Tự chủ đại học: Một trào lưu đang đi chệch hướng
lượt xem 3
download
Các trường đại học công lập của Việt Nam gần đây đã bắt đầu đòi hỏi quyền tự chủ - một đòi hỏi rất tự nhiên sau nhiều năm chung sống với hệ thống kinh tế mệnh lệnh. Tuy nhiên, trào lưu kêu gọi tự chủ đại học hiện nay ở Việt Nam đúng thì ít, sai nhiều hơn, mà nhiều nhất là nhầm lẫn. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết hơn nội dung của nghiên cứu này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tự chủ đại học: Một trào lưu đang đi chệch hướng
- TỰ CHỦ ĐẠI HỌC: MỘT TRÀO LƯU ĐANG ĐI CHỆCH HƯỚNG Châu Dương Quang Khoa Chính sách và Quản lý giáo dục, Trường ĐH SUNY Albany Các trường đại học công lập của Việt Nam gần đây đã bắt đầu đòi hỏi quyền tự chủ - một đòi hỏi rất tự nhiên sau nhiều năm chung sống với hệ thống kinh tế mệnh lệnh. Tuy nhiên, tôi cho rằng, trào lưu kêu gọi tự chủ đại học hiện nay ở Việt Nam đúng thì ít, sai nhiều hơn, mà nhiều nhất là nhầm lẫn. Tự chủ đại học là vấn đề liên quan sâu rộng đến nhiều lĩnh vực khác trong xã hội. Ở bài viết này, tôi chỉ tập trung vào vấn đề tự chủ của các đại học công lập. Một đúng Cái đúng duy nhất là các đòi hỏi kêu gọi tự chủ đại học đã xuất hiện rất đúng thời điểm, và nhờ vậy, nhanh chóng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhiều tầng lớp xã hội: giới lãnh đạo trường, giới nghiên cứu, phần đông dư luận, và ngay cả nhiều nhà hoạch định chính sách. Thật ra, các chính sách đầu tiên về tự chủ đại học đã được GS Trần Hồng Quân cùng các cộng sự đề xuất từ cuối thập niên 1980, trong thời gian ông làm Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Tuy nhiên, các chính sách này đều gây ra tranh cãi, thậm chí là chống đối, và vì vậy nhiều chính sách đã không sống sót được sau nhiệm kỳ của vị Bộ trưởng đã khai sinh ra chúng. Giờ đây, sau nhiều năm mở cửa, chúng ta đã có một nhóm người tiếp xúc đủ với các tư tưởng quản trị phương Tây và họ là những người đang nuôi dưỡng trào lưu tự chủ đại học ở Việt Nam. Xét cho cùng thì tự chủ đại học là một bước đi tất yếu của các nền đại học trên thế giới. Hai sai Cái đáng tiếc thứ nhất là trong số nhiều khía cạnh của tự chủ đại học, thì tự chủ tài chính nhanh chóng trở thành khía cạnh được nhà nước và lãnh đạo các trường quan tâm trước tiên, và nhiều nhất. Tại Việt Nam, tự chủ đại học gần như được hiểu là tự chủ tài chính. Trên thực tế, tài chính đúng là một trong những lí do chủ yếu thúc đẩy các ý tưởng cải cách giáo dục trên thế giới. Tuy nhiên, điều đáng nói là ở Việt Nam, sự tập trung vào khía cạnh tài chính trong các cải cách giáo dục đại học đang ở mức cực đoan. Theo tôi biết, chẳng ở đâu mà nhà nước lại hoàn toàn ngừng cấp ngân sách cho các trường đại học công lập, và cũng chẳng ở đâu mà các trường đại học công lập lại hớn hở đón nhận việc tự chủ thu chi như ở Việt Nam. Nhiều người lập luận rằng ở Việt Nam hiện nay, chỉ có tự chủ tài chính là thực hiện được ngay, còn tự chủ các mặt khác thì phải chờ. Lập luận này nghe có vẻ hợp lý, nhưng thực tế thì luôn có kha khá không gian để các trường đại học tự do vùng vẫy, quan trọng là họ có thật sự muốn và dám nhận lấy sự tự do đó, và có đủ quyết tâm để dần dần nới rộng vùng tự do ra hay không. Cực đoan thứ hai trong trào lưu tự chủ đại học hiện nay là sự phủ nhận vai trò của nhà nước. Ở hầu hết các nước, nền đại học công lập được xem là một công cụ quan trọng mà nhà nước sử dụng để điều hành xã hội. Đương nhiên là tùy từng nước mà khái niệm “điều hành” mang ý nghĩa khác nhau. Ngay cả tại Mỹ, nơi vai trò của 265
- nhà nước trong nền đại học rất mờ nhạt so với các nước ở châu Âu, thì nhà nước vẫn có những cơ chế dẫn dắt đại học theo một số định hướng nhất định. Ví dụ, chỉ khi nào một trường đại học được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định được Bộ Giáo dục công nhận thì sinh viên trường đó mới được vay vốn của chính phủ liên bang. Xét cho cùng thì nhà nước là một trong nhiều nhóm đối tượng mà nền đại học công lập có sứ mạng phải phục vụ. Trong khi đó, tại Việt Nam, ẩn phía sau những kêu gọi tự chủ đại học là sự phủ định vai trò của nhà nước. Những ý tưởng tự chủ đại học đầu tiên đã nêu ra đầy đủ 2 khía cạnh: tự chủ và trách nhiệm giải trình; và nhà nước là một đối tượng quan trọng mà các đại học cần phải giải trình. Có người ví đây là chân ga và chân thắng, đảm bảo cho các đại học phát triển đúng đắn. Tuy nhiên, nhiều nhà ủng hộ tự chủ đại học sau này đã tỏ ra thờ ơ với trách nhiệm giải trình, trong khi họ chỉ chăm chăm đạp ga mà thôi. Và nhiều nhầm lẫn Cả hai cái sai ở trên đều xuất phát đầu tiên từ việc tiếp nhận không đầy đủ các ý tưởng về tự chủ đại học của phương Tây, nhất là Mỹ - nước mà các nhóm ủng hộ tự chủ đại học Việt Nam hiện nay tham khảo nhiều nhất, để rồi cũng có nhiều ngộ nhận nhất. Xin nêu ra ví dụ liên quan đến hội đồng trường, một trong những chính sách được cho là cốt lõi của trào lưu tự chủ đại học Việt Nam hiện nay. Ở Mỹ, chỉ các đại học tư thục phi lợi nhuận mới lựa chọn phần lớn các thành viên hội đồng trường thông qua bầu cử - còn tại đa số các đại học công lập, phần lớn hội đồng này là do chính quyền bang bổ nhiệm. Khi về đến Việt Nam, khái niệm hội đồng trường thường được hiểu với một sắc thái dân chủ quá đà: hội đồng trường cần phải thông qua bầu cử. Vì thế, Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018, dưới áp lực của trào lưu tự chủ đại học, đã quy định rằng một số lượng đáng kể thành viên hội đồng trường của đại học công lập được lựa chọn thông qua bầu cử. Nói cách khác, các nhóm kêu gọi tự chủ đại học Việt Nam đã đem mô hình tự chủ của đại học tư thục phi lợi nhuận Mỹ áp vào mô hình tự chủ của đại học công lập Việt Nam, trong khi hai loại trường này rất khác nhau tại Mỹ. Việc một trường đại học công lập tự chủ tài chính gần đây có những tiến bộ nhất định trong hoạt động nghiên cứu khoa học và có những thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng trong và ngoài nước đã làm nhiều người khẳng định rằng tự chủ đại học mang lại chất lượng. Đây là một nhận định nhầm lẫn! Tự chủ đúng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy chất lượng. Nhưng đây không phải là yếu tố duy nhất – và cũng không chắc là yếu tố quan trọng nhất – quyết định chất lượng. Điều mà chúng ta có thể kết luận là: các chính sách tự chủ đúng đắn sẽ tạo ra một bệ phóng cho trường đại học phát triển. Và các bạn đã nghe đến nhiều vụ phóng tên lửa thất bại rồi chứ? Nhầm lẫn thứ ba là nhầm lẫn khái niệm: phi tập trung hóa (decentralization) và tự chủ (autonomy). Phi tập trung hóa là giao quyền quản lí xuống cho cấp dưới, trong khi nội hàm của tự chủ là kêu gọi sự tham gia của đông đảo cộng đồng trong việc quản trị. Phi tập trung hóa tạo điều kiện cho tự chủ, nhưng không bảo đảm sẽ có tự chủ. Ở Việt Nam, những tiếng nói kêu gọi tự chủ hiện nay, thực chất chỉ mới dừng lại ở việc kêu gọi phi tập trung hóa: giao quyền xuống cho (hiệu trường/ hội đồng) các trường. Điều này làm tôi nhớ đến bài viết “Nhân vật thứ ba” của GS. Phạm Phụ trong cuốn “Về khuôn mặt mới của Giáo dục Đại học Việt Nam” (NXB ÐH Quốc gia TP.HCM). Vị giáo sư này kể rằng, chính sách học phí – một chính sách có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đối với sinh viên – đã được quyết định trong các cuộc họp của lãnh đạo ngành: Bộ 266
- Giáo dục và Đào tạo và trường đại học (thành phần thứ nhất). Sinh viên (thành phần thứ hai) hoàn toàn không có mặt, và dĩ nhiên không có tiếng nói – nói chi đến thành phần thứ ba (các tổ chức độc lập). Các thảo luận, đề xuất về tự chủ đại học hiện nay cũng vậy: chúng ta rất ít khi nghe (hầu như không thấy) lãnh đạo bộ và lãnh đạo trường tham khảo ý kiến của giảng viên và sinh viên về các kế hoạch tự chủ. Dường như quyền quản lí chỉ đang được nhóm dưới giành lấy từ nhóm trên, chứ nó chưa hề được “xã hội hóa” cho cộng đồng! Xây nhà từ móng Tôi nghĩ trào lưu tự chủ đại học sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhiều khả năng kết quả sẽ chỉ dừng lại ở các mục tiêu tài chính, và tệ hơn là còn có thể sẽ cản trở các mục tiêu khác cốt lõi hơn: tự do nghiên cứu, tự do giảng dạy, tự do học tập ... Vì thế, tôi cho rằng nhà nước cần tích cực hơn với vai trò “trọng tài lâm thời”: trước khi giao quyền tự chủ, nhà nước cần buộc các trường phải công khai kế hoạch hành động nhằm khuyến khích giảng viên và sinh viên tham gia vào việc quản trị trường, và đồng thời tham gia giám sát việc thực thi các kế hoạch này. Chỉ khi nào chạm đến được giảng viên và sinh viên thì khi đó tự chủ đại học mới đi đúng hướng và mới bền vững. Bên cạnh đó, các thầy cô cũng có thể góp phần đưa trào lưu tự chủ đại học Việt Nam trở về đúng ý nghĩa của nó bằng cách hãy cùng sinh viên thay đổi cách tư duy, cách học – bắt đầu từ việc thực hành tư duy phản biện. Chỉ khi nào sinh viên và thầy cô có khả năng suy nghĩ độc lập thì khi đó, các đại học mới có thể tự quản được. Và việc thực hành tư duy phản biện thì chưa cần đến một cải cách tài chính cực đoan như hiện nay. Các tổ chức xã hội và doanh nghiệp cũng có thể đóng góp cho quá trình tự chủ bằng cách tạo điều kiện – thậm chí là thúc ép, bắt buộc – giáo viên và sinh viên tiếp cận và thực hành tư duy phản biện. May mắn thay, hiện nay, Việt Nam cũng đã bắt đầu chú ý nhiều đến tư duy phản biện/ giáo dục khai phóng, và đây là một điều kiện thuận lợi có thể hỗ trợ tốt cho xu hướng tự chủ đại học. 267
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
giáo trình tâm lý học - Đại học kinh tế đối ngoại_04
18 p | 131 | 24
-
Quy định pháp luật về tự chủ đại học ở Việt Nam – những vấn đề đặt ra
12 p | 25 | 5
-
Một số biện pháp nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của tân sinh viên trường Đại học Xây dựng miền Trung
5 p | 39 | 4
-
Tự chủ nghề nghiệp cho giảng viên các trường đại học
6 p | 28 | 4
-
Thực trạng giáo dục đạo đức trong thực hiện quy tắc ứng xử cho sinh viên trường Đại học Tân Trào
8 p | 6 | 3
-
Quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
7 p | 12 | 3
-
Một số giải pháp thúc đẩy sinh viên tự học từ phía giảng viên
9 p | 17 | 3
-
Một số ý kiến trao đổi về thái độ học tập các học phần Lý luận chính trị của sinh viên trường Đại học Nha Trang
5 p | 96 | 3
-
Quản trị trường đại học: Vận dụng mô hình chuỗi giá trị tại trường Đại học Kinh tế quốc dân trong bối cảnh được trao quyền tự chủ
8 p | 134 | 3
-
Ảnh hưởng của chữ Nôm đối với chữ Choang cổ
8 p | 60 | 3
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo tỉn chỉ
6 p | 46 | 3
-
Tự chủ tài chính để thực hiện đổi mới giáo dục đại học
8 p | 5 | 3
-
Sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện tại thư viện trường Đại học Hoa Lư
5 p | 56 | 2
-
Nữ viên chức Đại học Thái Nguyên, giỏi việc nước, đảm việc nhà
6 p | 63 | 2
-
Tự chủ - tự chịu trách nhiệm cần có lộ trình phù hợp cho các trường đại học và cao đẳng Việt Nam trong tiến trình hội nhập
7 p | 6 | 2
-
Tự chủ đại học là một nhu cầu bức thiết cho bước phát triển của giáo dục đại học Việt Nam hiện nay
5 p | 4 | 1
-
Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong các trường đại học và cao đẳng thực trạng và giải pháp
19 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn