YOMEDIA
ADSENSE
Truyền thuyết về Bách Quỷ Dạ Hành của Nhật Bản
15
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết "Truyền thuyết về Bách Quỷ Dạ Hành của Nhật Bản" phân tích một số vấn đề liên quan đến Bách Quỷ Dạ Hành. Từ đó, đề xuất một số phương pháp giúp những người quan tâm đến văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam có thêm nguồn tài liệu về văn hóa Nhật Bản để tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Truyền thuyết về Bách Quỷ Dạ Hành của Nhật Bản
- TRUYỀN THUYẾT VỀ BÁCH QUỶ DẠ HÀNH CỦA NHẬT BẢN Nguyễn Tri Nhân*, Nguyễn Trần Minh Thư, Huỳnh Nguyễn Anh Thư, Nguyễn Thành Tài Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Tiết Thụy Tường Vy TÓM TẮT Bách Quỷ Dạ Hành là một truyền thuyết nổi tiếng trong văn hóa Nhật Bản, nó gắn liền với nhiều thế hệ ở Nhật Bản. Tuy nhiên, có phải tất cả những người quan tâm đến văn hóa Nhật Bản đều biết đến truyền thuyết này hay không? Chính vì đi tìm câu trả lời cho câu hỏi ấy, nhóm tác giả đã quyết định chọn đề tài “Truyền thuyết về Bách quỷ dạ hành của Nhật Bản” để làm đề tài nghiên cứu. Trong bài viết này, nhóm tác giả sẽ phân tích một số vấn đề liên quan đến Bách Quỷ Dạ Hành. Từ đó, đề xuất một số phương pháp giúp những người quan tâm đến văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam có thêm nguồn tài liệu về văn hóa Nhật Bản để tham khảo. Từ khóa: bách quỷ dạ hành, truyền thuyết, quái vật 1. MỞ ĐẦU Nhóm tác giả là những người có đam mê với anime và những mẫu truyện manga về văn hóa Nhật Bản. Trong đó có những bộ phim, truyện tranh có hình ảnh của ma quỷ và gần đây có bộ Nurarihyon no Mago (Hậu duệ của Nurarihyon) tạo nên cơn sốt mang dấu ấn văn hóa ma quỷ Nhật Bản nhưng chỉ ở một mức độ nhỏ. Năm 1776 vào thời Edo, một họa sĩ tên Toriyama Senkien đã cho ra đời cuốn “Gazza Hyakki Yagyo” dịch sang tên tiếng việt là “Bách Quỷ Dạ Hành” tức là cuộc diễu hành của một trăm con quỷ trong đêm. Đây là cuốn sách tranh tổng hợp các loài Yokai (quái vật) trong dân gian. Mặc dù là một trăm nhưng số lượng yêu quái trong cuốn sách thực tế lớn hơn nhiều rất nhiều. Tính đến nay cuốn sách vẫn được coi là như một từ điển về Yokai. Vì thế, nhóm tác giả muốn tìm hiểu để làm sáng tỏ hơn về đề tài này. Truyền thuyết Bách Quỷ Dạ Hành là một trăm con quỷ cùng nhau tập hợp lại, đi diễu hành trong đêm thanh vắng nhằm hù dọa con người. Chúng thực hiện cuộc diễu hành này để thu lấy nỗi sợ hãi của con người để trở nên hùng mạnh hơn. Mỗi một Yokai lại gắn liền với một vùng đất, một hiện tượng thiên nhiên, một tin tốt đẹp, và chúng luôn sở hữu một truyền thuyết có thể dài ngang với tiểu thuyết. Người Nhật dùng Yokai để giải thích về các hiện tượng tự nhiên mà họ chưa hiểu hoặc gửi gắm những niềm tin, những quan niệm để răn dạy đời sau, về điểm này nghe có vẻ giống nguồn gốc các vị thần trong nhiều nền văn hóa, nhưng không thể coi Yokai là “Thần” được. Việt Nam là một quốc gia phương Đông có nhiều nét văn hóa tương đồng Nhật Bản nên người ta hay dịch “Yokai” là “yêu quái”. Về nhiều phương diện, cụm từ này truyền tải khá sát nghĩa. Nhưng yêu quái thì không được thờ cúng hay lập đền thờ, thường mang nghĩa xấu và là kẻ thù của con người cũng như là thần thánh. Nhưng tại Nhật, một số Yokai lại được thờ phụng chu đáo, một số thì được coi là mang đến may mắn thậm chí là có sức mạnh như một vị thần. 2401
- 2. KHÁI NIỆM VỀ BÁCH QUỶ DẠ HÀNH Bách Quỷ Dạ Hành là một truyền thuyết được lan truyền qua nhiều thế hệ Nhật Bản. Bách quỷ dạ hành có nghĩa là một trăm con quỷ cùng nhau tập hợp lại, đi diễu hành trong đêm thanh vắng nhằm hù dọa con người. Chúng thực hiện cuộc diễu hành này để thu lấy nỗi sợ hãi của con người, nhờ đó mà trở nên hùng mạnh hơn. Thủ lĩnh nhóm yêu quái này là 滑瓢 (Nurarihyon) – một yêu quái có hình dạng như một ông già ốm yếu, có cái đầu to quá khổ, mặc áo cà sa. Nhân vật này tuy thường chỉ xuất hiện ăn cơm uống trà trong nhà người khác không hại gì nhưng lại được thế giới yêu quái nể sợ bởi khả năng xuất quỷ nhập thần, mê hoặc con người và các sức mạnh siêu nhiên khác. Nurarihyon thường lãnh đạo đoàn quân ma quái đi chiếm giữ nỗi khiếp sợ của con người khắp thiên hạ. Yokai (妖怪) tạm dịch là “yêu quái”, là từ để chỉ một nhóm các loài ma quỷ, linh hồn, các sinh vật siêu nhiên trong văn hóa dân gian Nhật Bản. Yokai có thể được hiểu là "quyến rũ nhưng bí ẩn". Tiếng Nhật còn có một vài tên gọi khác là Ayakashi, Mamono... Yokai bao gồm nhiều loài ma quỷ khác nhau, từ độc ác tới mang lại may mắn cho con người. Yokai có nhiều hình dáng khác nhau, một số giống động vật (ví dụ kappa giống rùa, hoặc tengu có cánh), số khác giống người (như kuchisake-onna) hoặc thậm chí không có hình dáng cụ thể. Họa sĩ Toriyama Sekien – họa sĩ nổi tiếng thời kỳ Edo đã tự sáng tác yokai mới bằng cách lấy cảm hứng từ những câu chuyện dân gian hoặc từ trí tưởng tượng của ông. Đối với người Nhật, Yokai không chỉ đơn giản là quỷ, chúng là hiện thân của một số khoảnh khắc và cảm xúc của con người như hoang mang, sợ hãi, ích kỷ, lòng tham hoặc một số hiện tượng siêu nhiên không thể giải thích được. Yokai phổ biến vào thời kỳ Edo, các họa sĩ thời này, như Toriyama Sekien, tự sáng tác yokai mới bằng cách lấy cảm hứng từ những câu chuyện dân gian hoặc từ trí tưởng tượng của họ. Một số Yokai gần như vô hại và sống cùng với loài người, một số youkai chỉ hù dọa người đi đường, một số thì làm những chuyện xấu xa hơn như là làm người đi đường bị thương. Ví dụ điển hình là Kamaitachi - Loài yokai bao gồm 3 con chồn di chuyển nhanh như gió. Con đầu tiên sẽ làm người đi đường bị thương và hai con còn lại có nhiệm vụ sơ cứu cho người đó vì thế người đi đường khi cảm nhận một cơn gió thoáng qua sẽ có cảm giác như mình bị vật gì đó cắt vào người nhưng sau đó lại không thấy máu hay vết thương còn sót lại. Hình 1: Tranh Kamaitachi (Nguyễn Tiến Khoa, 2018) Một số Yokai có quan hệ mật thiết trong thần thoại Nhật Bản, ví dụ như Myobu là một linh hồn cáo, là sứ giả của Inari, vị thần của sự sinh sản nên được thờ cúng nhằm mang lại may mắn. 2402
- Hình 2: Myobu – Một loại ma quỷ ở Nhật (cdsptphcm.edu.vn, 2023) Zashiki-warashi là một linh hồn dưới dạng một đứa bé từ 3 – 12 tuổi. Cái tên này được bắt nguồn từ trong tỉnh Iwate, nhưng truyền thuyết tương tự thì lại được tìm thấy khắp Nhật Bản. Người ta nói rằng ngôi nhà nào có linh hồn của Zashiki-warashi trú ngụ thì gia đình nơi ngôi nhà đó sẽ được thịnh vượng, nhưng khi Zashiki-warashi rời đi thì ngôi nhà nơi gia đình đó sống sẽ rơi vào trong sự đổ nát. Zashiki- warashi chưa bao giờ được nhìn thấy. Tuy nhiên, ta có thể nhận biết sự hiện diện của nó thông qua những trò nghịch ngợm, phá phách khi mọi người đang ngủ như di chuyển những chiếc gối xung quanh và lung lay những chiếc giường. Tuy nhiên, nếu gia chủ có những hành động hoặc lời nói xúc phạm đến nó thì khi sự chịu đựng tới giới hạn, Zashiki-warashi không chỉ bỏ đi mà còn tạo ra những nghiệp chướng cho gia đình đó tới vài đời sau mới hết. Hình 3: Zashiki-warashi – Một loại ma quỷ ở Nhật (cdsptphcm.edu.vn, 2023) 3. SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU GIỮA YUREI VÀ YOKAI 2403
- Ở Nhật Bản, có rất nhiều loại quái vật và ma quỷ. Người ta thường hay nhầm lẫn giữa Yurei và Yokai. Chính vì vậy, nhóm tác giả sẽ đưa ra phân tích và so sánh. Yurei (幽霊), từ Hán Việt là U Linh, nghĩa là những con số trong văn hóa dân gian Nhật Bản tương tự như mô hình ma của phương Tây. Tên bao gồm 2 chữ Kanji, 幽 (yū), nghĩa là "uể oải" hoặc "lờ mờ" và 霊 (rei), nghĩa là "tâm hồn" hoặc "tinh thần". Tên thay thế bao gồm là 亡霊 (Vong Linh, Borei), có nghĩa là tinh thần bị hủy hoại hoặc rời đi, 死霊 (Shiryo) có nghĩa là linh hồn chết, có nghĩa rộng hơn là 妖怪 (Yokai) hoặc お化け (Obake). Ở các nước Trung Quốc và phương Tây, họ được cho là những linh hồn bị cấm khỏi thế giới bên kia. Yurei xuất hiện trong Bách Quỷ Dạ Hành là vì theo quan niệm dân gian của người Nhật, yêu quái thường có sức mạnh và quyền lực lớn hơn so với ma. Yêu quái thậm chí còn có thể tiêu diệt, sai khiến và điều khiển các linh hồn ma làm việc cho mình. Bảng 1: So sánh sự khác nhau giữa Yokai – Yurei (Nguồn: nhóm tác giả) YUREI YOKAI Yurei sẽ xuất hiện khi khao khát báo thù của họ Yokai là những quái vật có hình thù kì lạ hoặc được sinh ra, bởi chính Yurei hoặc bởi các thành sức mạnh phi thường, thường được sinh ra một viên gia đình của nó lúc còn sống (giống như ma cách tự nhiên điển hình là các loại quái vật quỷ ở Việt Nam). Cách dễ nhất để xua đuổi một Tsukumogami. Tsukumogami là những đồ vật Yurei là giúp nó hoàn thành mục đích, tâm sẽ sống lại vào sinh nhật lần thứ 100 của nó. Đó nguyện lúc còn sống của mình. Văn hóa này là lí do mỗi năm người Nhật đều thu thập đồ cũng tương đồng với Việt Nam nói riêng và các dùng cũ và vứt bỏ chúng trước thềm năm mới. nước phương Đông và phương Tây nói chung. (Tục lệ này gọi là Susuharai- 煤払い có nghĩa Ví dụ, khi Yurei chết vì một cách uất ức thì cách là dọn nhà đầu năm) để tránh bị những để xua đuổi hoặc giải thoát cho nó đó chính là Tsukumogami này gây phiền nhiễu. Đa phần các giúp nó đi tìm sự thật. Tsukumogami đều thù ghét con người vì loài người đã phản bội lại sự trung thành của chúng. Tương truyền rằng những Tsukumogami này đã tập hợp lại với nhau để bàn luận về số phận của mình. Và những Yokai còn lại thì được tạo thành từ những linh hồn hoặc niềm tin của người dân (truyền thuyết đô thị). 4. KẾT LUẬN Khi bắt đầu nghiên cứu về đề tài này, nhóm tác giả đã nhận thấy đây là điều cần thiết đối với những người đam mê với văn hóa của Nhật Bản. Thông qua những tài liệu tham khảo hiện có, nhóm tác giả thấy rằng “truyền thuyết về Bách Quỷ Dạ Hành” cần phải có thêm nhiều tài liệu hơn nữa, vì tài liệu hiện tại còn quá ít. Hy vọng bài viết này sẽ khơi gợi sự thích thú, tò mò tìm hiểu của nhiều sinh viên các khóa tiếp theo tiếp tục tìm hiểu với niềm đam mê về văn hóa Nhật Bản. Bên cạnh đó, truyền thuyết về Bách Quỷ Dạ Hành cũng có mối quan hệ mật thiết đối với các sự kiện, ngày lễ lớn tại Nhật. Hy vọng rằng qua bài báo 5 trang này có thể giúp người đọc hiểu rõ hơn về các văn hóa mang yếu tố tâm linh của Nhật Bản. 2404
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. cdsptphcm.edu.vn, 2023. Tìm hiểu về tam đại yêu quái Nhật Bản độc ác nhất trong truyền thuyết, , truy cập ngày 24/04/2023 2. Isenpai (2021). “Bách quỷ dạ hành trong truyền thuyết Nhật Bản”. https://isenpai.jp/bach-quy-da- hanh-trong-truyen-thuyet-nhat-ban/, truy cập ngày 24/4/2023. 3. Nguyễn Tiến Khoa, 2018. https://lag.vn/tin/tips-tricks/Am-Duong-Su--Huong-dan-Kamaitachi--- Keo-toc-sieu-cap.html, truy cập ngày 24/04/2023 4. Tori (2020). “Bách quỷ dạ hành: cuộc diễu hành trong đêm của 100 loài yêu quái | KILALA”. , truy cập ngày 28/4/2023. 2405
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn