intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Từ khởi sự kinh doanh đến doanh nghiệp khởi nghiệp tại tỉnh An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

17
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham luận "Từ khởi sự kinh doanh đến doanh nghiệp khởi nghiệp tại tỉnh An Giang" nhằm tìm ra giải pháp góp phần phát triển kinh tế và kinh doanh bền vững tại địa phương trong bối cảnh toàn cầu hóa là vấn đề then chốt, mang tính thời sự chung không chỉ được sự quan tâm của các cấp, các ngành mà còn sự trăn trở cho các nhà hoạch định chính sách phát triển về kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Từ khởi sự kinh doanh đến doanh nghiệp khởi nghiệp tại tỉnh An Giang

  1. TỪ KHỞI SỰ KINH DOANH ĐẾN DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI TỈNH AN GIANG Nguyễn Minh Diễm Quỳnh* 1 TÓM TẮT: Phát huy lợi thế của một trụ tứ giác động lực phát triển vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, những năm gần đây An Giang liên tục gặt hái nhiều thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, vươn lên trở thành “điểm sáng” trong bức tranh phát triển khu vực Tây Nam bộ. Trong đó, phong trào sáng tạo, khởi nghiệp sôi động, thực chất, coi trọng chất lượng cũng đang thổi một luồng gió mới vào đời sống kinh tế của tỉnh An Giang, làm gia tăng thêm sức mạnh của cộng đồng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, với tiềm năng thế mạnh của nguồn nhân lực trẻ được đào tạo chuyên ngành kinh tế rất năng động và nhạy bén với thị trường thì vấn đề khởi sự kinh doanh và doanh nghiệp khởi nghiệp từ lực lượng này bên cạnh những yếu tố thuận lợi thì cũng đã gặp phải không ít những khó khăn và thách thức. Đó là nội dung cốt lõi của Tham luận này nhằm tìm ra giải pháp góp phần phát triển kinh tế và kinh doanh bền vững tại địa phương trong bối cảnh toàn cầu hóa là vấn đề then chốt, mang tính thời sự chung không chỉ được sự quan tâm của các cấp, các ngành mà còn sự trăn trở cho các nhà hoạch định chính sách phát triển về kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: An Giang, doanh nghiệp khởi nghiệp; khởi sự kinh doanh. ABSTRACT: Taking the advantage of a dynamic quadrilateral dynamic development of the Mekong Delta, in recent years, An Giang has continuously gained remarkable achievements in socio-economic development, it becomes the bright point of the developing picture in Southwest region . In particular, the creative movement, exciting start-up, in reality, paying attention to the quality is also blowing a new wind into An Giang economic life, increasing the strength of the business community on it. However, with the potential strength of young human resources are trained in economics that is very active and sensitive to the market, the problem of starting business and start-up businesses from this force not only advantages but also difficulties and challenges. This is the main content of this paper to find solutions for contributing to sustainable economic and business development of the locality in the contextual globalization. This is a key issue which is not only the concern of all levels and branches but also the concern of economic development planners in the current period. Keywords: An Giang, start-up enterprises; starting a business 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế của địa phương An Giang chỉ cách TP.HCM 190km, cách TP.Phnom Penh - Campuchia 120km, là cửa ngõ giao thương với các nước khu vực ASEAN như Campuchia, Lào và Thái Lan. Tỉnh có hạ tầng giao thông đường thủy và đường bộ tiện lợi cho việc vận tải hàng hóa cũng như vận chuyển hành khách trong vùng và khu vực. Đó là hai đường quốc lộ 91 và 80 nối liền từ Đông sang Tây giáp với Vương quốc Campuchia; hai con * Trường Đại học An Giang, 18. Ung Văn Khiêm, Phường Đông Xuyên, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang,. Việt Nam, Tác giả nhận phản hồi: . Tel.: 091.3978420, E-mail address:nmdquynh@agu.edu.vn.
  2. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1107 sông Tiền và sông Hậu chảy xuyên qua địa phận An Giang, đổ ra biển Đông. Ngoài ra, tỉnh có cảng Mỹ Thới thuộc hệ thống cảng biển Việt Nam và quốc tế, nằm trong khu vực của Cảng hàng không Cần Thơ với khoảng cách đường chim bay 50 km và Cảng hàng không Tân Sơn Nhất 190 km.1 Hình 1. Bản đồ Hành chính tỉnh An Giang 2 Theo đó, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đi vào cuộc sống. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực ngày 1-1-2018 cùng hệ thống những chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, cộng đồng doanh nghiệp của tỉnh được kỳ vọng tiếp tục có những bước phát triển mới cả về lượng và chất trong năm 2018, là động lực thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của An Giang theo hướng bền vững.3 Là tỉnh đầu nguồn phía Tây Nam của đất nước và là một trong bốn tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, An Giang được xem là nơi hội tụ nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, thương mại và dịch vụ du lịch. Từ những thế mạnh đó, chính quyền địa phương đã đặc biệt quan tâm cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường thu hút đầu tư vào các lĩnh vực thông qua chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết lần thứ X Đảng bộ tỉnh An Giang. Trong đó, điểm nhấn là xây dựng kế hoạch đột phá mạnh mẽ đầu tư nông nghiệp, du lịch dịch vụ; có chính sách ưu đãi đất đai, vể thuế nhằm thu hút doanh nghiệp ưu tiên đầu tư các khu du lịch trọng điểm Long Xuyên – Núi Sam – Núi Cấm cùng đổi mới hoạt động, xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư dài hạn, mời chuyên gia tư vấn giúp tỉnh xác định lĩnh vực ưu tiên đầu tư và đối tác hướng đến tổ chức các hoạt động thu hút được nhiều nhà đầu tư. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã nỗ lực thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức trong quá trình đầu tư, kinh doanh tại địa phương bằng việc ban hành Quyết định thành lập Ban Hỗ trợ doanh nghiệp và Kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, chương trình hành động về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; quy định một số thủ tục liên quan đến quy trình tiếp cận điện năng, công tác cấp phép xây dựng kết cấu hạ tầng, đăng ký sở hữu tài sản gắn liền với đất nhằm từng bước đưa An Giang trở thành điểm đến đầu tư kinh doanh thuận lợi đối với các doanh nghiệp.4 1 ccinews.vn/news/.../an-giang-phat-huy-noi-luc-trong-phat-trien-kinh-te-xa-hoi.html 2 https://vi.wikipedia.org/.../Tập_tin:Bản_đồ_hành_chính_tỉnh_An_Giang.jpeg 3 http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/kinh-te/2018/50125/Tinh-An-Giang-phat-trien-ben-vung-dua-tren-tru- cot-nen.aspx 4 Trường Thành, An Giang phát huy nội lực trong phát triển kinh tế xã hội, , xem 7/11/2016.
  3. 1108 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Năm 2017, toàn tỉnh có 799 doanh nghiệp đăng thành lập mới, tổng vốn đăng ký là 3.805 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2016, tăng 30,13% số lượng doanh nghiệp và tăng 33,l84% về vốn đăng ký; tăng cao hơn bình quân cả nước 14,93% và cao hơn khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long 16,13% về số lượng doanh nghiệp đăng ký; tăng thấp hơn bình quân cả nước 11,56% và cao hơn khu vực ĐBSCL là 6,74% về vốn đăng ký. Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2017 đứng hàng thứ 4 Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và thứ 27 của cả nước. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp đạt 4,57 tỷ đồng/ doanh nghiệp, tăng 2,85% (tương đương 0,13 tỷ đồng/doanh nghiệp) so cùng kỳ. So với chỉ tiêu kế hoạch năm 2017, số lượng phát triển doanh nghiệp chỉ đạt 66,41%. Trong đó: doanh nghiệp khởi nghiệp tăng 10,22% so kế hoạch (744/675 doanh nghiệp), doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh chỉ đạt 9% so kế hoạch (55/611 hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp). Nguyên nhân chủ yếu là do chỉ tiêu phát triển doanh nghiệp từ hộ kinh doanh rất thấp nên tổng số doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn tỉnh đến cuối năm 2017 là 8.568/10.000 doanh nghiệp (đạt 86% so kế hoạch) với tổng vốn đăng ký là 49.297 tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp còn hoạt động là 5.686, vốn đăng ký là 48.538 tỷ đồng và 2.773 đơn vị trực thuộc.  Ngày 08/02/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 nhằm tăng cường về số lượng và chất lượng, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng và minh bạch; hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, thu hút vốn đầu tư cho phát triển, giải quyết việc làm và đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, chủ trương chung của tỉnh là nhằm thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như: tiếp cận tín dụng, thuế, kế toán, mặt bằng sản xuất, công nghệ, cơ sở ươm tạo, kỹ thuật, khu làm việc chung, mở rộng thị trường, thông tin, tư vấn pháp lý, phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh; khởi nghiệp sáng tạo và tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Dự kiến đến năm 2020, tỉnh có 10.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập. Trong đó, số lượng của năm 2018 là 818; năm 2019 là 900 và năm 2020 là 990 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Song song đó, hướng đến phát triển doanh nghiêp chuyển đổi từ hộ kinh doanh - khuyến khích hộ kinh doanh có sử dụng 10 lao động thường xuyên chuyển sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp.1 Đó là những chỉ tiêu từ các chương trình kế hoạch hành động mà An Giang đã đặt ra trong lĩnh vực kinh doanh nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng tại địa phương. 1.2. Phạm vi và mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khái quát đặc điểm tình hình kinh tế ở An Giang từ g;óc nhìn của người tham gia nghiên cứu, giảng dạy và quan tâm đến luật Kinh tế; thông tin và truyền đạt sự đam mê của mình trong lĩnh vực kinh doanh đến với các sinh viên chuyên ngành Thuế, Tài chính doanh nghiệp, Quản trị Kinh doanh và Kế toán doanh nghiệp- những người cần có một số vốn nhất định, kiến thức chuyên môn làm nền tảng và hành trang cho quá trình khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp doanh nghiệp được định hình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Do vậy, bản thân thiết nghĩ rằng: thông qua Tham luận “từ khởi sự kinh doanh đến doanh nghiệp khởi nghiệp tại An Giang” là một trong những điều kiện để tác giả tiếp cận thông tin từ Hội thảo khoa học này như là dịp để trao đổi, chia sẻ, củng cố thêm kiến thức lý luận và thực tiễn khi cập nhật bổ sung vào vào quá trình giảng dạy. 1 Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 08/02/2018 về phát triển doanh nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020.
  4. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1109 Vì thế, trong giới hạn và phạm vi bài viết, tác giả sẽ đi sâu phân tích những thông tin mang tính tuyên truyền đến các chủ thể khởi sự kinh doanh và doanh nghiệp khởi nghiệp tại địa phương. Đồng thời, đề xuất các giải pháp, hướng khắc phục một cách có hiệu quả về vấn đề này. Đó là việc làm hết sức cần thiết nhằm góp phần phát triển kinh tế và kinh doanh bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa cho các hoạt động khởi sự kinh doanh và doanh nghiệp khởi nghiệp tại tỉnh nhà trong giai đoạn hiện nay. 2. THỰC TRẠNG TỪ KHỞI SỰ KINH DOANH ĐẾN DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI ĐỊA PHƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 2.1. Mô tả tình huống “Phi thương bất phú”, câu nói của ông bà ta từ ngàn xưa cho đến nay vẫn còn nguyên giá trí, không kinh doanh thì không thể làm giàu. Thế nhưng, không ít những trường hợp doanh nghiệp đến rồi lại ra đi trước sự ngỡ ngàng với nhiều câu hỏi của người dân vẫn chưa có được lời giải đáp. Sự tái cấu trúc theo xu hướng tốt bên cạnh hiện tượng đóng cửa các doanh nghiệp tại địa phương mỗi lúc một nhiều làm ảnh hưởng tâm lý, gây hoang mang cho người tiêu dùng- với các khách hàng là người đang ở lại. Đó là thực trạng thiết nghĩ không chỉ riêng An Giang mà trong khu vực hay trên phạm vi cả nước, là xu thế chung tất yếu của nền kinh tế thị trường. Thực tiễn kinh doanh với lý do nội tại đã không thể giữ được sự ổn định của doanh nghiệp một cách lâu dài. Doanh nghiệp khởi nghiệp đã không đủ sức vượt qua những thách thức của nền kinh tế đòi hỏi phải có sự gắn kết từ nhiều yếu tố, sự mạnh mẽ và quyết đoán của chủ đầu tư trước những khó khăn và vận mệnh của chính cơ sở mình. Doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ khác với doanh nghiệp nói chung trên cơ sở tiếp cận vấn đề từ khía cạnh doanh nghiệp mới bắt đầu khởi động và hình thành. Đó là cơ hội, bước thử nghiệm cho những ai muốn kinh doanh và thử kinh doanh, sân chơi bổ ích mà các nhà đầu tư muốn khai thác bằng sự cạnh tranh, quyết tâm và mạo hiểm khi tham gia thị trường với rất nhiều thách thức. Không bàn luận sâu về các doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp khởi nghiệp như đối với các thành phố lớn mà phạm vi tham luận chỉ tập trung vào các doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh thương mại khi tiềm năng thế mạnh của An Giang là thị trường tiêu dùng và dịch vụ du lịch. Nên chăng cần viện dẫn một trong số những câu chuyện rất nhỏ có thể bị lãng quên từ thực tiễn đời thường để mô tả phần nào cho bài viết khi phân tích điểm xuất phát của doanh nghiệp buổi ban đầu có thể chỉ là một quán café sân vườn ở tỉnh, nơi số lượng lao động được sử dụng hơn 10 người. Đối tuợng phục vụ của quán chính là các em học sinh, sinh viên làm việc bán thời gian là minh chứng sinh động nhất khi lồng ghép những ví dụ trong từng tiết giảng. khi liên hệ thực tiễn cho sự của thể hóa vấn để đã được thể hiện bởi những câu từ rất khô khan theo luật định nhưng đủ sức thuyết phục và hấp dẫn vì đối tượng được thể hiện gần gũi và sinh động nhất mà bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng hình dung thấy được. Tiếp cận câu chuyện dưới một góc độ khác, chủ quán trong vai trò vừa người đầu tư kiêm luôn quản lý và cả phục vụ bàn trong những lúc khách đông để có thể so sánh với chủ đầu tư chỉ thuần là người quản lý hay là người đại diện theo pháp luật. Sự không phân định ranh giới giữa chủ và người làm công hay chính họ cùng lúc phát huy đồng thời cả các vai trò trong sự tín nhiệm và tin cậy của khách hàng. Giá trị nhân văn trong thực tiễn kinh doanh là ở chỗ đó. Họ không là người cầm tay chi việc mà hành động họ đang làm là một trong những hình thức giáo dục sâu sắc để lại trong lòng nhân viên và khách hàng khi chứng kiến tại cơ sở kinh doanh. Đó là điểm khác biệt, nét đặc trưng cần phải có giữa hai từ “khởi nghiệp” hiện nay và khởi nghiệp theo cách nghĩ thông thường; cũng là điều lắng đọng nhất trong mỗi khách hàng khi phía sau đó là yếu tố quyết định cho sự thành công, điều kiện cần và đủ để đánh giá sự phát triển, tạo nền vững chắc cho bước đi của doanh nghiệp mới bắt đầu khởi động từ chính hộ kinh doanh cá thể của mình.
  5. 1110 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 2.2. Hành lang pháp lý Điều 33 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm”. Cụ thể hóa nội dung ấy, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai hiện hành đã có những điều khoản quy định liên quan về vấn đề này. Chẳng hạn: - Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.1 - Quyền tự do kinh doanh của cá nhân được tôn trọng và được pháp luât bảo vệ. Cá nhân có quyền lựa chọn hình thức, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh lập doanh nghiệp, tự do giao kết hợp đồng, thuê lao động và các quyền khác phù hợp với quy định của pháp luật. - Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động.2 - Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp; bảo đảm bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh; Nhà nước công nhân và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp; Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. - Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của doanh nghiệp; trường hợp được trưng mua thì doanh nghiệp được bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm trưng mua hoặc trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp và không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp.3 -Doanh nghiệp có quyền kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không cấm 4và phải tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tư, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.5 Song song đó, Điều 66, Nghị định 78/2015/NĐ - CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp thì quy định như sau: - Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. - Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấlp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. 1 Luật Doanh nghiệp năm 2014, Khoản 7 Điều 4. 2 Bộ luật Lao động năm 2012, khoản 3 Điều 4. 3 Luật Doanh nghiệp năm 2014, Điều 5. 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014, Điều 7 . 5 Luật Doanh nghiệp năm 2014, Điều 8.
  6. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1111 - Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định” Do vậy, khi hộ kinh doanh sử dụng trên 10 lao động thì phải chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp theo một trong các hình thức như: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH hoặc công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Thêm vào đó, luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 cũng đã ghi nhận: - Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây: tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.1 - Nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tôn trọng quy luật thị trường, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; bảo đảm công khai, minh bạch về nội dung, đối tượng, trình tự, thủ tục, nguồn lực, mức hỗ trợ và kết quả thực hiện; nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực; việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nguồn lực ngoài Nhà nước do các tổ chức, cá nhân tài trợ được thực hiện theo quy định của tổ chức, cá nhân đó nhưng không được trái quy định của pháp luật; trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì doanh nghiệp được lựa chọn mức hỗ trợ có lợi nhất. - Trường hợp nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định của Luật này thì ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ hơn. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được nhận hỗ trợ khi đã thực hiện đầy đủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.2 - Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Nguồn vốn tín dụng có hỗ trợ, bảo lãnh của Nhà nước; Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; Nguồn vốn hỗ trợ từ miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và các khoản khác phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; Nguồn vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.3 Các trích dẫn trên có thể thấy được rằng pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo vệ quyền kinh doanh của các chủ thể kinh tế. Họ tự do lựa chọn hình thức, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, lập doanh nghiệp và tìm đối tác giao kết hợp đồng. Đây là tiền đề quan trọng thúc đẩy sự tự chủ, phát triển hoạt động kinh doanh- thương mại góp phần vào sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 2.3. Thực trạng đăng ký kinh doanh tại địa phương Theo số liệu thống kê của Phòng Đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch và Đầu tư An Giang từ 01/01/1991 đến 31/01/2018, toàn tỉnh hiện có: 1 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, Điều 4. 2 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, Điều 5. 3 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, Điều 6.
  7. 1112 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION DOANH CÁC LOẠI HÌNH DOANH SỐ LƯỢNG GIẢI SỐ VỐN SỐ NGHIỆP NGHIỆP THỂ TỰ ĐĂNG KÝ DOANH DOANH VÀ ĐƠN NGUYỆN NGHIỆP (tỷ đồng) VỊ TRỰC NGHIỆP TẠM THUỘC ĐĂNG KÝ NGỪNG THÀNH HOẠT LẬP ĐỘNG Công ty cổ phần 384 34 1.5276,9 15 Công ty hợp danh 2 0 1,2 1 Doanh Công ty TNHH một thành viên 2.048 221 14.480,293 141 nghiệp Công ty TNHH 02 thành viên 3.142 350 13.941,315 195 Doanh nghiệp tư nhân 3.055 375 6.174,73 182 Tổng số 8.628 980 49.874,438 534 Chi nhánh 2.190 516 0 76 Địa điểm kinh doanh 1.239 236 0 12 Đơn vị trực Văn phòng đại diện 416 106 0 6 thuộc Tổng số 3.845 858 0 94 Cộng 12.473 1.838 49.874,438 628 Bảng 1.Số liệu đăng ký doanh nghiệp1 2.4. Những thuận lợi cho hoạt động khởi sự kinh doanh và doanh nghiệp khởi nghiệp. - Cơ quan truyền thông địa phương, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện cùng Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thường xuyên tuyên truyền các nội dung liên quan đến doanh nghiệp theo định kỳ phát sóng, kịp thời hỗ trợ những kiến thức cơ bản; tư vấn, hướng dẫn, giải thích cho chủ đầu tư có bước suy nghĩ đúng đắn khi quyết định chọn loại hình khởi sự kinh doanh, đặc biệt là đối với các loại hình doanh nghiệp mới- doanh nghiệp khởi nghiệp. - Nhà nước và các tổ chức tín dụng hỗ trợ cho vay vốn thông qua chương trình, kế hoạch hành động phát triển kinh tế xã hội cũng đã được các cấp, các ngành quan tâm và triển khai tổ chức thực hiện tốt. - Bối cảnh cạnh tranh giúp các doanh nghiệp nhanh chóng thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, cho ra đời các dòng sản phẩm theo nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng; chú trọng các sản phẩm chất lượng cao nhằm đảm bảo sự tin cậy về độ bền và giới hạn sử dụng.Điều kiện tiếp cận phương tiện kỹ thuật, khoa học công nghệ dễ dàng thông qua các khóa học, các chương trình bồi dưỡng và tập huấn nâng cao kiến thức cho doanh nghiệp đã được tổ chức thường xuyên từ diễn đàn khởi nghiệp doanh nghiệp, câu lạc bộ doanh nghiệp trẻ, tọa đàm doanh nghiệp cũng được thực hiện nhằm thu hút rộng rãi đối tượng tham dự là các chủ thể kinh doanh. - Nhiều nhà đầu tư trẻ năng động, đáp ứng nhu cầu hội nhập bằng niềm đam mê, yêu thích kinh doanh; dám nghĩ, dám làm; có kiến thức và kỹ năng chuyên môn đủ dự trù cho tiên liệu khả năng thất bại và bản lĩnh xem như đó là kinh nghiệm để dẫn đến thành công. Tố chất của người làm kinh doanh đã được xác định và có sự chuẩn bị về mặt tâm thế đã được dần tích lũy ngay từ ở nhà trường thông qua kỹ năng thực hành lẫn chuyên môn. Tài năng và sức trẻ cùng sự đam mê đã được phát huy tác dụng trong khâu tuyển chọn của chủ đầu tư và hành trình tìm kiếm nguồn nhân lực với yêu cầu giới hạn về độ tuổi và số năm kinh nghiệm. Sự năng động của tuổi trẻ dễ dàng thích ứng với thời cuộc là bước đột phá để chứng tỏ sức mình trong bối cảnh cạnh tranh. 1 -Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang, Bảng số liệu đăng ký kinh doanh, 31/01/2018.
  8. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1113 - Tinh thần vượt khó, ý chí tiến thủ, sẵn sàng trước những khó khăn và thử thách là những điều thường gặp. Đó là mặt tích cực, thế mạnh của các doanh nghiệp khởi nghiệp, là sức trẻ và tinh thần nhiệt huyết do bản chất của người Việt Nam vốn dĩ cần cù chịu khó, rất thích ứng và dễ hòa nhập. 2.5. Những khó khăn thường gặp đối với việc khởi sự kinh doanh và doanh nghiệp khởi nghiệp. 2.5.1. Khởi sự kinh doanh - Thiếu nghiên cứu tốt về thị trường : Nghiên cứu và lập kế hoạch là yếu tố sống còn để đảm bảo cho ý tưởng kinh doanh khả thi. Nhiều trường hợp vướng mắc bởi vì người làm kinh doanh không dành đủ thời gian để nghiên cứu ý tưởng kinh doanh và tính khả thi của nó trên thị trường. Việc thiếu những nghiên cứu thích hợp về thị trường là một trong những vấn đề chính đối với những doanh nghiệp mới vì sẽ rất dễ dàng để bị một ý tưởng kinh doanh lôi cuốn và thành lập một cơ sở kinh doanh mà không kiểm tra khả năng tồn tại cho sự đầu tư của chính mình. - Không dự đoán hết đến yếu tố cạnh tranh : Điều này rất quan trọng cho sự sẵn sàng phản ứng với những đối thủ cạnh tranh trên phần thị trường. Việc bỏ qua đối thủ cạnh tranh sẽ khiến chủ đầu tư bỏ qua việc quan sát cạnh tranh hay các mối đe dọa đến doanh nghiệp của mình. Sự cạnh tranh không phải là một doanh nghiệp khác có thế lấy đi tiền của doanh nghiệp mình mà nó có thể là một sản phẩm hay một dịch vụ khác đang được triển khai giống hệt sản phẩm mà mình đang bán hoặc chuẩn bị bán bán hay mong được cấp phép trước một người nào đó. - Kế hoạch tài chính yếu kém: Kế hoạch tài chính là vô cùng quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp mới. Việc thiếu vốn, thiếu kế hoạch dự phòng có thế nảy sinh ra rất nhiều vấn đề: + Việc có đủ vốn là một yếu tố rất cần thiết cho sự sống còn và thịnh vượng của doanh nghiệp và là một chỉ số cơ bản cho sự tồn tại của doanh nghiệp. Vấn đề quan trọng để lập một kế hoạch kinh doanh chất lượng cao để thu hút và bảo đảm đúng loại hình và lượng vốn cần thiết để doanh nghiệp thành công. Một kế hoạch kinh doanh có thể được sử dụng như một công cụ để xây dựng tài chính cho doanh nghiệp và nó có thể được cập nhật hoặc thay đổi khi doanh nghiệp phát triển. + Chủ thể khởi sự kinh doanh hay doanh nghiệp khởi nghiệp luôn luôn cần có nguồn tiền mặt để chi tiêu hàng ngày. Vì vậy, việc lập và chuẩn bị Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp người bỏ vốn đầu tư thấy ngay việc cần tiền mặt khi bắt đầu phát sinh nhu cầu. - Quản lý tài sản và hàng tồn kho yếu: Kiểm soát hàng tồn kho yếu kém và việc đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định sẽ làm cho vốn của doanh nghiệp hoạt động một cách không cần thiết. Việc kiểm soát hàng tồn kho hiệu quả tức là chủ đầu tư phải có một lượng hàng tồn kho đúng chỗ ở đúng thời điểm. Điều này đảm bảo cho vốn hoạt động hiệu quả và đảm bảo quá trình sản xuất khi có bất cứ vấn đề gì với dây chuyền cung ứng. Việc quản lý hàng tồn kho yếu có thể làm cho vốn không hoạt động nên cần sắp xếp các hệ thống đúng vị trí để theo dõi sát sao mức độ và giá trị hàng tồn kho. Việc theo dõi này sẽ giúp người kinh doanh vẫn có tiền mặt trong khi họ đang có một lượng hàng tồn kho nhất định. Tuy nhiên, việc đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định ở bước khởi sự cũng sẽ đem lại khó khăn cho nguồn vốn ban đầu. Ví dụ, nếu doanh nghiệp thật sự không cần các phương tiện giao thông thì không nên mua, mà chỉ nên đi thuê lại. Trong trường hợp đối với đồ đạc và thiết bị văn phòng cũng vậy. Bởi lẽ phương án ấy sẽ có thể tốt hơn nếu người mới kinh doanh tính đến chuyện đi thuê máy tính thay vì mua ngay từ khi mới bắt đầu. - Sai sót trong việc tuyển chọn nhân sự: Sự thành công của một doanh nghiệp mới bị chi phối rất lớn bởi lực lượng nhân sự. Tuyển dụng nhân sự chính là một dạng đầu tư cho doanh nghiệp. Việc thuê lao động có năng lực cao với nhiều kỹ năng tổng hợp không phải là một việc dễ dàng nhưng sẽ đem lại nhiều lợi nhuận.1 1 business.gov.vn/.../một-số-lỗi-thường-gặp-khi-bắt-đầu-khởi-sự.aspx
  9. 1114 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 2.5.2. Doanh nghiệp khởi nghiệp - Thiếu cập nhật thông tin: Cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh như vũ bão. Nếu khộng kịp thời cập nhật các phương tiện công nghệ hiện đại, không chịu thay đổi chính mình thì tự khắc doanh nghiệp sẽ trở thành lạc hậu, không nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của thị trường trong và ngoài nước, không cập nhật xu thế và bối cảnh cạnh tranh. - Tư tưởng lạc hậu: Doanh nghiệp kinh doanh theo lối mòn trong khi sức bật nhanh chóng của các doanh nghiệp bạn, đối thủ gây ảnh hưởng và lan tỏa theo hệ thống các chi nhánh và văn phòng đại diện được lập ra là nhân tố kiềm hãm, sức ép cho những doanh nghiệp vốn chọn cho mình cách thức đứng yên và hoạt động bình thường. - Trụ sở và loại hình kinh doanh: Tái cấu trúc doanh nghiệp gây ảnh hưởng phần nào đến lòng tin của dân, sự hoài nghi và tiêu vong của doanh nghiệp khi giao kết hợp đồng. Đó là cơ sở, là tiền đề và vấn đề quan trọng cho các doanh nghiệp cân nhắc khi chọn địa điểm kinh doanh để đầu tư; về sự cố định của mặt bằng thương mại để tránh trường hợp liên tục thay đổi dời trụ sở vì nó tác động đến tâm lý nhất định của khách hành- đối tượng chính yếu mà chủ thể kinh doanh đang hướng tới. - Cạnh tranh với đối thủ: Chi phí cho hoạt động xúc tiến thương mại cao; sức ép của cung và cầu luôn thúc đẩy doanh nghiệp phải tự mình làm mới nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá thành và phân khúc thị trường. Thực trạng về chất lượng sản phẩm không trung thực, chiến dịch giảm giá ồ ạt vẫn chỉ là bề nổi mang tính hình thức và chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng đối với các mặt hàng giảm giá. - Quy luật thị trường: Doanh nghiệp khởi nghiệp đã không tự chủ trong kinh doanh hay kinh doanh không hiệu quả dẫn đến thủ tục giải thể hay phá sán đã trở thành quy luật tất yếu dẫu rằng doanh nghiệp hoàn toàn không mong muốn kết cục là như thế khi thực tiễn với hàng loạt các cơ sở lần lượt đóng cửa bởi lý do thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp thuê mặt bằng ở các tuyến đường chính hay những khu trung tâm mua sắm lớn là một trong những thách thức lớn đã được đặt ra.; 3. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Nguyên nhân - Nguyên nhân ban đầu có thể kể đến là nguồn vốn không ổn định, không phải là nguồn tài sản chủ đầu tư hiện có mà chủ yếu là tài sản vay, thế chấp trong khi mặt bằng kinh doanh cũng phải thuê; nhân sự có được bởi khâu tuyển dụng. Chi phí nhân viên và các lại thuế phải nộp đã trở thành gánh nặng tài chính cùng sự chưa trải nghiệm nhiều về mặt thực tế hay chưa tìm hiểu rõ thị trường nên đã dẫn đến những vướng mắc phát sinh. Sự dao động về ý tưởng do tác động từ môi trường xung quanh đã không loại trừ khả năng chấm dứt hoạt động của chủ đầu tư. - Thời tiết diễn biến thất thường, sạt lỡ bờ sông hay nâng cấp cải tạo mặt đường, vỉa hè suốt thời gian dài trên hầu hết các tuyến đường trung tâm của An Giang trong giai đoạn thi công đã tác động không nhỏ đến việc mua bán. Bên cạnh đó, mục tiêu lợi nhuận, bất chấp pháp luật và an toàn sức khỏe người tiêu dùng đã tác động rất lớn đến chữ tín - sự tồn vong của doanh nghiệp. - Cung cách phục vụ hay chăm sóc khách hàng thiếu chu đáo và thiện chí vẫn chưa được quan tâm, nghiên cứu hay xem xét một cách có chiều sâu. Thái độ phiền hà, quá nhiệt tình hay lơ là của nhân viên phục vụ đã tạo tâm lý không thoải mái cho khách hành khi tham gia mua sắm.
  10. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1115 - Vì chất lượng cuộc sống, nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay luôn hướng đến chất lượng hàng hóa với thương hiệu, giá thành, nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Vì lẽ đó, sự thiếu trung thực và cạnh tranh không lành mạnh của các đơn vị kinh doanh cần được đề cao nếu họ muốn tiếp tục tham gia hợp tác với khách hàng. Đồng thời, thái độ hòa nhã và tận tậm phục vụ đặc biệt trong khâu bảo hành sản phẩm cũng chưa được chú trọng. - Doanh nglhiệp khởi nghiệp thiếu gắn kết giữa các nguồn nhân lực có chất lượng với môi trường phát triển bền vững mà thay vào đó là ý tưởng muốn làm giàu mau chóng. Chiến lược của họ một khi không đạt được mục đích hay yêu cầu đặt ra thì họ sẳn sàng từ bỏ ý định ban đầu bởi tính tự phát, chủ quan duy ý chí và nóng vội. - Tình trạng bảo thủ, mang tính cục bộ và quan liêu khi đặt ra những quy định mang tính áp đặt nhân viên làm trái quy luật thị trường. Nhân viên không đáp ứng được yêu cầu đó nên doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng và tiếp tục tuyển dụng người mới. Quá trình huấn luyện họ thạo việc đòi hỏi phải mất thêm những khoảng thời gian cố định không đáng có. 3.2. Giải pháp để phát triển kinh doanh và kinh doanh bền vững đối với doanh nghiệp hiện nay. Để hoạt động khởi sự kinh doanh và việc đăng ký thành lập doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng tại An Giang ngày một phát triển về số lượng và chất lượng trong kinh doanh và hướng đến sự kinh doanh bền vững thì bên cạnh sự nỗ lực của nhà đầu tư, của chủ doanh nghiệp thì các cấp, các ngành trong lĩnh vực kinh tế cần tập trung quan tâm các giải pháp như sau: - Một là, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển; triển khai chính sách ưu đãi đầu tư, cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; hỗ trợ tiếp cận tín dụng, hỗ trợ thuế, kế toán và mặt bằng sản xuất, công nghệ; cơ sở ươm tạo, kỹ thuật, khu làm việc chung; mở rộng thị trường, thông tin, tư vấn và pháp lý, phát triển nguồn nhân lực. - Hai là, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo; tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị và nhóm nhiệm vụ và giải pháp về “khởi nghiệp”. - Ba là, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức triển khai, quán triệt nhằm nâng cao nhận thức của các cán bộ, công chức, viên chức; huy động cả hệ thống chính trị tham gia thực hiện các mục tiêu đã đề ra; tích cực phối hợp, hỗ trợ các cơ quan chủ trì những nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân tỉnh giao để tổ chức thực hiện hiệu quả, chất lượng và đảm bảo thời gian hoàn thành. - Bốn là, Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh và tổng hợp báo cáo định kỳ hàng quý kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chấn chỉnh kịp thời những đơn vị thực hiện chưa tốt; đề xuất điều chỉnh, bổ sung những nhiệm vụ cho phù hợp trong quá trình tổ chức thực hiện.1 - Năm là, cần cấp mã số thuế kịp thời cho đối tượng mới đăng ký kinh doanh, đóng mã số thuế các trường hợp ngưng, nghỉ, giải thể. Thường xuyên, định kỳ đối chiếu với cơ quan đăng ký kinh doanh và chính quyền địa phương số đối tượng nộp thuế để quản lý theo dõi, giám sát chặt chẽ, tránh để sót đối tượng nộp thuế trên địa bàn; phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh trong công tác quản lý đăng ký thuế và thực hiện giảm bớt thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.2 - Sáu là, tiếp tục nhân rộng các mô hình kinh doanh có hiệu quả để các chủ thể khởi sự kinh doanh và các doanh nghiệp khởi nghiệp tự vạch ra cho mình một hướng đi riêng nhằm tạo cơ hội và điều kiện cho các đơn vị kinh doanh tại địa phương ngày càng phát triển. 1 Công Gion, Đến năm 2020, An Giang có 10.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, xem 12/2/2018 . 2 Cục thuế tỉnh AG, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác thuế năm 2017 và nhiệm vụ, giải pháp công tác thuế năm 2018.
  11. 1116 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 4. KẾT LUẬN Khởi sự kinh doanh và doanh nghiệp khởi nghiệp một trong những mục tiêu đặt ra trong chương trình phát triển kinh tế- xã hội không chỉ ở đia phương và trên phạm vi cả nước. Sức sống và vận mệnh của nền kinh tế được bắt đầu từ những nền tảng cơ sở và căn bản nhất của chủ thể kinh doanh do chịu sự tác động và chi phối từ nhiều yếu tố. Song, vấn đề then chốt nhất có thể kể đến là nguồn vốn tự có và kỹ năng kinh doanh của người làm kinh doanh khi biết nắm bắt thời cơ, vận dụng những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế. Cùng với đó, sự am hiều pháp luật, tính động và sáng tạo, dám nghĩ dám làm trong kinh doanh sẽ quyết định sự phát tiển một cách bền vững của doanh nghiệp nhất là trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Tóm lại, toàn bộ phần trình bày vừa nêu đã được tác giả đúc kết từ vai trò của người quan tâm đến các vấn đề về kinh tế, giảng dạy pháp luật kinh tế cùng góc nhìn với tư cách là khách hàng khi tham gia giao kết với các chủ thể kinh doanh tại địa phương. Trong quá trình tổng hợp và phân tích các dữ liệu trong thực tiễn, nội dung trên chắc hẵn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Chân thành đón nhận và tiếp thu các ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô; quý đại biểu có quan tâm đến chủ đề này./. 5. PHỤ LỤC: CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TẠI AN GIANG Trường Đại học An Giang1 Trường Cao đẳng Nghề An Giang2 Trung tâm Giáo dục Thường xuyên An Giang3 1 vi.wikipedia.org 2 mapio.pet 3 Trungtamgdtxag.com
  12. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1117 Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật An Giang 1 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cục thuế tỉnh AG, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác thuế năm 2017 và nhiệm vụ, giải pháp công tác thuế năm 2018. [2] Quốc hội (2012), Bộ luật Lao động khoản 3 Điều 4. [3] Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp, Khoản 7 Điều 4. [4] Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp, Điều 5. [5] Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp, Điều 7. [6] Quốc hội (2014),Luật Doanh nghiệp, Điều 8 [7] Quốc hội (2017), Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Điều 4. [8] Quốc hội (2017),Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Điều 5. [9] Quốc hội (2017), Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Điều 6. [10] Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang (2018), Bảng Số liệu đăng ký kinh doanh. [11] Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2018), Kế hoạch số 73/KH-UBND về phát triển doanh nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020. [12] business.gov.vn/.../một-số-lỗi-thường-gặp-khi-bắt-đầu-khởi-sự.aspx [13]. ccinews.vn/news/.../an-giang-phat-huy-noi-luc-trong-phat-trien-kinh-te-xa-hoi.html. [14] Công Gion, Đến năm 2020, An Giang có 10.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2