intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tư pháp hình sự trẻ em theo quy định của liên hợp quốc và pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về xét xử người chưa thành niên phạm tội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong khuôn khổ bài viết, tác giả sẽ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến người phạm tội chưa thành niên, các quy định pháp luật quốc tế và pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về trình tự, thủ tục cũng như các kỹ năng của Hội đồng xét xử khi tiến hành hoạt động xét xử đối với nhóm đối tượng này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tư pháp hình sự trẻ em theo quy định của liên hợp quốc và pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về xét xử người chưa thành niên phạm tội

  1. TƯ PHÁP HÌNH SỰ TRẺ EM THEO QUY ĐỊNH CỦA LIÊN HỢP QUỐC VÀ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ XÉT XỬ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Nguyễn Minh Đăng Tóm tắt: Thanh thiếu niên là nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách quan tâm, chăm sóc đến thế hệ trẻ nói chung và những người dưới 18 tuổi nói riêng, song việc người dưới 18 tuổi phạm tội vẫn xảy ra, nhất là trong giai đoạn cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, diễn biến khó lường như hiện nay. Liên hợp quốc (LHQ), mà cụ thể là cơ quan Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), đã ban hành nhiều văn bản về “tư pháp hình sự trẻ em” từ thế kỉ trước đến nay, mang tính chất tham khảo cho các quốc gia là thành viên. Trên tinh thần là một quốc gia thành viên tích cực, hai lần được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, Việt Nam cũng đã kế thừa, cập nhật và nội luật hóa nhiều quy định của LHQ về pháp luật tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả sẽ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến người phạm tội chưa thành niên, các quy định pháp luật quốc tế và pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về trình tự, thủ tục cũng như các kỹ năng của Hội đồng xét xử khi tiến hành hoạt động xét xử đối với nhóm đối tượng này. Từ khóa: tư pháp hình sự trẻ em; người chưa thành niên; UNICEF; tố tụng hình sự; xét xử. 1. Đặt vấn đề Tội phạm là người chưa thành niên (cách gọi khác là người dưới 18 tuổi phạm tội) là một trong những nhóm đối tượng được các quốc gia hết sức quan tâm. Tội phạm do người chưa thành niên gây ra đang là nỗi đau của các gia đình, đồng thời là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc điểm tâm - sinh lý của lứa tuổi này nên chính sách hình sự của mỗi quốc gia cũng cần có những quy định về trình tự thủ tục tố tụng đặc biệt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia. Nắm bắt được yêu cầu chung đó, Liên Hợp Quốc, với vai trò là trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung, đã ban hành nhiều văn bản quy định về tư pháp hình sự trẻ em từ thế kỉ trước đến nay. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam cũng đã nghiên cứu, kế thừa và phát triển các quy định này để hoàn thiện chế định về người phạm tội chưa thành niên. Trong đó, kỹ năng của người Thẩm phán - người “cầm cân nảy mực” - trong một phiên tòa là hết sức quan trọng, quyết định cơ bản kết quả của phiên tòa. Các kỹ năng này đã được quy định rải rác trong các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự  Sinh viên Học viện Toà án, Email: minhdangnguyen3373@gmail.com, Số điện thoại: 0353.993.373. 167
  2. nhưng chưa được tổng hợp một cáchđầy đủ và chi tiết. Kèm theo đó là các yếu tố xã hội thay đổi nhanh chóng dẫn tới sự biến đổi cơ bản nhóm đối tượng phạm tội là người chưa thành niên khiến các kỹ năng người Thẩm phán cũng thay đổi. 2. Khái niệm người phạm tội chưa thành niên Cho đến nay, các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chỉ có khái niệm “người chưa thành niên” (NCTN) mà vẫn chưa có định nghĩa về “người phạm tội là người chưa thành niên”. Theo pháp luật quốc tế, vấn đề xác định độ tuổi để được coi là trẻ em còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tập quán của quốc gia và khu vực. Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn1. Ở Việt Nam, trẻ em được xác định là người dưới 16 tuổi2, và NCTN là người chưa đủ 18 tuổi3. Cũng chính từ quy định tùy nghi của Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 mà Bộ luật Hình sự năm 2015 (BLHS) cũng đã quy định về “Tuổi chịu trách nhiệm hình sự” tại Điều 12 và “Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội “tại Chương XII. Căn cứ quy định “Khái niệm tội phạm” tại Điều 8 BLHS năm 2015 và thực trạng các tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trong thời gian qua cũng như thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện cùng các đặc điểm tâm - sinh lý, ta có thể đưa ra khái niệm người phạm tội dưới 18 tuổi như sau: “Người phạm tội dưới 18 tuổi là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS quy định là tội phạm và phải chịu chế tài hình sự do Tòa án áp dụng đối với họ. Người dưới 18 tuổi phạm tội là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần, chưa hình thành đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân, chưa có khả năng nhận thức, kiểm soát suy nghĩ, hành vi của mình, dễ bị chi phối nên việc xử lý trách nhiệm hình sự đối với họ được thực hiện theo một trình tự, thủ tục tố tụng đặc biệt.” 3. Quan điểm của UNICEF về trẻ em và quy định của pháp luật quốc tế về Tư pháp hình sự trẻ em 3.1. Quan điểm của UNICEF về trẻ em4 Về tâm lý và xu hướng hành động Với vai trò trung tâm của hoạt động xét xử, người Thẩm phán phải nắm được các nội dung xoay quanh sự phát triển con người sắp thành niên. Bởi lẽ, độ tuổi người chưa thành niên phải đi đến Tòa án nhiều nhất là thường là người sắp thành niên. Đây cũng là kiến thức quan trọng giúp Thẩm phán hiểu hơn các yếu tố như sự phát triển não bộ, quan hệ xã hội, giới, hay khuyết tật có ảnh hưởng thế nào đến hành vi và quá trình ra quyết 1 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 2 Điều 1 Luật trẻ em năm 2016 3 Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 4 Phần này được tác giả tham khảo, cập nhật và phát triển từ nội dung trong tài liệu “Tập huấn nâng cao có thẩm phán tham gia xét xử vụ án hình sự liên quan đến người chưa thành niên: Cẩm nang dành cho học viên” của UNICEF, 2022, tr.05-18. 168
  3. định của người chưa thành niên, từ đó xác định rõ hơn các yếu tố dẫn đến hành vi phạm tội của người chưa thành niên và những can thiệp nào (từ giai đoạn tiền xét xử đến việc đưa ra bản án) sẽ có hiệu quả nhất với người chưa thành niên phạm tội. Sau đây là các dấu hiệu về tâm lý và cả hành vi của người chưa thành niên: - Tính thách thức: nội tâm đang cố trở thành người lớn, khẳng định sự độc lập và cá tính bản thân dẫn đến các hành vi nổi loạn như thách thức cha mẹ, thầy cô, bạn bè,… - Thiếu kiểm soát cơn bốc đồng: NCTN dễ bị dụ dỗ làm những việc các em vốn biết là sai trái, đặc biệt là khi hứng lên hoặc bị bạn bè thách thức, tạo áp lực,… - Dễ bị áp lực từ bạn bè: trong khi trẻ nhỏ mong muốn được cha mẹ công nhận thì NCTN thường mong muốn bạn bè trong nhóm công nhận từ đó có hành vi liều lĩnh, nhanh chóng trước mặt bạn bè của mình, nếu không sẽ bị trêu đùa, bắt nạt. - Nhạy cảm với sự kì thị: NCTN hay lo lắng về cách nhìn, nhận xét của người khác về mình. Các em cảm thấy mình là đối tượng bị soi mói, phán xét và hình thành mong muốn được hòa nhập thậm chí phải nổi trội trong một nhóm bạn bè. Như vậy, NCTN thường: Xu hướng Ít có xu hướng Hành động theo sự bốc đồng Suy nghĩ trước khi hành động Dễ gặp phải các loại tai nạn khác nhau Dừng lại để cân nhắc những hậu quả Tham gia các trận ẩu đả có thể xảy ra Có hành vi nguy hiểm hoặc nguy cơ Về các yếu tố nguy cơ và các yếu tố bảo vệ - phục hồi Việc NCTN “ngừng vi phạm” hay “tái phạm” phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến gia đình, trường học, cộng đồng và phát triển cá nhân. NCTN bắt chước và chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường xung quanh, và có nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài, ảnh hưởng đến hành vi tính cách của họ5, bao gồm: Thứ nhất, các yếu tố nguy cơ: ảnh hưởng tiêu cực đến người chưa thành niên, khiến các em nguy cơ phạm pháp cao đến từ các căn cứ: gia đình (mồ côi hoặc cha mẹ ly hôn, không sống cùng cha mẹ ruột, cha mẹ không có kỹ năng nuôi dạy con, không có hình ảnh chuẩn mực để noi theo hoặc có nhưng sai lệch chuẩn mực, bạo hành gia đình, bỏ nhà ra đi hoặc sống lang thang đường phố,...), trường học (bị đuổi hoặc bỏ học, kết quả học tập kém, không hòa đồng, thiếu kỹ năng và triển vọng nghề nghiệp,...), bạn bè đồng trang lứa (giao du bạn bè từng phạm pháp, tham gia băng nhóm,...), phát triển cá nhân (lạm dụng chất kích thích, thái độ chống đối xã hội, thiếu khả năng nhận thức hay xử lý thông tin,...)... 5 Theo UNICEF, “Tập huấn nâng cao cho thẩm phán tham gia xét xử các vụ án hình sự liên quan đến người chưa thành niên: Cẩm nang dành cho học viên”, 2022, tr.75. 169
  4. Thứ hai, các yếu tố bảo vệ hoặc phục hồi: ảnh hưởng tích cực đến NCTN, tăng cường khả năng giải quyết khó khăn từ đó tránh vi phạm pháp luật hoặc nhận ra sai lầm và chừa bỏ đến từ các căn cứ tương tự: gia đình ( sống cùng cha mẹ và được giám sát hiệu quả, có ít nhất một hình ảnh mẫu mực để noi theo như anh chị hay họ hàng,...), trường học (kết quả học tập tốt, giỏi ít nhất một môn sở trường, tham gia hoạt động đoàn thể,...), bạn bè đồng trang lứa (kết giao nhóm bạn tốt, sử dụng hiệu quả thời gian rỗi như chơi thể thao hoặc tự học,...), phát triển cá nhân (tự trọng cao, có định hướng mục tiêu, thấu cảm và vị tha, thân thiện dễ tính, có khă năng nhận ra và rút kinh nghiệm,...),... Tuy nhiên phải nhìn nhận đúng đắn rằng, từ một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy, các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ, song không mang tính chỉ định về hành vi phạm pháp của NCTN. Do vậy, không được kỳ thị, xếp họ vào nhóm “tiền phạm pháp” hoặc gán mác,... Việc gán mác cho NCTN là “lệch lạc”, “phạm pháp” hay “tiền phạm pháp” thường góp phần tạo nên mẫu hành vi không mong muốn đúng như vậy ở NCTN6 Về khả năng cho lời khai tin cậy của NCTN trong các hoạt động tố tụng Về lời khai của NTCN, trẻ em nên được đối xử như một người làm chứng có đầy đủ khả năng và lời khai của trẻ không nên bị coi là không hợp lệ hoặc không đáng tin cậy chỉ vì lý do độ tuổi7. Một số nghiên cứu trên thế giới8 đã cho thấy, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em có thể đưa ra chứng cứ đáng tin cậy và tuổi của người làm chứng không quyết định khả năng đưa ra bằng chứng xác thực và chính xác của người làm chứng đó. Nếu hỏi đúng cách, trẻ từ ba đến bốn tuổi có khả năng đưa ra lời khai rõ ràng và chính xác về một sự kiện, đặc biệt nếu đó là điều mà bản thân chúng có thể trải qua (so với những gì chúng quan sát được) và điều khiến chúng đau buồn hoặc có ý nghĩa đậm sâu. Ví dụ: một trẻ em với điều kiện tâm sinh lý bình thường, tiếp nhận sự giáo dục đầy đủ từ gia đình và nhà trường sẽ cơ bản hiểu được công an là lực lượng chấp pháp của nhà nước, cần phải phối kịp thời và chính xác khi cần thiết như: gặp cháy to thì gọi 114, gặp trộm thì gọi 113,…và khi lấy lời khai từ trẻ, trẻ sẽ có tâm lý sợ sệt nhút nhát và hiểu rằng mình nên phối hợp nghiêm túc, không được che giấu. Đối với trẻ em là bị hại của hành vi vi phạm pháp luật, trẻ sẽ cảm thấy mình được lực lượng hành pháp bảo vệ và cần đưa ra lời khai chi tiết và chuẩn xác để kẻ xấu bị trừng trị. 6 Đại hội đồng LHQ, Hướng dẫn đối với việc phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên năm 1990 (Hướng dẫn Riyadh) 7 Đại hội đồng LHQ, Hướng dẫn về tư pháp trong các vấn đề liên quan đến người bị hại và người làm chứng là trẻ em 8 Theo J. R. Spencer và R. H. Flin (1990), “The Evidence of Children: The Law and the Psychology” (tạm dịch: Bằng chứng của Trẻ em: Luật pháp và Tâm lý học); S. J. Ceci và M. Bruck (1993), “Suggestibility of The Child Witness: A Historical Riview and Synthesis” (tạm dịch: Khả năng gợi ý của người làm chứng là trẻ em: Tổng quan và Nhìn lại lịch sử); Louise Sas (2001), The Interaction Between Children’s Developmental Capabilities and The Courtroom Environment: The Impact on Testimonial Competency, Department of Justice Canada, (tạm dịch: Mối liên hệ giữa khả năng phát triển của trẻ em và môi trường phòng xử án: Tác động đến năng lực làm chứng, Bộ tư pháp Canada); L. Westcott (2006), “ Child Witness Testimony: What Do We Know and Where Are We Going?” (tạm dịch: Lời khai của người làm chứng là trẻ em: Chúng ta biết được gì và Chúng ta đang đi đâu?). 170
  5. 3.2. Quy định của pháp luật quốc tế về Tư pháp hình sự Trẻ em Trong pháp luật quốc tế, song song với các chế định về tội phạm và tư pháp hình sự, một khung pháp lý riêng biệt xây dựng mô hình tư pháp NCTN cũng đã được ban hành. Khung pháp lý này rất đa dạng về mặt hình thức, nội dung và hiệu lực bao gồm những tiêu chuẩn, quy tắc, bình luận chung và các hướng dẫn khi tiến hành các hoạt động tố tụng đối với NCTN phạm tội. Thứ nhất, về chế định chuyên biệt, năm 2013 Văn phòng LHQ về ma túy và tội phạm đã ban hành văn bản “Model Law on Juvenile Justice” (tạm dịch là Luật mẫu về tư pháp người chưa thành niên) nhằm cung cấp cho các quốc gia thành viên những hướng dẫn pháp lý trong quá trình cải cách hệ thống pháp luật về người chưa thành niên, từ đó chuyển hóa những quy định quốc tế thành một đạo luật quốc gia với mục đích hòa hợp luật quốc gia và những yêu cầu mang tính quốc tế. Thứ hai, về phòng ngừa tội phạm do NCTN thực hiện, một chính sách tư pháp đối với NCTN mà không có bất kì một quy định về phòng ngừa tội phạm là một thiếu sót nghiêm trọng. Theo Điều 12 Hướng dẫn Riyadh, các quốc gia thành viên cần chú trọng xây dựng những chính sách phòng ngừa tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xã hội hóa và hội nhập của người chưa thành niên, đặc biệt thông qua gia đình, cộng đồng, nhóm bạn bè, nhà trường, đào tạo nghề nghiệp, việc làm, cũng như những tổ chức tự nguyện. Thứ ba, về cơ quan tiến hành tố tụng, tại một số quốc gia9, pháp luật quy định một thiết chế riêng biệt thực hiện quyền tư pháp đối với một đối tượng duy nhất là người chưa thành niên phạm tội hình sự, đối với các quốc gia vì điều kiện thực tiễn không thể thành lập ngay Tòa vị thành niên thì cũng nên đào tạo Thẩm phán chuyên trách về các án NCTN. Thứ tư, về người tiến hành tố tụng, các quốc gia cần chú trọng đào tạo nghiệp vụ, tập huấn chuyên ngành đặc biệt cho đội ngũ nhân viên tư pháp như: cảnh sát, thẩm phán, thành viên bồi thẩm đoàn, công tố viên, luật sư bào chữa, trợ giúp viên pháp lý cho NCTN,... để chuyên giải quyết các vụ án do NCTN phạm tội10. Thứ năm, về những dịch vụ hỗ trợ, Ủy ban Quyền trẻ em kiến nghị các quốc gia thành viên cung cấp đến mức cao nhất có thể các dịch vụ pháp lý bào chữa cho người vị thành niên từ luật sư chính thức đến tập sự, hoặc nếu điều kiện cụ thể không đạt được thì có thể thay thế bằng sự giúp đỡ từ người khác (như nhân viên xã hội,...) với điều kiện họ phải có kiên thức ít nhất về hình sự và tố tụng hình sự và phải được đào tạo để biết cách làm việc với người chưa thành niên. Thứ sáu, về xử lý NCTN bị buộc tội, về cơ bản có hai hình thức xử lý NCTN bị buộc tội: một là xử lý theo con đường không thông qua tố tụng hình sự hay còn gọi là xử 9 Điển hình là Canada, Hàn Quốc,... 10 Điều 12 và Điều 22 Quy tắc Bắc Kinh. 171
  6. lý chuyển hướng (Diversion)11, hai là theo con đường thông qua tố tụng hình sự (Judicial proceedings). Trong đó, biện pháp xử lý chuyển hướng đang được xem là xu thế thời đại, được các nhà lập pháp trên toàn thế giới hết sức quan tâm. Các bằng chứng cho thấy biện pháp giam giữ vừa tốn kém vừa không hiệu quả trong việc thúc đẩy phục hồi và phòng ngừa tái phạm, trong một số trường hợp còn làm tăng nguy cơ tái phạm của NCTN. Lý do là bởi vì việc cách ly NCTN ra khỏi xã hội sẽ làm tăng cảm giác xa lạ, củng cố hành vi chống đối xã hội và những ảnh hưởng từ bạn bè xấu và không giải quyết được nguyên nhân căn bản của hành vi phạm pháp.12 Vì thế, đa số các nước cho rằng, hạn chế tự do là biện pháp cuối cùng đối với người phạm tội là NCTN: Hạn chế tự do người phạm tội là NCTN là việc đưa trẻ em vào bất kì trung tâm hoặc cơ sở giam giữ nào mà trẻ không thể rời đi theo ý muốn. 4. Quy định của pháp luật Việt Nam và các kỹ năng của Thẩm phán trong xét xử vụ án hình sự có người phạm tội chưa thành niên 4.1. Quy định của pháp luật Việt Nam trong xét xử vụ án hình sự có người phạm tội chưa thành niên Để bảo đảm quyền của NCTN được xét xử nhạy cảm, Điều 414 Bộ luật Tố tụng hình sựu năm 2015 (BLTTHS) có quy định 07 nguyên tắc áp dụng khi giải quyết các vụ án có bị cáo là NCTN: “Điều 414. Nguyên tắc tiến hành tố tụng 1. Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi. 2. Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi. 3. Bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Ðoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt. 4. Tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi. 5. Bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi. 6. Bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. 11 Khoản 3 Điều 40 Công ước về quyền trẻ em năm 1989. 12 Holman.B và Ziedenberg.J (2006) “Nguy hại của hình thức giam giữ: Tác động của việc đưa thanh thiếu niên vào cơ sở giam giữ và những cơ sở giam khác”, Washington, Viện chính sách Tư pháp; Margo.J và Stevens.A (2008) “Biến tôi thành tội phạm: Ngăn chặn tội phạm thanh thiếu niên”, London, Viện nghiên cứu chính sách cộng đồng. 172
  7. 7. Bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi.” Việc ghi nhận các nguyên tắc này trong BLTTHS năm 2015 là một điểm đổi mới cơ bản về thủ tục tố tụng đối với NCTN, thể hiện sự tôn trọng và tuân theo các chuẩn mực quốc tế; thể hiện quan điểm, chính sách nhân đạo của Nhà nước Việt Nam nhằm tạo ra những điều kiện tối đa để bảo vệ quyền và lợi ích cho người dưới 18 tuổi. Ngoài ra, Luật trẻ em năm 2016 (khoản 3 Điều 5) cũng quy định rằng lợi ích tốt nhất của trẻ em phải được bảo đảm khi đưa ra các quyết định liên quan đến trẻ em. Các nguyên tắc này mang tính chất bắt buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải nghiêm túc thực hiện, nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm hoặc thực thi không đầy đủ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc bảo đảm các quyền và lợi ích của người dưới 18 tuổi. Trên cơ sở các nguyên tắc trên, tác giả xin phân tích thành các nội dung quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đối với việc giải quyết vụ án hình sự có người phạm tội là NCTN như sau: Thứ nhất, về thiết chế chuyên biệt Tại buổi Lễ công bố quyết định thành lập Tòa gia đình và Người chưa thành niên tại TAND TP Hồ Chí Minh ngày 04/4/2016, ông Trương Hòa Bình, nguyên Chánh án TANDTC phát biểu: “Việc ra đời của Tòa Gia đình và Người chưa thành niên trong tổ chức bộ máy Tòa án nhân dân là dấu ấn quan trọng, là một trong những thành tựu của tiến trình cải cách tư pháp...”, “ ...chứng tỏ cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền trẻ em, thông qua việc xây dựng một hệ thống tư pháp trẻ em tòa diện mà Tòa Gia đình và Người chưa thành niên là trung tâm, với sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức có liên quan.” Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21/9/2018 của TANDTC quy định chi tiết về việc xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và Người chưa thành niên, hướng dẫn: “Tòa gia đình và người chưa thành niên có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự sau đây ... Vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuổi...”. Như vậy, Tòa gia đình và Người chưa thành niên tại Việt Nam không phải là một “Tòa án đặc biệt” cũng không phải là một hệ thống Tòa án độc lập, song song với hệ thống Tòa án nhân dân, mà là bộ phận chuyên trách của Tòa án chuyên xét xử các vụ án và giải quyết các vụ việc liên quan đến NCTN13. Thứ hai, về hội đồng xét xử Hội đồng xét xử, căn cứ Điều 6 Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC, khi giải quyết vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi, Thẩm phán phải là người có kinh nghiệm xét xử các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi hoặc đã được đào tạo 13 Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Tòa án, Tập bài giảng chương trình đào tạo nghiệp vụ xét xử kỹ năng giải quyết các vụ án hôn nhân gia đình và người chưa thành niên, 2021. 173
  8. tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi hoặc đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi. Có 01 Hội thẩm nhân dân là giáo viên, cán bộ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh hoặc người có kinh nghiệm, thấu hiểu tâm lý người dưới 18 tuổi. Thứ ba, về phòng xử án NCTN sẽ giao tiếp tốt nhất khi họ không cảm thấy sợ hãi hay lo lắng và ở trong một môi trường thoải mái14. Những thay đổi đơn giản trong cách bố trí phòng xử án theo Thông tư 01/2017/TT-TANDTC và Thông tư 02/2018/TT-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao có thể giúp cho NCTN cảm thấy thoải mái và nâng cao chất lượng lời khai, bằng chứng mà họ đưa ra tại phiên tòa. Tại thông tư 01/2017/TT-TANDTC quy định các yêu cầu sau đây đối với việc xử lý các vụ án có bị cáo là NCTN thuộc thẩm quyền của Tòa Gia đình và Người chưa thành niên như sau: “1. Vị trí của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp trong phòng xử án trên cùng một mặt phẳng, sắp xếp theo hình thức bàn tròn, tường trong phòng xử án có màu xanh 2. Người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng tại phiên tòa được ngồi cạnh người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ 3. Bàn, ghế trong phòng xử án được thiết kế theo kiểu dáng bàn, ghế văn phòng.” Ngoài ra xét xử kín là biện pháp kết hợp quan trọng để bảo vệ quyền riêng của NCTN, giảm bớt lo lắng và cảm giác không thoải mái, loại bỏ những sao nhãng không nên có khi lấy lời khai của NCTN tại phiên tòa. Khi xét thấy cần có sự bảo vệ người dưới 18 tuổi trong phiên tòa với tư cách tố tụng là bị cáo hay bị hại, Tòa án có thể quyết định đưa vụ án ra xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai.15 4.2. Kỹ năng của Thẩm phán trong xét xử vụ án hình sự có người chưa thành niên phạm tội Thứ nhất, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự có người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc tham gia tố tụng cũng tương tự như việc nghiên cứu hồ sơ các vụ án hình sự khác. Tuy nhiên do pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay (bao gồm luật và các văn bản dưới luật) có những quy định riêng trong trình tự, thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi là người bị tạm giữ, bị can nên khi nghiên cứu hồ sơ, Thẩm phán phải đặc biệt chú ý đến việc chấp hành các thủ tục, trình tự tố tụng này của Điều tra viên, Kiểm sát viên. Trường hợp phát hiện thấy vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng tức là không thực hiện hoặc thực 14 Học viện Tòa án và UNICEF, Tập huấn cơ bản cho Thẩm phán về tư pháp với người chưa thành niên - Cẩm nang dành cho học viên. 15 Theo quy định tại Điều 25 và khoản 2 Điều 423 BLTTHS năm 2015. 174
  9. hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng nói chung và của người dưới 18 tuổi nói riêng, hoặc ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án hình sự. Theo đó cần vận dụng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 245 (về việc trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung khi có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng) và điểm d khoản 1 Điều 280 (về việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi việc khởi tố, điều tra, truy tố có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng) của BLTTHS năm 2015 và Điều 6 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số 02/2017), lưu ý trừ trường hợp tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này thì không trả hồ sơ điều tra bổ sung. Về xác định các yếu tố tác động, đối với các vụ án hình sự có người dưới 18 tuổi phạm tội tham gia tố tụng, Thẩm phán cần nghiên cứu kỹ về độ tuổi, trình độ phát triển về thể chất, tinh thần, khả năng nhận thức về hành vi phạm tội; các yếu tố nguy cơ và các yếu tố bảo vệ - phục hồi như đã phân tích tại mục 3.1; có người xúi giục hay không; nguyên nhân, điều kiện phạm tội; hoàn cảnh, động cơ, mục đích của người phạm tội Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu hồ sơ còn để xác định rõ tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, các tình tiết quan trọng khác có ảnh hưởng đến quyết định hình phạt như nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; có hay không có người bảo lãnh,... Từ các căn cứ trên, Thẩm phán có thể đề xuất việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam. Chỉ có thể quyết định biện pháp tạm giam bị cáo là người dưới 18 tuổi để chuẩn bị xét xử trong những trường hợp quy định tại Điều 419 BLTTHS năm 2015. Nếu không phải áp dụng biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc này thì giao bị can, bị cáo cho người đại diện hợp pháp hoặc người đỡ đầu giám sát. Về việc xác định độ tuổi của NCTN, bên cạnh đó, việc xác định độ tuổi của người phạm tội là NCTN cần hết sức được lưu ý vì NCTN có xu hướng thực hiện hành vi phạm tội trong khoảng độ tuổi giao thoa giữa các giai đoạn, đồng thời các trình tự thủ tục của hoạt động có thể kéo dài dẫn đến thời điểm tuổi của NCTN tại các giai đoạn tố tụng là khác nhau. Việc xác định độ tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi cần thu thập một trong các giấy tờ, tài liệu như: Giấy chứng minh; Giấy khai sinh; Chứng minh nhân dân; Thẻ căn cước công dân; Sổ hộ khẩu; Hộ chiếu.16 Trường hợp có mâu thuẫn đã áp dụng các biện pháp hợp pháp những chỉ xác định được khoảng thời gian tháng, quý, nửa đầu hoặc nửa cuối của năm hoặc năm sinh thì tùy trường hợp cụ thể có 16 Điều 6 Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21 tháng 12 năm 2018 quy định về việc phối hợp thực hiện một số quy định của BLTTHS về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi (sau đây gọi tắt là TTLT 06/2018). 175
  10. thể căn cứ khoản 2 Điều 417 BLTTHS năm 2015 để xác định độ tuổi của họ17. trường hợp kết quả giám định tuổi chỉ xác định được khoảng độ tuổi của người bị buộc tội, người bị hại thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy tuổi thấp nhất trong khoảng độ tuổi đã xác định được để xác định độ tuổi của họ. Về phối hợp giám sát người bị buộc tội, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể ra các quyết định giao người bị buộc tội dưới 18 tuổi không bị áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam cho người đại diện của họ giám sát theo quy định tại Điều 418 BLTTHS năm 2015. Do vậy, trường hợp áp dụng biện pháp Cấm đi khỏi nơi cư trú, Bảo Lĩnh hoặc Đặt tiền đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi đồng thời giao trách nhiệm giám sát của người giám hộ. Thứ hai, kỹ năng chuẩn bị trước phiên xét xử trong các vụ án liên quan đến bị cáo là NCTN Về việc thành lập Hội đồng xét xử, người có thẩm quyền ra quyết định thành lập HĐXX phải tuân thủ các quy định như đã phân tích tại phần Thứ hai mục 4.1 Về thông tin lý lịch và hoàn cảnh của NCTN, tại một số quốc gia trên thế giới và trong khu vực (ví dụ như Campuchia, Indonesia, Lào, Phillippines, Thái Lan,...) thông tin về lý lịch vào hoàn cảnh của NCTN được thu thập thông qua quá trình đánh giá hoàn cảnh xã hội toàn diện bởi nhân viên công tác xã hội hay người làm công tác bảo vệ trẻ em thay vì cơ quan điều tra. Điều này do nguyên nhân sâu xa vì hành vi phạm tội do NCTN thực hiện nhìn chung thường liên quan đến các vấn đề về phúc lợi xã hội - vấn đề trong gia đình, trường học, bạn bè và môi trường sống xung quanh và nhân viên công tác xã hội nói chung sẽ có kỹ năng và chuyên môn phù hợp hơn để đánh giá hoàn cảnh xã hội của đối tượng. Người chưa thành niên và gia đình các em thường sẽ chia sẻ cởi mở hơn về những khó khăn mà họ đang đối mặt (thậm chí vấn đề này bị từ chối tiếp thu từ cơ quan điều tra với lý do không liên quan đến vụ án) với nhân viên công tác xã hội bởi những nhân viên này ít đáng sợ hơn với với cán bộ công an. Vì thế, nếu có thể, Thẩm phán cần yêu cầu cơ quan Lao động - Thương binh và xã hội tiến hành đánh giá và chuẩn bị một bản báo cáo chứa các thông tin bổ sung về lý lịch và hoàn cảnh của gia đình NCTN. Khoản 2 Điều 72 Luật trẻ em năm 2016 cũng quy định về trách nhiệm của nhân viên công tác xã hội: “Tìm hiểu, cung cấp thông tin về hoàn cảnh cá nhân và gia đình của trẻ em cho người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành 17 Khoản 2 Điều 417 BLTTHS năm 2015 quy định: “a) Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh. b) Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh. c) Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh. d) Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh.”. 176
  11. chính để áp dụng các biện pháp xử lý, giáo dục và ra quyết định khác phù hợp.” Tuy nhiên điều luật này đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thi hành dẫn đến bất cập trong việc phối hợp giữa cơ quan Lao động - Thương binh và xã hội với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, điển hình là Thẩm phán giải quyết vụ án. Về chỉ định người đại diện hợp pháp, một số trường hợp cha mẹ NCTN không thể tham gia hoặc sự tham gia của cha mẹ NCTN là không phù hợp, không bảo đảm lợi ích tốt nhất của NCTN, ví dụ như cha hay mẹ cũng liên quan đến hành vi phạm tội hoặc sống tại nơi khác,...Thẩm phán phải bảo đảm có một người đại diện hợp pháp phù hợp được chỉ định để tham gia vào quá trình xét xử, điều này đã được hướng dẫn cụ thể tại TTLT 06/2018. Về chỉ định người bào chữa, mọi trẻ em và người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đều được trợ giúp pháp lý18. Trong trường hợp NCTN chưa có người bào chữa, Thẩm phán phải thông báo cho NCTN và người đại diện hợp pháp của họ về quyền có người bào chữa, bao gồm trợ giúp viên pháp lý miễn phí thông qua trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước. Vấn đề này cần được giải thích với ngôn ngữ đơn giản, dễ diểu đối với NCTN Về áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đối với người dưới 18 tuổi, Thẩm phán phải đặc biệt cẩn trọng trong việc áp dụng các biện pháp này đối với NCTN và tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn tại Điều 12 TTLT 06/2018. Bởi lẽ, các biện pháp giam, giữ có thể làm tổn thương lâu dài cho trẻ khi buộc trẻ phải tách rời gia đình và cộng đồng, làm gián đoạn công việc học tập của trẻ. Như đã khẳng định tại phần Thứ sáu mục 3.2, hạn chế tự do là biện pháp cuối cùng áp dụng đối với NCTN. Thẩm phán có thể lựa chọn biện pháp thay thế là giao NCTN cho người đại diện hợp pháp của họ giám sát nếu thấy khả thi theo quy định tại Điều 418 BLTTHS năm 2015. Về phòng xử án, ngoài các quy định về phòng xử án thân thiện, Thẩm phán cần linh hoạt và sáng tạo trong việc thay đổi phòng xử án bằng việc điều động, chỉ đạo Thư kí sắp xếp lại các nội thất hiện có trong phòng xử án. Thiết kế phòng xử án cũng cần thay đổi để đáp ứng như cầu của bị cáo là người chưa thành niên bị khuyết tật. Trong trường hợp này cần liên hệ trước với cha mẹ, giáo viên của NCTN hoặc một chuyên gia nhằm xác định nhu cầu đặc biệt của NCTN cũng như đáp ứng các nhu cầu này. Ví dụ - NCTN dùng xe lăn hoặc các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ đi lại khác: cần chuẩn bị dốc cho các em đi vào phòng xử án, kê bàn ghế có khoảng cách thoải mái khi di chuyển - NCTN bị khiếm thính :cần sắp xếp chỗ ngồi gần những người tham gia phiên tòa sao cho họ có thể nhìn trực diện người đặt câu hỏi, có thể nhìn môi hoặc biểu cảm khuôn mặc để hiểu được câu hỏi. 18 Khoản 3, 5 Điều 7 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 177
  12. - NCTN bị tự kỷ hoặc có giác quan nhạy cảm: cần chỉnh ánh sáng và âm thanh phóng đại trong phòng xử án sao cho vừa đủ để họ không bị choáng ngộp. Thứ ba, kỹ năng đặt câu hỏi với người bị buộc tội NCTN Những câu hỏi mà Thẩm phán đặt ra đối với người bị buộc tội là NCTN phải ngắn gọn, rõ ràng, đơn giản, nhẹ nhàng và dễ hiểu, không được đặt câu hỏi mang tính gài bẫy hoặc tỏ thái độ gay gắt khi thấy họ không trả lời theo đúng ý của Thẩm phán, nhằm giúp cho NCTN hiểu và bình tĩnh trả lời đúng câu hỏi một cách khách quan. Nếu thấy họ chưa hiểu câu hỏi thì cần nhắc lại và có thể giải thích câu hỏi cho rõ hơn Trường hợp bị cáo do quá sợ hãi, không trả lời được câu hỏi hoặc mất bình tĩnh không trình bày được thì có thể động viên, giúp bị cáo trấn tĩnh (cho ngồi xuống, cho uống một cốc nước ngọt, cách ly người lớn,...) hoặc có thể tạm thời chuyển sang xét hỏi bị cáo khác hoặc bị hại,...để bị cáo trấn tĩnh Việc hỏi đại diện gia đình, nhà trường, tổ chức là rất cần thiết để xác định nguyên nhân, điều kiện phạm tội, động cơ mục đích, hoàn cảnh phạm tội, từ đó Hội đồng xét xử có thể định hướng về biện pháp xử lý hình sự đối với bị cáo là NCTN. Kỹ năng đặt câu hỏi là một kỹ năng khó, bao hàm tất cả các kỹ năng giao tiếp của người Thẩm phán, mang tính quyết định đến kết quả của phiên tòa xét xử vụ án hình sự mà bị cáo là NCTN. Chính vì vậy, tác giả sẽ phân tích theo từng kỹ năng nhỏ qua các giai đoạn xét xử của Thẩm phán: Về phần bắt đầu, Thẩm phán nên bắt đầu với việc xây dụng một môi trường cởi mở, đây là điều vô cùng quan trọng bởi lẽ trải qua nhiều giai đoạn tố tụng kéo dài, NCTN phạm tội có thể cảm thấy xấu hổ, mặc cảm, tự ti vì hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội của mình và hậu quả mà mình gây ra; NCTN sẽ rất ngần ngại nếu Thẩm phán hỏi ngay vào vấn đề vụ án. Về việc giới hạn phạm vi câu hỏi ở những vấn đề đang tranh cãi, việc bị xét hỏi trong một thời gian dài có thể gây khó khăn cho NCTN, nhất là buộc phải kể lại chuỗi các hành vi phạm tội mang tính ghê rợn, ngại ngùng như giết người, cố ý gây thương tích, giao cấu,...Các câu hỏi nên tập trung vào những vấn đề chính còn đang tranh cãi hoặc điểm cần làm rõ hơn hoặc thêm thông tin Về việc điều tiết âm điệu, thái độ, âm lượng và ngôn ngữ hình thể, NCTN rất nhạy cảm với giọng nói có âm điệu bất thường (trầm, bổng, đanh thép,...), thái độ soi mói bất thường, âm lượng giọng nói quá lớn lấn át người khác hoặc ngôn ngữ hình thể hoạt bát thái quá. Thẩm phán cần có âm điệu và ngôn ngữ hình thể thể hiện rằng mình đang lắng nghe NCTN trình bày, họ rất chú ý và quan tâm với những gì NCTN nói (như: gật đầu, cười nhẹ , nghiêng người về phía trước,...) 178
  13. Các câu hỏi được khuyến khích Các câu hỏi không được khuyến khích - Câu hỏi nhẹ nhàng “Hiền đã làm như vậy - Câu hỏi đuôi “Anh đã làm điều đó, đúng à?” không?” - Thay đại từ “bị cáo” thành tên, “em”, - Câu hỏi giả định “Giả sử bị hại không hô “cháu”. hoáng lên thì em đã tiếp tục hành vi rồi - “KSV vừa mới nói rằng em/cháu đã + đúng không?” (nói lại vắn tắt tình tiết phạm tội bằng - Câu hỏi phủ định “Đó không phải là một ngôn từ đơn giản) + Em/cháu có hiểu điều nói dối đúng chứ?” không? Em/cháu có đồng ý với những gì - Câu hỏi nhiều tình tiết “Anh đã nói với KSV vừa nói không?” công an rằng anh đã đánh bị hại vào ngực - “Có ai bảo em làm việc đó không?” bằng một chiếc ghế nhựa cao 40cm rồi bỏ - “Em nghĩ ai là người bị ảnh hưởng từ chạy về nhà, anh có nhớ điều đó không?” hành động của em đã làm?” - Câu hỏi thiếu chủ ngữ “Rồi như thế nào - “Lúc bị công an bắt, em cảm thấy như thế nữa?” nào?” - “Gia đình em phản ứng ra sao?” - “Từ khi vụ việc xảy ra, em có làm gì cho bị hại để sửa sai không?” - Câu hỏi gợi mở mang tính xây dựng “Em có muốn nói lời xin lỗi chân thành tới bị hại một lần nữa tại đây không?” 5. Một số kiến nghị hoàn thiện Để khắc phục một số bất cập về thực trạng giải quyết và khả năng vận dụng các kỹ năng của Thẩm phán trong hoạt động xét xử vụ án hình sự có bị cáo là NCTN hiện nay, tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau: 5.1. Về phòng xử án Việc xét xử kín phiên tòa hình sự có bị cáo là NCTN nói riêng và đương sự là NCTN nói chung rất quan trọng như đã phân tích tại phần Thứ ba mục 4.1 ở trên. Vì thế, tác giả kiến nghị: - Bỏ cụm từ “có thể” trong khoản 2 Điều 423 BLTTHS năm 2015 thành nội dung hoàn chỉnh như sau: “2. Trường hợp đặc biệt cần bảo vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi thì Tòa án quyết định xét xử kín.” - Song song đó là ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2017/TT- TANDTC ngày 28/7/2017 của Tòa án nhân dân tối cao quy định về phòng xử án. Trong đó, tại mục 2.3 phụ lục 1, bỏ vị trí của “Cảnh sát bảo vệ phiên tòa, phiên họp” và “Phóng viên, nhà báo” ra khỏi phòng xử án. 179
  14. - Khuyến khích Tòa án các cấp xây dựng, bố trí phòng xử án theo mẫu cho người tham gia tố tụng là NCTN, không trưng dụng tạm hoặc thay đổi kết cấu phòng xử án chuẩn để trở thành phòng xử án cho NCTN. 5.2. Về lí lịch của NCTN Để khắc phục vướng mắc trong sự phối hợp giữa cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan Lao động - Thương binh Xã hội tại địa phương như đã phân tích tại phần Thứ hai mục 4.2, tác giả kiến nghị: ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể khoản 2 Điều 72 Luật trẻ em năm 2016 về việc phối hợp làm việc với NCTN và cung cấp thông tin lý lịch, hoàn cảnh NCTN giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với cơ quan Lao động - Thương binh xã hội. Trong đó, người tiến hành tố tụng (điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phám giải quyết vụ án hình sự…) có quyền yêu cầu cơ quan Lao động - Thương binh và xã hội tiến hành đánh giá và chuẩn bị một bản báo cáo chứa các thông tin bổ sung về lý lịch và hoàn cảnh của gia đình NCTN. Hoạt động lấy thông tin tại nhà đương sự NCTN không được có sự tham gia của người tiến hành tố tụng 5.3. Về kỹ năng của Thẩm phán trong xét xử vụ án hình sự có bị cáo là NCTN Ban hành Bộ quy tắc ứng xử của Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có bị cáo là NCTN bên cạnh Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán ban hành kèm Quyết định 87/QĐ-HĐTC ngày 4/7/2018 của Hội đồng tuyển chọn giám sát thẩm phán quốc gia. Trong đó, đưa vào quy định các quy tắc ứng xử của thẩm phán khi giải quyết vụ án hình sự có đương sự là người chưa thành niên dựa trên các kỹ năng đã phân tích ở mục 4.2. 6. Kết luận BLTTHS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo nên một hệ thống quy định thống nhất về thủ tục giải quyết vụ án hình sự có bị cáo là NCTN; cho thấy quyết tâm hội nhập quốc tế, bắt kịp xu hướng thế giới, nỗ lực nội luật hóa các quy định chung của quốc tế mang giá trị đúng đắn, bền vững và có tính khả dụng, tinh thần thượng tôn pháp luật và bảo vệ nhân quyền của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam nói riêng và của Nhà nước pháp quyền Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung. Tuy nhiên về mặt lập pháp và trong thực tiễn áp dụng pháp luật tại các cơ quan nắm quyền tư pháp đối với vụ án hình sự có bị cáo là NCTN còn tồn tại nhiều vướng mắc. Những nội dung này cần sớm được khắc phục và hoàn thiện để bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của NCTN trong các quan hệ pháp luật hình sự tại Việt Nam. 180
  15. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2. Hiến pháp năm 2013. 3. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 4. Bộ luật hình sự năm 2015. 5. Bộ luật dân sự năm 2015. 6. Luật trẻ em năm 2016. 7. Luật trợ giúp pháp lý năm 2017. 8. Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP- BLĐTBXH ngày 21 tháng 12 năm 2018 quy định về Việc phối hợp thực hiện một số quy định của BLTTHS về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi. 9. Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21 tháng 9 năm 2018 của TANDTC quy định chi tiết về Việc xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và Người chưa thành niên 10. Thông tư 01/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 của TANDTC quy định về Phòng xử án. 11. Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Tòa án (2021) Tập bài giảng chương trình đào tạo nghiệp vụ xét xử kỹ năng giải quyết các vụ án hôn nhân gia đình và người chưa thành niên. 12. UNICEF (2022), “Tập huấn nâng cao cho thẩm phán tham gia xét xử các vụ án hình sự liên quan đến người chưa thành niên: Cẩm nang dành cho học viên”. 13. Công ước quốc tế về Quyền trẻ em năm 1989. 14. Quy tắc tối thiểu của LHQ về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên, do Đại hội đồng LHQ thông qua theo Nghị quyết số 40/33 ngày 29/11/1985 (gọi tắt là Quy tắc Bắc Kinh). 15. Bộ Quy tắc về Bảo vệ trẻ em bị tước tự do, được Đại hội đồng LHQ ban hành năm 1990 (gọi tắt là Quy tắc Havana). 16. Hướng dẫn về làm việc với trẻ em trong hệ thống tư pháp hình sự, được khuyến nghị bởi Hội đồng Kinh tế - Xã hội LHQ trong Nghị quyết số 1997/30 ngày 21/7/1997 (gọi tắt là Hướng dẫn Viên). 17. Quy tắc tối thiểu của LHQ về các biện pháp không giam giữ năm 1990 (gọi tắt là Quy tắc Tokyo). 18. Hướng dẫn của LHQ đối với việc phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên năm 1990 (Hướng dẫn Riyadh). 19. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Những nguyên tắc cơ bản trong việc sử dụng các chương trình tư pháp phục hồi đối với những vụ án hình sự năm 2002. 20. Ủy ban Quyền trẻ em, Bình luận chung số 05 năm 2003 về Những giải pháp cơ bản để thực hiện Công ước Quyền trẻ em. 181
  16. 21. Ủy ban Quyền trẻ em, Bình luận chung số 06 năm 2006 về Quyền trẻ em không bị áp dụng các hình phạt về thể xác và những hình phạt khác mang tính tàn nhẫn hoặc xúc phạm. 22. J. R. Spencer và R. H. Flin (1990), “The Evidence of Children: The Law and the Psychology” (tạm dịch: Bằng chứng của Trẻ em: Luật pháp và Tâm lý học). 23. S. J. Ceci và M. Bruck (1993), “Suggestibility of The Child Witness: A Historical Riview and Synthesis” (tạm dịch: Khả năng gợi ý của người làm chứng là trẻ em: Tổng quan và Nhìn lại lịch sử). 24. Louise Sas (2001), The Interaction Between Children’s Developmental Capabilities and The Courtroom Environment: The Impact on Testimonial Competency, Department of Justice Canada, (tạm dịch: Mối liên hệ giữa khả năng phát triển của trẻ em và môi trường phòng xử án: Tác động đến năng lực làm chứng, Bộ tư pháp Canada). 25. L. Westcott (2006), Child Witness Testimony: What Do We Know and Where Are We Going?. (Tạm dịch: Lời khai của người làm chứng là trẻ em: Chúng ta biết được gì và Chúng ta đang đi đâu?). 26. Holman.B và Ziedenberg.J (2006) “Nguy hại của hình thức giam giữ: Tác động của việc đưa thanh thiếu niên vào cơ sở giam giữ và những cơ sở giam khác”, Washington, Viện chính sách Tư pháp. 27. Margo.J và Stevens.A (2008) “Biến tôi thành tội phạm: Ngăn chặn tội phạm thanh thiếu niên”, London, Viện nghiên cứu chính sách cộng đồng. 182
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2