intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Từ chuyện võ đến chuyện vẽ hay chuyện làm thế nào để trở thành một họa sĩ ăn khách (Kỳ IV)

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

68
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỳ IV-TÙ MÙ CHUYỆN "TU HỌA" VỚI "TU THÂN" Trong bài trước, tôi đã nói, công chúng nghệ thuật cũng có những "yếu huyệt", và hầu hết những họa sĩ thành công trên thị trường đều là những người đánh trúng vào những "yếu huyệt" này. Đáng lý ra, tôi đã phải phân tích, trong vài trường hợp điển hình, họa sĩ A và B và C..., đã dùng "chiêu thức" gì? đánh vào chổ yếu nào nơi công chúng nghệ thuật? công chúng nghệ thuật nào? đánh như thế nào? vũ khí chính là gì? biến "chiêu" như thế...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Từ chuyện võ đến chuyện vẽ hay chuyện làm thế nào để trở thành một họa sĩ ăn khách (Kỳ IV)

  1. Từ chuyện võ đến chuyện vẽ - hay chuyện làm thế nào để trở thành một họa sĩ ăn khách (Kỳ IV). Kỳ IV-TÙ MÙ CHUYỆN "TU HỌA" VỚI "TU THÂN" Trong bài trước, tôi đã nói, công chúng nghệ thuật cũng có những "yếu huyệt", và hầu hết những họa sĩ thành công trên thị trường đều là những người đánh trúng vào những "yếu huyệt" này. Đáng lý ra, tôi đã phải phân tích, trong vài trường hợp điển hình, họa sĩ A và B và C..., đã dùng "chiêu thức" gì? đánh vào chổ yếu nào nơi công chúng nghệ thuật? công chúng nghệ thuật nào? đánh như thế nào? vũ khí chính là gì? biến "chiêu" như thế nào? các "hư chiêu" nào hay được dùng? cách "lừa đòn" phổ biến? các kiểu tung hỏa mù hay được sử dụng? bối cảnh hay các tình huống khả dụng cho từng "chiêu thức"? v.v...
  2. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc kỹ, tôi quyết định thôi. Lý do: tất cả các cách "đánh" này, cho dù dùng "chiêu thức" gì, một "chiêu" hay nhiều chiêu, thì về bản chất, cũng giống nhau ở sự thích ứng, chìu theo-"nịnh ý", "nịnh mắt", "mà mắt"... V.v...! Xét đến cùng, đó cũng chỉ là chuyện nhỏ. Điều đáng quan tâm hơn ở đây, chính là, cái gì ở đàng sau tạo nên các "yếu huyệt" nơi công chúng nghệ thuật, đặc biệt công chúng nghệ thuật trong nước; và các kiểu "đánh" như vậy, nếu không được "gọi tên" đúng, thì sẽ gây ra những tác hại gì với những hậu quả và hệ lụy ra làm sao? Có thể nói ngay, "điểm yếu" nơi công chúng nghệ thuật, chính là phần "linh hồn" bị cầm nắm, giật dây" nơi đại chúng. Bởi các chế độ chính trị, sự "cầm nắm và giật dây" này, được thực hiện thông qua giáo dục, các định hướng và định chế văn hóa, sự kiểm soát truyền thông, và các chiến lược diễn dịch nghệ thuật v.v... Và, sự "cầm nắm, giật dây" này là nhằm "tái sản xuất xã hội", bảo đảm thế đứng ổn định cho lực lượng cầm quyền... trong một trật tự ý nghĩa và giá trị biểu kiến nào đó... (Để hiểu hơn điều này, các bạn nên tìm đọc Pierre Boudieu-một chuyên gia xã hội học văn hóa người Pháp nổi tiếng từ những năm 1970) Nghệ thuật Hiện thực Xã hội Chủ nghĩa trước đây, tồn tại trên sự duy trì và "tái sản xuất" không ngừng những "điểm yếu" này nơi đại chúng, và, được xem là công cụ "cầm nắm", "điều khiển" tâm hồn đại chúng... Các trường văn hóa nghệ thuật trong hệ thống này, bao gồm các trường mỹ thuật, đã được xây dựng và hoạt động theo các định hướng như vậy.
  3. Nó loại trừ các khuynh hướng nghệ thuật khác, cùng cả các nền tảng văn hóa học thuật có liên quan; nó quay lưng và xuyên tạc các lý thuyết nghệ thuật mới của nhân loại. Nó không nhằm tạo ra các nghệ sĩ-những con người sáng tạo tự do-mà là "các chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng"-những "sát thủ ngọt ngào" đối với "cái khác" và cả phần tự do-nhân tính nơi con người...! V.v... Bước qua thời "đổi mới"-"mở cửa" ra thế giới và phát triển "kinh tế thị trường"-nghệ thuật Việt Nam tưởng đã có cơ hội phát triển, nhưng, trái lại. Sự công nhận Sáng-Phái-Nghiêm-Liên, cũng như sự công nhận trở lại Thơ mới, văn chương Tự lực Văn đoàn... chỉ là nới lỏng một phần không gian cho những "cái tôi" đang ngoắc ngoải sống lại và khát khao thể hiện... Những "đổi mới" ở Sài Gòn cùng thời gian cũng vậy, chỉ là thổi bùng lại những đốm lửa tàn vốn đã phát triển từ trước và đã bị vùi dập ở miền nam sau 1975. Những sự "đổi mới" này, chỉ vừa đủ để làm nên háo hức và hy vọng, tạo ra những cơn say, những ảo ảnh... chứ không đủ tạo thành những khả năng cho sự đổi mới thực sự. V.v... Đến nay, nhiều người tin rằng, với con lũ thông tin và các hoạt động giao lưu của thời đại internet và toàn cầu hóa, sự đổi mới sẽ có được những khả năng thực tế. Xem ra, sự lạc quan này hơi có phần ngây thơ!
  4. Thực tế, các nhà chính trị đã rất khôn ngoan khi áp dụng "thuật trị thủy" vào công việc quản lý sinh hoạt văn hóa nghệ thuật. Họ đã biết dựng những con đê ngăn chặn, mở những con kênh thông luồng, và tạo ra những cái van xả lũ. - Những con đê ngăn chặn, chính là các thiết chế quản lý và điều hành nghệ thuật vẫn gần y như cũ - Những con kênh thông luồng, đến giờ, có thể nhận thấy, nằm ở các hoạt động thể hiện chiến lược diễn dịch nghệ thuật tưởng chừng phi chính thống, nhưng thực chất, đang làm công việc đánh tráo khái niệm, bẻ chiều vận động của các xu hướng đổi mới, "đưa thẳng phù sa ra biển". Đây có thể là các hoạt động mang tính biệt phái, nhưng cũng có thể chỉ bới sự khôn ngoan cơ hội với những động cơ mang tính cá nhân... Cứ xem các thực hành nghệ thuật "đương đại" nhưng rất "truyền thống", những diễn ngôn rối rắm về "nghệ thuật đương đại", các bài viết phê bình của Nguyễn Quân, của Phan Cẩm thượng, và, một số diễn dịch lý thuyết, cùng một số hoạt động của cả Như Huy thời gian gần đây, bất cứ ai chỉ cần tỉnh táo và tinh tế một chút cũng sẽ nhận thấy điều này... (Có lẽ, đến một lúc nào đó, sẽ phải xem lại các tác phẩm "đương đại" của những người như Nguyễn Bảo Toàn, Đặng Thị Khuê, Đào Anh Khánh, cả Nguyễn Minh Thành..., và các diễn giải lý thuyết của Như Huy)
  5. - Và, những cái van xả lũ, không gì khác hơn, chính là các kênh thông tin và hoạt động thị trường. Nghệ thuật thị trường, xét đến cùng, rất gần với nghệ thuật Hiện thực Xã hội Chủ nghĩa. Đó là những thứ nghệ thuật hết sức thực dụng, chìu theo đại chúng, lợi dụng các điểm yếu của đại chúng... Nó 'hạ giá" nghệ thuật, và "hạ thấp" luôn cả nghệ sĩ... Sự thành công của những họa sĩ "một chiêu", "hai chiêu"... trên thị trường được các phương tiện truyền thông thổi phồng, quảng cáo ầm ỉ..., chỉ làm cho các họa sĩ trẻ càng không biết đâu mà lần! Chính cách quản lý sinh hoạt văn hóa nghệ thuật theo "thuật trị thủy" này đã giết chết nghệ thuật. Nó xé nát tâm hồn những người trẻ hồn nhiên yêu nghệ thuật, muốn làm một điều gì đó trong nghệ thuật; nó biến những người khôn ngoan thực tế, thành những kẻ cơ hội, thậm chí là lưu manh trong nghệ thuật; và tràn lan, là một thứ tâm lý bất lực, mệt mỏi, rã rời... Bởi thấy như vậy, mà trong bài trước, ở kết luận, tôi phải buông câu: "Tiếc rằng, cả nền văn hóa mỹ thuật Việt Nam như nói ở trên, xem ra đang tù mù mọi sự. Và, có lẽ, còn tù mù lâu!". * Sau khi công bố bài 3-"Từ chuyện võ đến chuyện vẽ - hay chuyện làm thế nào để trở thành một họa sĩ ăn khách"-tôi đã nhận được rất nhiều mail của các bạn đang là sinh viên ở các trường mỹ thuật Sài Gòn, Huế
  6. và Hà Nội. Hầu hết đồng tình, nhưng hầu hết cũng đều thể hiện sự hoang mang, bối rối. Hầu hết, đều hỏi "vậy cháu phải làm gì bây giờ?" Cái câu hỏi này, với ai, có lẽ cũng là điều nhức nhối! (Còn nữa)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2