JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 111-117<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0136<br />
<br />
TỰ CHỦ ĐẠI HỌC VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA<br />
ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI<br />
Nguyễn Vũ Bích Hiền, Nguyễn Vân Anh<br />
Hoàng Thị Kim Huệ, Nguyễn Thị Minh Nguyệt<br />
<br />
Khoa Quản lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Tự chủ đại học vừa là một xu thế, vừa là một yêu cầu tất yếu hiện nay đối với<br />
quản lí nhà nước về giáo dục đại học cũng như đối với hoạt động quản lí và lãnh đạo của<br />
mỗi nhà trường. Các lĩnh vực cơ bản của tự chủ đại học bao gồm: tự chủ về mặt tổ chức và<br />
nhân sự, tự chủ về mặt tài chính và tự chủ về mặt học thuật, với ba mức độ - tự chủ thấp, tự<br />
chủ trung bình và tự chủ cao. Hiện nay, dưới sự giám sát của nhà nước, các cơ sở giáo dục<br />
đại học cần chủ động phát huy vai trò tự chủ và trách nhiệm xã hội của mình để có không<br />
gian hành động chủ động, ứng phó hiệu quả với những thay đổi liên tục của môi trường,<br />
không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo theo yêu cầu của xã hội. Trong bối<br />
cảnh nói trên cùng với những yêu cầu của đổi mới giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà<br />
Nội cần chú trọng đến yêu cầu nâng cao năng lực tự chủ, đặc biệt trong các lĩnh vực về tài<br />
chính, hoạt động tổ chức, nhân sự và học thuật. Nâng cao hiệu quả của tổ chức quản lí bên<br />
trong nhà trường cùng với những chính sách đặc thù giúp nhà trường mở rộng quyền tự chủ<br />
là hai mặt của vấn đề cần được đặc biệt quan tâm.<br />
Từ khóa: Tự chủ, tự chủ đại học, tự chủ tài chính, tự chủ nhân sự, tự chủ học thuật.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Sự phát triển nhanh<br />
chóng của khoa học công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực<br />
giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục đại học phải đổi mới. Xuất phát từ yêu cầu nêu trên, Đảng và<br />
Nhà nước đã ban hành các chủ chương, chính sách nhằm thay đổi cơ chế quản lí, phát triển hệ<br />
thống giáo dục đại học công lập đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Có thể nói, các chủ<br />
chương và chính sách của nhà nước về lĩnh vực quản lí giáo dục đại học trong hai thập niên gần<br />
đây đều hướng tới việc gia tăng sự phân cấp trong quản lí, tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo<br />
dục đại học, đặc biệt trong lĩnh vực quản trị nhà trường.<br />
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà Nước đối với<br />
ngành sư phạm, miễn giảm học phí cho sinh viên. Nguồn kinh phí đào tạo vì vậy chủ yếu vẫn dựa<br />
vào ngân sách nhà nước. Với lí do đó người ta dễ dàng cho rằng, tự chủ không phải là vấn đề quan<br />
trọng đối với trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy. Tự chủ đại<br />
học là vấn đề rộng lớn bao trùm lên vấn đề tài chính. Bên cạnh tài chính còn có tự chủ về hoạt<br />
Ngày nhận bài: 22/8/2016. Ngày nhận đăng: 21/9/2016.<br />
Liên hệ: Nguyễn Vũ Bích Hiền, e-mail: hiennvb@hnue.edu.vn.<br />
<br />
111<br />
<br />
Nguyễn Vũ Bích Hiền, Nguyễn Vân Anh, Hoàng Thị Kim Huệ, Nguyễn Thị Minh Nguyệt<br />
<br />
động tổ chức nhà trường, tự chủ nhân sự và tự chủ học thuật. Bài viết này muốn đi sâu phân tích<br />
các nội dung tự chủ đại học từ đó nhận diện những vấn đề đặt ra cho trường Đại học sư phạm Hà<br />
Nội trong thời gian tới.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Khái niệm tự chủ đại học<br />
<br />
Giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học là khâu trọng yếu nhất trong cải cách<br />
quản trị đại học ở tầm hệ thống. Tự chủ đại học là điều kiện cần thiết để thực hiện các phương thức<br />
quản trị đại học tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo. Điều này không chỉ được<br />
thể hiện ở tầm chủ trương, quan điểm chỉ đạo hoạt động giáo dục đại học mà đã được cụ thể hóa<br />
thông qua việc xây dựng hành lang pháp lí tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam<br />
được phát huy quyền tự chủ của mình.<br />
Tự chủ đai học là sự tự do của một cơ sở đào tạo đại học trong việc điều hành các công việc<br />
của mà không có sự chỉ đạo hoặc tác động từ cấp chính quyền nào (dẫn theo [3]).<br />
Tự chủ đại học thường được đánh giá dưới hai góc độ: tự chủ học thuật và tự chủ thể chế<br />
(dẫn theo [3]). Tự chủ học thuật là yếu tố cơ bản của đào tạo đại học trong một xã hội dân chủ, là<br />
việc đảm bảo cho giảng viên được tự do truyền đạt kiến thức và tiến hành nghiên cứu khoa học<br />
không chịu bất kì sự chi phối nào từ bên ngoài. Tự chủ thể chế là điều kiện cho phép một tổ chức<br />
đào tạo đại học điều hành hoạt động của tổ chức mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Cần lưu ý<br />
rằng, tự chủ của cơ sở đào tạo đại học hoàn toàn không có nghĩa là nó nằm ngoài sự chi phối của<br />
luật pháp, nó là tự chủ có điều kiện và các điều kiện này được xác định bởi mối quan hệ giữa nhà<br />
nước, xã hội và cơ sở đào tạo đại học.<br />
Khi nghiên cứu đánh giá về mức độ tự chủ tại nhiều quốc gia trên thế giới, các học giả tuy<br />
có những bộ tiêu chí khảo sát khác nhau nhưng đều thống nhất lựa chọn các tiêu chí: (1) tự chủ về<br />
mặt tổ chức và nhân sự, (2) tự chủ về mặt tài chính, (3) tự chủ về mặt học thuật.<br />
Tự chủ về mặt tổ chức nhân sự nhấn mạnh vào khả năng các trường đại học có thể tự chủ<br />
trong việc thiết lập cơ cấu tổ chức và kiểm soát, cũng như phương thức lựa chọn kiểu lãnh đạo.<br />
Tự chủ về tài chính nhấn mạnh vào khả năng các trường đại học có thể chủ động trong việc<br />
công bố học phí, khả năng huy động vốn từ thị trường tài chính, khả năng đầu tư cho những sản<br />
phẩm tài chính, khả năng phát hành cổ phiếu và trái phiếu, khả năng làm chủ sở hữu đất đai nhà<br />
xưởng mà họ chiến hữu hay không.<br />
Tự chủ về học thuật nhằm xác định khả năng ra quyết định của các cơ sở đào tạo đại học<br />
về chiến lược phát triển, sứ mệnh, khả năng giới thiệu hoặc ngừng một chương trình đào tạo nào<br />
đó, khả năng quyết định về cấu trúc và nội dung của các chương trình đào tạo, cũng như vai trò và<br />
trách nhiệm của các cơ sở đào tạo đối với việc đảm bảo chất lượng của các chương trình đào tạo<br />
và các cấp đào tạo, và cuối cùng là khả năng quyết định về số lượng và điểm nhập học của các cơ<br />
sở đào tạo [3].<br />
Có thể thấy ba nhóm tiêu chí này đã bao phủ toàn bộ những vấn đề có liên quan tới các hoạt<br />
động quản lí ở cấp nhà trường.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Tự chủ về hoạt động tổ chức nhà trường<br />
<br />
Tự chủ về hoạt động tổ chức nhà trường bao gồm việc thiết lập bộ máy quản lí, cơ cấu các<br />
đơn vị học thuật của nhà trường và xác định mô hình quản lí tương ứng.<br />
112<br />
<br />
Tự chủ đại học và vấn đề đặt ra đối với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
<br />
Mức độ tự chủ của trường đại học trong việc xây dựng cơ cấu các đơn vị học thuật trực<br />
thuộc nhà trường được thể hiện ở 3 cấp độ:<br />
- Mức độ tự chủ thấp nhất: Các văn bản pháp quy quy định số lượng, tên và phạm vi lĩnh<br />
vực học thuật của từng khoa chuyên ngành, của các trường và các học viện. Các tổ bộ môn được<br />
thành lập bởi trường đại học nhưng cần phải được thông qua cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục<br />
đại học.<br />
- Mức độ tự chủ trung bình: Các văn bản pháp quy cung cấp những hướng dẫn cho việc<br />
thành lập các đơn vị học thuật trực thuộc trường đại học. Các trường đại học phải tuân theo những<br />
hướng dẫn bắt buộc cho việc thành lập cơ cấu các đơn vị học thuật. Tuy nhiên, trong những trường<br />
hợp này, các văn bản pháp quy không quy định về số lượng và tên gọi của các đơn vị học thuật.<br />
- Mức độ tự chủ cao nhất: Các khoa và các tổ chức học thuật khác trong nhà trường có<br />
quyền độc lập khá cao và ít chịu sự kiểm soát của các cơ quan chủ quản. Ở một số quốc gia, các<br />
khoa chuyên môn có quyền quyết định cấu trúc các tổ bộ môn một cách độc lập khỏi sự kiểm soát<br />
của trường đại học.<br />
Về cơ cấu khung của bộ máy quản lí nhà trường, mức độ tự chủ cao hay thấp được thể hiện<br />
ở mức độ tham gia của các cơ quan quản lí nhà nước vào việc ban hành các quy định thành lập cơ<br />
cấu khung của bộ máy quản lí trường đại học. Cơ cấu khung của bộ máy quản lí luôn luôn được<br />
cơ quan chủ quản nhà nước quy định. Tuy nhiên, các trường đại học có thể tự chủ trong việc hoàn<br />
thiện cơ cấu đó. Ví dụ, thành phần các tổ chức trong nhà trường được quy định trong các văn bản<br />
pháp quy, nhưng các trường đại học có thể tự quyết định về số lượng của các tổ chức đó.<br />
Thẩm quyền của trường đại học trong việc quyết định bộ máy lãnh đạo là một trong những<br />
chỉ dẫn quan trọng trong lĩnh vực tự chủ về tổ chức. Bộ máy lãnh đạo trường đại học thường bao<br />
gồm những thành viên thuộc nhà trường như hiệu trưởng, hiệu phó, trưởng phòng quản trị hành<br />
chính và các trưởng khoa. Trong một số trường hợp, có những quy định cụ thể về thành phần và<br />
năng lực của mỗi nhóm thành viên. Một trong những nội dung cũng rất quan trọng về tổ chức bộ<br />
máy lãnh đạo là việc bổ nhiệm hiệu trưởng.<br />
Thành phần không kém phần quan trọng trong cơ cấu bộ máy quản trị đại học là sự tham<br />
gia của các thành viên bên ngoài nhà trường: nên có hay không và việc lựa chọn các thành viên<br />
này là do nhà trường hay do cơ quan quyền lực bên ngoài chỉ định. Thủ tục bổ nhiệm những thành<br />
viên bên ngoài nhà trường vào bộ máy quản trị nhà trường thường được tiến hành theo 2 cách:<br />
hoặc là do nhà trường tự bổ nhiệm hoặc là do cơ quan quyền lực cấp trên, có thể là Bộ Giáo dục.<br />
Việc cơ cấu những thành viên bên ngoài nhà trường trong bộ máy quản trị tạo nên một phần quan<br />
trọng cho việc tăng cường trách nhiệm giải trình cho các cơ sở đại học tự chủ. Điều này sẽ hình<br />
thành nên nội dung quan trọng trong xu hướng cải cách quản trị đại học hiện nay.<br />
Ở Việt Nam, Luật Giáo dục đại học quy định về Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng, trường<br />
đại học, học viện công lập gồm: a) Hội đồng trường; b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường cao<br />
đẳng, trường đại học; giám đốc, phó giám đốc học viện; c) Phòng, ban chức năng; d) Khoa, bộ<br />
môn; tổ chức khoa học và công nghệ; đ) Tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và công<br />
nghệ; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; e) Phân hiệu (nếu có); g) Hội đồng khoa học và đào<br />
tạo, các hội đồng tư vấn. Trường đại học cũng được quyền tự chủ nhất định trong việc tách, nhập,<br />
thành lập những đơn vị trực thuộc [6].<br />
Dựa vào đây có thể thấy trường Đại học Sư phạm Hà Nội có mức tự chủ trung bình về cơ<br />
cấu các đơn vị học thuật trực thuộc trường và bộ máy hành chính. Mức độ tự chủ này đủ cho nhà<br />
trường chủ động cấu trúc lại cũng như phát triển các bộ phận, đơn vị trực thuộc theo nhu cầu, điều<br />
kiện phát triển thực tế của nhà trường trong bối cảnh đổi mới, hội nhập hiện nay. Vấn đề cần giải<br />
113<br />
<br />
Nguyễn Vũ Bích Hiền, Nguyễn Vân Anh, Hoàng Thị Kim Huệ, Nguyễn Thị Minh Nguyệt<br />
<br />
quyết là xây dựng được một bộ máy hành chính hiệu quả, không quá cồng kềnh và tạo điều kiện<br />
phát triển cho các khoa theo quy mô đào tạo và xu hướng phát triển chuyên môn học thuật.<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Tự chủ nhân sự<br />
<br />
Tự chủ nhân sự đối với các trường đại học gắn liền với ba chức năng cơ bản của quản lí nhân<br />
sự, bao gồm: thu hút nguồn nhân sự; tự chủ trong đào tạo, phát triển chuyên môn nghiệp vụ và duy<br />
trì, sử dụng nhân sự. Theo Thomas Estermann và Terhi Nokkala, ở trường đại học, tự chủ nhân sự<br />
tập trung nhiều vào tuyển dụng đội ngũ cán bộ giảng viên cũng như thống nhất về các điều kiện<br />
làm việc. Theo đó, vấn đề tự chủ nhân sự không tách rời mà có mối liên hệ chặt chẽ với tự chủ về<br />
tài chính và tự chủ về học thuật. Hai tác giả cũng đưa ra 3 chiều đo cơ bản để có thể so sánh về tự<br />
chủ về nhân sự ở các trường đại học, đó là: các thủ tục liên quan đến việc bổ nhiệm đội ngũ giảng<br />
viên cao cấp; tình trạng của đội ngũ nhân viên và mức lương trả cho cán bộ giảng viên [8].<br />
Đối với Việt Nam, Luật Giáo dục Đại học năm 2012 quy định các trường tự chủ đối với<br />
các hoạt động chủ yếu thuộc lĩnh vực tổ chức và nhân sự, trong đó quy định cụ thể nhiệm vụ và<br />
quyền hạn của trường đại học trong lĩnh vực này gồm: Tổ chức bộ máy; tuyển dụng, quản lí, xây<br />
dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí, viên chức, người lao động. Tự chủ nhân sự ở<br />
đại học giữa Việt Nam có những khoảng cách nhất định, đặc biệt trong một số lĩnh vực như chế độ<br />
đãi ngộ và bổ nhiệm giảng viên cao cấp [6]. Giữa các văn bản pháp quy quy định về vấn đề nhân<br />
sự trong trường đại học vẫn còn những điểm chưa thống nhất khiến các trường gặp khó khăn nhất<br />
định trong việc thực hiện quyền và phát huy năng lực tự chủ.<br />
Trong bối cảnh hiện nay, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội bên cạnh việc phát huy hơn nữa<br />
năng lực tự chủ nhân sự thông qua việc xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng<br />
yêu cầu đào tạo giáo viên thời kì hội nhập; lựa chọn và áp dụng những phương thức phù hợp trong<br />
đánh giá đội ngũ cán bộ giảng viên nhân viên góp phần nâng cao hiệu quả làm việc; cải thiện môi<br />
trường làm việc tạo động lực cho đội ngũ giảng viên, nhân viên; xây dựng chế độ, chính sách đãi<br />
ngộ hợp lí. . . Bên cạnh đó, với tính chất của trường một sư phạm trọng điểm, nhà trường cũng cần<br />
có chiến lược nâng cao vị trí xếp hạng của nhà trường để làm cơ sở cho việc mở rộng, nâng cao<br />
quyền tự chủ nhân sự của nhà trường.<br />
<br />
2.4.<br />
<br />
Tự chủ tài chính<br />
<br />
Trường đại học tự chủ tài chính là nhà trường được tăng/trao quyền ra các quyết định về<br />
huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính. Quản lí tài chính trong các trường đại học được trao<br />
quyền tự chủ về tài chính là mô hình quản lí đòi hỏi sự phân quyền, sự tham gia của số đông vào<br />
quá trình ra quyết định, đây là cơ chế quản lí linh hoạt dựa trên quy luật cung – cầu trong giáo dục<br />
nhằm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu về phát triển giáo dục.<br />
Trong tự chủ tài chính, Hiệu trưởng nhà trường được quyết định một số mức chi quản lí, chi<br />
hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;<br />
được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc. Quyết định đầu<br />
tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo đó,<br />
các trường đại học công lập sẽ xây dựng quy trình quản lí và quy chế chi tiêu nội bộ để quản lí tài<br />
chính hiệu quả trong khuôn khổ pháp luật hiện hành để thực hiện được nhiệm vụ của mình tốt hơn.<br />
Chủ động tìm nguồn, kiểm soát các khoản chi, tự chủ về các hoạt động của trường trên cơ sở đó<br />
tự chủ về tài chính. Thực hiện được quan điểm này, từng bước các trường công lập nâng cao chất<br />
lượng giảng dạy, xây dựng thương hiệu của mình.<br />
Như vậy, trao quyền tự chủ về tài chính là việc giao quyền quản lí phần lớn ngân sách cho<br />
114<br />
<br />
Tự chủ đại học và vấn đề đặt ra đối với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
<br />
nhà trường, cho phép họ tự quyết định các khoản chi, mua sắm, tiết kiệm và có quyền chuyển số<br />
tiền dư sang năm sau. Đương nhiên việc trao quyền này kèm theo trách nhiệm giải trình trước xã<br />
hội của nhà trường. Điểm mới của phương thức quản lí này là nhằm tạo điều kiện cho nhiều người<br />
tham gia vào các hoạt động của nhà trường, làm cho trách nhiệm đối với chất lượng giáo dục trở<br />
thành trách nhiệm chung của tất cả mọi người, không phải chỉ là trách nhiệm riêng hiệu trưởng<br />
hay của một nhóm người nào đó trong nhà trường.<br />
Về nội dung, quản lí tài chính trong các trường đại học công lập tự chủ được xác định gồm<br />
các nội dung sau: (i) Lập kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách theo định hướng tự chủ; (ii) Tổ<br />
chức bộ máy QLTC nhà trường theo hướng mở, có sự tham gia của các đối tượng có liên quan;<br />
(iii) Chỉ đạo, khai thác và sử dụng các nguồn lực tài chính theo dự toán và quy chế chi tiêu nội bộ;<br />
(iv) Kiểm soát và giám sát các hoạt động tài chính; (v) Hiệu trưởng thực hiện tự chịu trách nhiệm<br />
(thực hiện trách nhiệm báo cáo, giải trình với các đối tượng có liên quan).<br />
Thể theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự<br />
chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập được dựa trên mức<br />
độ tự chủ về tài chính của các đơn vị cả về chi thường xuyên và chi đầu tư. Theo đó, căn cứ vào<br />
mức độ tự đảm bảo kinh phí chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập được phân<br />
chia thành 4 loại: (i) đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, (ii) đơn<br />
vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên, (iii) đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần<br />
chi thường xuyên, (iv) đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. Chiếu theo<br />
nghị định này Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện được trao quyền tự chủ ở mức thứ ba: đơn vị<br />
sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên [1].<br />
Đồng thời với việc được trao quyền tự chủ về tài chính, các đơn vị cũng được trao quyền<br />
tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy nhân sự và mức độ tự chủ được quy định tương<br />
ứng với từng loại hình đơn vị sự nghiệp công lập. Trên nguyên tắc các đơn vị tự đảm bảo kinh phí<br />
hoạt động càng nhiều thì mức độ tự chủ càng cao để khuyến khích các đơn vị tăng thu, giảm dần<br />
bao cấp từ ngân sách nhà nước, trong đó có bao cấp tiền lương. Các đơn vị sẽ được khuyến khích<br />
chuyển dần sang các loại hình đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên, đơn vị tự đảm bảo chi thường<br />
xuyên và chi đầu tư.<br />
Như vậy, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh và khả năng nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho<br />
nhà trường trong từng giai đoạn cụ thể mà có thể lựa chọn phương thức quản lí thích hợp. Việc<br />
thực hiện chính sách xã hội hóa một cách hợp lí cùng với việc kết hợp linh hoạt các nguồn tài<br />
chính trong đó tranh thủ nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp, mở rộng nguồn thu từ hoạt động sự<br />
nghiệp như phát triển các hệ đào tạo ngoài sư phạm, các loại hình đào tạo phi chính quy, thực hiện<br />
các lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ đáp ứng nhu cầu xã hội, tăng cường khả năng nghiên cứu và<br />
đào tạo của đội ngũ cán bộ giảng viên nhắm tới tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu thực hiện các<br />
đơn đặt hàng của nhà nước về nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo có thể là những biện pháp<br />
nhằm đảm bảo nguồn tài chính, giúp cho Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phát triển theo hướng<br />
bền vững.<br />
<br />
2.5.<br />
<br />
Tự chủ học thuật<br />
<br />
Khi gắn với giáo dục đại học, môi trường học thuật được hiểu là môi trường trong đó diễn<br />
ra hoạt động học thuật, bao gồm: các hoạt động nghiên cứu, trao đổi học thuật. Để có được những<br />
giá trị này, cơ sở giáo dục đại học phải có quyền tự chủ cao, được quyền tự quyết định các hoạt<br />
động học thuật [2].<br />
Theo tài liệu “Xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng trong trường đại học” của Cục<br />
115<br />
<br />