YOMEDIA
ADSENSE
Truyền thống ngâm rượu của người dân Việt
141
lượt xem 20
download
lượt xem 20
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Dân Việt ta biết uống rượu từ thời thượng cổ, chẳng phải là học của Trung Hoa như sách Lĩnh Nam chích quái chép: “ Hồi quốc sơ, dân ta lấy vỏ cây làm áo... dùng gạo Tri làm rượu...” Chữ nôm “rượu” và chữ Hán “tửu”, nghe âm rất tương cận như ảnh hưởng nhau nhưng chưa biết chữ nào có trước đấy! Dân thiểu số Trường sơn ngày nay vẫn lấy một loại rễ cây giã ra làm diếu tố lên men cho rượu cần. Cứ như sử sách như An Nam chí lược, Văn Hiến thông...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Truyền thống ngâm rượu của người dân Việt
- Truyền thống ngâm rượu của người dân Việt Phần 1 Dân Việt ta biết uống rượu từ thời thượng cổ, chẳng phải là học của Trung Hoa như sách Lĩnh Nam chích quái chép: “ Hồi quốc sơ, dân ta lấy vỏ cây làm áo... dùng gạo Tri làm rượu...” Chữ nôm “rượu” và chữ Hán “tửu”, nghe âm rất tương cận như ảnh hưởng nhau nhưng chưa biết chữ nào có trước đấy! Dân thiểu số Trường sơn ngày nay vẫn lấy một loại rễ cây giã ra làm diếu tố lên men cho rượu cần. Cứ như sử sách như An Nam chí lược, Văn Hiến thông khảo, rượu được dùng trong cung vua khi tiệc yến như chuyện Cù thái hậu bầy tiệc ruợu để ám hại tướng Lữ Gia, hay chuyện vua Lê Hoàn và vua Trần Anh Tông ghiền ruợu. Theo cuốn Việt Nam phong tục mà Phan Kế Bính viết vào đầu thế kỷ 20: “Rượu thì nấu toàn bằng gạo nếp, ủ men rồi cất ra. Trong thứ rượu ấy hoặc ướp thêm hoa sen, hoa cúc, hoa hồng, hoa cau, hoặc hoa nhài v.v.. gọi là ruợu hoa; hoặc tẩm với các vị thuốc bắc gọi ra rượu thuốc. Rượu hoa quí
- nhất là rượu sen, rượu cúc, mà rượu thuốc quí nhất là rượu sâm nhung.” ( tr. 353) Về rượu hoa, tôi nghĩ chỉ riêng rượu hoa cau là có vẻ đặc thù Việt Nam, vì các thứ hoa khác thì Ta với Tầu đều có. Còn hoa cau thì chỉ Việt Nam mới có sẵn và có nhiều vì tục ăn trầu cau của ta; trồng cau cốt lấy trái ăn, ít ai dám hy sinh lấy hoa cau mà cất rượu, nên rượu hoa cau trở nên quí ( cũng như trong Nam, ăn đuông dừa thì chỉ có dân giàu chịu chơi mới dám ăn vì phải đốn nguyên cây mà chặt lấy cái tù hũ dừa!). Theo Lê Quí Đôn, Việt Nam là xứ sản xuất nhiều cây thuốc nên Trung Hoa thường phải mua của ta. Nếu Trung Hoa mua dược thảo sống về bào chế ra thuốc chín hay thuốc Bắc, thì Việt Nam dùng dược thảo dưới dạng tươi hoặc phơi sấy gọi là thuốc Nam. Người mình đương nhiên cũng có truyền thống ngâm rượu về các thổ sản tùy theo vùng như rượu mơ, rượu mít, rượu vỏ cam... Còn ngâm những toa thuốc hay ngâm những thú vật, chim chóc hay rắn rít thì nguồn gốc theo tôi quả là đã theo ảnh hưởng của Y dược Trung Quốc. Tôi thấy thông thường người ta ngâm rượu thuốc với sâm nhung, các thứ cao ( như hổ cốt, ban long...)... Tục ăn rắn và uống rượu rắn:
- Ở Việt Nam, tục uống rượu với máu rắn xảy ra thường ở miền Nam vì rắn miền Bắc hiếm hơn. Sách Thoái thực ký văn của Trương Quốc Dụng từng làm tri phủ ở Tân Bình ( Gia định) đời Minh Mạng chép rằng: “Tục Nam kỳ lấy rắn hổ mang làm món ăn quí, thường dùng đi lễ quan trên và đãi khách. Lấy máu nó hòa với ruợu uống bảo là trị phong thấp” [ Chú thích thêm: Trong khi dân Bắc kỳ thường chỉ biết ăn rắn do các chú nấu ở tiệm cao lâu qua món Long Hổ hội( nấu một con rắn cạp nong đen , một con mèo đen tuyền cùng với chân giò heo thêm vài vị thuốc bắc thì đọc cuốn hồi ký trên, ta mới thấy dân Nam rất độc đáo ly kỳ hơn trong sự làm rắn hay tự nuôi lấy rắn “ống tre” để ăn như sau: “ Bỏ đầu và đuôi năm tấc ( 20 phân) cho là độc ở đấy. Có nhà nuôi rắn ấy dùng ống tre vài lóng, một đầu để mắt, đầu kia để trống bỏ rắn vào, bịt lại . Đằng mắt tre xuyên một lỗ nhỏ, giã hành thun tẩm que tre để vào lỗ. Rắn sợ hành co mình lại, một tuần sau thay que tre cũng tẩm hành mà đẩy vào thêm, rắn càng co mãi, lâu dần ngắn bằng con chạch, vẩy trắng ra, rất béo ngon” ( trích Đất lề quê thói của Nhất Thanh) ] Hiện nay, coi cuốn video Thú ăn chơi miền Nam, chúng ta thấy đoạn phim mổ lấy mật rắn hòa rượu như quán Tri Kỷ hay làm trước đây.
- Cách thức ngâm rượu những loại rắn thì tôi đã thấy ở vùng Hoa Nam và ở Hongkong, như tôi đã thấy những thẫu rượu rắn ở Quế Lâm. Miền Hoa Bắc vì khí hậu lạnh nên không có nhiều rắn để người ta ăn thịt, mổ lấy mật hòa rượu uống ngay hay ngâm rượu. Trung Quốc Trà Tửu Từ điển ( TQTTTĐ) có kê ra Ô Xà tửu và Xà Đảm tửu (dùng mật của 3 thứ rắn Nhãn kính xà, Kim Hoàn xà, Ngân Hoàn xà, nói là công hiệu khu phong, khử thấp, minh mục, ích can, cường cân tráng cốt.) Tại sao rắn độc lại dùng làm thuốc? Theo Bản thảo cương mục, rắn thuộc hướng đông nam nên ứng vào phong, tác dụng vào can và thận. Do đó, ăn rắn và uống rượu rắn dân Á Đông tin là trị phong thấp, đau xương và rút gân. Mật rắn quí vì thuộc về hành Mộc, khí Phong, ứng với tạng Can phủ Đảm, nên bao nhiêu tinh chất của rắn cô đọng trong túi mật. Đó là luận thuyết theo Y lý khí hóa của Đông phương; trong con mắt của người bình dân ít học thì sự lý luận bắt nguồn vào sự quan sát thực tại gọi là Théorie des Signatures - Thuyết Thự danh- nghĩa là bản chất sự vật thế nào thì hình hài của nó hiện ra thế ấy như chữ ký vậy: rắn bò sở dĩ thoăn thoắt uyển chuyển chính là nhờ khớp xương lưng nó mềm mại, và dẻo dai. Hiện nay, người ta đã thực nghiệm chế những thuốc trị đau khớp với thuốc Chondroitin và Glucosamine lấy từ sụn xương lưng của cá mập, cá nhám ( Kình ngư). Vi cá
- được coi là trân phẩm quí giá trong các món súp , món nhồi bồ câu và nhân bánh Trung thu vì sự tin tưởng trên.
- Truyền thống ngâm rượu của người dân Việt Phần 2 Rượu ngâm hà nàm và tử hà xa: Chuyện lấy hà nàm (bào thai) loài thú không phải là chuyện lạ ở miền, nhất là những vùng săn bắn hay bẫy được thịt rừng. Hà nàm thông thường là hà nàm nai. Người ta ác khẩu đồn rằng các cán bộ cao cấp thích tẩm bổ bằng “ hà nàm người”. Điều này thì tôi có nghe nhưng không rõ, chứ những lá nhau người ( sách thuốc gọi là “tử hà xa” vì hình tròn như lá sen) thì với tư cách là một bác sĩ sản phụ khoa, tôi xác nhận là có. Mỗi phiên trực nhà thương ở Bệnh viện Quảng đông vào hai năm 1978 - 1980, tôi được thủ trưởng Nam giao cho những lon Guigoz và dặn lấy những lá nhau con so tốt cất cho anh ấy để ngâm rượu và để “hữu nghị” với những cửa hàng ăn uống mà đổi lấy đường, bột ngọt và thịt cá. Lá nhau chứa kích thích tố Chrionic Gonadotrophin nên có một dạo dân ta có phong trào uống xia rô nhau và cấy nhau theo phương pháp Filatov của Nga. Trong thời gian tôi làm bác sĩ khoa sản, tôi được biết nhà thương Quảng Đông phân loại nhau người như sau:
- loại A là nhau con so, loại B là nhau con thứ 2 mà mẹ khỏe mạnh, nhau lấy ra trọn vẹn ( hai loại A và B được đem chế xia rô), còn loại C là nhau con rạ thì đem làm thực phẩm nuôi heo. Chuyện lấy những thai nhi chết để nuôi heo thì không có như tin đồn. Dùng hà nàm thú vật làm thuốc có công hiệu không? Trước đây ở Liên xô, người ta nói rằng bác sĩ Bogomoletz đã dùng hà nàm người để làm thuốc cho chủ tịch Staline. Hư thực thế nào tôi không rõ, chứ điều sau thì tôi xác nhận là có thực: ở bệnh viện Quảng Đông thì máu của các sản phụ khi người ta sổ nhau được hứng rồi giao cho những ao cá bác Hồ để nuôi cá làm cá sanh đẻ nhiều, điều này cũng lô- gíc vì máu này chứa nhiều chất : ngoài kích thích tố chorionic gonado trophin., máu đẻ còn chứa những chất hữu cơ như hồng huyết tố, chất sắt v.v... Thành ra ruợu hà nàm thú vật trên nguyên tắc là một thứ ruợu bổ, nhưng không ai dám nói những hàm chất tươi sống của nó có bị tiêu hủy vì ngâm rượu không? Theo sách Trung quốc Trà Tửu từ điển, rượu ngâm hà nàm nai gọi là Lộc thai tửu. Về bộ phận sinh dục của thú vật, dân nhậu miền Nam còn có rượu ngâm hòn dái dê ( Ngọc dương tửu)! Ngoài ra, tiệm thuốc bắc bán rất đắt món Hải cẩu thận ( gồm dương vật và ngọc hoàn của hải cẩu _ Callorhinus ursinus) trị chứng hư lao, liệt sinh lý, yếu bại lưng gối. Món Đông trùng hạ
- thảo ( Cordyceps) cũng là một dược liệu quí trị liệt dương, di tinh , đau lưng gối bán rất mắc Rượu ngâm bìm bịp: Dân Nam coi rượu bìm bịp là một rượu quí vì trị nhức mỏi và cứng gân cốt. Theo cây bút đồng quê miền Nam Lê Bảo Trân cho biết, chim bìm bịp ( Centropus sinensis thuộc gia đình Cuckoos) thường làm tổ trên những cây bần hay bụi dừa nước, lông màu xanh, đầu mầu đà, ăn cá, mỗi khi nước lớn thường kêu như câu ca dao: Bìm bịp quê nước lớn anh ơi, Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê. Dân quê thường hay mò vô tổ của bìm bịp, bẻ gẫy chân những bìm bịp non xong rồi rình cho mẹ chúng tha những cây thuốc về trị bệnh để bắt chim non về ngâm rượu vì người ta tin tưởng rằng trong bọc chứa của chúng còn chứa những cây thuốc có đặc tính tiếp cốt thần kỳ vừa được bìm bịp mẹ mớm cho. Ruợu ngâm bao tử nhím:
- Nhím là loài hay bới đào để ăn rễ những cây thuốc mọc sâu d ưới đất, nên dân miền Nam cũng bắt nhím mổ lấy bao tử ngâm rượu cho rằng rất tốt. Con nhím chữ Nho là Hào trư ( nhím chồn) và Thích vị ( nhím chuột), nhưng tôi tra cứu trong Tuệ tĩnh toàn tập của thiền sư Nguyễn Bá Tĩnh ( Viện Y Dược học dân tộc - TP/HCM) thì không thấy nói đến dùng bao tử nhím mà chỉ nói thịt của nhím chồn tiêu cổ trướng ( bụng báng nước), trị nhiệt phong ; còn da nhím chuột ( nhím gai)giết được trùng bệnh trĩ, đau lưng, đau bụng (nguyên nhân?) chứng bôn đồn (?). Sách thuốc Tầu không thấy nói về rượu ngâm bìm bịp và bao tử nhím như Việt Nam. Rượu ngâm chuột xạ con Theo Lê Bảo Trân, miền Nam có người ngâm chuột xạ con mà không nói trị bệnh gì. Tôi chú ý rằng cuốn Từ điển về trà rượu của Tầu ( TQTTTĐ) dẫn trên không thấy nói đến ruợu bìm bịp, bao tử nhím ... có lẽ là đặc thù của dân miền Nam Việt . Phải chăng đất Tầu không có sẵn những thú cầm điểu này. Về loại rắn, rít thì bên Trung quốc, miền Hoa Bắc lạnh lẽo hoặc rất hiếm hay không có, còn vùng Giang Nam - cái nôi phát sinh giống Bách Việt - nhất là Quảng Đông, Quảng Tây với khí hậu loại bán-nhiệt-đới thì lại tương đối sẵn những thú vật như ta nên họ mới có chuyện ăn rắn, chó và chuột như ta thấy qua những sách và phim ảnh Trung Quốc. Về chuột, có
- món Trúc Thử ( chuột ăn rễ bụi tre). Còn rượu thuốc vùng Hoa Nam thì ê hề rượu rắn, rượu tắc-kè, rượu cà cuống ( Long sất tửu - rượu rận rồng!)... Ruợu ngâm Nhung Thông thường phối hợp với Sâm. Sâm đây là Nhân sâm mà xứ ta không có nhưng mua tại tiệm thuốc bắc. Còn Nhung là cái gạc non mọc ra khi cái gạc già rụng đi. Theo Đỗ Phong Thuần trong cuốn Việt Nam dược vật thực dụng, người ta phân biệt Nhung theo thời điểm mọc sau: Nếu mọc vào tiết Hạ chí nghĩa là Nhứt âm sinh thì gọi là Mê Nhung nên bổ phần âm huyết; còn mọc vào tiết Đông chí nghĩa là Nhứt dương sinh thì gọi là Lộc Nhung nên bổ phần Dương khí. Điều phân biệt trên thuộc lãnh vực quá chuyên môn, người thường không ai nói được. Đại khái, Mê Nhung lớn hơn Lộc Nhung, sắc đen xám hay vàng mơ Còn về phẩm chất, thường tùy theo xuất xứ: gạt vùng Chợ Bờ ( Bắc phần) tốt 10, vùng Thanh hóa tốt 8, vùng Lào thì xấu, vùng Đà lạt vừa dùng. Ở Tàu bán ra phần lớn mua từ Thái Lan cũng không đ ược tốt. Nói chung, Nhung về trị liệu thì tư âm bổ thận, chữa bệnh âm hư lao tổn và những chứng thuộc phần huyết hoặc gân xương lưng gối đau nhức. Ruợu Lộc Nhung của Tàu ( kén chọn hươu ở Liễu Ninh hay Cát lâm) thường ngâm thêm gân hươu, các vị thuốc bắc như bắc kỳ, thục địa và nhiều vị khác. Phân
- chất Lộc Nhung thấy những thành phần sau: Steroids, Cholesterol; về chất béo lipids có proteolipids, ganglioside, sphingomyeline; và muối khoáng thì có Calcium phosphate, Calcium carbonate.
- Truyền thống ngâm rượu của người dân Việt Phần 3 Rượu Hổ cốt Theo Đỗ Phong Thuần thì về cách chế, lấy một bộ xương ống chân hổ sao vàng, giã nhỏ rắc men ủ thành rượu; hoặc cho vào trong cái bao bằng vải rồi dầm rượu. Công dụng: Hổ cốt tửu chữa đau trong ống chân, nhức các khơp xương và chữa thận, bàng quang lạnh. Theo Kinh nghiệm phương, toa Hổ cốt Mộc qua tửu rất thông dụng. Phân chất Hổ cốt thì thấy nhiều Kalium carbonate hay muối bồ-tạt. Trung Quốc trà tửu từ điển nói rằng bào chế Hổ cốt tửu Bắc kinh ( chắc là rượu ngự dụng), ngoài xương ống chân cọp ( hĩnh cốt) là chính, còn ngâm thêm đủ thứ như nhân sâm, lộc nhung, xạ hương, hồng hoa, mộc qua, nguyên hoạt, ngưu tất... cọng cả thẩy 147 vị thuốc bắc. Rượu ngâm rùa Rùa sống lâu đến 500 năm. dù nhịn đói hai ba tháng cũng không chết. Chế Qui nhục tửu bằng cách lấy thịt rùa hòa lẫn với men, rồi ủ cho thành
- rượu. Ruợu này chữa chứng ho lâu năm, chứng phong co quắp tay chân hay bại xuội. Mu rùa là Qui bản trị các chứng xích đái, bạch đái, thấp nhiệt lở ở hạ bộ, chứng trĩ và thóp trẻ con không liền được ( Đỗ Phong Thuần). Phân chất mu rùa thấy nhiều muối Calcium. Ngoài ra, sách Tầu có nói về Qui giao tửu đã dùng mu rùa đen ở Động dình hồ nấu thành cao, rồi ngâm rượu với câu kỷ, kim anh tử, đảng sâm, đương qui ; có tác dụng tư âm, bổ thận, cường thân tráng thể . Qui Lộc tửu rất quí lại dùng mu rùa (qui bản), nhung hươu và 10 vị thuốc khác mà chế ra. Rượu cắc-kè: Tiếng Nam phân biệt cắc-kè (hay tắc-kè) với cắc-ké: Theo Việt Nam tự điển của Lê văn Đức & Lê ngọc Trụ, cắc kè là loài bò sát dài độ 20 cm, bụng to đuôi ngắn, sống trong kẹt hóc, không ưa ánh sáng, thường kêu ban đêm ( có những loại cắc kè bông, cắc kè lửa) Danh từ Cắc kè đôi là lời biếm nhẽ một cặp trai gái đang tình tự. Còn cắc-ké là loài bò sát mình ba góc thon dài, gáy có gai, đuôi dài, mình màu xanh, tím vàng đỏ tùy theo chỗ người đứng trông, sống trên cây cối, ăn sau bọ, đẻ trứng thật nhiều dưới đất sau. ( Cắc-ké lục chốt chỉ hạng thấp thỏi chầu rìa). Cắc- kè có tên chữ nho là cáp- giới đọc theo âm Tàu là Ke-Chieh ( cơ chia), kỳ thực là tiếng kêu khi chúng muốn bắt cặp, con đực kêu cắc, con cái
- đáp kè. Sách thuốc Tầu nói cắc kè rất nhiều ở Quảng đông và Quảng tây. Hiệu lực làm thuốc của cắc kè là phải có đủ nguyên cái đuôi; khi người ta rình bắt nó , nó cắn đuôi bỏ chạy. Khi cắc kè đực cái bắt cặp thì chúng ôm nhau sát, rồi cùng té xuống đất mê man không còn biết trời trăng, khó mà gỡ ra được. Do đó, người ta mới bắt cả cặp bỏ vô rượu, hấp rồi phơi khô để bán là thuốc khích dâm cường dương. Cắc kè vị mặn, tính bình, hơi độc, công dụng khai phế khí, chữ hen suyễn, ho lao, lợi thủy thông kinh, chữa què gẫy. Mắt nó độc, nhưng đuôi lành.. Khi dùng bỏ mắt và kỳ trên sống lưng, tẩm rượu nướng khô mới dùng. Con nào đứt đuôi thì dược lực kém không nên dùng. Theo sách Trung quốc Trà Tửu từ điển (TQTTTĐ ), Cáp giới tửu đủ 2 con đực cái dính cặp mới thiệt tốt, người ta: dùng cắc kè còn tươi sống phối hợp với lộc nhung, đảng sâm, câu kỷ tử , viên nhục, huỳnh tinh, hoài sơn, hắc táo, tỏa dương, đương qui, bắc kì, nhục thung dung, xuyên khung... cùng vài thứ linh tinh khác ngâm trong rượu gạo thứ thiệt. Hương vị rượu rất thuần hòa, hiệu lực nuôi âm, bổ thận, bổ huyết d ưỡng nhan ( bổ máu và làm tăng sắc đẹp ở phụ nữ) Ngự tửu Minh Mạng thang
- Rượu này trở thành một đặc sản của Việt Nam kể từ ngày Việt Nam mở cửa cho du lịch và kinh tế thị trường để góp nhặt ngoại tệ. Cái gì thuộc về vua chúa nhà Nguyễn trước bị chửi là phong kiến, áp bức thì nay được xưng tụng là di sản văn hóa, trong đó có toa thuốc của Vua Minh Mạng. Toa thuốc này truyền tụng từ lâu ở Huế, được đồn là do vài vị ngự y chép được. Trong sách Nguyễn triều cố sự ; Huyền thoại về Danh lam xứ Huế ( 1996), tác giả Bửu Kế chép ra hai bài thuốc vua Minh Mạng như sau theo tài liệu của Lương Y Tuệ Tâm: I - Nhất dạ ngũ giao Thành phần: 1- Nhục thung dung 12g 2- Táo nhân 8g 3- Xuyên Qui 20g 4- Cốt toái bổ 8g 5- Cam cúc hoa 12 g 6- Xuyên ngưu tất 8g
- 7- Nhị Hồng sâm 20g 8- Chích kỳ 8g 9- Sanh địa 12g 10 -Thạch hộc 12g 11- Xuyên khung 12g 12- Xuyêntục đoạn 8g 13- Xuyên Đỗ trọng 8g 14- Quảng bì 8g 15- Cam Kỷ tử 20g 16- Đảng sâm 10g 17- Thục địa 20g 18 - Đan sâm 12 g 19- Đại táo 10 quả 20- Đường phèn 300 g
- (Toa này có người nói là „Nhất dạ ngũ giao sinh lục tử“ nghĩa là có một lần làm thụ thai... song sinh!!) Cách ngâm: Đường phèn để riêng, 19 vị thuốc trên đem ngâm với 3 lít rượu nếp ngon trong 5 ngày đêm. ngày thứ sáu, nấu nửa lít nước sôi với 300 g đường phèn cho tan ra, để nguội, rồi đổ vô thẩu, trộn đều đến ngày thứ 10 thì đem ra dùng. Ngày 3 lần sáng, trưa , tối, mỗi lần 1 ly trà. Dùng liên tục. II- Nhất dạ lục giao Thành phần: 1-Thục địa 40g 2- Đào nhân 20g 3-Sa sâm 20g 4- Bạch truật 12g 5 Vân qui 12g 6- Phòng phong 12g 7- Bạch thược 12g
- 8- Trần bì 12g 9-Xuyên khung 12g 10- Cam thảo 12g 11- Thục linh 12g 12- Nhục thung dung 12g 13- Tần giao 8g 14-Tục đoạn 8g 15- Mộc qua 8g 16- Kỷ tử 20g 17-Thường truật 8g 18-Độc hoạt 8g 19- Đỗ trọng 8g 20- Đại hồi 4g 21- Nhục quế 4g
- 22- Cát tâm sâm 20g 23- Cúc hoa 12g 24- Đại táo 10 quả Cách ngâm: 24 vị thuốc trên ngâm với hai lít rưỡi rượu tốt trong vòng 7 ngày. Lấy 150 g đường phèn nấu với một xị nước sôi cho tan, để nguội rồi đổ vô keo rượu thuốc, trộn đều, đến ngày thứ 10 đem dùng dần. Ngày 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, sáng, trưa , chiều trước bữa ăn. Bã thuốc còn lại ngâm nước hai với một lít rưỡi rượu ngon- một tháng sau dùng tiếp. Chủ trị: Cả hai bài trên có tác dụng đại bổ thận, bồi bổ thần kinh, gia tăng khí huyết, tăng cường sinh lực, mạnh gân cốt, bán thân bất toại, d ương sự kém, tăng tuổi thọ.
- Truyền thống ngâm rượu của người dân Việt Phần 4 Vài nhận xét của người viết Tôi mạn phép có vài nhận xét sau: a- Trong hai bài thuốc, về cân lượng người ta dùng đơn vị Gramme (g). Ngày xưa ở Trung quốc dùng cân (chin), lượng ( liang), phân (fen). Nhưng ngay bây giờ, ở Trung quốc, người ta dùng những hệ thống khác nhau về cân lượng như 16 lượng, 12 lượng, 10 lượng; thậm chí ở các vùng quê hẻo lánh, người dân dùng hệ thống. 18 lượng, 20 lượng và 24 lượng. Những ấn định về đo lường trong nhiều triều đại đã làm cho vấn đề cực kỳ phức tạp. Kể từ năm 1979, miền Hoa lục đã chuyển theo hệ thống thập phân (metric system) thay vì là hệ thống cân lượng, nên trong nhiều sách thuốc in tại Hoa Lục , hệ thống trọng lượng được thống nhất như sau, để dễ bề tính toán::
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn