intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Từ điển thuật ngữ triết học Hegel: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:322

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn "Từ điển triết học Hegel" tập trung vào khoảng 100 thuật ngữ then chốt của Triết học Hegel, giải thích và trình bày cặn kẽ từ gốc từ nguyên cho đến tiến trình phát triển của chúng. Cuốn sách của Michael Inwood không chỉ là một cuốn sách tham khảo, mà còn là một hành trang khám phá sâu sắc vào thế giới triết học phức tạp của Georg Wilhelm Friedrich Hegel, một trong những bậc thầy triết học vĩ đại nhất mọi thời đại. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo phần 1 sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Từ điển thuật ngữ triết học Hegel: Phần 1

  1. A HEGEL DICTIONARY Nguyên bản : A Hegel dictionar by MICHAEL INWOOD, Blackwell Publishing Copyright © 1992 by Michael Inwood. All rights reserved. First published 1992 Reprinted 1993, 1995, 1996, 1997 Library of Congress Cataloging-in-Publication Data has been applied for ISBN 0-631-17532-6 (hard) – ISBN 0-631-17533-4 TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL Bản quyền tiếng Việt © 2015 Công ty Sách Phương Nam và tập thể dịch giả: Bùi Văn Nam Sơn, Cù Ngọc Phương, Đinh Hồng Phúc, Đoàn Tiểu Long, Hoàng Phong Tuấn, Hoàng Phú Phương, Huỳnh Duy Thanh, Lưu Quốc Khánh, Nguyễn Trúc Phương, Nguyễn Văn Sướng, Thánh Pháp, Tôn Nữ Thùy Dương, Trần Thị Ngân Hà, Trương Trọng Hiếu. Bùi Văn Nam Sơn chủ trương và hiệu đính. Bản tiếng Việt được xuất bản dựa theo thỏa thuận với John Wiley & Son, Inc, UK.
  2. TỪ ĐIỂN ĐỂ... HỌC! Thông thường, các bộ Từ điển dày cộp được trưng bày trịnh trọng trên giá sách, nhưng lại chịu số phận khá hẩm hiu: để thời gian phủ bụi và hiếm khi được sử dụng! Trừ một số ít Từ điển nhật dụng, các sách công cụ năm thì mười họa mới được ta để mắt đến khi thật sự thấy cần phải tra cứu. Đó là chưa nói đến hạn chế hiển nhiên của loại sách công cụ đặc biệt này, như nhận xét của Jarod Kintz: “Định nghĩa của tôi về “từ điển” thì không thể tìm thấy trong Từ điển. Từ điển - một ngục tù ngôn ngữ, giam giữ từ ngữ trong những phòng giam chật chội, hiếm có cơ hội được cất lên tiếng nói” hay như của Jorge Luis Borges: “Từ điển dựa trên giả thuyết - không được kiểm chứng - rằng ngôn ngữ chỉ gồm toàn những từ đồng nghĩa!” Từ điển Triết học, một lĩnh vực khá đặc thù, còn có thêm một nhược điểm: dù được biên soạn bởi một hay nhiều chuyên gia có thẩm quyền, nó khó hoàn toàn tránh khỏi sự thiên lệch, có thể từ nhãn quan, lập trường hay truyền thống Triết học riêng biệt của soạn giả, ảnh hưởng ít nhiều đến cách đọc, cách hiểu, cách trình bày và đánh giá về các triết gia, trường phái hay bộ môn được biên soạn. Chọn được những bộ Từ điển Triết học tương đối tránh được các nhược điểm nói trên là việc khó khăn và ít nhiều may mắn. Bộ Từ điển các triết gia của nhà Blackwell (The Blackwell Philosopher Dictionaries) (với bản dịch tập đầu tiên: TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC KANT do
  3. Howard Caygill biên soạn đã ra mắt, NXB Tri thức và Công ty sách Phương Nam, 2014) có ưu điểm là luôn cố gắng giữ thái độ khách quan, trung lập trong trình bày, nhận định. Đặc điểm đáng quý khác của bộ Từ điển này là giúp ta có cách nhìn khác, cách tiếp cận khác đối với “Từ điển” chuyên ngành. Từ điển Triết học có thể thật sự trở thành người bạn đồng hành thường xuyên với bạn đọc yêu thích Triết học: - Cung cấp những thông tin đáng tin cậy và có hệ thống về từng khái niệm, từng vấn đề hay hệ vấn đề Triết học của tác giả có liên quan. - Bao quát diễn trình tư tưởng của tác giả từ lúc bắt đầu cho đến cuối đời, giúp ta tránh được cái nhìn phiến diện và những kết luận vội vàng, nhất là ở những quan niệm then chốt của tác giả. Trong ý nghĩa đó, Từ điển thật sự là một “giáo trình” vô song, từ chỗ giúp ta làm quen sơ bộ với những gì mới mẻ, lạ lẫm nơi mỗi triết gia đến chỗ thâm nhập sâu vào hệ thống khái niệm và cung cách tư duy của triết gia một cách vững chắc qua việc trở đi trở lại với những vấn đề cốt lõi và việc tham khảo / kiểm tra chéo các thuật ngữ “chìa khóa”. Kinh nghiệm cho thấy việc kiên nhẫn “đọc” Từ điển cũng đồng thời là cách “học” và “ôn tập” hiệu quả, cả trước lẫn sau khi đọc chính văn bản của tác giả. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL trong ý định và ước nguyện khiêm tốn ấy. Về hành trình tư tưởng của Hegel và đóng góp to lớn của ông trong việc xây dựng và phát triển ngôn ngữ Triết học nói chung và ngôn ngữ Triết học Đức nói riêng, xin độc giả đọc hai bài giới thiệu súc tích của soạn giả ở đầu sách. Về cách trình bày, - như trong quyển TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC KANT trước đây -, chúng tôi xin phép sắp xếp lại, căn cứ vào thứ tự chữ cái trong
  4. tiếng Việt và có phần Chỉ Mục đầy đủ về thuật ngữ ở cuối sách (Việt-Đức- Anh, Đức-Anh-Việt và Anh-Đức-Việt). Từ điển này tập trung vào khoảng 100 thuật ngữ theo chốt của Triết học Hegel, giải thích và trình bày cặn kẽ từ gốc từ nguyên cho đến tiến trình phát triển của chúng. Chúng tôi tin rằng bạn đọc khó tính nhất cũng sẽ thấy hài lòng trước nỗ lực đặc sắc của soạn giả khi giới thiệu những tư tưởng khó khăn, phức tạp của Hegel một cách vừa sáng sủa, vừa chặt chẽ, chuẩn xác, đáp ứng các yêu cầu rất cao về học thuật. Thiết tưởng không cần nói nhiều về những khó khăn, thách thức mà tập thể dịch giả phải đương đầu với thuật ngữ và tư tưởng Hegel, triết gia đỉnh cao của Triết học cổ điển Đức vốn nổi tiếng là uyên thâm và khó hiểu. Thật lòng, chúng tôi thấy chưa đủ điều kiện để đến lúc “tự biện minh” một cách thật rành mạch cho đường lối và phương pháp phiên dịch Triết học Hegel sang tiếng Việt của chúng tôi, vì đây chỉ mới là sự thử nghiệm ban đầu để mong được lĩnh giáo từ các bậc cao minh, với niềm hy vọng rằng dần dần sẽ đạt được sự đồng thuận chung, hay ít ra, một quy ước tạm thời nào đó. “Ông (Hegel) cho rằng điều quan trọng cho sự phát triển của một dân tộc là phải sở hữu cho được những sản phẩm văn học và văn hóa bằng tiếng mẹ đẻ (...). Vì thế, mục tiêu của ông là “dạy cho Triết học biết nói tiếng Đức”, cũng giống như “Martin Luther đã làm cho Kinh Thánh nói tiếng Đức và Ngài [Voss] cũng làm giống như thế đối với Homer”” [thư của Hegel cho Voss năm 1805, Voss dịch Odyssey (1781) và Iliad (1793) sang tiếng Đức] (Ngôn ngữ Hegel, đầu sách). Hegel đã thành công trong cao vọng không giấu giếm nói trên, còn chúng tôi chỉ có thể lấy đó làm nguồn cảm hứng và cổ vũ cho những nỗ lực bền bỉ chưa biết bao giờ mới thành hiện thực! Nguồn cảm hứng ấy hy vọng sẽ giúp
  5. chúng tôi có thêm nghị lực để sớm cho ra mắt TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC DESCARTES, và sẽ tiếp tục với một số đại triết gia trong bộ Từ điển đáng quý này cũng như một số triết gia đương đại khác. Bùi Văn Nam Sơn Thay mặt tập thể dịch giả Xuân Ất Mùi 2015
  6. VIẾT TẮT TÊN CÁC TÁC PHẨM ĐƯỢC TRÍCH DẪN (Sắp theo ABC...) TÁC PHẨM CỦA HEGEL Viết tắt tiếng VIỆT - ANH - ĐỨC (nguyên tác) Việt Bách Khoa Thư các khoa học Triết học I, II, III (1817, 1827, BKT 1830) (Encyclopaedia of the Philosophical Sciences / Enzyklopädie der philosophischen Wissenschaften) Dự bị Triết học (1808-12) (The Philosophical Propaedeutic / DBTH Philosophische Propädeutik) Hiến pháp Đức (1800-2) (in PW) (The German Constitution / Die HPĐ deutsche Verfassung) Hiện tượng học Tinh thần (1807) (The Phenomenology of Spirit / HTHTT Phänomenologie des Geistes) Sự khác biệt giữa hệ thống Triết học của Fichte và Schelling (1801) (Difference between the Systems of Fichte and Schelling / KBFS Differenz des Fichteschen und Schellingschen Systems der
  7. Philosophie) Khoa học Lô-gíc (1812-16) (The Science of Logic / Wissenschaft KHLG der Logik) Các bài giảng về Lịch sử Triết học I, II, III (Lectures on the LSTH History of Philosophy / Vorlesungen über die Geschichte der Philosophie) Các bài giảng về Mỹ học (Lectures on Aesthetics / Vorlesungen MH über die Ästhetik) PQTN Pháp quyền tự nhiên (1802) (Natural Law / Naturrecht) “Tạp chí Phê phán về Triết học”, Hegel và Schelling ấn hành, đăng tải nhiều luận văn và bài điểm sách thời trẻ của Hegel TCPP (1801-1803) (The Critical Journal of Philosophy / Kritisches Journal der Philosophie) Tính thực định của Kitô giáo (trong THTT) (The Positivity of the TĐKTG Christian Religion / Die Positivität der Christlichen Religion) Các bài giảng về Triết học Lịch sử (Lectures on the Philosophy THLS of History / Vorlesungen über die Philosophie der Geschichte) Đại cương các nguyên lý của Triết học pháp quyền (1821) (The THPQ Philosophy of Right / Grundlinien der Philosophie des Rechts) Các bài giảng về Triết học tôn giáo I, II (Lectures on the THTG Philosophy of Religion / Vorlesungen über die Philosophie der Religion) Tác phẩm thần học thời trẻ (1795-1800) (Early Theological THTT Writings / Theologische Jugendschriften) Các tác phẩm về chính trị (1798-1831) (Hegel”s Political TPCT Writings / - ) Tinh thần của Kitô giáo và số phận của nó (trong THTT) (The TTKT Spirit of Christianity and its Fate / Der Geist des Christentums
  8. und sein Schicksal) Các bài giảng về các luận cứ chứng minh sự hiện hữu của TTTĐ Thượng Đế (Lectures on the Proofs of the Existence of God / Vorlesungen über die Beweise vom Dasein Gottes) TVB Tin và Biết (1802) (Faith and Knowledge / Glauben und Wissen) CÁC TÁC GIẢ KHÁC (Việt – Anh – Đức (nguyên tác)) F. W. J. Schelling: Bruno, hay về nguyên tắc tự nhiên và thần linh của sự vật (Bruno or On the Natural and Divine Principle BRUNO of Things / Bruno oder über das natürliche und göttliche Prinzip der Dinge, 1802) G. E. Lessing: Người xưa hình dung cái chết như thế nào? CC (How the Ancients Represented Death / Wie die Alten den Tod gebildet, 1769) J. G. Herder: Người xưa hình dung cái chết như thế nào? (bổ sung) (How the Ancients Represented Death: A Supplement to CC2 Lessing”s Essay of the same Title and Content / Wie die Alten den Tod gebildet. Ein Nachtrag zu Lessings Abhandtung desselben Titels und Inhalts, 1769) J. H. Lambert: Công cụ mới hay một số ý tưởng về việc nghiên cứu và biểu thị chân lý và phân biệt với sai lầm và ảo tượng (New Organon, or Thoughts on the Investigation and CCM Designation of the Truth and its Discrimination from Error and Illusion / Neues Organon oder Gedanken über die Erforschung und Bezeichnung des Wahren, und dessen Unterscheidung von
  9. Irrthum und Schein, 1764) I. Kant: Đặt cơ sở cho Siêu hình học về đức lý (Foundations of CSĐL the Metaphysic of Morals / Grundlegung zur Metaphysik der Sitten, 1785) F. W. J. Schelling: Hệ thống thuyết Duy tâm siêu nghiệm DTSN (System of Transcendental Idealism / System des transzendentalen Idealismus, 1800) J. G. Fichte: Diễn văn cho dân tộc Đức (Addresses to the DVCDTĐ German Nation / Reden an die deutsche Nation, 1808) F. Schiller: Về sự giáo dục thẩm mỹ đối với con người trong một loạt các lá thư (On the Aesthetic Education of Man in a GDCN Series of Letters / Über die ästhetische Erziehung des Menschen in einer Reihe von Briefen, 1795) G. E. Lessing: Giáo dục loài người (The Education of the GDNL Human Race / Erziehung des Menschengeschlechts, 1780) J. G. Herder: Giác tính và Kinh nghiệm: một Siêu-phê phán về Phê phán Lý tính thuần túy (Understanding and Experience: a GTKN Metacritique on the Critique of pure Reason / Verstand und Erfahrung, eine Metakritik zur Kritik der reinen Vernunft, 1799) I. Kant: Hướng đến nền Hòa bình vĩnh cửu (On Perpetual Peace HBVC / Zum ewigen Frieden, 1795) J. G. Fichte: Học thuyết Khoa học (Science of Knowledge / HTKH Wissenschaftslehre, 1794) F. W. J. Schelling: Về Linh hồn thế giới (On the World Soul / LHTG Von der Weltseele, 1798) J. G. Herder: Các ý tưởng về Triết học của lịch sử nhân loại
  10. LSNL (Ideas on the Philosophy of the History of Mankind / Ideen zur Philosophie der Geschichte der Menschheit, 1784-91) I. Kant: Các ý tưởng về một lịch sử phổ quát, hướng đến mục đích làm công dân thế giới (Ideas for a Universal History with a LSPQ Cosmopolitan Intent / Ideen zu einer allgemeinen Geschichte in weltbürgerlicher Absicht, 1784) J. P. Richter: Dự bị Mỹ học (Primer of Aesthetics / Vorschule MH der Ästhetik, 1804) J. G. Herder: Về nguồn gốc của ngôn ngữ (On the Origin of NGNN Language / Über den Ursprung der Sprache, 1772) I. Kant: Phê phán Lý tính thực hành (Critique of Practical PPLTTH Reason / Kritik der praktischen Vernunft, 1788) I. Kant: Phê phán Lý tính thuần túy (Critique of Pure Reason / PPLTTT Kritik der reinen Vernunft, 1781, 1787) (Ấn bản A và B) J. G. Fichte: Nỗ lực Phê phán mọi sự Khải thị (Attempt at a PPMK Critique of all Revelation / Versuch einer Kritik aller Offenbarung, 1792) I. Kant: Phê phán năng lực phán đoán (Critique of Judgment / PPNLPĐ Kritik der Urteilskraft, 1790) J. G. Fichte: Các cơ sở của Pháp quyền tự nhiên (Foundations PQTN of Natural Right / Grundlage des Naturrechts, 1796) I. Kant: Siêu hình học về đức lý (Metaphysic of Morals / SHHĐL Metaphysik der Sitten, 1797) I. Kant: Cơ sở siêu hình học của Khoa học tự nhiên SHHTN (Metaphysical Elements of Natural Science / Metaphysische Anfangsgründe der Naturwissenschaft, 1786)
  11. J. G. Fichte: Vận mệnh của con người (The Vocation of Man / SMCN Die Bestimmung des Menschen, 1800) J. G. Herder: Thượng Đế: Mấy đối thoại (God: Some TĐ Conversations / Gott. Einige Gespräche, 1787, 1800) I. Kant: Tôn giáo bên trong các ranh giới của lý tính đơn thuần TG (Religion Within the Limits of Reason Alone / Religion innerhalb der Grenzen der blossen Vernunft, 1793) F. W. J. Schelling: Các ý tưởng về một Triết học về Tự nhiên THTN (Ideas for a Philosophy of Nature / Ideen zu einer Philosophie der Natur, 1797) C. F. Wolff: Tư duy thuần lý về Thượng Đế, thế giới, linh hồn và mọi sự vật nói chung (Rational Thoughts on God, the World, TTTL the Soul, and all Things in General / Vernünftige Gedanken von Gott, der Welt und der Seele, auch allen Dingen überhaupt, 1719) Xin lưu ý: các từ viết hoa trong Từ điển này là tên các mục từ có trong Từ điển để tiện xem thêm.
  12. NGÔN NGỮ HEGEL Hegel viết và giảng dạy bằng tiếng Đức. Ông làm như thế vào cuối một thời kỳ khi ngôn ngữ Đức - trong tay của Goethe, Schiller, Lessing, v.v. - đã trở thành công cụ chuyên chở cho cả một nền văn học dân tộc lớn lao, có thể sánh với nền văn học Pháp, Anh và Ý, đồng thời được sử dụng để diễn đạt những ý tưởng khoa học, văn hóa và Triết học như chưa từng có trước đó. Hegel không xem Triết học của ông là Triết học Đức đặc thù, theo nghĩa nó chỉ có giá trị cho ngôn ngữ Đức hoặc chỉ có thể diễn đạt thích hợp bằng tiếng Đức, trái lại, ông cho rằng điều quan trọng cho sự phát triển của một dân tộc là phải sở hữu cho được những sản phẩm văn học và văn hóa bằng tiếng mẹ đẻ, và rằng cấu trúc và từ vựng của tiếng Đức là thích hợp đặc biệt cho việc diễn đạt nhiều chân lý hệ trọng: tiếng Đức có “tinh thần tư biện” (KHLG, Lời tựa II). Vì thế, mục tiêu của ông là “dạy cho Triết học biết nói tiếng Đức”, cũng giống như “Martin Luther đã làm cho Kinh Thánh nói tiếng Đức và [1] Ngài [Voss] cũng làm giống hệt như thế đối với Homer” . Trong bài này, trước hết, tôi phác họa vài đặc điểm khái quát cần ghi nhớ về ngôn ngữ Đức khi đọc Hegel cũng như khi sử dụng Từ điển này. Thứ hai, tôi xét một số phương diện của sự phát triển của tiếng Đức như là một ngôn ngữ Triết học, nhất là vào thế kỷ XVIII. Sau cùng, tôi khảo sát một ít đặc điểm trong việc Hegel sử dụng tiếng Đức và khái quát về những đóng góp của ông cho tiếng Đức Triết học.
  13. NGÔN NGỮ ĐỨC Cùng với tiếng Frisian, tiếng Hòa Lan và tiếng Anh, tiếng Đức thuộc về nhóm các ngôn ngữ Giéc-manh phía Tây, và, vì thế, có quan hệ gần gũi với tiếng Anh. Nhưng, tiếng Đức khác với tiếng Anh ở một số phương diện quan trọng. Đáng chú ý nhất, tiếng Đức là ngôn ngữ biến hình cao độ: cấu trúc ngữ pháp của một câu tiếng Đức thể hiện ở phần cuối của danh từ và động từ, cũng như ở trình tự của từ. Mỗi danh từ (và đại danh từ) có bốn Cách (danh cách, đối cách, sinh cách hay sở hữu cách và dữ cách[2], thường được biểu thị bằng phần cuối của từ và chuyển tải vai trò của danh từ trong câu (chủ ngữ của câu, chẳng hạn, là thuộc danh cách). Thêm nữa, mọi danh từ tiếng Đức đều được chia thành một trong ba giống: giống đực, giống cái và trung tính. Giống của danh từ không nhất thiết tương ứng với giới tính của đối tượng được biểu thị: vì thế, Mensch (“đàn ông”, “con người”) là giống đực và Frau (“phụ nữ”, “vợ”) là giống cái, nhưng Weib (“phụ nữ”, “vợ”) và Fräulein (“cô gái trẻ”) lại là trung tính, và Kunst (“nghệ thuật”, “tài khéo”) là giống cái. Phần cuối của danh từ theo Cách (cũng như của tính từ, quán từ, đại từ liên hệ, v.v. đi theo hay xác định chúng) thay đổi tùy theo giống của danh từ. (Sự phức tạp bề ngoài này lại thường cho phép tiếng Đức dễ dàng tránh được sự hàm hồ hơn là trong tiếng Anh). Mọi danh từ (nhưng thường không phải các đại danh từ) trong tiếng Đức đều bắt đầu với một chữ cái viết hoa. Vì thế, thói quen thông thường khi dịch những danh từ quan trọng bằng cách viết hoa chữ cái (ví dụ: “Lý tính”/Anh: “Reason”), “Khái niệm”/Anh: “Notion, Concept”, không có sự tương ứng trong tiếng Đức, vì tiếng Đức không phân biệt các danh từ theo cách này. Giống như tiếng Anh, tiếng Đức có quán từ xác định: der, die, das (Anh:
  14. “the”) và quán từ không xác định: ein, v.v. (Anh: “a”, “an”). Chúng thay đổi tùy theo giống và cách của danh từ đi kèm theo, vì thế, trong danh cách, ta có der Mensch, die Frau, die Kunst và das Weib. Quán từ không xác định, ein, cũng có nghĩa là “một” [theo số lượng]: eine Frau có thể có nghĩa là “người phụ nữ” hay “một người phụ nữ”. Hegel đôi khi tiếp thu cách dùng quen thuộc này trong việc phân biệt hai ý nghĩa nói trên bằng cách dùng chữ cái viết hoa cho nghĩa “một” về số lượng: eine Frau là “người phụ nữ”, trong khi Eine Frau là “một người phụ nữ”. (Việc cố tái hiện điều này trong các bản dịch tiếng Anh: “One woman”, v.v. là không biện minh được). Cũng giống như tiếng Anh, tiếng Đức có nhiều cách chuyển một phần của lời nói thành danh từ. Vì thế, một tính từ như schön (“đẹp”) thường xuất hiện (bổ ngữ) giữa quán từ và danh từ (“một bức tranh đẹp”) hay để vị từ hóa một danh từ (“bức tranh này [là] đẹp”). Việc bổ sung một tiếp vĩ ngữ, nhất là -heit và -keit chuyển tính từ thành một danh từ trừu tượng. Do đó, Schönheit là “vẻ đẹp”, “tính đẹp”. (Khác với tiếng Anh, tiếng Đức thường đòi phải có quán từ xác định cho các trường hợp này). Nhưng, lại giống với tiếng Anh, tiếng Đức cũng có thể chuyển tính từ thành danh từ một cách trực tiếp hơn bằng cách đơn giản thêm vào một quán từ cho tính từ. Ví dụ, tính từ einzeln có nghĩa “cá biệt”, “đơn nhất”, trong khi der/ein Einzelne là “cái cá biệt”, “cái đơn nhất”, “cá nhân”/Anh: “the/an individual”. Thông thường hơn, quán từ và tính từ ở thể trung tính: das Schöne là “cái đẹp”; das Allgemeine là “cái phổ biến”, das Sinnliche là “cái cảm tính”; das Wahre: “cái đúng thật” và, v.v. Những cách biểu đạt ấy là hàm hồ: ví dụ: das Schöne có thể biểu thị một số sự vật đẹp hay những sự vật đẹp nói chung (ví dụ: “Cái đẹp thường cao giá”) hoặc biểu thị tính trừu tượng của cái đẹp (ví dụ: “Cái đẹp khác với cái chân”). Phần khác của lời nói cũng có thể chuyển thành danh từ, đó là động từ. Tiếng Anh thường làm điều này bằng cách thêm vào tiếp vĩ ngữ “-ing” cho động từ gốc: “run” thành “running” (“chạy” thành “việc chạy”), v.v. Tiếng
  15. Đức cũng thêm -ung vào: ví dụ: erklären (“giải thích”, “định nghĩa”) thành (die) Erklärung (“sự giải thích”, “định nghĩa”, “tuyên bố”), aufheben (“thủ tiêu”, “thải hồi”, v.v.) thành (die) Aufhebung (“việc thủ tiêu, thải hồi, vượt bỏ”, v.v.), bestimmen (“xác định”, “quy định”, v.v.) thành (die) Bestimmung (“việc xác định, quy định”, v.v.)... Tiếng Anh cũng đôi khi dùng động từ nguyên thể như là ngữ đoạn-danh từ: ví dụ: “to be is to be perceived” (“tồn tại là được tri giác” [Berkeley]), “to hear is to obey” (“nghe là phải vâng lời”), v.v. Tiếng Đức, hay ít nhất là tiếng Đức của Hegel, dùng cách này nhiều hơn hẳn, bằng cách (thường) thêm quán từ xác định, trung tính cho hình thức động từ nguyên thể: das Erklären (“việc giải thích”, v.v./Anh: “explaining”, “explanation”, hiểu như một hoạt động; danh từ das Aufheben (“việc thủ tiêu”, v.v.), das Bestimmen (“việc xác định, quy định”, v.v.). Các tính từ và ngữ đoạn trạng ngữ có thể được tích hợp thành những danh từ có gốc động từ như thế. Ví dụ, bestimmt sein là “được quy định, xác định” trở thành das Bestimmtsein (“cái/việc được quy định”, “tồn tại được quy định”, v.v.). Trong Hegel, an und für sich sein (“tự mình và cho mình”) trở thành das Anundfürsichsein (“sự tồn-tại-tự-mình-và-cho-mình”) hay đơn giản hơn, “das Anundfürsich”, dù từ này cũng có thể có nghĩa là “cái tồn-tại-tự-mình- và-cho-mình”, tương đương với das Anundfürsichseiende, trong đó seiend(e) là hiện tại phân từ của động từ sein (“là”). Những điều nói trên cho thấy tiếng Đức thuận tiện hơn tiếng Anh (và càng thuận tiện hơn nhiều so với tiếng Pháp) trong việc kết hợp các từ để hình thành những từ phức hợp hơn, mà nghĩa của chúng thường khó có thể suy ra [3] từ nghĩa của các bộ phận cấu thành . Dấu hiệu rõ rệt hơn cả của điều này là số lượng lớn của những động từ phức hợp, gồm động từ gốc và tiếp đầu ngữ là giới từ hay trạng từ. Các ví dụ trong tiếng Anh là “outdo”, “overcome”, nhưng tiếng Anh thường hình thành các động từ mới bằng trạng từ hay giới
  16. từ tiếp theo sau: “put off, over, up with”, v.v. Trong tiếng Đức, chẳng hạn, động từ đơn setzen (“đặt”, “để”, “thiết định”...) hình thành các động từ phức hợp: festsetzen (“thiết lập”), entgegensetzen (“đối lập”, “đặt thành đối lập”), voraussetzen (tiền-giả-định”, “giả định”...) và nhiều từ khác nữa. Trong câu, động từ gốc và tiền tố của nó thường tách rời nhau, với tiền tố đi theo động từ, nhưng lại thường đặt cách xa động từ gốc (ví dụ: setzen... voraus, hơn là voraussetzen), nhưng không thay đổi nghĩa của động từ phức như trong tiếng Anh (ví dụ: “overcome” và “outride” trong tiếng Anh khác với “come over” và “ride out”). Các động từ này, cùng với việc mỗi thành tố của động từ thường có nghĩa riêng nhưng thân thuộc, cho phép Hegel rút ra những sự liên kết giữa các từ vốn không dễ dàng chuyển tải trong bản dịch tiếng Anh. Chẳng hạn, voraus có nghĩa là “phía trước”, “đi trước”, và Hegel có thể gợi ý rằng “voraussetzen” (“tiền-giả-định”) một điều gì đó có nghĩa là “thiết định” nó hay “đặt” nó (setzen) lên trước. Các danh từ cũng thường gồm những từ đơn giản hơn. Ví dụ: (der) Gegenstand (“đối tượng”, ví dụ: của ý thức) được tạo ra từ gegen (“hướng tới”, “ngược lại”) và Stand (“đứng”, “vị trí”, v.v.) và, vì thế, theo nghĩa đen là “cái gì đứng đối lập, đối diện với”... Các ví dụ đơn giản hơn là: Kunstwerk (“tác phẩm nghệ thuật”/Anh: “work of art”); das Kunstschöne (“cái đẹp nghệ thuật”/Anh: “artistic beauty, the beauty of art”), das Naturschöne (“cái đẹp tự nhiên”, “cái đẹp của giới tự nhiên”/Anh: “natural beauty, the beauty of nature”), v.v. Gắn liền với sự thuận tiện của tiếng Đức trong việc cấu tạo từ là sự kiện (hay giả thuyết) rằng tiếng Đức, giống như tiếng Hy Lạp cổ, và khác với tiếng Anh và tiếng Pháp, là một “ngôn ngữ căn nguyên” (ursprünglich). Ý tưởng này bắt đầu từ Vico, khi ông cho rằng tiếng Đức là một “ngôn ngữ anh hùng ca đang còn sống”, nhưng ý tưởng này trở nên phổ thông ở nước Đức, [4] đặc biệt là nơi Herder và Fichte . Luận cứ này cho rằng, vào lúc khởi đầu,
  17. ngôn ngữ được chi phối bởi “Lô-gíc thi ca” (Vico) và dựa trên hình tượng và ẩn dụ cụ thể. Người nguyên thủy không nói rằng họ giận dữ, mà nói rằng máu sôi trong tim. Mọi ngôn ngữ đều khởi nguyên theo cách này, nhưng trong một số ngôn ngữ, chẳng hạn như trong tiếng Anh, các nguồn gốc nguyên thủy này của ngôn ngữ đã bị che mờ do sự phát triển về sau của chúng, nhất là bởi sự du nhập những từ nước ngoài mà ý nghĩa nguyên thủy của chúng không còn hiển hiện đối với những người nói ngôn ngữ này. Chẳng hạn, từ “object” trong tiếng Anh đến từ quá khứ phân từ “objectum” của động từ La-tinh obicere (ob-icere), “ném ngược lại”, và, vì thế, có nghĩa nguyên thủy là “cái gì được ném ngược lại”, nhưng điều này lại không hiển hiện đối với người nói tiếng Anh, vì “object” được tiếp thu một cách toàn bộ từ tiếng La-tinh, và các thành tố ob, ject và icere không có nghĩa độc lập trong tiếng Anh. Trái lại, tiếng Đức ít vay mượn từ tiếng nước ngoài hơn (nhất là vì người Đức ít chịu các cuộc xâm lược từ nước ngoài hơn người Anh), và vì thế, vẫn bảo tồn được những nguồn gốc nguyên thủy của nó. Vì thế, đối với người Đức thì Gegenstand rõ ràng là cái gì đứng đối diện, đối lập, vì cả hai từ gegen và Stand đều có nghĩa quen thuộc trong tiếng Đức. Một ví dụ khác: nghĩa nguyên thủy của Augenblick (nghĩa đen: “chớp mắt”) rất rõ ràng đối với người Đức, trong khi nghĩa tương đương trong các từ tiếng Anh - “moment” - lại đến từ động từ La-tinh movere (“to move”) và “instant” từ động từ La-tinh instare (“to stand on”) - không dễ dàng được người nói tiếng Anh nhận ra ngay. Tuy nhiên, như ta sẽ thấy ở phần sau, tiếng Đức cũng đã vay mượn và lưu giữ nhiều từ có nguồn gốc nước ngoài, nhất là từ tiếng La-tinh. Chẳng hạn, thêm vào cho từ Gegenstand, ta có từ Object, hay Objekt, hình thức đậm nét Giéc-manh hơn. Một số nhà chủ trương thuyết “trong sáng” [của ngôn ngữ] đòi loại bỏ các từ vay mượn và thay thế chúng bằng những từ bản địa tương đương. Nhưng, nhiều khuôn mặt có ảnh hưởng như Leibniz và Hegel lại nhấn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2