intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tư cách nguyên đơn trong tố tụng dân sự hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Tư cách nguyên đơn trong tố tụng dân sự hiện nay khái quát một số vấn đề liên quan về nguyên đơn trong TTDS. Bài viết nêu lên thực trạng và những tồn tại bất cập, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến nguyên đơn nhằm nâng cao vai trò và vị thế của nguyên đơn trong tố tụng dân sự.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tư cách nguyên đơn trong tố tụng dân sự hiện nay

  1. TƯ CÁCH NGUYÊN ĐƠN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ HIỆN NAY Phạm Công Thiên Đỉnh* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) GVHD: ThS. Nguyễn Thị Dung TÓM TẮT Nguyên đơn trong Tố tụng dân sự (TTDS) là người có đứng đơn khởi kiện, người có quyền định đoạt với yêu cầu khởi kiện khi bị xâm phạm, hoặc cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Vấn đề này đã được Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015 điều chỉnh. Tuy nhiên, thực trạng quy định và việc áp dụng vẫn còn một số tồn tại gây khó khăn, thậm chí gây mâu thuẫn cho quá trình áp dụng vào thực tiễn. Những tồn tại này đã làm cho vị thế, và vai trò của nguyên đơn trở nên yếu thế. Bài viết khái quát một số vấn đề liên quan về nguyên đơn trong TTDS. Bài viết nêu lên thực trạng và những tồn tại bất cập, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến nguyên đơn nhằm nâng cao vai trò và vị thế của nguyên đơn trong tố tụng dân sự. Từ khóa: Nguyên đơn, người đi kiện, người khởi kiện, nguyên đơn dân sự, luật Tố tụng dân sự, 1. Đặt vấn đề Trong xã hội hiện đại ngày nay, các mối quan hệ giữa người với người trở nên đa dạng và phát triển. Nhiều hoạt động của cá nhân, tổ chức diễn ra trong đời sống hằng ngày, trong cách thức cư xử, trong giao tiếp, trong kinh doanh thương mại… Tất cả mọi người đều phải sống và làm việc theo pháp luật. Trong đời sống khó tránh khỏi những va chạm phát sinh, khi những va chạm, mâu thuẫn, bất đồng phát sinh không thể giải quyết được sẽ dẫn đến tranh chấp. Khi quyền, lợi ích bị xâm phạm, hoặc cho rằng mình bị xâm phạm thì cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, thậm chí có thể nhờ người khác đứng ra kiện thay bảo vệ mình thông qua tư cách nguyên đơn. Tuy nhiên quy định về nguyên đơn hiện nay, vẫn còn một số tồn tại bất cập, chưa tạo được cơ chế hiệu quả để bảo vệ được vai trò và vị thế của nguyên đơn trong thực tiễn, làm cho vai trò và vị thế của nguyên đơn trở nên yếu đi. Trước thực tế đó, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu vị thế tư cách pháp lý của nguyên đơn trong tố tụng dân sự là điều thiết yếu với mục đích mong muốn hoàn thiện pháp luật, và nâng cao đúng bản chất, vị thế của nguyên đơn theo tinh thần pháp luật. 2461
  2. 2. Khái quát về nguyên đơn trong tố tụng dân sự Nguyên đơn là người được giả thiết có quyền, có thể là người có lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, hoặc tranh chấp nên đứng ra khởi kiện, hoặc được người khác khởi kiện theo quy định của pháp luật với mục đích bảo vệ những quyền, lợi ích hợp pháp đó [1, tr.566]. Quan điểm về nguyên đơn và người khởi kiện: - Quan điểm thứ nhất: trong vụ án hành chính, người đi kiện thông thường được xem là người khởi kiện [4, tr.331], còn trong TTDS cụ thể trong vụ án dân sự thì thông thường được xem là nguyên đơn. - Quan điểm hai: "người khởi kiện", đứng 1 khía cạnh nào đó có thể thấy, trong trường hợp, khởi kiện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người khác thì họ được xem là "người khởi kiện". Ví dụ: "cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Điều 186 BLTTDS 2015 "quyền khởi kiện vụ án" Một số trường hợp liên quan đến nguyên đơn với tư cách là người khởi kiện và ngược lại người khởi kiện cũng chính là nguyên đơn. - Đối với đương sự là người khởi kiện cho quyền, lợi ích của chính mình thì được xem là nguyên đơn. Khoản 1 Điều 68 BLTTDS 2015. Ví dụ: "Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan." Tuy nhiên 1 quan điểm khác nhìn nhận: nguyên đơn và người khởi kiện cũng gần như nhau, và không có phân biệt. Có thể xem theo ý nghĩa như sau: "thông thường, nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện" [11, tr.175]. Ví dụ: Khoản 2 Điều 68 BLTTDS2015 nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Từ vấn đề nêu trên có thể nhìn nhận: "nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện" [7, tr.83]. - Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn [1, Khoản 2 Điều 68], [7, tr.83]. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện khởi kiện vụ án thì cũng được xem là người khởi kiện Điều 186 BLTTDS 2015 [1, Điều 168]. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải tổ chức nào cũng có thể khởi kiện, và không phải tổ chức nào cũng có thể trở thành nguyên đơn ví dụ: trong môt số trường hợp liên quan đến tranh chấp, tổ chức hành nghề công chứng chưa chắc là nguyên đơn trong vụ án tranh chấp, thậm chí không thể trở thành nguyên đơn trong một số trường hợp nhất định. Vì tổ chức hành nghề công chứng không phải là 1 trong 2 bên là đối tượng cần được công chứng phát sinh tranh chấp, mà tổ chức hành nghề công chứng là trung gian, bên thứ 3 thực hiện chức năng chứng thực, cho nên không có quyền khởi kiện, hay nói cách khác tổ chức này không phải là nguyên đơn khi có "tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu" [6, tr.206]. Tư cách nguyên đơn trong một số trường hợp khác được BLTTDS 2015 quy định: - Trường hợp phản tố, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn theo Khoản 4 Điều 72 BLTTDS 2015, thì lúc bấy giờ bị đơn sẽ có quyền và nghĩa vụ y như nguyên đơn. Lưu ý: thời điểm phản 2462
  3. tố là trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, và bị đơn không có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên tòa sơ thẩm. - Trường hợp tư cách tố tụng có thể bị thay đổi trở thành nguyên đơn: tư cách tố tụng của đương sự có thể bị thay đổi tại phiên tòa sơ thẩm. Ví dụ: Điều 245 BLTTDS 2015 thay đổi địa vị tố tụng: "Khoản 1, trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn và nguyên đơn trở thành bị đơn". "Khoản 2 trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người bị khởi kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn." Tuy nhiên khi đưa ra yêu cầu độc lập, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan sẽ giống như tư cách của nguyên đơn nhưng chỉ khác ở một điểm là yêu cầu của họ là yêu cầu phát sinh sau nguyên đơn vì thế họ có các quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn [11, tr.190]. - Trường hợp bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu phản tố thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; bị đơn trở thành nguyên đơn, nguyên đơn trở thành bị đơn; Điểm b, Khoản 2 Điều 217 BLTTDS 2015; bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người nào bị khởi kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn. Điểm c Khoản 2 Điều 217 BLTTDS 2015. Thông qua các phần phân tích trên, suy cho cùng "nguyên đơn" mang nghĩa: bên nguyên trong vụ kiện dân sự, người đi kiện [8, tr878]. Ví dụ như: nguyên thủ là người đứng đầu, nguyên đơn người đứng đơn. Đặc điểm cơ bản của nguyên đơn Một là, giả thiết có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm Hai là, liên quan đến tranh chấp Ba là, người đã khởi kiện, hoặc được người khác khởi kiện thay Bốn là, chỉ cần cho là quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm thì có thể đứng ra khởi kiện Năm là, người đứng đơn Sáu là, tư cách nguyên đơn sẽ xuất hiện khi có tranh chấp trong vụ án dân sự Bảy là, người chủ động đi kiện 3. Thực trạng và hoàn thiện pháp luật về nguyên đơn trong tố tụng dân sự Tư cách nguyên đơn trong vụ án dân sự, khi quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nguyên đơn có quyền đứng ra khởi kiện để yêu cầu tòa án đứng ra bảo vệ cho mình. Ngay cả khi quyền và lợi ích của chính bản thân không bị xâm phạm, nhưng người khởi kiện cho rằng quyền lợi của mình bị tổn hại hoặc bị xâm phạm thì cũng có quyền khởi kiện. Theo tư duy tố tụng truyền thống thì người nào bị xâm phạm, bị thiệt hại thì họ đứng ra khởi kiện. Tuy nhiên trên thực tế, cũng có đối tượng không bị xâm phạm, không bị thiệt hại về quyền và lợi ích của chính mình nhưng họ vẫn có quyền kiện thay cho người khác vì lợi ích chung của cộng đồng, hoặc vì lợi ích chung của tập thể. Theo tinh thần Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện khởi kiện vụ án. Theo tinh thần Điều 187 Bộ 2463
  4. luật Tố tụng dân sự 2015, khi khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, hoặc lợi ích chung của cả cộng đồng thì một tổ chức đại diện có thể đứng ra đại diện khởi kiện hoặc tổ chức xã hội tham gia bảo vệ vì lợi ích cộng đồng cũng có thể tự mình khởi kiện. Vấn đề thứ nhất liên quan về nguyên đơn, trong trường hợp tổ chức xã hội đứng ra khởi kiện thay vì lợi ích tập thể, lợi ích của người tiêu dùng, hoặc tổ chức đại diện tập thể lao động khởi kiện thay cho tập thể người lao động thì lúc bấy giờ các tổ chức này là người kiện thay thế cho người khác, nguyên đơn thật sự trên thực tế, chính là những người bị thiệt hại, người ở vị thế yếu cụ thể: người lao động trong tập thể lao động hoặc người tiêu dùng trong cộng đồng. Tuy nhiên vị trí có thể sẽ bị thay đổi. Ví dụ: khi một tổ chức xã hội đứng ra khởi kiện thay cho người tiêu dùng thì vị trí người tiêu dùng - chủ thể khởi kiện chính bị thay đổi họ sẽ trở thành người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự theo Khoản 4 Điều 68 BLTTDS 2015 [9, tr.79]. Liên quan đến “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” có yêu cầu độc lập và không có yêu cầu độc lập chưa có định nghĩa [11, tr.178] vì thế Toà án khi xét xử vụ án dân sự có liên quan đến “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan" còn vướn mắt một số hạn chế nhất định, và đôi khi thiếu chính xác. Tuy nhiên cơ sở để phân biệt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chủ yếu dựa theo Điều 73 BLTTDS 2015, nhưng Điều luật này chỉ quy định về nội dung quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Từ phân tích trên có thể thấy những điều bất hợp lý sau: Một là, quyền khởi kiện của người khởi kiện không còn nguyên vẹn. Hai là, từ vị trí chủ thể khởi kiện, ở vị thế thượng phong đi đầu, lại trở thành đối tượng phụ trong vụ án dân sự. Ba là, vị thế NTD là vị thế yếu, và NTD là đối tượng được pháp luật đặc quyền ưu tiên bảo vệ, lại trở thành người "cầu lụy van xin" phải chờ được sự chấp thuận của Toà theo Khoản 4 Điều 68 BLTTDS 2015. NTD có thể tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và phải được Toà án chấp thuận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Trên thực tế, liên quan đến vấn đề nghiệp vụ "không mặc nhiên, có đương sự đề nghị tòa án đưa một chủ thể vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án thì tòa án sẽ chấp nhận đề nghị của họ” [5, tr.573]. Suy cho cùng đây cũng là cơ chế xin cho. Từ các phân tích trên, có thể thấy chính quy định của pháp luật và việc áp dụng của pháp luật thiếu năng động đã góp phần làm cho quyền lợi của người khởi kiện nói chung và quyền của người tiêu dùng nói riêng bị suy yếu, làm giảm đi nhiệt huyết mong muốn đòi hỏi công bằng vì lợi ích chung của cộng đồng. Vấn đề thứ hai, về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự chưa thật sự phát huy hết vai trò. Khi tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể người, của cộng đồng thì lúc này tổ chức xã hội là bên thứ ba đứng ra thay thế cho cộng đồng để khởi kiện. Ví dụ: tổ chức xã hội vì lợi ích chung của người tiêu dùng đứng ra khởi kiện cho người tiêu dùng thì người tiêu dùng là nguyên đơn chính thức, còn tổ chức xã hội là bên kiện thay, là bên đại diện thay mặt cho người tiêu dùng khởi kiện. Tuy nhiên trên thực tế nếu người tiêu dùng không muốn tiếp tục việc khởi kiện thì cũng không thể rút đơn khởi kiện mặc dù họ là nguyên đơn trên thực tế. Điều này vô tình đã làm cho quyền quyết định và tự định đoạt của nguyên đơn mất đi ý nghĩa vốn có. Theo tinh thần Điều 5 BLTTDS 2015 quy định đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, và trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu 2464
  5. của mình. Theo tinh thần của pháp luật, ngay cả ở giai đoạn phúc thẩm, quyền định đoạt đối với yêu cầu khởi kiện, nguyên đơn vẫn có quyền định đoạt đối với yêu cầu khởi kiện cụ thể là rút đơn. Tuy nhiên tòa án phải hỏi ý kiến của bị đơn vì nguyên đơn rút đơn khởi kiện trong giai đoạn phúc thẩm có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của bị đơn Khoản 1 Điều 299 BLTTDS 2015. Thậm chí ở giai đoạn hoà giải và chuẩn bị xét xử sơ thẩm, việc thay đổi, bổ sung không vượt quá phạm vi yêu cầu của nguyên đơn cũng có thể được Toà án chấp nhận nếu việc thay đổi, bổ sung thực hiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải [2]. Tuy nhiên vấn đề thay đổi, bổ sung ở giai đoạn hoà giải và chuẩn bị xét xử sơ thẩm trong BLTTDS 2015 không quy định [3, tr.36]. Từ các phân tích trên có thể thấy Điều luật quy định như thế, nhưng trên thực tế lại hoàn toàn khác, khi tổ chức xã hội thay mặt nguyên đơn đứng ra kiện thay thì đương sự là nguyên đơn sẽ không thể rút lại đơn khởi kiện hoặc chấm dứt hoặc thay đổi yêu cầu của mình. Điều này sẽ gây mâu thuẫn với tinh thần pháp luật. Phương thức hoàn thiện Một là, cũng cố địa vị của nguyên đơn, cho phép nguyên đơn được thực hiện các quyền theo quy định bao gồm quyền khởi kiện, thay đổi, bổ sung, hoặc rút đơn khởi kiện trong trường hợp thông qua bên thứ ba kiện thay. Điều này làm cho địa vị pháp lý của nguyên đơn đúng theo tiêu chí ban đầu về bản chất của nguyên đơn. Nếu không thay đổi sẽ làm cho vị thế của nguyên đơn không còn nguyên vẹn, dẫn đến việc nguyên đơn sẽ bị yếu thế và mất khả năng khởi kiện và quyền rút lại yêu cầu khi nguyên đơn không muốn khởi kiện. Hai là, hiện nay chưa có định nghĩa về người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Vì thế cần đưa ra định nghĩa về người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan để tòa án có thể đối chiếu và áp dụng chính xác. Có thể đưa ra định nghĩa như sau: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người có quyền đối với tài sản, có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại cho mình, còn đối với nghĩa vụ liên quan là nghĩa vụ bồi thường khi có vi phạm xảy ra do hành vi trái luật mà mình gây ra; hoặc có quyền đối với tài sản, nghĩa vụ phải tham gia tố tụng khi có liên quan đến mình. Đây là một trong những điểm gợi ý có thể áp dụng. Hiện nay cách hiểu về quyền, nghĩa vụ liên quan chưa thống nhất, chưa có định nghĩa cụ thể mang tính phổ biến làm cho việc áp dụng trở nên khó khăn. Ba là, cần nâng cao nhận thức, nâng cao về trình độ chuyên môn đối với những người áp dụng pháp luật, tổ chức tập huấn trao đổi kinh nghiệm từ thực tiễn xét xử của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới để đúc kết được và linh hoạt áp dụng tránh để cho tình trạng không hay diễn ra như hiện nay cụ thể: về địa vị tố tụng của nguyên đơn, tư cách của nguyên đơn là người khởi kiện, là người tiên phong lại trở thành nhân vật phụ trong vụ án dân sự với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, và phải áp dụng cơ chế xin cho, "xin Toà án cho tham gia với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan" trong khi mình chính là nguyên đơn được quyền khởi kiện hoặc thông qua bên thứ ba kiện thay được pháp luật quy định là bên có toàn quyền quyết định ./. 2465
  6. Tài Liệu Trích Dẫn 1. Bộ luật Tố tụng dân sự (2015) 2. Công Văn 01/2017/GĐ - TANDTC ngày 07/04/2017 3. Lưu Tiến Dũng và Đặng Thanh Hoa (2020), Lý giải một số vấn đề của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 từ thực tiễn xét xử, Nxb Hồng Đức. 4. Nguyễn Ngọc Điệp (2020), Từ điển pháp luật Việt Nam, NXB Thế Giới, tr 331. 5. Nguyễn Thanh Hải, Châu Thanh Quyền (2021), Cẩm nang nghiệp vụ dành cho thẩm phán, luật sư trong lĩnh vực dân sự và tố tụng dân sự, Nxb Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, tr573. 6. Đặng Thanh Hoa (2020), Pháp luật Tố tụng dân sự (phần chung) tình huống và phân tích, Nxb Hồng Đức 7. Giáo trình luật Tố tụng dân sự Việt Nam (2020), Trường ĐH Luật TpHCM, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam 8. Hoàng Phê, tự điển tiếng Việt (2005), Nxb Hồng Đức, tr878 9. Phan Thị Thanh Thuỷ (2018), Từ vụ kiện Apple Inc. Làm chậm iPhone ở Việt Nam, bàn xu hướng khởi kiện tập thể trong giải quyết tranh chấp tiêu dùng, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: luật học, tập 34, số 2(2018) tr75-83 10. Tự điển luật học (2005), Nxb Từ Điển Bách Khoa, Tư Pháp. 11. Trần Anh Tuấn (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự, Nxb Tư pháp, tr175, 178 Tài Liệu Tham khảo 1. Bộ luật Dân sự (2015) 2. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) 3. Luật Thương mại 2005 (sửa đổi 2017, 2019) 4. Nguyễn Thị Vân Anh, và Nguyễn Văn Cương (2012), Giáo trình Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nxb Chính Trị Quốc Gia - Sự Thật, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2015, Nxb Công An Nhân Dân 2466
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2