intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Từ Gai ma (Gai dầu) đến Cần Sa

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

117
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

California : Cử tri Tiểu bang California ngày 2 tháng 11 năm 2010 đã bỏ phiếu bác bỏ Dự luật số 19 nhằm ' ..cho phép những người trên 21 tuổi có thể sở hữu một số lượng cần sa không quá một ounce, được phép tiêu thụ cần sa tại một nơi không phải là công cộng, miễn là không có sự hiện diện của trẻ em, và có thể trồng cần sa tại những khoảnh đất tư hữu. Dự luật cũng cho Chinh quyền địa phương được cấp giấy phép trồng cần sa trong mục đích thương...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Từ Gai ma (Gai dầu) đến Cần Sa

  1. Từ Gai ma (Gai dầu) đến Cần Sa California : Cử tri Tiểu bang California ngày 2 tháng 11 năm 2010 đã bỏ phiếu bác bỏ Dự luật số 19 nhằm ' ..cho phép những người trên 21 tuổi có thể sở hữu một số lượng cần sa không quá một ounce, được phép tiêu thụ cần sa tại một nơi không phải là công cộng, miễn là không có sự hiện diện của trẻ em, và có thể trồng cần sa tại những khoảnh đất tư hữu. Dự luật cũng cho Chinh quyền địa phương được cấp giấy phép trồng cần sa trong mục đích thương mại, bán và sử dụng cần sa tại những cơ sở được cấp giấy phép'.. Những người đưa ra dự luật này cho rằng dự luật sẽ có thể thu thêm tiền cho ngân sách đang thiếu hụt của California ; giúp làm giảm tình trạng bạo động do ma túy từ Mexico vi giá cần sa sẽ tụt mạnh và các vụ bị bắt do vi phạm luật về cần sa sẽ giảm nhiều.. Chánh phủ Liên Bang trước đó cho biết sẽ tiếp tục áp dụng luật pháp coi cần sa như một chất ma túy bị cấm dù cho Dự luật 19 được bỏ phiếu..thuận..
  2. Kết quả ghi nhận Dự luật này bị đánh bại bằng 56 % chống đối với 44 % thuận. Oregon : Cử tri Oregon cũng bỏ phiếu không chấp thuận các đề nghị ghi trong Dự luật 74 vơi 58 % chống, đối với 42 % thuận. Dự luật đề nghị cho phép bổ xung một số điều lệ hiên hành tại Oregon về sử dụng Cần sa : Hiện nay Oregon cho phép một số người hội đủ một số điều kiện được 'đăng ký' để trở thành 'người được phép trồng cần sa dùng cho y học'; không cho phép buôn bán cần sa cho những người có 'thẻ dùng cần sa', giới hạn người 'có phép' trồng ở mức 6 cây trưởng thành và 24 ounces (mỗi người)..Dự luật 74 dự trù cho mở một hệ thống cung cấp rộng rải hơn gồm các chẩn y viện và các nhà trồng với số lượng cần sa cao hơn : 24 cây/ 96 ounces cần sa..và một số điều khoản khác.. Cần sa, hiện nay tại Hoa Kỳ, vẫn là một loại cây được xếp vào loại ma túy bất hợp pháp không được phép trồng, sở hữu và sử dụng..(ngoại trừ tại một số Tiểu bang cho phép dùng trong mục đích y học với số lượng rất hạn chế..). Các tranh cãi về dược tính của Cần sa và về tác dụng gây nghiện của cây đã kéo dài từ trên 40 năm và vẫn còn đang tiếp tục. Hàng ngàn nghiên cứu, thử nghiệm đã được thực hiện trên toàn thế giới nhưng vẫn chưa được các chuyên viên y tế và luật pháp đồng thuận..Cơ quan điều hành ma túy tại
  3. Hoa Kỳ ( US Drug Enforcement Administration= DEA) xem 'Cần sa như một chất gây nghiện tạo những hậu quả nguy hại về sức khỏe cho người sử dụng', đồng thời kết luận 'nhiều vấn đề, nguy hại cho người sử dụng, ngắn hạn và lâu dài đã được ghi nhận với những bằng chứng rõ rệt' . Trong khi đó Tổ chức National Organization for the Reform of Marijuana Laws (NORML) lại đưa ra những nhận định cho rằng ' So với rượu và thuốc lá, Cần sa ít nguy hại hơn rất nhiều' và 'Cần sa, dù dùng quá liều, không gây độc hại và từ vong'..(?) Những thống kê chính thức của Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận: Cần sa là một loại 'thuốc' 'dùng cho 'vui' (recreational) phổ biến nhiều trên thế giơi chỉ kém rượu, cà phê và thuốc lá. Riêng tại Hoa Kỳ, có đến trên 100 triệu người đã ..thử cần sa và trong năm 2009, có lẽ đã có 25 triệu người dùng cần sa. Danh pháp : Một số khá nhiều tên đã được dùng đễ gọi cho cây. Đồng thời cũng có những tên 'riêng' để gọi những từng phần của cây, và chất ly trích từ cây : Anasha và Kif (chất nhựa và đỉnh đọt hoa trộn lẫn với lá); Banji, Hemp, Cannabis, Shesba, Dimba. Dagga, Suma, Vingory và Machona (toàn
  4. cây); Bhang, Sawi (lá cây trưởng thành phơi khô) Charas (nhựa); Ganga (đỉnh hoa); Hashish, Marijuana= Marihuana (lá và đỉnh hoa) Tại Việt Nam, cây được gọi dưới những tên như Gai mèo, Gai dầu, Đại ma, Gai xanh.. Pháp : Chanvre indien, Canebier. Chi thực vật Cannabis= Gai ma gồm ba loài chính Cannabis sativa, Cannabis indica và Cannabis ruderalis. Cannabis đã được sử dụng từ lâu trong công nghiệp sợi-giây (hemp), lấy hạt làm thực phẩm, ép hạt lấy dầu, làm thuốc tri bệnh và làm..chất ma túy. Bài này sẽ lần lượt trình bày những sự kiện về các phương thức sử dụng Cannabis bao gồm một số vấn đề liên hệ đến những luật lệ hiện hành về Marijuana tại Hoa Kỳ.. Đặc tính thực vật học : Cần sa được sử dụng trên thế giới từ thời 'Đồ đá', những dấu vết cũa sợi cần sa đã đưỡc tìm thấy trên các đồ gốm tại Trung Hoa và Taiwan có niên đại từ 7000 năm trước.Sử gia người Hy lạp Herodotus đã ghi chép là cư dân tại Scythia đã hít hơi khói từ cần sa trong một số nghi lễ tôn giáo. Trong thời Trung cổ cần sa được dùng làm thực phẩm trong một số món ăn tại Đức và Ý. Cần sa được trồng tại Âu châu để lấy sợi, làm thừng trên thuyền bè..
  5. Người Tây ban Nha đã đưa cần sa đên Tân thế giới và trồng tại Chile từ 1545 và cây cần sa đã xuất hiện tại Hoa Kỳ vào khoảng 1607 tại Richmond, Virginia.. Về phương diện thực vật học, chi Cannabis trước đây được xếp vào họ thực vật Urticacaea (họ gai) sau đó vào họ Moraceae (dâu tằm) nhưng hiện nay vảo họ Cannabaceae (họ này còn có cây Hương bia = Houblon). Các nhà thực vật phân loại Cannabis theo nhiều tiêu chuẩn, nhưng hiện nay tạm chia thành các nhóm : Cây trồng riêng cho mục đích thu hoạch sợi và lấy hạt, được mô tả là loại : gây độc nghiền nhẹ, không chứa ma túy, hay loại lấy sợi. Cây trồng để làm thuốc, chứa lượng ma túy cao. Cây phát triển trong hoang dại. Năm 1976, nhà thực vật Canada Ernest Small và Nhà phân loại Mỹ Arthur Cronquist, dựa theo các yếu tố di truyền, nhiễm sắc.. đưa ra bảng đề nghị là chỉ có một loài Cannabis với 2 loài phụ : C. sativa L. subsp. sativa C. sativa L. subsp. Indica
  6. Và theo 2 ông trong 2 loài-phụ còn có : C. sativa L. subsp. sativa var. spontanea là loài mọc hoang, ít độc chất. C. sativa L. subsp. indica var. kafiristanica là loải hoang chứa lượng ma túy cao. Theo các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ : các giáo s ư William Emboden, Loran Anderson và Richard Schultes.. có thể chia chi Cannabis thành 3 loài : C. sativa : thân cao, phân nhánh, lá nhỏ hẹp C. indica : thấp hơn, mọc dạng hình nón, lá phụ rộng hơn C. ruderalis : lùn, không có cành và mọc hoang trong vùng Trung Á. Cannabis sativa : Cây thuộc loại thảo, mọc thẳng đứng, có thể cao 1 - 2m. Thân vuông có rãnh dọc, phủ lông mềm. Lá mọc so le, có cuống và có lá kèm; mép lá có khia răng, đầu nhọn; lá phía dưới xẻ sâu đến gần sát cuống thành 5 đến 9 thùy ; lá nơi phần ngọn có 3 thùy nhỏ hoặc nguyên. Hoa đơn tính, mọc khác gốc, không có cánh hoa; lá bắc nhỏ và dài. Hoa đực mọc nơi kẽ lá hay đầu cành, thành chùy ngắn, buông thõng xuống, có 5 lá đài màu vàng nhạt, 5 nhị đực đối diện với lá đài. Hoa cái mọc đơn
  7. độc nơi kẽ lá bắc, có đài hợp thành một mo hình chai, ôm lấy bầu thượng, hình cầu. Quả thuộc loại bế quả, hình trứng dẹt, màu xám nhạt, có mũi nhọn ở đầu, không tự mở nhưng tách làm đôi do áp suất. Hạt nhỏ chứa nhiều dầu. Cây trổ hoa trong tháng 10. Đa số các nhà thực vật phân chia các cây Cannabis sativa thành 3 nhóm : Cannabis sativa var. vulgaris = Gai mèo (Cần sa) cho sợi, thường trồng tại những vùng ôn đới để lây sợi, hạt để ép dầu.. Cannabis sativa var. indica = Cần sa Ấn độ trồng tại những vùng nhiệt đới. Cannabis sativa var. chinensis = Cần sa Tàu, mọc và trồng tại Nam Trung Hoa, Bắc Việt Nam (vùng thượng du Bắc Việt như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái..) (Cần sa Ấn độ và cần sa Tàu cung cấp các ma túy Haschich và Marijuana. Theo giới 'nghiền' thì Haschich là ngọn hoa, có nhiều nhựa, dùng
  8. dưới dạng hít, nhai và uống; còn Marijuana là ngọn có hoa và lá dùng dưới dạng hút). Thành phần hóa học : Trên 420 hợp chất khác nhau đã được ly trích từ Cannabis và được thông báo trên các tạp chí khoa học như : Nhóm hợp chất gọi chung dưới tên Cannabinoids, trong đó chất chính là delta-9-tetrahydrocannabinol (THC), cannabidinol..Tỷ lệ THC thay đổi tùy theo thành phần của cây: cao hơn ở nhánh non, hoa, và lá; chồi, hạt và rễ thấp hơn. Hàm lượng THC cũng thay đổi tùy nơi cây được trồng và thu hoạch : Cây tại Kansas chứa khoảng 0.1 %, trong khi đó tại Jamaica hay Việt Nam cao đến 4% Các alkaloids loại spermidin như cannabisativin, anhydro-can nabisativin.. Các hợp chất có cấu trúc steroids. Tinh dầu dễ bay hơi trong đó có beta-caryophylen, humulen, alpha pinene, beta-pinene, limonen, myrcene..
  9. Trong hạt : các hợp chất mới ly trích được như Feruloyl tyramine (hợp chất loại amide); p-coumaroyltyramine.. Hạt chứa khoảng 30 % dầu béo, 19 % chất đạm, đ ường hữu cơ như pentosan, dextrin, enzymes như emulsin, lipase.. Trong quả : có thêm 3 lignan amides loại bis-phenylpropane (Phytochemistry Số 38-1995) Cần sa trong Y-dược Cần sa đã được sử dụng làm thuốc từ hàng ngàn năm trước. Cây đã được mô tả trong Thần nông bản thảo (5000 năm trước đây), và sau đó trong các sách thuốc cổ Hy lạp, La mã. Dược học cổ truyền Trung Hoa d ùng cần sa (hỏa ma) để trị sốt rét, táo bón, đau nhức khớp xương, gút và bệnh phụ khoa. Các y sĩ Hy lạp như Dioscorides, Galien dùng nước ép từ hạt để làm thuốc trị đau. Cho đến thập niên 60 của thế kỷ 20, Âu châu và Hoa kỳ tiếp tục dùng cần sa làm thuốc để trị sưng, ho, chuột rút bắp thịt, mất ngủ, phong thấp, gút.. Tại Hoa Kỳ có nhiều đặc chế trong thành phần có chứa cần sa.. Cho đến 1941 cây còn được xem là vị thuốc chính thức ghi trong trong Chế dược thư (USP) và trong National Formulary (NF). Hoạt tinh sinh học và Vấn đề sử dụng Cần sa trong Y học :
  10. Các đặc tính dược học của toàn cây Cần sa (Marjuana) cũng như của từng thành phần của cây hay của những hoạt chất đã được nghiên cứu rất kỹ lưỡng và rất chi tiết. THC có lẽ là chất quan trọng nhất để tạo ra các đặc tính dược học; Cannabinol có lẽ giúp gia tăng các hoạt tính về tâm thần. Cannabinol là sản phẩm từ sự phân hủy của THC và không có ở cây tươi. Tác động của Marijuana phát khởi ngay sau khi hít khói hoặc nhai, ăn cây. Khi hít, THC được hấp thu rất nhanh : mức sinh-khả dụng (bioavailability) lên đến gần 18% và có thể cao hơn nơi những người dùng cần sa liên tục. THC được phân bố rất nhanh trong cơ thể, nhất là tại các mô tế bào có nhiề u lipid. Sau khi chích qua tĩnh mạch, khoảng 80-90% THC sẽ bị loại theo đường tiểu, và phần còn lại sẽ theo phân (nhờ mật) để bị tống xuất ra ngoài cơ thể. Các chất biến dưỡng từ THC vẫn có thể tìm thấy trong nước tiểu 10 ngày sau khi chỉ dùng cần sa một lần, và có thể đến 20 ngày nếu dùng liên tục. (Các hoạt động về tâm thần thường phục hồi và trở về trạng thái bình thường khoảng 3 giờ sau khi hút một lượng cao cần sa qua ống điếu, ống vố hay qua máy phun hơi. Tuy nhiên thời gian này có thể kéo dài hơn khi uống hoặc nhai lá và một số các 'dư vị' cảm xúc vẫn có thể còn lại sau 1,2 ngày) Tác dụng chống nôn mửa :
  11. Chưa có những báo cáo về tác dụng chống nôn mửa của cần sa trên thú vật.Trong khi đó tác dụng chống nôn của THC đã được thử nghiệm lâm sàng nơi người với những kết quả rõ rệt. THC, dùng dưới dạng viên nang có hiệu ứng chống nôn tương đương với prochlorperazine, nhưng lại có nhiều phản ứng phụ trên hệ Thần kinh trung ương hơn. THC hữu hiệu hơn nơi những bệnh nhân đã 'lờn' các thuốc chống nôn khác và đặc biệt là rât tốt khi dùng cho các bệnh nhân ung thư cần đến liều cao methotrexate, BCNU (carmustine) và xạ trị. Chỉ có 9 trường hợp bị phản ứng nặng khi d ùng THC nơi 1565 bệnh nhân. Tác dụng trên Hệ Tim-mạch : Nhai và hít hơi Cần sa thường đưa đến tình trạng tim đập nhanh hơn, tuy nhiên nơi những người trẻ tuổi, không ghi nhận được các thay đổi về Điện tâm đồ (ECG). Tuy cần sa gây ra tăng huyết áp, nhưng không có bằng chứng về tác hại lâu dài trên hệ tim-mạch. Tác dụng trên phổi : Các phản ứng khó chịu do cần sa gây ra cho cuống phổi và phổi đã được ghi nhận khá đầy đủ nơi những người hút cần sa. Tuy hút cần sa ngắn hạn gây ra sự tăng độ giản nở của phổi, và giảm sự co thắt cuống phổi nơi
  12. người bệnh suyễn nhưng hút cần sa lâu dài lại gây ra những rối loạn về chức năng phổi. Dùng cần sa thường xuyên co thể đưa đến các bệnh nghẽn phổi như sơ tế bào gian bào phổi. Trong một thử nghiệm so sánh các tác động phụ do hút thuốc lá với hút cần sa cho thấy chỉ hút một điều cần sa đã đủ tạo ra những giảm sút trong các chức năng sinh hoạt bằng hút đến 16 điếu thuốc lá (American Review of Respiratory Diseases Số 7-1978). Một nghiên cứu mới hơn, đánh giá tác hại của khói thuốc lá và khói cần sa cho thấy các chất độc hại tế bào ở trong khói cần sa có thể không gây tác hại cho những người hit phải khói Pharmacology and Biochemistry Behavior Số 40-1991). Các loại cần sa khác nhau có thể chứa trong khói những lượng hydrocarbon đa vòng khác nhau, lượng này cao hơn đến 50% so với số lượng hydrocarbon trong khói thuốc lá. Nồng độ cao này thường được cho là có liên hệ đến bệnh ung thư phổi. Lá cần sa thường bị nhiễm các bào tử của nấm mốc : trong một thử nghiệm có đến 11 trong 12 mẫu thử bị nhiễm, bào tử nấm loại aspergillus này có thể theo khói để vào phổi người hút gây ra tình trạng phổi mẫn cảm với nấm mốc (New England Journal of Medicine Số 304-1981) Cần sa và ung thư :
  13. Khi thoa trên da chuột các hạt ngưng tụ từ khói cần sa, gây ra sự bội sinh tế bào nơi hạch mỡ. Trong một thử nghiệm khác, nhựa từ thuốc lá thoa trên da chuột gây ung thư mạnh hơn là nhựa cần sa. Sinh thiết tế bào cuống phổi nơi những người hút thuốc lá và những người hút cần sa đều cho thấy những thay đổi có thể đưa đến ung thư (JAMA Số 246-1981). Tác động vào Trung Tâm Thần Kinh : Cần sa gây những rối loạn về thời gian phản ứng, về sự phối hợp giữa các hoạt động cơ học và cảm xúc về thị giác. Cần sa có thể gây các phản ứng hoảng loạn, phản ứng hồi tưởng bất chợt (flashbacks) và nhiều rối loạn tâm thần xúc động; Trẻ em và người vị thành niên thường bị phản ứng mạnh hơn. Những sự sai biến về khái niệm thời gian, trong thị giác (thấy những hình ảnh biến dạng kỳ lạ), thính giác (nghe thấy những tiếng động bất thường) có thể xẩy ra nơi người dùng cần sa. Do khả năng có thể làm cho người dùng dễ đi đến lạm dụng nên Bộ Y Tế Hoa Kỳ đã xếp cần sa vào loại Ma túy Bảng I . Người dùng cần sa thường có khuynh hướng chọn các loại chứa nồng độ cao THC (1.95%).. Tác động trên Hệ nội tiêt :
  14. Phụ nữ dùng cần sa lâu dài có thể bị rối loạn về kinh nguyệt, kể cả những chu kỳ không có rụng trứng. Sự hư hại cho bào thai có thể xẩy ra nơi thú vật thử nghiệm và nơi người. THC có thể ảnh hưởng trên sự bài tiết kích thích tố gonadotropins nơi tuyến thùy. Nơi chuột đã bị cắt buồng trứng, chích THC ở liều thấp gây ức chế sự tiết kich thich tố thúc hoàng-thể (luteinizing hormone) đến 68%. Nơi phái đực, các kết quả về tác động hạ testosterone không đồng thuận : tuy có những báo cáo ghi nhận số đếm tinh trùng bị giảm hạ, cấu trúc tinh trùng thay đổi và độ di động của tinh trùng chậm đi. Tác động trên thị giác : Dùng cần sa có thể bị gia tăng sự co mạch nơi võng mạc. Cần sa và THC có khả năng làm giảm hạ áp xuât nội nhãn nơi bệnh nhân bị cườm (glaucoma). Tuy có một số nghiên cứu ghi nhận sự hữu hiệu thật sự của thuốc nhưng chưa biết được là phương pháp trị liệu bằng cần sa có thể bảo tồn được chức năng của thị giác không (Journal of Pharmacy and Pharmacology Số 40-1988). Sự giảm áp suất nội nhãn (IOP) tuy xẩy ra nơi người bệnh sau khi hút cần sa, nhưng hoạt tính này không kéo dài, đồng thời cũng có những nghi ngại về sự kiện giảm lưu lượng của máu đi về các thần
  15. kinh thị giác. Cần sa được xem là tác động trên IOP bằng cách gắn vào các thụ thể loại CB receptors nơi mắt. Cần sa để trị đau : Cần sa cho thấy có thể hữu dụng để giúp giảm đau, để trị một số bệnh về thần kinh như kinh phong, rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder), hội chứng Tourette. Cần sa giúp thữ giãn bắp thịt trong trường hợp bệnh Multiple Sclerosis (MS).. Các thuốc đặc chế hợp pháp từ Cần sa : Tuy Cần sa và những chế phẩm phát xuất từ Cần sa được xếp vào Bảng I, nhưng có một số đặc chế được phép lưu hành tại Hoa Kỳ và Canada : Dronabinol (Marinol) Đây là dạng thuốc tổng hợp từ delta-9-THC, được FDA chấp thuận vào 1985 và lưu hành trên thị trường dươi dạng thuốc viên nang mềm chứa 2.5 hoặc 10 mg hoạt chất. Liều thông thường là uống 2.5 mg ngày 2 lần trước ăn trưa và ăn tối. Liều tối đa có thể tăng đến 20 mg/ngày. Thuốc được dùng để trị buồn nôn, ói mửa khi trị ung thư bằng hóa chất liệu pháp và giúp tạo cảm giác thèm ăn nơi người bệnh HIV. Hoạt chất
  16. được hòa tan trong dầu mè nên không thể dùng để..hút. Marinol được xếp vào Bảng III. Nabilone (Cesamet) Thuốc tổng hợp, nhằm thay thế cho nhóm Cannabinoids, do Công ty Eli Lilly phát triển và được FDA chấp thuận vào năm 2006. Nabilone cũng được dùng để trị buồn nôn vá ói mửa cho bệnh nhân ung thư khi trị bằng hóa chất liệu pháp, liều thường dùng là 1-2mg, ngày 2 lần. Khi so sánh với các thuốc chống nôn thông thường như metoclopramide, prochlorperazine.. các thuốc cannabinoids cho thấy có hoạt tính tương đương, người bệnh dễ chấp nhận và đặc biệt là rất hữu hiệu khi dùng cho trẻ em, và ít xẩy ra phản ứng phụ. Nabilone đang được nghiên cứu, vào giai đoạn 2, để dùng làm thuốc hạ nhãn áp và thuốc an thấn. Delta-9-THC/Cannabinol (Sativex) Đây là đặc chế được chấp thuận tại Canada để trị các trường hợp đau nhức thần kinh ngoại vi trong các bệnh MS (Myltiple Sclerosis) và đau nơi người ung thư. Thuốc đang được thử nghiệm tại Hoa Kỳ để tri đau cho người ung thư.. Sativex được trích từ một 'chủng trồng=cultivar' Cannabis riêng biệt và là một hổn hợp gồm delta-9- THC và Cannabinol và đặc biệt nhất là thuốc ở dạng 'thuốc xịt=spray'. Cần sa trong Y dược cổ truyền Đông phương :
  17. Dược học cổ truyền Trung Hoa đã sử dụng hạt cần sa làm thuốc từ hàng ngàn năm trước. Vị thuốc hay Hỏa ma nhân, Đại ma nhân đã được ghi chép trong Thần nông bản thảo kinh. Dược học Kampo (Nhật) gọi vị thuốc là mashinin Hỏa ma nhân được xem là có vị ngọt, tinh bình, có tác dụng nhuận táo, hoạt trường, thông tiện; tác động vào các kinh mạch thuộc Tỳ, Vị và Đại tràng. Dưỡng và Nhuận tràng : dùng trị các chứng táo bón nơi người cao niên, táo bón sau cơn bệnh kéo dài, sau khi sinh nở; thường được phối hợp cùng Đương quy, Sinh điạ hoàng để trị táo bón do khô tân dịch, và do 'Huyết' suy. Dưỡng 'Âm', bổ Âm dùng trong trường hợp Âm suy gây táo bón; dùng phối hợp với Bạch thược, Táo nhân. Thanh 'Nhiệt' giúp lành vết lở dùng làm thuốc trợ giúp điều trị các vết lở bên trong miệng do 'Hõa vượng tại Vị', phối hợp vơi Kim ngân hoa, Cam thảo.. Liều thường dùng : từ 9-18 gram
  18. Tại Ấn độ, có 3 chế phẩm từ Cannabis : Bhang là bột tán từ toàn cây đã phơi khô, khi dùng được uống với nước hay sữa; Ganja gồm các cành có hoa của cây cái, thường cuốn thành điếu để hút, để nhai; Charas là nhựa cây để hút hoặc nhai. Dược học cổ truyền Ấn độ (Ayurveda) cũng d ùng Cần sa để trị bệnh : Toàn cây được dùng để kiện vị, chống co giật, giảm đau, trị kinh phong. Lá trị no hơi đầy bụng, trị bệnh ngoài da.. Cần sa và Vấn đề luật pháp Tạp chí US Pharmacist, số tháng 10 năm 2010, trong bài Medical Marijuana đã tóm lược tình trạng luật pháp của Cần sa tại Hoa Kỳ. Theo' US Pharmacist' thì sau đây là những diễn biến chính : Điều luật nguyên thủy về ma túy, áp dụng tại Hoa Kỳ the Harrison Narcotics Tax Act năm 1914 về buôn bán và nhập cảng các chất ma túy, đã không bao gồm cần sa. Giới truyền thông Hoa Kỳ trong các năm 1920s đã loan tin nhiều về vấn đề gia tăng sử dụng cần sa làm thuốc tạo 'cảm giác, vui chơi' đồng thời kèm theo những vụ bạo động, tội ác do giới nghiền cần sa gây ra và sau đó đến cuối thập niên 1930s thì hầu như tại tất cả các Tiểu bang đều áp dụng các luật lệ đặt việc buôn bán và sở hữu cần sa ra 'ngoài vòng pháp luật' Các cố gắng của Chinh phủ Liên bang để cấm đoán cần sa
  19. đã được Harry J Anslinger, Giám đốc Bureau of Narcotics and Dangerous Drugs khởi xướng. Ông điều trần trước Quốc hội là Cần sa gây nghiện, đưa đến việc phạm tội ác bạo hành, thoái biến tâm thần và những người trẻ tuổi dễ mắc vào vòng nghiện ngập cần sa hơn là nghiện các loại ma túy khác. Năm 1937, điều luật Liên bang Marihuana Tax Act được ban hành đặt việc sử dụng cần sa (ngoài mục đích y học) ra ngoài vòng pháp luật. Điều luật này có mục đích chính là để giới hạn việc trồng cần sa và đánh thuế vào mọi dịch vụ buôn bán cần sa. Và để được phép dùng cần sa trị bệnh, Luật này cũng đặt ra những điều khoản bắt buộc các y sỉ cho toa và dược sĩ cấp thuốc phải ghi danh và trả thuế.. Các điều khoản khó khăn này đã khiến việc biên toa cần sa trở thành nhiêu khê đến mức hầu như không ai muốn.. làm. Luật còn miễn trừ, không áp dụng cho các thành phần của cây như chồi trưởng thành, sợi cây, dầu ép từ hạt, hạt được vô sinh hóa, khử trùng. Sau đó, cần sa được xếp bao gồm trong các loại ma túy trong Comprehensive Drug Abuse Prevention and Control Act of 1970 (Controlled Substances Act=CSA), và được xếp vào Bảng I.(Điều luật không phân biệt loại cần sa, gồm chung mọi loại kể cả loại dùng lấy sợi trong công nghiệp). Thuốc xếp trong bảng này được xem là có khả năng cao để bị lạm dụng, thiếu những bằng chứng hữu dụng trong y học tại Mỹ, và chưa có đủ bằng
  20. chứng cho việc an toàn trong trị liệu. Quyết định này cho thấy : đối với Quốc hội Hoa Kỳ việc dùng cần sa trị bệnh không có căn bản y học. Quốc hội cũng xếp cần sa vào một bảng 'tạm', 'treo' để chờ thêm các nghiên cứu do một Ủy ban Quốc gia Ùy ban này sau đó đề nghị..'bỏ cần sa' ra ngoài bảng nhưng TT Nixon không đồng ý và cho đến nay Cần sa vẫn ở trong Bảng I Năm 1972, một bản thỉnh nguyện đã được đệ nạp với Cơ quan Bureau of Narcotics and Dangerous Drugs (tiền thân của DEA) xin xếp Cần sa vào Bảng I I để các Bác sỉ có thể ghi toa; nhưng một loạt các cuộc đối đầu về luật pháp đã diễn ra sau đó cho đến khi Tòa Kháng cáo US (US Court of Appeal, DC Circuit), năm 1994 phán quyết 'giữ nguyên' quyết định của DEA : cần sa tiếp tục ở lại trong Bảng I. Năm 1976, một bệnh nhân, Ông Robert Randall nộp một đơn thỉnh nguyện đến FDA và sau đó đã thành công trong một vụ kiện Chinh quyền cho Ông dùng cần sa để trị bệnh glaucoma, viện dẫn lý do nhu cầu y học. Sau vụ kiện này, Chính phủ Hoa Kỳ cho thành lập Chương trình Compassionate Investigational New Drug (IND). Chương trình cho phép các bác sĩ ghi toa cần sa cho các bệnh nhân ghi danh vào các chương trình liên bang, tuân theo một số biện pháp gắt gao về khoa học, và cần sa sẽ được trực tiếp cung cấp từ một 'nguồn liên bang' để tránh việc người bệnh tự trồng lấy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0