JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 118-125<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0096<br />
<br />
BIỂU TRƯNG CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN<br />
VÀ CÔNG CỤ SẢN XUẤT TRONG CA DAO TÌNH YÊU NGƯỜI VIỆT<br />
Vũ Thị Tuyết<br />
<br />
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2<br />
Tóm tắt. Ca dao tình yêu của người Việt là một loại hình văn học dân gian đặc sắc. Từ ngữ<br />
trong loại hình văn học này rất đa dạng và phong phú. Phương tiện và công cụ sản xuất<br />
là một trong những đối tượng cơ bản của ca dao tình yêu. Trong ca dao các đối tượng này<br />
phần lớn đều trở thành các biểu trưng, biểu tượng với một hệ số ý nghĩa đa dạng. Những<br />
cung bậc, trạng thái, cảm xúc, phương thức, triết lí của tình yêu,. . . là những ý nghĩa biểu<br />
trưng mà các từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất trong ca dao tình yêu mang lại.<br />
Từ khóa: Biểu trưng, ca dao, tình yêu, phương tiện và công cụ sản xuất.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Việc nghiên cứu về ngữ nghĩa của vẫn còn được tiếp tục như một xu hướng tất yếu của khoa<br />
học nghiên cứu ngôn ngữ. Nghiên cứu nghĩa biểu trưng trong văn chương nghệ thuật là một trong<br />
những hướng nghiên cứu rất được quan tâm trong những năm gần đây và đã đạt được những kết<br />
quả đáng khích lệ. Đã có rất nhiều công trình viết về biểu trưng ở các mức độ đậm nhạt khác nhau<br />
như các công trình của Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Trần Văn Nam, Nguyễn<br />
Thị Nhàn,. . . [1, 10, 13, 14, 19],... Mỗi công trình trên lại có sự khai thác nghĩa biểu trưng ở các<br />
phương diện khác nhau: biểu trưng trong ca dao Nam Bộ, biểu trưng của vật thể nhân tạo trong ca<br />
dao Việt Nam,. . . Có thể nhận thấy rằng chưa có một công trình cụ thể nào nghiên cứu biểu trưng<br />
trong ca dao tình yêu người Việt nói chung và biểu trưng của các từ chỉ phương tiện, công cụ sản<br />
xuất nói riêng. Vì vậy, đây chính là mảnh đất còn “để ngỏ” để tác giả bài viết nghiên cứu. Trên<br />
cơ sở kế thừa và tiếp thu kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước, bài viết sau đây sẽ vận<br />
dụng lí thuyết về nghĩa biểu trưng vào nghiên cứu một phạm trù ngôn ngữ của ca dao tình yêu. Đó<br />
là các từ ngữ thuộc chỉ phương tiện và công cụ sản xuất. Các từ ngữ chỉ này xuất hiện với tần số<br />
cao trên cả hai phương diện lời và lượt. Tìm hiểu nghĩa biểu trưng của các từ ngữ này sẽ mang lại<br />
những tri thức phong phú và cũng góp phần làm sáng tỏ một vài nét đặc trưng trong tư duy văn<br />
hóa người Việt xưa. Điều này cũng góp phần làm rõ một phần nào đó đặc điểm ngữ nghĩa của các<br />
từ ngữ trong ca dao tình yêu và cũng là sự tiếp nối cho một xu hướng nghiên cứu của ngôn ngữ.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 15/1/2017. Ngày sửa bài: 28/3/2017. Ngày nhận đăng: 20/7/2017<br />
Liên hệ: Vũ Thị Tuyết, e-mail: vutuyet1989sp2@gmail.com<br />
<br />
118<br />
<br />
Biểu trưng của các từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất trong ca dao tình yêu người Việt<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Khái quát về nghĩa biểu trưng<br />
<br />
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học có nêu “Biểu tượng còn được gọi là tượng trưng, nó<br />
có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. . . trong nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng<br />
hình tượng của văn học nghệ thuật”. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa<br />
của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật có khả năng truyền cảm lớn. . . ” và biểu tượng còn<br />
là “một phương thức chuyển nghĩa của lời nói, biểu tượng có quan hệ gần gũi với ẩn dụ và hoán<br />
dụ” [8;tr.24]. Tác giả Nguyễn Đức Tồn trong cuốn sách Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ<br />
và tư duy đã định nghĩa biểu trưng như sau “Biểu trưng là lấy một sự vật, hiện tượng nào đó để biểu<br />
hiện có tính chất tượng trưng, ước lệ một cái gì đó khác mang tính trừu tượng. Đó là hiện tượng<br />
khá phổ biến và quen thuộc đối với các dân tộc và phản ánh quan niệm “ngây thơ”, dân gian của<br />
mỗi tộc người đôi khi được cố định hóa trong ngôn ngữ. Khi một sự vật, hiện tượng có giá trị biểu<br />
trưng thì nó (và kèm theo là tên gọi của nó) sẽ gợi lên trong ý thức người bản ngữ sự liên tưởng<br />
khá bền vững” [17;tr.378].<br />
Theo quan niệm của L. HjemSlev, tín hiệu ngôn ngữ trở thành cái biểu đạt của tín hiệu thẩm<br />
mĩ mang giá trị biểu trưng. Điều này có nghĩa là, nghĩa biểu trưng bao giờ cũng được xây dựng<br />
trên nghĩa gốc, nghĩa bản thể của tín hiệu ngôn ngữ. Khi trở thành tín hiệu thẩm mĩ thì hai mặt<br />
cái biểu đạt và cái được biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ sẽ trở trở thành cái biểu đạt của tín hiệu<br />
thẩm mĩ. Vì vậy giữa nghĩa gốc và nghĩa biểu trưng tất yếu phải có mối quan hệ chặt chẽ. Nói cách<br />
khác, nghĩa biểu trưng có quan hệ chặt chẽ với đặc điểm sự vật được định danh bằng ngôn ngữ.<br />
Biểu trưng có hai mặt “cái biểu đạt” và “cái được biểu đạt”. Hai mặt này được kết hợp theo sự liên<br />
tưởng và theo một quan hệ ước lệ nào đó. Biểu trưng bao giờ cũng có: tính chất biểu hiện một cái<br />
gì đó bằng sự vật có hình ảnh; đại diện cho một cái gì đó, nhằm gợi lên một cái gì theo liên tưởng;<br />
tính ước lệ; mã (kí hiệu); biểu hiện những “giá trị” mang tính nhân văn. Về mặt chức năng, biểu<br />
trưng còn mang tính thay thế (vật mô giới). Sự thay thế trong ca dao thường diễn ra một cách ước<br />
lệ và ẩn dụ. Qua đó, thể hiện một giá trị, một tư tưởng thẩm mĩ hay những tâm tư tình cảm tế nhị<br />
của con người. Biểu trưng một mặt có sự liên hệ chặt chẽ với nghĩa bản thể, nguyên mẫu với các<br />
sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan nhưng mặt khá nó mang tính tượng trưng (tính biểu<br />
trưng) biểu đạt về một giá trị, mang tính trừu tượng, phi hiện thực, khó cảm nhận. Hai mặt này có<br />
sự mâu thuẫn nhưng luôn thống nhất với nhau vì giữa chúng có một sợi dây liên hệ chặt chẽ. Biểu<br />
trưng có thể đưa chúng ta vào một lĩnh vực có cảm giác “phi lí” nhưng đồng thời lại là phương tiện<br />
để khái quát về một giá trị, một ý nghĩa nào đó của hiện thực. Biểu trưng không chỉ biểu thị mặt<br />
bảo thủ mà còn biểu thị mặt năng động của cuộc sống.<br />
“Biểu trưng có quan hệ với đối tượng của nó chỉ qua một nghĩa có tính chất ước lệ mà người<br />
ta gán cho nó trong một hoàn cảnh nào đó. . . Nghĩa đó là do con người trong cộng đồng đặt ra mà<br />
thôi” [17;tr.86]. Biểu trưng, môt mặt có tính hình tượng cụ thể, cái biểu hiện là một đối tượng nào<br />
đó được quy chiếu từ hiện thực. Mặt khác, là ý nghĩa xã hội nào đó được cả cộng đồng chấp nhận.<br />
Đặc tính này còn cho thấy, mỗi cộng đồng có một lối tư duy, suy nghĩ, quan niệm xã hội riêng,. . .<br />
Từ đó, hình thành ý nghĩa xã hội nào đó và được cộng đồng đó chấp nhận. Ý nghĩa biểu trưng có<br />
mối quan hệ chặt chẽ với đặc điểm bản thể. Từ những đặc điểm bản thể được phản ánh vào bình<br />
diện ngôn từ “các từ ngữ trở thành các tín hiệu thẩm mĩ có vai trò biểu đạt đời sống tinh thần của<br />
chủ thể văn hóa, phản ánh những nội dung tinh thần mà con người đã phóng chiếu, dự đoán, kì tích<br />
từ sự trải nghiệm tự nhiên và xã hội của chính mình.” [10;tr.616-623].<br />
119<br />
<br />
Vũ Thị Tuyết<br />
<br />
Mỗi biểu trưng đôi khi không chỉ có một nghĩa. Trong quá trình sử dụng, trong bối cảnh<br />
nghệ thuật, dân gian không ngừng mở rộng đối tượng nhận thức qua các biểu trưng. Những ý nghĩa<br />
mới ấy có thể rất bất ngờ, rất “mới” những quá trình hành chức, người tiếp nhận vẫn có thể lí giải<br />
được bởi giữa các nhân vật giao tiếp có một tiền giả định bách khoa chung. Và dù biểu trưng gì đi<br />
nữa thì nó vẫn chứa cái “lõi” ngữ nghĩa cơ bản. Các biểu trưng luôn mang giá trị thẩm mĩ rõ rệt.<br />
Biểu trưng là sự kết tụ của những giá trị, tinh hoa, kinh nghiệm ngàn đời trong cuộc sống.<br />
Các biểu trưng, biểu tượng góp phần tạo nên bộ mặt của một nền văn hóa với những đường nét cơ<br />
bản, sắc nét nhất. Đó là một thế giới có sức hấp dẫn đặc biệt, quy tự nhiều tính chất dường như<br />
đối lập nhau: vừa hiển hiện, vừa tiềm ẩn; vừa bộc lộ, vừa che giấu; vừa rõ ràng, vừa mông lung,. . .<br />
Sự tác động, mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới con người, những ý nghĩa hàm ẩn<br />
mà biểu tượng khơi gợi ra như một quy ước thẫm mĩ của cộng đồng. . . là những vấn đề lí thú mà<br />
người ta vẫn mong muốn có thể lí giải được nhờ vào nỗ lực của tư duy logic. Nghĩa biểu trưng của<br />
các từ ngữ chỉ vật thể nhân tạo nói chung và của các từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất<br />
nói riêng trong ca dao tình yêu rất đa dạng, phong phú. Đó là những kí hiệu ngôn ngữ được lặp<br />
đi, lặp lại nhiều lần, có khả năng biểu hiện các ý nghĩa sâu xa. Biểu trưng trong ca dao là những<br />
hình ảnh đã được chọn lọc, thử thách qua năm tháng, thể hiện những đặc trưng truyền thống của<br />
folklore.<br />
Những hiểu biết về các đặc điểm khác nhau về các phương tiện và công cụ sản xuất là cơ sở<br />
trọng yếu để nhận thức các ý nghĩa biểu trưng. Đó là những hiểu biết về thời gian, không gian tồn<br />
tại, đặc điểm, hình dáng, chất liệu, tính chất, công dụng,. . .<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Biểu trưng của các từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất<br />
<br />
2.2.1. Sự xuất hiện của các từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất<br />
Phương tiện và công cụ sản xuất là “đồ dùng để lao động sản xuất” [16;283]. Đây nhóm vật<br />
dụng có tần số xuất hiện không hề nhỏ với 35 loại khác nhau: thuyền, đò, ghe, buồm, cuốc, cày,<br />
cần câu, cung tên, xe, thuổng,... Các vật dụng này phục vụ cho nhiều ngành nghề khác nhau. Sự<br />
xuất hiện của chúng được thể hiện qua bảng sau:<br />
Bảng 1. Tỉ lệ, tuần suất xuất hiện của các từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
<br />
120<br />
<br />
Từ ngữ chỉ phương tiện<br />
và công cụ sản xuất<br />
Thuyền<br />
Ghe<br />
Đò<br />
Mái chèo<br />
Tàu<br />
Buồm<br />
Cần câu<br />
Con sào<br />
Lưới<br />
Cái cày/ cái bừa<br />
Cái cuốc<br />
Liềm<br />
Ná/ cung/ tên<br />
Đục/ bào/ cưa/ búa<br />
<br />
Số lời ca dao có từ ngữ chỉ<br />
phương tiện và công cụ sản xuất<br />
185<br />
23<br />
72<br />
16<br />
13<br />
18<br />
15<br />
13<br />
14<br />
12<br />
7<br />
5<br />
11<br />
8<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
%<br />
41.57<br />
5.17<br />
16.18<br />
3.60<br />
2.92<br />
4.04<br />
3.37<br />
2.92<br />
3.15<br />
2.70<br />
1.57<br />
1.12<br />
2.47<br />
1.80<br />
<br />
Tần<br />
suất<br />
269<br />
25<br />
90<br />
18<br />
14<br />
20<br />
16<br />
14<br />
15<br />
14<br />
8<br />
5<br />
13<br />
8<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
%<br />
46.78<br />
4.35<br />
15.65<br />
3.13<br />
2.43<br />
3.48<br />
2.78<br />
2.43<br />
2.61<br />
2.43<br />
1.39<br />
0.87<br />
2.26<br />
1.39<br />
<br />
Biểu trưng của các từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất trong ca dao tình yêu người Việt<br />
<br />
15<br />
16<br />
17<br />
18<br />
19<br />
<br />
Gàu<br />
Lờ<br />
Xe<br />
Phao, thuổng, rìu<br />
Nơm, bay, xà lan, xe ngựa,<br />
kiệu, bè, đó, đằng, cần<br />
Tổng số<br />
<br />
4<br />
7<br />
5<br />
4<br />
<br />
0.90<br />
1.57<br />
1.12<br />
0.90<br />
<br />
4<br />
9<br />
10<br />
4<br />
<br />
0.70<br />
1.57<br />
1.74<br />
0.70<br />
<br />
13<br />
<br />
2.92<br />
<br />
19<br />
<br />
3.30<br />
<br />
445 1<br />
<br />
00<br />
<br />
575<br />
<br />
100<br />
<br />
Hình 1. Biểu đồ so sánh tần số xuất hiện của các từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất<br />
<br />
2.2.2. Biểu trưng của các từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất<br />
Trong các phương tiện và công cụ sản xuất, tiêu biểu nhất là ba loại phương tiện hoạt động<br />
trên sông nước: thuyền (có mặt trong 185 lời ca, 269 lượt), đò (72 lời ca, 90 lượt), ghe (23 lời ca, 25<br />
lượt). Các loại phương tiện này xuất hiện nhiều hơn so với các loại khác là do mức độ ảnh hưởng<br />
của chúng với đời sống con người. Nguyên nhân một phần là do đất nước ta sông dài, biển rộng,<br />
kênh mương chằng chịt nên cần đến các phương tiện này để di chuyển cũng như phục vụ cho quá<br />
trình lao động sản xuất. Sông nước cũng là nơi buôn bán, gặp gỡ và trao đổi, buôn bán hàng hóa.<br />
Cuộc đời người Việt xưa gắn liền với sông nước và các phương tiện di chuyển trên môi trường đó.<br />
Đó là nơi ghi dấu bao nhiêu kỉ niệm, hồi ức. Hình ảnh con thuyền, con đò hay ghe đã in sâu vào<br />
tâm khảm, tiềm thức mỗi con người. Sự tương tác mạnh mẽ đến mức hình ảnh của chiếc thuyền<br />
và những người chèo thuyền còn xuất hiện trên mặt trống đồng, hiện vật tiêu biểu của nền văn hóa<br />
Đông Sơn. Đó là một giai đoạn cực thịnh của thời đại đồng thau của đất nước ta. Thậm chí những<br />
dấu ấn ấy còn đến ngày hôm nay. Chúng xuất hiện trong các di tích lịch sử, các công trình kiến<br />
trúc. Nên có thể khẳng định trong số các phương tiện di chuyển trên môi trường sống nước, con<br />
thuyền đã trở thành mô típ trang trí phổ biến trong dân gian và trở thành đối tượng của văn học.<br />
Các đặc tính về hoạt động, công dụng, tính chất đã tham gia vào quá trình biểu trưng hóa cho các<br />
ý nghĩa thẩm mĩ về tình yêu trong ca dao tình yêu của người Việt. Những ý nghĩa biểu trưng của<br />
các loại phương tiện này khá phong phú và đa dạng song đều có liên quan ít nhiều đến các nghĩa<br />
gốc.<br />
Khi chưa hành chức, ba loại phương tiện này được từ điển định nghĩa như sau:<br />
- Thuyền: Phương tiện giao thông trên mặt nước, thường nhỏ và thô sơ, hoạt động bằng sức<br />
121<br />
<br />
Vũ Thị Tuyết<br />
<br />
người, sức gió [16;tr.1255].<br />
- Đò: Thuyền nhỏ chở khách trên sông nước theo những tuyến nhất định [16;tr.435].<br />
- Ghe: thuyền gỗ có mui [16;496].<br />
Đây đều là các phương tiện vận chuyển trên mặt nước. Chúng là các phương tiện quan trọng<br />
trong đời sống con người, có mặt trong nhiều mặt của đời sống. Chúng đã trở thành một phần của<br />
cuộc sống và hết sức quen thuộc với con người. Vì vậy, các vật dụng này có hệ ý nghĩa thẩm mĩ<br />
phong phú. Tuy nhiên trong các vật dụng đó thuyền xuất hiện nhiều nhất, sau đó là đò và cuối cùng<br />
là ghe. Thuyền và đò là hai loại phương tiện có mặt ở khắp mọi nơi. Trong khi đó, ghe lại chủ yếu<br />
có mặt ở phương Nam. Bởi lẽ ở nơi, hệ thống kênh rạch chằng chịt nên ghe là phương tiện khá<br />
thuận lợi cho sự di chuyển. Cũng có thể thấy để di chuyển trên sông nước thì có thể có rất nhiều<br />
loại phương tiện khác nhau: thuyền, đò, ghe, xuồng, thúng,. . . song ba loại phương tiện nêu trên<br />
lại chiếm ưu thế hơn cả về sự xuất hiện cũng như ưu thế đối với cuộc sống. Đây cũng là các loại<br />
phương tiện mang đậm dấu ấn văn hóa của người Việt Nam. Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng<br />
người Việt cổ “lặn giỏi, bơi tài, thạo thủy chiến, giỏi dùng thuyền”. Các sách Trung Hoa thời Hán<br />
thường diễn đạt ngắn gọn là “Nam di chu, Bắc di mã”. Đó là sự khác biệt trong việc di chuyển của<br />
người phương Bắc (Trung Quốc) và người phương Nam (Việt Nam).<br />
Các loại phương tiện này xuất hiện chủ yếu trên không gian sông nước, được miêu tả ở<br />
nhiều thời điểm khác nhau. Thuyền – đò – ghe cũng được đồng hiện cùng nhiều vật thể nhân tạo<br />
khác. Cùng với đó, các từ ngữ chỉ con người, tâm tư tình cảm con người cũng xuất hiện. Chính sự<br />
kết hợp ngang, dọc này đã góp phần dồn tụ để tạo nên các ý nghĩa biểu trưng phong phú.<br />
Các loại phương tiện mang những đặc trưng riêng. Có những khi chúng được miêu tả với<br />
nghĩa thực nhưng phần lớn chúng được dùng với mục đích nghệ thuật. Chúng thường được xuất<br />
hiện với tư cách là cách hình ảnh ẩn dụ để biểu trưng cho một ý nghĩa nào đó. Xuất phát từ đặc tính<br />
di chuyển, không cố định, mang nghĩa biểu trưng cho thuộc tính dương, thuyền được dùng để biểu<br />
trưng cho người đàn ông trong quan hệ với bến – người phụ nữ: Thuyền ơi có nhớ bến chăng/ Bến<br />
thì một dạ khăng khăng đợi thuyền [11;tr.2093]. Người phụ nữ đợi chờ thủy chung cũng giống như<br />
nỗi nhớ mong giữa thuyền và bến. Ý nghĩa biểu trưng này xuất phát từ sự liên tưởng tương đồng<br />
về sự chuyển di của giới tính nam và thuyền. Thuyền – đò – ghe là các phương tiện di chuyển trên<br />
mặt nước. Với các đặc điểm mang tính dương tính của sự vật vận động xông pha, vững vàng vượt<br />
qua khó khăn, thử thách, phong ba bão táp với những tay chèo đã trở thành trụ cột của gia đình,<br />
bảo vệ gia đình, bảo vệ tình yêu. Chúng bắt cặp với bến để trở thành một cặp sóng đôi tiêu biểu.<br />
Cũng có khi thuyền lại biểu trưng cho người phụ nữ: Anh về cho nhớ mai sang/ Coi chi bỏ chiếc<br />
thuyền vàng lênh đênh [11;163]. Như vậy, có thể khẳng định rằng “Người cũng như phương tiện”.<br />
Thuyền cũng là phương tiện được dùng với nghĩa biểu trưng cho sự yêu thương thủy chung, kiên<br />
định của nhân vật trữ tình: Thuyền ai mà đậu bến ta/ Mui phên rách nát, sương sa lạnh lùng/ Lạnh<br />
lùng anh đắp áo cho/ Em nghe lời ai dỗ, giày vò áo anh [11;tr.2085].<br />
Thuyền được coi như một “mẫu đề” thuộc loại tiêu biểu nhất trong ca dao và dân ca. Trong<br />
ca dao tình yêu, thuyền là phương tiện xuất hiện nhiều nhất với nhiều biến thể khác nhau: thuyền<br />
thúng, thuyền nan, thuyền tình, thuyền ván, thuyền rồng,. . . Các bộ phận của thuyền cũng được<br />
đặc tả như: mui thuyền, mũi thuyền, mạn thuyền, bánh lái thuyền,. . . Một tín hiệu đặc biệt trong<br />
nhóm này là kết hợp “thuyền tình”, xuất hiện trong 15 lời ca với 16 lượt. Giả đò neo chiếc thuyền<br />
tình/ Bạn bè mối lái tơ mành gấp ghe [11;tr.1029]; Phận em giả tỉ như chiếc thuyền tình/ Mười hai<br />
bến nước linh đinh/ Biết đâu trong đục nương mình gửi thân [11;tr.1726],. . . Hình ảnh thuyền tình<br />
được dùng để các nhân vật trữ tình thể hiện tình cảm của mình. Thuyền tình chính là con thuyền<br />
122<br />
<br />