường đi. Cả lớp chỉ mong được thoát khỏi sự nghiêm khắc của cô nhưng Minh Tường đã đè bẹp cái ý tưởng được giải thoát ấy bằng một câu gọn lỏn: -Nhà trường quy định nếu trống tiết thì lớp trưởng đi báo cáo! Xong, thế là cả lũ lại im lặng. Đúng là Sa-tan, ác ơi là ác! Nếu trong mắt những học sinh khác của trường, Minh Tường là thần đồng thì đối với lớp, cô là ác quỷ. Những luật lệ hà khắc do cô đề ra đều khiến cả lớp khiếp vía, thành thử chẳng đứa nào dám không học bài, quậy phá hay hó hé gì trong giờ học.
  5. Chỉ cần vi phạm thì y như rằng cả tá hình phạt sẽ đổ ập xuống đầu. Hơn nữa, cô chẳng khác nào cai ngục. Suốt tiết trông có vẻ chăm chú là thế, ấy mà nhất cử nhất động của các thành viên trong lớp đều không lọt khỏi tầm mắt. Vả lại cô làm việc thì “công tâm phân minh”, bởi thế mà bị gán cho cái biệt danh Sa-tan kia. -Xin báo với cả lớp-Thông “manh” bước tới cửa đã buồn rầu-Vợ thầy sắp sanh nên thầy không tới được, do vậy nên chúng ta phải…ra về! Nghe xong câu đó, cả tập thể chúng nó hò hét ầm ĩ, vội vàng cất tập vở vào cặp, sau đó ba chân bốn cẳng phi về nhà. Và cô cũng không ngoại lệ. Choang… Vừa về tới cổng, chưa kịp cất xe, Minh Tường đã nghe thấy tiếng đổ vỡ, cô vội vàng bước nhanh vào trong xem có chuyện gì. -Bây giờ cô muốn gì?-Tiếng ba từ trên lầu vọng xuống khiến cô khựng lại. -Muốn gì…ư? Tôi muốn biết rốt cuộc mấy thứ này là sao hả? Là mẹ! Tiếng của bà nghèn nghẹn nghe như sắp khóc. -Hừ, thôi được! Tôi nói cho cô biết, bao nhiêu năm qua, tôi sống với mẹ con cô chẳng qua cũng vì gia đình ép buộc thôi. Còn tình yêu ư? Một chút cũng chẳng có! -Anh…-Mẹ cô tức giận không nói thành lời. -Sao? Muốn biết sự thật chứ gì? Tôi có gia đình bên ngoài đó, hạnh phúc hơn cái nhà này nhiều! Nếu nơi đó là thiên đường thì cái chốn này chỉ xứng là địa ngục.-Ba cô quát lớn. -Anh…-Tiếng mẹ tuyệt vọng từ trên vọng xuống. Từng lời, từng lời do ông nói ra như hàng ngàn mũi dao nhọn cứa vào tim bà, đau nhói! Rầm! Đóng mạnh cánh cửa, ông đi ra ngoài, bỏ mặc con người đầu ấp tay gối mấy mươi năm trời đang quằn quại vì đau khổ trong kia. Nhưng…ông ta chợt khựng lại, dưới kia, ngay chân cầu thang là hình bóng gầy gầy của đứa con gái mà ông không hề mong muốn thấy mặt. Vì sao ư? Vì cô giống ông y hệt, vì mỗi lần nhìn cô, ông lại
  6. thấy tội lỗi, và quan trọng hơn hết cô là kết quả của một cuộc hôn nhân gượng ép. Cũng chính vì nó mà ông phải từ bỏ mối tình đầu đầy thơ mộng của bản thân. Ông ghét cay ghét đắng khi phải chạm mặt mẹ con cô hằng ngày nên luôn tìm cớ đi công tác, bận họp để hạn chế tối đa thời gian gặp nhau. Còn bây giờ, ông chỉ muốn thoát khỏi cái nhà này thật nhanh và trở về với nơi mà ông ta cho là thiên đường kia. Nghĩ là làm, ông bước nhanh qua người cô con gái bất-đắc-dĩ, đóng mạnh cánh cửa gỗ và khởi động máy, sau đó phóng xe đi. Cô vẫn đứng im ở chỗ cũ, nước mắt không rơi lấy một giọt, gương mặt trắng bệch. Cái quái gì xảy ra với gia đình cô thế này? Rốt cuộc đây là thực hay mơ? Ai? Ai là kẻ đã phá nát hạnh phúc của nhà cô? Bây giờ, chỉ cần biết được kẻ-phá-hoại là người nào, cô chắc chắn sẽ xử lí kẻ đó không thương tiếc. Nhưng cô làm được gì khi mà tên của kẻ-phá-hoại đó cô còn không hay? Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ mà thôi! Rồi, chẳng biết từ khi nào, bàn tay cô vung lên, tát một cái thật mạnh vào má khiến môi chảy máu. Đau! Đau lắm! Chứng tỏ đây là thực, không phải mơ. Nhưng nỗi đau thể xác sao có thể sánh với con quái vật đang cào nát tâm hồn cô? Nó chẳng thương tiếc xé lòng cô ra làm hàng trăm, hàng nghìn mảnh? Cô đau đến nỗi nước mắt chẳng thể trào ra. Mới hôm qua, ba cô còn hỏi han cô chuyện học hành vậy mà hôm nay, ông đi qua người cô mà không một lần ngoảnh lại. Ông trời đang trêu ngươi cô sao? Nếu thế, cô xin ông hãy dừng lại trò chơi này đi, cô van ông hãy trút bệnh tật lên người cô chứ đừng chơi trò chơi đau đớn này. Cô mong ông, hãy quay ngược thời gian để cô được sống những ngày hạnh phúc bên người mẹ, người cha mẫu mực. Nhưng đó chỉ là “nếu” và cuộc đời thì chẳng bao giờ có chỗ cho cái từ đó chen chân. Cô hiểu nhưng tại sao cô vẫn cố chấp đến thế? Chẳng lẽ nỗi đau có thể điều khiển cả lí trí con người sao? Câu trả lời là “Phải” và cô chính là ví dụ. Vị máu nơi đầu lưỡi của máu kéo Minh Tường trở về hiện tại. Mẹ đang rất suy sụp, vì thế, cô cần là kẻ tỉnh táo để giúp bà vượt qua nỗi đau này. Chân bước nhanh lên bậc cầu thang, cô xoay tay nắm cửa, đẩy nó vào. Bên trong là một màn đen bao phủ, cô độc, yên tĩnh đến đáng sợ. Tiếng công tắc đèn đánh “tách” khiến chúng dao động nhưng chỉ trong phút chốc, sự yên tĩnh lại trở về ngôi bá chủ, dù ánh sáng đã xuất hiện.
  7. Mẹ cô đang dựa vào thành giường, khuôn mặt bợt nhạt, ánh mắt khô khốc lạnh lẽo nhìn xoáy vào một không gian vô định. Tóc tai bà rũ rượi, bết cả lại trên trán và hai bên vì mồ hôi, trên gò má cao cao vẫn còn đọng lại cái thứ chất lỏng mằn mặn có tên “nước mắt”, trông thảm hại vô cùng. -Mẹ!-Cô cất tiếng gọi khẽ, vòng tay ôm trọn lấy thân hình gầy guộc trông thật thảm hại. -Con…nghe hết rồi hả?-Mẹ cô đáp lại, giọng thều thào, ánh mắt vẫn nhìn về nơi xa xăm nào đó mà cô chẳng thể xác định được. -Mẹ! Mẹ nhìn con đi!-Vừa nói, cô vừa xoay cái xác vô hồn về phía mình, giọng khẩn khoản. Mẹ cô xoay lại như con búp bê, hai hàng nước mắt lại lăn dài trên gương mặt mĩ miều, cổ họng nấc lên từng tiếc một, nói mãi không nên câu. -Thôi, mẹ ngủ đi. Ngủ cho quên hết đi mẹ nhé!-Cô vỗ vỗ vai bà, an ủi. Cô biết, đây là một cú shock lớn đối với mẹ, nhưng cô chẳng biết làm gì hơn ngoài việc cho mẹ cô một bờ vai để dựa vào, để khóc cho vơi bớt nỗi lòng. Bây giờ, trong cô chỉ toàn là bất lực. Nếu ba cô muốn đi, cô sẽ không níu kéo vì cô biết, nếu ở bên người mà mình không yêu thương thì chắc chắn sẽ không hề hạnh phúc. Nhưng mẹ cô thì sao? Liệu bà có nghĩ được như thế hay không khi trong tim bà chỉ có hình bóng của ba? Câu trả lời tốt nhất chỉ có thể là thời gian. Dìu mẹ lên giường, Minh Tường ngao ngán thở dài. Mẹ cô nhẹ hơn cô tưởng, chắc là sụt kí do mất ngủ. Giờ cô mới thấy căn phòng thật bừa bộn: mền gối nửa trên nửa dưới, sách báo mỗi tờ mỗi nơi, cái đèn ngủ nằm lăn lóc dưới đất…có lẽ là do trận chiến mới nãy của ba và mẹ. Lê cái thân trơ xương, cô đi nhặt từng thứ, từng thứ một và sắp xếp chúng vào chỗ cũ. Việc nhà là thứ khiến cô ngán ngẩm nhất, còn hơn cả mấy công thức Toán học cos cos sin sin dài ngoằng khó nhớ. Bàn tay cô cứ như cây đũa thần, vung tới đâu là sạch sẽ, gọn gàng tới đó. Rồi Minh Tường bỗng khựng lại khi đụng phải một bức ảnh, bức ảnh mà cô cho là thứ được mẹ cô nhắc đến trong cuộc đối thoại vừa rồi. Cầm tấm ảnh đó lên, cô vội vàng lấy tay bịt miệng, ngăn cho những tiếc nấc không phát ra. Trong ảnh, ba cô đang cười, nụ cười rạng rỡ như ánh dương, bên cạnh là một người phụ nữ có khuôn mặt phúc hậu, tay trái của ông là một người con gái xinh đẹp đầy nét kiêu sa, vừa giống ông, vừa giống người phụ nữ kia. Giọt nước mắt lăn chầm chậm trên má, cô cảm nhận được vị mằn mặn của nó nơi đầu
  8. lưỡi. Không, còn cả vị đắng nữa. Ba cô hạnh phúc như thế khi ở bên họ sao? Liệu có bao giờ ba cảm thấy vui vẻ lúc ở cạnh mẹ con cô không? Ba cũng chưa bao giờ cười với cô, với mẹ nữa. Rốt cuộc ông đến với mẹ cô là vì cái gì? Chỉ là do ông bà nội ép buộc thôi sao? Ừ, giờ ông mất rồi, bà cũng đã già, sợi dây ràng buộc cũng đứt rồi còn gì để mà níu kéo đâu? Dù biết sự thật mất lòng nhưng sao cô vẫn phải chấp nhận nó như thế? Tách! Một giọt nước mằn mặn rơi xuống tấm ảnh, cô vội vàng lau đi như sợ sẽ làm hỏng nó. Và đôi mắt cô khựng lại. Trên cái bàn làm việc của mẹ là tờ giấy li hôn đã có sẵn chữ kí của ba. Mỉm cười chua xót, cô cầm nó lên, tiện tay với lấy cây bút đã đặt sẵn trên đó và kí cái xoẹt. Chữ kí của mẹ, cô đã thấy nhiều lần và nó khá đơn giản nên rất dễ kí giả. Đi ra ngoài, cô nhấc máy bàn, ấn dãy số mà cho đến cuối đời cô vẫn chẳng thể quên. Tút…tút…tút… Đầu dây bên kia vang lên âm thanh quen thuộc nhưng sao hôm nay nó lại như trêu ngươi cô thế này? Nắm chặt bàn tay để ngăn dòng cảm xúc bực bội đang dâng trào, rốt cuộc thì cái âm thanh khó chịu ấy cũng chấm dứt, trong điện thoại vang lên tiếng nói hết sức yểu điệu: -A lô! Anh hả? -Anh nào? Ba tôi đâu?-Thô lỗ đáp lại, Minh Tường dám cá đây là lần đầu tiên cô nói chuyện cộc cằn với người khác. -À! Tưởng ai, té ra là đứa con bị bỏ rơi của ba tôi!-Bên kia vang lại tiếng cười cợt nhả, chua như giấm. -Nói! Ba tôi đâu? -Cô không còn cái quyền gọi “ba” nữa đâu, vì ông ấy vốn dĩ đâu muốn nghe cô gọi như thế! Cô chỉ là đứa-con-bất-đắc-dĩ thôi!-Tiếp tục công kích Minh Tường tới cùng, cái con người kia rốt cuộc cũng đã thành công trong việc chọc tức cô. Bằng chứng là giờ đây, bàn tay cô siết chặt hơn bao giờ hết để giữ bình tĩnh, trong đầu lờ mờ đoán ra phía bên kia chắc chắn là đứa con gái cô thấy trong ảnh. Tưởng hiền lành, nhu mì thế nào, hóa ra lại là kẻ thích chọc ngoáy người khác. -Kêu ông ấy tới lấy đơn li dị! Tôi để ở ngoài cửa.-Minh Tường gằn giọng, sau đó cúp máy cái “rụp”, không để bên kia kịp ư hử gì.
  9. Bước từng bước uể oải về phòng, cô ngồi thụp xuống giường mệt mỏi. Chỉ có mấy tiếng đồng hồ thôi mà gia đình cô đã tan nát rồi. Nhanh thật đấy! Nhanh đến mức mà cho tới bây giờ, cô mới cảm nhận được cơn đau xé lòng, nhanh đến nỗi mà nước mắt cô không kịp rơi, rồi hiện tại thì đang trào ra như suối. Cô hận ba cô không? Có chứ! Cô có ghét ba không? Có luôn! Vậy…cô còn yêu ba cô không? Vẫn còn! Rất rất nhiều! Thế rốt cuộc tại sao cô vẫn để ba cô đi? Cô…không biết! Là do cô biết trước níu kéo sẽ không có kết quả, là vì cô biết ông không yêu thương cô, là bởi cô nhận ra đây chỉ là một cuộc hôn nhân gượng ép không có hạnh phúc hay vì tất cả những thứ đó? Cô hoàn toàn chẳng tìm được lí do nào để giải thích cho hành động vừa rồi của mình. Nhưng có một điều Minh Tường chắc chắn, nỗi đau này, không-bao-giờ cô quên. Mãi mãi! Cạch! Cánh cửa bật mở, mẹ cô bước vào, trông bà mệt mỏi vô cùng. -Con có sao không? Mẹ…mẹ xin lỗi!-Giọng bà vẫn yếu ớt như cách đây vài tiếng đồng hồ. -Không sao đâu ạ! Thôi, mẹ với con xuống nhà ăn cơm nhé! Con đang đói bụng!- Vội vàng lau nước mắt, Minh Tường lèo lái câu chuyện sang hướng khác. -Ừ!
  10. Vậy là cô và mẹ xuống nhà bếp để xử lí cái bụng đang kêu gào dù miệng nhạt thếch. Cả bữa ăn, chẳng ai nói với ai câu nào, chỉ nghe thấy tiếng xe quen thuộc dừng ở cổng, rồi rất nhanh, âm thanh ấy lại vang lên, kéo theo cái xe lao vút vào dòng người tấp nập. ******** Trong một căn nhà nhỏ ở trung tâm thành phố, người ta nghe thấy tiếng la hét ầm ĩ và tiếng đồ đạc bị vỡ vang vọng ra. -Yaaaa….. Con nhỏ đáng chết, tại sao nó lại dám cúp máy trước khi mình nói vậy chứ!-Mỹ Tuyết bực tức hét lên, kèm theo đó là tiếng “xoảng” của cái chén vì vừa tiếp đất. -Con tức làm gì? Nó đâu có biết được đâu! Hét chi cho đau cổ hả con gái?-Giọng nói trầm ấm vang lên, không ai khác ngoài ba Minh Tường-ông Sơn. Ông vừa từ “nhà cũ” về, trên tay là tờ đơn với chữ kí của người mà ai-cũng-biết-là-ai-đấy. -Nhưng mà con vẫn tức. Cái con nhỏ láo toét, nó dám cúp máy mà chẳng để con kịp nói câu nào.-Xụ mặt ra, nhỏ sà vào lòng ông, nũng nịu. -Anh chiều nó quá, giờ nó hư rồi đấy!-Một giọng nói nhẹ nhàng vang lên. Từ trên cầu thang, một bóng người bước xuống với nụ cười hiền hậu, ánh mắt hạnh phúc nhìn hai con người đang ở trong nhà bếp. -Em! Anh lấy được đơn li dị rồi, hai tuần nữa sẽ ra tòa xử!-Ánh mắt ông Sơn trở nên dịu dàng hơn bao giờ hết khi nhìn người phụ nữ có gương mặt phúc hậu kia. -Tới lúc đó anh đừng đòi gì cả, anh nhé!-Bà Hồng-người mà ông dành hết yêu thương cũng chính là mối tình đầu của ông nhẹ nhàng kéo ghế ngồi xuống. -Sao vậy em/mẹ?-Tiếng ông Sơn và Mỹ Tuyết vang lên cùng một lúc, đầy sửng sốt. -Em cướp đi anh đã là mất mát lớn đối với Minh Nghi và bé Minh Tường rồi, giờ em chẳng muốn cướp giật gì nữa đâu!-Bà cười hiền, ánh mắt ấm áp. -Ừ, vậy cũng được!-Ông Sơn có vẻ xuôi xuôi. -Được sao mà được! Ba phải đòi thật nhiều vào để bù cho khoảng thời gian con bị mang tiếng là không có ba chứ!-Mỹ Tuyết cong cớn, người ta bảo “hổ phụ sinh hổ tử”, mẹ nhỏ hiền như bụt, ấy vậy mà nhỏ lại chua ngoa chưa từng có, không biết có nhầm lẫn gì không đây. -Kìa, con nít, không được xen vào chuyện người lớn.-Bà Hồng nhìn con, nghiêm khắc. -Thôi em, con bé dù gì cũng lớn bằng Minh Tường chứ đâu có nhỏ dại gì!-Lên tiếng bênh vực, ông nhìn Mỹ Tuyết bằng ánh mắt tràn ngập yêu thương. -Ừ thì nó bằng tuổi, sinh cùng năm nhưng anh xem, Minh Tường nó suy nghĩ chín chắn, còn Mỹ Tuyết, suốt ngày chỉ biết ăn chơi đua đòi, y như trẻ con!
  11. -Ôi, thế nó mới lâu già em ạ! -Thôi, anh cứ làm theo lời em đi nhé! Em lên phòng đây.-Chán nản vì người chồng không hề danh-chính-ngôn-thuận lúc nào cũng bênh vực con gái dù nó làm sai, bà Hồng đi lên lầu với cái thở dài ngán ngẩm. Bà và ông lén lút qua lại ngót nghét cũng hai mươi năm trời vì không được ba mẹ ông chấp thuận. Chưa một lần đăng kí kết hôn vậy mà đã có đứa con mười bảy tuổi đầu, bà mang tiếng “chửa hoang” và phải nhẫn nhục bị người đời khinh bỉ. Nhưng bà không oán trách hai mẹ con Minh Tường, có trách chỉ trách ông trời cho bà gặp ông quá muộn. Trách ông trời tại sao lại để cho người mà bà yêu vốn có hôn ước từ bé. Bà còn nhớ hồi ấy, gia đình ông đã đuổi thẳng cổ bà ra khỏi nhà khi ông dẫn bà về ra mắt. Bà còn nhớ bà đã phải nhẫn nhục chịu nghe mắng nhiếc cả mấy tiếng liền khi ông tuyên bố sẽ bỏ hôn ước để lấy bà. Rồi bà lại phải nuốt nước mắt khi thấy Mỹ Tuyết òa khóc nức nở vì bị bọn bạn ở trường chọc ghẹo là kẻ mồ côi. Nhưng tuyệt nhiên, bà không hề muốn phá vỡ gia đình ông. Ở đó có một người phụ nữ yêu ông hết mực. Ở đó ông có một cô con gái lành hiền, tinh khiết như giọt sương buổi sớm. Gia đình bà Minh Nghi-mẹ Minh Tường rất môn đăng hộ đối với gia đình ông. Cả hai bên đều có phong tục làm nhà giáo cả mấy đời, hơn nữa, ông tổ ông cố bên này lại là bạn với ông cố ông tổ bên kia, không thành lập một nối quan hệ thân thiết cũng không được. Còn gia đình bà ư? Suốt ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời thì làm sao xứng với nhà ông cho được? Nhưng chuyện ông li dị lần này không thể không liên quan tới bà. Chính bà đã vô tình kể cho ông nghe về chuyện Mỹ Tuyết bị bạn bè khinh bỉ như thế nào, cũng chính bà đã nói cho ông biết sự nhục nhã mà bà phải chịu trong suốt những năm qua. Và kết quả là ông li dị với vợ để về đây sống, để chứng tỏ cho người khác thấy bà không hề “không chồng mà chửa”, để chứng tỏ rằng Mỹ Tuyết không phải trẻ mồ côi. Điều này đã làm bà không ít lần dằn vặt tâm can, nhưng có một thứ không thể không nhắc đến, đó là niềm vui len lỏi trong tim bà. Ai cũng thế thôi, dù có cao thượng đến thế nào thì cũng chẳng thể buồn khi gặp niềm vui, dù niềm vui đó xuất phát từ đau khổ của người khác. Lấy một ví dụ đơn giản hơn nhé: ra đường, bạn thấy người khác té ngã, nếu là một kẻ ác độc, bạn sẽ cười rồi lướt qua. Nếu là một người tốt, bạn sẽ đỡ người đó, còn miệng thì mím lại để ngăn cản tiếng khùng khục trong lồng ngực. Và bà Hồng thì thuộc loại thứ hai, có lẽ tốt hơn một chút.
  12. Chap 2: Bạn mới! Một tháng sau ngày ba mẹ ra tòa, cô vẫn đi học như bình thường, không buồn, không khóc, không ủ rũ như những ngày đầu tiên. Hôm đó, Minh Tường đi cùng mẹ vì sợ bà không chịu đựng nổi cú shock này. Nhìn hai con người đang đi bên cạnh ba mình, cô cười-nụ cười khinh bỉ khiến cho ánh mắt của bà Hồng trở nên bối rối, gương mặt tối sầm lại. Trong lòng Minh Tường lúc này gào thét rằng “hãy cho hai mẹ con bà ta một trận vì cái tội phá vỡ gia đình mày đi” nhưng nó không đủ mạnh, lí trí bảo cô phải bình tĩnh mà sống thật tốt để trả thù, để chứng minh rằng không có ông, cô và mẹ cô vẫn sống được. Duy chỉ còn bà Nghi là vẫn chưa thể quên, dù bề ngoài thì trông hết sức mạnh mẽ. Không ít lần Minh Tường bắt gặp bà cầm lấy bức ảnh cưới mà ngẩn người, cô gọi mãi mới nghe. Cô biết bà vẫn còn yêu ba cô nhiều lắm, nhưng ba không hề muốn đáp lại tình cảm đó thì phải làm sao? Hôm nay lớp cô xôn xao hơn hẳn bởi cái tin động trời: lớp sẽ có thêm ba thành viên mới. Nghe đâu là nam hết, mà lại còn là anh em sinh ba mới hay. Tùng…tùng…tùng… Tiếng trống vang lên chấm dứt cái chợ sắp vỡ của lớp 11A1. Tất cả nhanh chóng trở về chỗ ngồi. Tiết đầu là môn Sử-tiết của cô chủ nhiệm. -Nghiêm!-Tiếng hô dõng dạc của Thông “manh” vang lên khi cô vừa bước vào lớp, theo sau là ba tên con trai kha khá giống nhau-quả đúng như lời đồn. Gật đầu đồng ý, cô Dung tiến những bước nhanh nhẹn về bàn giáo viên. Bên dưới là hàng tá những ánh nhìn tò mò về phía ba con người đang đứng trên bục kia nhưng tuyệt nhiên không có bất kì tiếng động nào. Ngu mới chui đầu vào rọ của Sa-tan, chết chứ chẳng chơi. -Các em tự giới thiệu đi-Mỉm cười nhìn về phía ba học sinh mới, cô Dung mở lời. -Em tên là Trần Minh Vũ, đây là hai em của em: Hạ Vũ và Đông Vũ!-Tên đứng ngoài cùng lên tiếng, ánh mắt quét một lượt quanh lớp.
  13. -À, mấy bàn cuối còn chỗ đấy, các em cao thế này chắc cũng không sao đâu nhỉ?- Dừng mắt lại ở hai cái bàn cuối dãy phía ngoài gần cái bàn của Minh Tường, lại một lần nữa cô Dung mỉm cười nhìn ba học trò mới. -Vâng!-Đáp lại lễ phép, Minh Vũ và hai tên kia đi xuống cuối lớp. Quả không sai khi thầy Hiệu trưởng bảo rằng đây là lớp gương mẫu nhất trường. Im phăng phắc thế này chắc chắn là hiệu quả học tập rất cao. Ngồi vào chỗ theo thứ tự: Minh Vũ trong cùng-gần Minh Tường nhất, tiếp đến là Hạ Vũ và Đông Vũ, cả ba lơ đãng nhìn quanh lớp, dù trên bảng, cô đã ghi xong đề bài, và hậu quả là: -Minh Vũ, Hạ Vũ, Đông Vũ, lấy vở ghi bài! Giọng nói đầy sự nghiêm khắc vang lên, ngay bàn cuối góc trong cùng và cũng chính là chỗ Minh Tường đang an vị. Đương nhiên, chủ nhân của nó không ai khác ngoài cô. Bất ngờ quay về hướng phát ra giọng nói kia, đập vào mắt ba anh em nhà Mưa là gương mặt tỉnh bơ đang chăm chú nhìn bảng, trán cao và hơi dô, môi mím lại, lông mày đậm như vẽ, trên tay hiện hữu một cây viết đang xoay xoay đến chóng mặt. Đặc biệt, gương mặt tròn tròn nhỏ nhỏ được ôm sát bằng mái tóc không-thể-nào- ngắn-hơn khiến đôi mắt to tròn nổi bật hẳn lên. Không hẳn là đẹp nhưng chắc chắn là khác biệt. Đột nhiên, cây bút dừng xoay, kèm theo đó là cái lườm đến lạnh sống lưng của Minh Tường kiểu “Ngó gì? Không lo ghi bài thì cẩn thận”, và ngay lập tức, ba anh em Minh-Hạ-Đông Vũ vội vàng lấy vở ra mà chép. Cây viết trong tay họ di chuyển với vận tốc hàng trăm cây số trên một giờ. Không ai có thể lí giải nổi tại sao nhưng khi nhìn thấy ánh mắt ấy-ánh mắt đầy sự đe dọa và hứa hẹn sẽ có những hình phạt vô cùng thú vị thì cả ba đều dựng tóc gáy và răm rắp làm theo. Thật kì quái! Các tiết học trôi qua nhanh chóng, giờ giải lao cũng đã đến. Minh Tường leo lên sân thượng nhà trường hóng mát. Tiết tới là môn Hóa mà tiết trước mới thực hành
  14. nên cô không phải chuẩn bị bài vở gì cả, đứng đây hóng gió thích hơn là tám với con Trang “cỏ dại”, giỡn với Trinh”gà” hay rượt nhau chạy vòng vòng với Thành “tường”. Hướng ánh mắt xuống dưới sân trường nhộn nhịp, đập vào mắt Minh Tường đầu tiên là hình ảnh ba anh em mới chuyển vào đang chơi đá cầu với mấy tên khác trong lớp. Hồi còn bé, cô tâng cầu bằng mu bàn chân giỏi nhất khối, trung bình thì từ năm mươi cái trở lên, còn kỉ lục của Minh Tường là một trăm linh năm cái. Lâu quá không chơi, chẳng biết có bị “cùn” tay nghề hay không. Đứng trên này quan sát, cô thấy rõ cái đầu bù xù như ổ quạ của Thông “manh”. Tên này đá cũng ghê gớm lắm chứ chẳng xoàng gì, ấy vậy mà hai bên nãy giờ chẳng thấy bên nào cúng, coi bộ ngang sức ngang tài. Bất chợt, một trong ba anh em ngước lên, nhìn thấy cô thì tròn mắt, cô cũng chẳng sợ gì mà trợn mắt, mặt kênh lên nhìn lại. Hai bên cứ thế đấu mắt với nhau, cho tới khi Thông “manh” cũng tò mò nhìn theo, thấy Minh Tường thì ra sức vẫy vẫy, ý bảo cô xuống chơi cùng. Cô biết ý nên xoay người, hớn hở đi nhanh xuống trong đầu cũng có ý định xem lại trình độ đá cầu của mình. -Sa-tan, cậu bên ba anh em nhà Mưa nhé, bên này thằng Thông “manh” thêm một mân, OK?-Hoàng “cung”lên tiếng giao kèo ngay khi vừa thấy bóng cô ở chân cầu thang. -Ok! Cô đồng ý ngay tắp lự, chẳng chờ hội ý đồng đội, điều này khiến Hạ Vũ-kẻ vừa đấu mắt với Minh Tường bực dọc nhưng cũng chẳng thể làm gì cô. Ánh mắt đâu có công dụng giết người. Quăng cầu cho Thông “manh”, Minh Tường hất hất mặt, ý bảo đá trước. Cái cầu lần lượt bay lên, hạ xuống đầy nhịp nhàng. Thông “manh” di chuyển khéo léo, nhanh nhẹn theo hướng cầu hạ cánh. Nhưng vừa được mười cái, cậu không nhấc chân nữa, để cầu rơi tự do. Điều này đúng là niềm vui đối với đội cô, nhưng đó chỉ là với ba anh em kia, còn Minh Tường thì khác. Trình độ của Thông “manh” cô còn lạ gì, cố tình mà thôi.
  15. Tổng cộng cả đội bên kia được hai mươi tám cái. Cô tiến tới lấy cái cầu trên tay Minh “mẫn”, đá đúng một cái rồi thôi làm đồng đội phát cáu, nhất là Hạ Vũ. Không nói gì, Minh Tường đưa cầu cho cậu ta, nhằm lúc hắn vừa đá được hai cái, cô cầm cục đá chọi cái cầu cho nó bay sang hướng khác. Và đương nhiên, Hạ Vũ phát điên lên, túm lấy cổ áo Minh Tường nhưng bị cô gạt tay ra để đi nhặt cầu, sau đó ném cho hai kẻ còn lại. Dường như cái hành động thiếu lịch sự của Hạ Vũ vẫn chẳng làm Minh Tường khiếp sợ, bằng chứng là Đông Vũ và Minh Vũ cũng bị cô chơi xỏ như thế, kết quả: Đội cô cúng. -Này, tự làm tự chịu, lo mà cúng đi!-Đông Vũ bực dọc ném cầu về phía Minh Tường. Nhanh như chớp, cô nhảy lên và bắt lấy nó, tiếp đất bằng hai chân một cách hoàn hảo. Sau ki vẽ xong đường phân chia, Linh “tinh” lên trước, ánh mắt hăm hở, ấy mà lúc cầu tới chân lại đá một cách nhẹ nhàng. Nhưng đáng tiếc, cậu ta đứng cùng chiều gió và ngay lúc ấy, một cơn gió ùa tới, khiến đà của cầu bay xa hơn dự đoán của cậu, còn một điều oan trái nữa, cái cầu rớt ngay chân của Minh Tường. Và, tình thế thay đổi. Cô khất hết mân của bên kia, sau đó khất thêm bốn chục cái cho đội. Khỏi phải nói ba tên kia sửng sốt thế nào. Mới nãy đá có một cái mà muốn ngã tới ngã lui, giờ quất luôn một phát bốn chục cái thì làm sao mà không ngạc nhiên cho được. -Cúng! Buông một câu gọn lỏn, hai bên tự động đổi chỗ cho nhau, Linh “tinh” vì đắc tội nên phải gập người mà phát cầu. Biết tính Linh hay ăn gian, Minh Tường cố tình không thèm đá, cứ để cậu ta đi nhặt cầu miết làm cậu ta cũng phát cáu. Thấy đầu của Linh đang có dấu hiệu bùng nổ, cô đá một cái thật mạnh khiến cái cầu bay vút lên cây, có lũ trơ mắt ếch nhìn nhau. Hoàng tiếc của nhưng chẳng dám trèo vì lỡ như thầy giám bắt được thì chỉ có nước lên văn phòng uống trà hết buổi, kèm theo là một bảng tường trình có chữ kí phụ huynh. Nghĩ ngợi sao đó, cậu cúi xuống, cầm chiếc dép quai hậu lên và…phi.
  16. Cái thứ nhất đụng cầu nhưng nó chẳng rớt. Cái thứ hai chiếc dép mắc luôn trên đó. Bực dọc, Hoàng quyết định liều, phi luôn chiếc còn lại và kết quả là: chiếc dép đáp trúng đầu Hạ Vũ. Tên này nổi cáu ngay tức khắc nhưng chỉ nhận được vài từ “Sorry, sorry” từ Hoàng nên dù tức vẫn chẳng thể làm gì bởi cậu ta đâu có cố ý. -Thôi, đưa đây phi cho! Minh Vũ nhìn khuôn mặt nhăn nhó của Hoàng mà “động lòng trắc ẩn”. Cậu nhận lấy chiếc dép còn lại từ em trai mình, nhắm thật kĩ và ném. Bịch…cạch… Âm thanh chạm đất vang lên khô khốc, Hoàng thấy cái dép thân yêu cùng quả cầu mới mua trở về với mẹ Đất thì mừng rỡ cảm ơn Minh Vũ rối rít, trong khi ân nhân chỉ cười-nụ cười rạng rỡ như ánh mặt trời khiến một số nữ sinh đi ngang qua cũng phải ngoái lại. Tùng…tùng…tùng… Bác bảo vệ gõ thật lực vào mặt trống, báo hiệu giờ giải lao đã chấm dứt. Bảy người đang đứng giữa sân cũng vội vàng trở về lớp, bước chân ai nấy đều thoăn thoắt, nhanh nhẹn. Cô bước liền hai bậc cầu thang một lúc đầy vẻ nghịch ngợm, dù biết đi kiểu này dễ ngã và nhanh mỏi nhưng vẫn thích. Minh Vũ ngoái lại chờ kẻ đi sau cùng thấy vậy thì nghệt mặt ra, mới tiết trước còn nghiêm nghị, giờ lại nghịch như trẻ con, chẳng biết đường nào mà lần…Minh Tường thấy vậy thì dừng lại hối thúc vì sợ trễ giờ. Tiết của cô Hằng Hóa-cô giáo khó tính có tiếng của trường thì tuyệt đối không được vi phạm bất kì lỗi nào, dù là nhỏ nhất. Mà cô ấy lại có vẻ không thích lớp 11A1 cho lắm, bởi vì lớp của cô chủ nhiệm chưa bao giờ thắng được lớp Minh Tường cả. Nên gọi thế nào nhỉ? À, bệnh thành tích.
  17. Tiết Hóa vẫn chẳng có gì khác biệt so với những giờ khác. Tụi học sinh 11A1 im re nghe giảng, thỉnh thoảng đâu đó vang lên tiếng lật vở, lật sách sột soạt, còn lại thì chỉ có tiếng ve kêu râm ran trong trưa hè gay gắt. Cô Hằng vừa giảng bài vừa ngó quanh lớp và ánh mắt cô chợt dừng lại ở dãy bàn cuối, khóe môi cong lên phát ra âm thanh chói tai: -Em thứ hai bàn cuối, từ ngoài đếm vào đứng lên và cho tôi biết, tôi vừa hỏi gì! -Dạ…dạ cô hỏi là…-Hạ Vũ gãi đầu gãi tai vì nãy giờ lo nhắn tin, chẳng chịu chú tâm vào bài. Minh Tường thấy từ lâu nhưng không dám nhắc vì như thế chẳng khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”, thôi để cậu ta chịu tội vậy. -Em đang làm gì dưới đó mà không tập trung vậy?-Cô Hằng nhướn mày, ánh mắt sắc như dao, chân di chuyển xuống phía bàn của kẻ đang nhăn nhó, sau đó móc cái điện thoại vẫn còn sáng đèn giơ lên, nhếch mép. Hạ Vũ lúc này mặt cắt không còn giọt máu. Bị tịch thu điện thoại thì không sao nhưng nếu như cô mà báo về cho phụ huynh thì thể nào cũng ba mẹ cậu cũng phạt cấm túc một tuần, cắt mạng Internet luôn. Mà cái số cậu sinh ra đã gắn liền với máy tính, một ngày là tay chân ngứa ngáy rồi huống chi một tuần. Bài giảng được tiếp tục, riêng Hạ Vũ bị phạt quỳ ở cửa lớp. Một giờ C vào sổ đầu bài làm cả lớp ủ rũ, không ít đứa quắc ánh mắt rực lửa về phía tên tội đồ khi vừa biết kết quả. Vài kẻ vừa vui vừa buồn, vui vì thể nào cũng được chứng kiến hình ảnh cậu học trò điển trai nhảy cóc quanh sân, buồn khi nghĩ tới cảnh cả lớp ngồi nghe bài ca con cá của cô chủ nhiệm. Tốt hơn hết là chuẩn bị sẵn bông gòn cho tiết Sử ngày mai của cô Dung. Tiết Toán kết thúc, tập thể 11A1 ùa ra như ong vỡ tổ. Thầy Toán vốn dễ tính, đã vậy còn rất yêu quý lớp nên tụi nó chẳng sợ bị thầy phạt, cứ thế mà ào ra, Sa-tan cũng chẳng làm được gì bởi đã hết giờ. Liếc Hạ Vũ một cách khó chịu, Minh Tường buông một câu làm cậu ta chết điếng: -Chuẩn bị 100k nộp phạt và tờ giấy ghi 1000 từ “em hứa sẽ không nhắn tin trong giờ học nữa”, mai nộp cho cô. Cậu sẽ phải nhảy cóc ba vòng vào tiết sinh hoạt đầu
  18. tuần sau, nhớ đấy! Ngay sau câu nói vô tình đó, cô quay gót về nhà. Nghĩ tới cảnh sẽ phải sì sụp mì gói một mình, bất giác, Minh Tường thở dài. Một tháng rồi vậy mà mỗi lần nhìn vào cái ghế trống đầu bàn, sống mũi cô cay cay, có cái gì đó nghẹn lại ở cổ họng. Nhanh như chớp, Minh Tường đi rửa mặt mũi, xóa tan luôn giọt nước mắt chưa kịp trào ra. Tự nhủ lòng rồi thời gian sẽ xóa nhòa tất cả nhưng cô vẫn chẳng biết rõ cái từ “thời gian” kia là bao lâu? Một tháng, một năm, mười năm hay cả đời này? Minh Tường chẳng thể biết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2