YOMEDIA
ADSENSE
Từ ngữ chỉ nghề trồng cây cảnh (Khảo sát trên địa bàn làng Nhật Tân, Tứ Liên – Hà Nội)
5
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Báo cáo triển khai đề tài “Từ ngữ chỉ nghề trồng cây cảnh (khảo sát trên địa bàn làng Nhật Tân, Tứ Liên – Hà Nội)” trên các phương diện: đặc điểm cấu tạo – ngữ nghĩa và đặc trưng tư duy – văn hóa của người Việt. Về đặc điểm cấu tạo – ngữ nghĩa, báo cáo đã mô tả, phân tích được 34 mô thức cấu tạo – ngữ nghĩa tiêu biểu; đồng thời chỉ ra những hiện tượng từ ngữ chuyên biệt, được sử dụng riêng trong nghề trồng cây cảnh.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Từ ngữ chỉ nghề trồng cây cảnh (Khảo sát trên địa bàn làng Nhật Tân, Tứ Liên – Hà Nội)
- KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 TỪ NGỮ CHỈ NGHỀ TRỒNG CÂY CẢNH (KHẢO SÁT TRÊN ĐỊA BÀN LÀNG NHẬT TÂN, TỨ LIÊN – HÀ NỘI) Hà Tú Anh, Lớp K61CLC, Khoa Ngữ văn GVHD: PGS.TS. Đặng Thị Hảo Tâm Tóm tắt: Báo cáo triển khai đề tài “Từ ngữ chỉ nghề trồng cây cảnh (khảo sát trên địa bàn làng Nhật Tân, Tứ Liên – Hà Nội)” trên các phương diện: đặc điểm cấu tạo – ngữ nghĩa và đặc trưng tư duy – văn hóa của người Việt. Về đặc điểm cấu tạo – ngữ nghĩa, báo cáo đã mô tả, phân tích được 34 mô thức cấu tạo – ngữ nghĩa tiêu biểu; đồng thời chỉ ra những hiện tượng từ ngữ chuyên biệt, được sử dụng riêng trong nghề trồng cây cảnh. Các từ ngữ này có sự làm mới lại vốn từ toàn dân nhờ phương thức mở rộng phạm vi nghĩa biểu vật và phạm vi nghĩa biểu niệm. Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra những cách thức tri nhận từ ngữ mới lạ, đặc biệt của người trong nghề: đó là cách hiểu các cụm từ tự do theo lối hiểu thành ngữ. Về đặc trưng tư duy – văn hóa, báo cáo đi sâu phân tích các nét nghĩa trong 215 từ ngữ đã khảo sát được để chỉ ra: (i) đặc trưng nổi bật của một xã hội tiểu nông cổ truyền với những con người bình dị luôn phải đối mặt với thiên tai; (ii) cách thức tri nhận vạn vật hữu linh của người Việt. Từ khóa: Lí luận ngôn ngữ, từ vựng – ngữ nghĩa, ngôn ngữ - văn hóa, từ ngữ chỉ nghề trồng cây cảnh. I. MỞ ĐẦU Ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ mật thiết. Một mặt, ngôn ngữ phản ánh văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc; cách tƣ duy, liên tƣởng của con ngƣời. Mặt khác, con ngƣời cũng là khách thể chịu tác động từ văn hóa; chính văn hóa ảnh hƣởng tới nếp nghĩ, nếp cảm của mỗi ngƣời; điều này chi phối cách họ sáng tạo, vận dụng từ ngữ. Vì vậy, việc tìm hiểu nghĩa của từ dƣới ánh sáng của lí thuyết từ vựng ngữ nghĩa học và ngôn ngữ học tri nhận sẽ làm sáng rõ những đặc trƣng tƣ duy, văn hóa của con ngƣời mỗi quốc gia, dân tộc. Văn hóa Việt Nam gắn với nền văn minh gốc nông nghiệp. Tính thực vật là tính chất đặc trƣng trong bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy nghiên cứu vốn từ ngữ chỉ nghề trồng cây cảnh hứa hẹn nhiều đóng góp cho việc tìm hiểu những đặc trƣng tri nhận của mỗi vùng miền, mỗi nghề nói riêng và bản sắc văn hóa thấm đẫm trong tâm hồn Việt nói chung. Đây là cơ sở để chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Từ ngữ chỉ nghề trồng cây cảnh (khảo sát trên địa bàn làng Nhật Tân, Tứ Liên – Hà Nội)”. Đối tƣợng nghiên cứu của báo cáo khoa học này là từ ngữ chỉ nghề trồng cây cảnh trên các phƣơng diện: đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa và đặc trƣng văn hóa. Thuật ngữ “cây cảnh” đƣợc sử dụng trong báo cáo có nội hàm là một số loài thực vật, thân gỗ (phân biệt với cây thân cỏ) đƣợc gieo trồng, chăm sóc và tạo dáng công phu, thƣờng dùng làm vật trang trí. Cụ thể, chúng tôi lựa chọn hai loại cây: cây đào và cây quất để tiến hành khảo sát, miêu tả lớp từ ngữ chỉ nghề trồng cây cảnh. Đây là những loại cây cảnh phổ biến, đặc trƣng của hai làng nghề Nhật Tân và Tứ Liên – Hà Nội. Mục đích nghiên cứu của báo cáo khoa học này là làm sáng tỏ đặc trƣng tri nhận thế giới của ngƣời Việt chịu ảnh hƣởng sâu sắc từ điều kiện tự nhiên và bản sắc văn hóa việt 218
- KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Nam, gắn với nền văn minh gốc nông nghiệp; đồng thời thấy đƣợc mối quan hệ giữa vốn từ toàn dân và vốn từ làng nghề thông qua việc nghiên cứu vốn từ ngữ chỉ nghề trồng cây cảnh. II. NỘI DUNG Từ việc xác định mục đích nghiên cứu nhƣ trên, chúng tôi triển khai các nội dung cụ thể nhƣ sau: Chương 1: Cơ sở lí thuyết Trong chƣơng này, chúng tôi trình bày một số đặc điểm của từ Tiếng Việt: đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa, hiện tƣợng nhiều nghĩa của từ và xây dựng một khái niệm có tính chất tác nghiệp về từ ngữ chỉ nghề trồng cây cảnh để làm cơ sở cho việc miêu tả, phân tích ngữ liệu (đƣợc thực hiện ở Chƣơng 2, Chƣơng 3). Từ ngữ chỉ nghề trồng cây cảnh là những từ và cụm từ đƣợc ngƣời dân làm nghề trồng cây cảnh sử dụng để định danh đối tƣợng mà họ trực tiếp tác động tới trong quá trình lao động, các dụng cụ lao động, sản phẩm lao động và quá trình sản xuất bắt đầu từ việc chuẩn bị nguyên liệu cho tới khâu thu hoạch sản phẩm. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trình bày một vài nét về hai làng Nhật Tân, Tứ Liên – hai làng trồng cây cảnh nổi tiếng tại Hà Nội. Chƣơng 2: Đặc điểm cấu tạo – ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ nghề trồng cây cảnh Chúng tôi thống kê đƣợc tất cả 215 đơn vị từ ngữ chỉ nghề trồng cây cảnh đƣợc chia thành bảy tiểu trƣờng, dựa theo tiêu chí phân lập trƣờng biểu vật và trƣờng biểu niệm của Đỗ Hữu Châu: Bảng 2.1. Thống kê các đơn vị từ ngữ chỉ nghề trồng cây cảnh phân loại theo tiểu trƣờng Số lƣợng đơn Tỉ lệ TT Tiểu trƣờng vị từ ngữ (%) 1 Từ ngữ định danh các loại cây cảnh 18 8 2 Từ ngữ định danh bộ phận của cây cảnh 37 17 3 Từ ngữ định danh thời kì sinh trƣởng của cây cảnh 23 10,7 4 Từ ngữ định danh phƣơng pháp trồng cây cảnh 25 11,6 5 Từ ngữ định danh phƣơng pháp chăm sóc cây cảnh 53 24,7 6 Từ ngữ định danh phƣơng pháp tạo dáng cho 28 13 cây cảnh 7 Từ ngữ định danh dụng cụ lao động trong nghề trồng 31 15 cây cảnh Tổng 215 100 Về đặc điểm cấu tạo, 215 đơn vị từ ngữ này đƣợc phân chia thành bốn loại: từ đơn, từ ghép, từ láy và cụm từ tự do. Trong bốn loại trên, từ láy chiếm số lƣợng không đáng kể. Hai địa hạt xuất hiện nhiều kết hợp lạ, sự mở rộng phạm vi ngữ nghĩa của từ nhất là từ ghép và cụm từ tự do. 219
- KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Về đặc điểm ngữ nghĩa, chúng tôi xây dựng đƣợc 34 mô thức cấu tạo (tƣơng ứng với mỗi mô thức cấu tạo là một kiểu ý nghĩa khái quát). Dƣới đây chỉ đƣa ra một số mô thức cấu tạo phổ biến cho nhiều đơn vị từ ngữ: Mô thức cấu tạo 11: yếu tố chỉ bộ phận của cơ thể ngƣời + yếu tố chỉ cá thể thực vật Các từ đƣợc cấu tạo theo mô thức này: bụng cây, cổ cây, lưng cây, mắt cây, nách lá. Trong các từ này, “bụng”, “cổ”, “lƣng”, “mắt”, “nách” là các yếu tố chỉ bộ phận của cơ thể ngƣời; “cây” là yếu tố chỉ cá thể thực vật. Từ mô thức cấu tạo 11, chúng tôi nhận thấy rằng có sự mở rộng phạm vi ý nghĩa biểu vật của các từ chỉ tên gọi bộ phận của cơ thể ngƣời. Ở đây chúng đƣợc chuyển sang sử dụng cho các bộ phận của cá thể thực vật. Mô thức cấu tạo 23: Động từ định danh phƣơng pháp trồng cây cảnh + yếu tố chỉ đối tƣợng chịu tác động của hành động - Nhóm cụm từ bắt đầu bằng động từ có nét nghĩa phân chia một sự vật ban đầu thành nhiều sự vật nhỏ hơn: tách, chiết. + Các cụm từ: chiết cành, tách cây. + Trong hai cụm từ này, yếu tố định danh phƣơng pháp chia một sự vật ban đầu thành nhiều sự vật nhỏ hơn là: tách, chiết; yếu tố chỉ đối tƣợng chịu tác động của hành động là cành, cây. - Nhóm cụm từ bắt đầu bằng động từ có nét nghĩa gắn kết hai sự vật lại với nhau – ghép. + Các cụm từ: ghép cành, ghép chồi, ghép mắt. + Trong các cụm từ này, yếu tố chỉ đối tƣợng chịu tác động của hành động là cành, mắt, chồi. - Nhóm cụm từ bắt đầu bằng động từ có nét nghĩa vùi lấp một bộ phận của cây xuống đất để mọc thành cây mới – giâm. + Các cụm từ: giâm rễ, giâm cành, giâm lá. + Trong các cụm từ này, yếu tố chỉ đối tƣợng chịu tác động của hành động là rễ, cành, lá. - Nhóm cụm từ bắt đầu bằng động từ có nét nghĩa ném hạt giống xuống đất để cho mọc mầm – gieo. + Cụm từ: gieo hạt. + Trong cụm từ này, yếu tố chỉ đối tƣợng chịu tác động của hành động là hạt. Bên cạnh việc xây dựng các mô thức cấu tạo – ngữ nghĩa để miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa của 215 đơn vị từ ngữ khảo sát đƣợc, chúng tôi đã phân tích sự làm mới một số từ ngữ toàn dân dựa trên việc mở rộng phạm vi nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm của các từ ngữ này. Dƣới đây, chúng tôi sẽ đƣa ra một vài ví dụ tiêu biểu: - Xét cụm từ cháy hoa: + Động từ “cháy” có nghĩa gốc là “chịu tác động của lửa và tự thiêu hủy”. 220
- KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 + Cụm từ cháy hoa có hai cách hiểu. Thứ nhất, đây là hiện tƣợng hoa đào bị chuyển sang màu đen (nhƣ bị thiêu cháy), thui chột do sƣơng muối; nhƣ vậy, “cháy” là tính từ thể hiện phẩm chất của hoa. Thứ hai, “cháy” đƣợc hiểu là động từ chỉ hiện tƣợng sƣơng muối làm hoa bị chuyển sang màu đen, thui chột, chết. + Nếu hiểu “cháy” là tính từ theo cách hiểu thứ nhất, từ “cháy” có sự mở rộng ý nghĩa biểu niệm: chỉ tính chất tàn lụi, thui chột trong phẩm chất của hoa. + Nếu hiểu “cháy” là động từ theo cách hiểu thứ hai, từ “cháy” có sự mở rộng ý nghĩa biểu niệm: chỉ hành động mang tính quá trình: làm hoa bị chết của sƣơng muối. - Xét từ gội: + Nghĩa gốc của từ gội là: rửa, làm sạch đầu tóc (dùng cho ngƣời). + Nghĩa của gội khi đƣợc dùng đối với cây cảnh (thƣờng đi với từ tán) để chỉ hành động làm sạch tán cây, nghĩa là loại bỏ, cắt bớt những lá vàng, lá úa của cây, giúp cây tập trung chất dinh dƣỡng nuôi những lá non, làm tăng sức sống cho cây. Nhƣ vậy, đã có sự mở rộng phạm vi nghĩa biểu vật (từ hành động làm sạch đầu tóc thƣờng áp dụng đối với ngƣời sang hành động làm sạch tán cây – áp dụng đối với thực vật) và ý nghĩa biểu niệm (từ ý nghĩa làm sạch đầu tới ý nghĩa cắt bỏ bớt lá vàng, lá úa của cây) của từ gội. + Phƣơng thức mở rộng nghĩa của từ là: ẩn dụ chức năng, dựa trên sự tƣơng đồng về vai trò của hành động gội đầu đối với con ngƣời (làm sạch đầu, bảo vệ sức khỏe, phòng tránh bệnh tật) và vai trò của việc cắt bỏ lá vàng, lá sâu bệnh của cây (làm sạch cây, tăng sức sống cho cây). Chương 3: Từ ngữ chỉ nghề trồng cây cảnh và một số đặc trưng tư duy – văn hóa của người Việt Từ kết quả miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa của lớp từ ngữ chỉ nghề trồng cây cảnh ở Chƣơng 2, trong Chƣơng 3, chúng tôi tiếp tục dựa trên kết quả miêu tả này để phân tích những đặc trƣng văn hóa, tƣ duy của ngƣời Việt ẩn chứa đằng sau lớp từ ngữ chỉ nghề trồng cây cảnh. Đó là những đặc trƣng của một xã hội tiểu nông cổ truyền với những con ngƣời bình dị, sáng tạo và giàu kinh nghiệm; cùng lối sống hòa hợp với tự nhiên, coi cây cảnh nhƣ một vật thiêng liêng, biết suy nghĩ, cảm giác nhƣ con ngƣời. Qua việc khảo sát vốn từ ngữ chỉ nghề trồng cây cảnh trên hai địa bàn Nhật Tân và Tứ Liên (Hà Nội), chúng tôi nhận thấy tính chất tiểu nông cổ truyền đƣợc bộc lộ rõ ràng qua một số tiểu trƣờng sau: tiểu trƣờng từ ngữ định danh dụng cụ lao động, tiểu trƣờng từ ngữ định danh hoạt động trồng, chăm sóc cây cảnh. Dƣới đây chỉ phân tích một vài trƣờng hợp điển hình. Các cụm từ mặc áo rét cho đào, thắp đèn sưởi ấm đào, dùng hơi nước sôi sưởi ấm đào miêu tả các cách thức tạo nhiệt đơn giản, thủ công, tiết kiệm, phù hợp với quy mô diện tích sản xuất nhỏ theo từng hộ gia đình. Với các cụm từ này, các nét nghĩa chung của chúng gồm: (i) nét nghĩa chỉ hoạt động tạo ra nhiệt (các hoạt động này đƣợc định danh bởi các cụm từ: mặc áo rét, thắp đèn, dùng hơi nước sôi), (ii) nét nghĩa chỉ mục đích tạo nhiệt: [sƣởi ấm], (iii) tính chất của các hoạt động tạo ra nhiệt: [thủ công], [tỉ mỉ] [thô sơ]. Chính 221
- KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 những nét nghĩa trên thể hiện tính tiểu nông trong hoạt động sản xuất của ngƣời trồng cây cảnh. Các hoạt động chăm sóc cây của họ đều đƣợc thực hiện một cách cẩn thận, thủ công, gắn với sự nhẫn nại của đôi tay; tính chất này không cho phép họ sản xuất trên một quy mô diện tích lớn mà chỉ phù hợp với phạm vi canh tác nhỏ lẻ, trong hộ gia đình. So sánh với hoạt động trồng cây, hoa trong nhà kính tại các nƣớc phát triển, hoặc một số vùng trồng hoa nổi tiếng áp dụng công nghệ cao ở Việt Nam nhƣ thành phố Đà Lạt, tính chất tiểu nông của hoạt động trồng cây cảnh trên địa bàn làng Nhật Tân, Tứ Liên – Hà Nội càng rõ nét. Ở đây thay vì dùng ni lông, hơi nƣớc sôi; ở các vùng trồng hoa công nghệ cao, ngƣời trong nghề sử dụng các thiết bị hiện đại đƣợc định danh qua các từ ngữ: hệ thống phun sương, các rãnh truyền nhiệt, hệ thống khuếch tán nhiệt, các đơn vị truyền nhiệt bằng khí. Các nét nghĩa chung của các từ ngữ này là: [tự động] [có khả năng] [sau khi đã đƣợc khởi động] [tự hoạt động] [không cần có ngƣời tham gia trực tiếp]. Nét nghĩa [không cần có ngƣời tham gia trực tiếp] trong cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ này phủ định sức lao động của con ngƣời trong quá trình chăm sóc cây cảnh. Điều này đối lập với nét nghĩa [sử dụng đôi tay] trong cấu trúc nghĩa biểu niệm của các từ ngữ miêu tả những hoạt động tạo nhiệt để sƣởi ấm cây vào mùa đông của ngƣời làng nghề Nhật Tân, Tứ Liên – Hà Nội. Chính nhờ việc giảm thiểu sức lao động của con ngƣời, mọi hoạt động chăm sóc cây cảnh đều đƣợc thực hiện bởi máy móc mà thời gian chăm lao động đƣợc rút ngắn, phạm vi diện tích trồng cây đƣợc mở rộng. Bên cạnh đó, qua các từ ngữ định danh cây cảnh, bộ phận cây cảnh, chúng tôi nhận thấy rằng, tiểu trƣờng này có sự mở rộng phạm vi nghĩa biểu vật: từ phạm vi con ngƣời sang phạm vi thực vật. Con ngƣời Thực vật - Bộ phận cơ thể: nách, cổ, lƣng, bụng, mắt Nách lá, cổ cây, lưng cây, bụng cây, mắt cây - Quan hệ huyết thống: mẹ - con Cây con, cây mẹ - Hoạt động: ngủ (nghỉ ngơi), gội (vệ sinh), tắm Mắt ngủ, gội cành, gội tán, Tưới tắm - Cảm giác: Đau, rét, ấm Cắt đau, chống rét, ủ ấm cây Ở đây chúng tôi đi sâu phân tích sự mở rộng phạm vi nghĩa biểu vật của các từ định danh cảm giác của con ngƣời: đau, rét, ấm. + Cấu trúc nghĩa biểu niệm của đau là: [cảm giác] [của ngƣời, động vật có hệ thần kinh] [khó chịu] [khi một phần cơ thể bị thƣơng]. + Cấu trúc nghĩa biểu niệm của rét là: [cảm giác] [của ngƣời, động vật hằng nhiệt, có hệ thần kinh] [khi nhiệt độ xuống thấp]. + Cấu trúc nghĩa biểu niệm của ấm là: [cảm giác] [của ngƣời, động vật hằng nhiệt, có hệ thần kinh] [khi nhiệt độ tăng lên]. 222
- KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Nhƣ vậy, các nét nghĩa chung của ba từ này là: [cảm giác] [của ngƣời, động vật hằng nhiệt, có hệ thần kinh] [trƣớc tác động bên ngoài]. Những nét nghĩa này vốn đƣợc dùng cho ngƣời, đã có hệ thần kinh phát triển đầy đủ. Điều này trái ngƣợc hoàn toàn với cây cảnh, không có hệ thần kinh, không có cảm giác. Song ngƣời làng nghề vẫn sử dụng những từ chỉ cảm giác này để gọi tên các sắc thái, phản ứng của cây trƣớc tác động từ ngoại cảnh: hiện tƣợng lá cây, hoa chuyển sang màu đen khi nhiệt độ xuống thấp là biểu hiện của việc cây rét. Điều này thể hiện quan niệm của họ về cây cảnh: cây cũng có linh hồn, có thể cảm nhận đƣợc tác động từ ngoại giới xung quanh; cây đào, cây quất biết đau khi bị cắt, chặt, biết rét khi sƣơng muối xuống vào mùa đông và cảm thấy ấm dần lên khi đƣợc chăm sóc, “mặc áo rét”. Đặc điểm tƣ duy này thể hiện rõ qua các biểu thức ngôn ngữ nhƣ: mắt ngủ, cắt đau, cây rét. Nhƣ vậy, qua các khía cạnh - bộ phận cơ thể, hoạt động, cảm giác, quan hệ huyết thống - mà chúng tôi vừa phân tích, chúng tôi nhận thấy rằng, đối với ngƣời làng nghề, cây cảnh đƣợc coi trọng, đƣợc nhìn nhận nhƣ một sinh thể sống toàn vẹn. Cây có một đời sống riêng với linh hồn riêng, linh hồn ấy cũng biết đau, cũng cảm thấy ấm áp, biết tri giác, nhìn ngắm thế giới xung quanh nhƣ con ngƣời. Cây vừa đƣợc nhìn nhƣ một cá thể toàn vẹn, vừa sinh trƣởng trong một xã hội, một cộng đồng, nơi ấy có những gia đình đƣợc tạo nên từ những cây mẹ, cây con. Vì vậy, bản thân nó có nhiều điểm tƣơng đồng với con ngƣời. Do đó, ngƣời làng nghề đối xử với cây một cách trân trọng nhƣ các lẽ ứng xử với con ngƣời: bảo vệ, chăm sóc, làm đẹp cây nhƣ làm đẹp cho con ngƣời vậy. Có lẽ, chính nhờ quan niệm này, ngƣời làm nghề luôn tận tâm, không quản ngại nắng mƣa vất vả để vun trồng, cho ra những dáng cây cảnh đẹp nhất. III. KẾT LUẬN Về mặt cấu tạo, chúng tôi tiến hành khảo sát, phân loại và chia thành bốn kiểu cấu tạo: từ đơn, từ ghép, từ láy, cụm từ tự do. Trong bốn loại trên, từ láy chiếm số lƣợng không đáng kể. Hai địa hạt xuất hiện nhiều kết hợp lạ, sự mở rộng phạm vi ngữ nghĩa của từ nhất là từ ghép và cụm từ tự do. Về mặt ngữ nghĩa, chúng tôi đã xây dựng 34 mô thức cấu tạo, để miêu tả ý nghĩa của 215 đơn vị từ ngữ. Chúng tôi nhận thấy rằng, có sự mở rộng phạm vi ngữ nghĩa của từ toàn dân (cả phạm vi nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm). Với phạm vi nghĩa biểu vật: có sự di chuyển tiểu trƣờng từ bộ phận cơ thể, hành động, cảm xúc của con ngƣời sang cây cảnh. Điều này thể hiện nguyên lí “dĩ nhân vi trung”; sự gắn bó giữa con ngƣời và thực vật – đặc trƣng của nền văn minh gốc nông nghiệp gắn với tính thực vật. Với ý nghĩa biểu niệm, xuất hiện nhiều liên tƣởng độc đáo giữa con ngƣời và thực vật từ đó tạo ra những nét nghĩa biểu niệm mới lạ, chƣa xuất hiện trong từ điển. Từ việc khảo sát, phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của các tiểu trƣờng từ ngữ chỉ nghề trồng cây cảnh; chúng tôi rút ra đƣợc một số đặc trƣng văn hóa, tƣ duy của dân tộc. Đó là tính chất xã hội tiểu nông cổ truyền với con ngƣời bình dị, sáng tạo và giàu kinh nghiệm luôn phải đƣơng đầu với thiên tai, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt; là quan niệm “vạn vật hữu linh”, coi cây nhƣ là vật thiêng liêng, cũng có những suy nghĩ, cảm nhận nhƣ con ngƣời. 223
- KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1999. [2] Đặng Thị Hảo Tâm, Ẩn dụ ý niệm vàng trong tiếng Việt nhìn từ góc độ miền nguồn, Tạp chí Ngôn ngữ số 12, 2012. [3] Đặng Thị Hảo Tâm, Trường từ vựng ngữ nghĩa “món ăn” và ý niệm “con người”, Tạp chí Ngôn ngữ số 5, 2011. [4] Lý Toàn Thắng, Ngôn ngữ học tri nhận Từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, NXB Phƣơng Đông, 2009. 224
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn