intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi theo pháp luật tố tụng hình sự một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này, nhóm tác giả chủ yếu nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự của một số quốc gia trên thế giới về biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi. Từ đó, rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam về xây dựng hoàn thiện các biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi theo pháp luật tố tụng hình sự một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam

  1. BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Lê Bá Trường Tóm tắt: Hiện nay, vấn đề tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện đang được các quốc gia quan tâm trong đó có Việt Nam, nhất là đối với vấn đề áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với loại tội phạm này. Bài viết này, nhóm tác giả chủ yếu nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự của một số quốc gia trên thế giới về biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi. Từ đó, rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam về xây dựng hoàn thiện các biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Từ khoá: Biện pháp ngăn chặn, người dưới 18 tuổi, pháp luật Tố tụng hình sự. Abstract: Currently, the issue of crimes committed by people under the age of 18 is being concerned by countries including Vietnam, especially with regard to the application of preventive measures to this type of crime. In this article, the authors mainly study the criminal procedure laws of some countries around the world on preventive measures against people under 18 years of age. From there, some experiences are drawn for Vietnam in developing and perfecting measures to prevent crimes against people under 18 years of age. Keyword: Preventive measures, people under 18 years old, Criminal procedure law. 1. Đặt vấn đề Ở mỗi quốc gia, trẻ em luôn được coi là chủ nhân tương lai của đất nước và của nhân loại. Do vậy, vấn đề chăm sóc, giáo dục và phòng ngừa, ngăn chặn người dưới 18 tuổi1 phạm tội là một trong những nhiệm vụ quan trọng không chỉ có ở Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều đặc biệt quan tâm, nghiên cứu và thực hiện. Vấn đề này không chỉ được quy định trong Hiến pháp của các nước mà nó còn được qua định trong các văn bản pháp luật khác như Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự… Hiện nay, vấn đề tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện đang được các quốc gia quan tâm trong đó có Việt Nam, nhất là đối với vấn đề áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với loại tội phạm này. Chẳng hạn, các tội liên quan đến ma túy, giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, …cùng với việc sử dụng vũ khí nóng, tụ tập thành các băng, ổ, nhóm hoạt động theo kiểu xã hội đen, gây nên tâm lý hoang mang lo sợ trong nhân dân, gây khó khăn cho công tác điều tra, khám phá tội phạm của lực lượng Công an nhân dân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Các biện pháp ngăn chặn là một chế định pháp lý trong luật  Chuyên viên pháp lý Văn phòng Luật sư Phúc Cầu; Email: lebatruong.lbt@gmail.com, SĐT: 0396744751 1 Một số nước gọi người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên; 144
  2. Tố tụng hình sự Việt Nam. Việc quy định và áp dụng đúng đắn các biện pháp ngăn chặn là sự đảm bảo cho quá trình phát hiện nhanh chóng, chính xác, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không cho người phạm tội tiếp tục thực hiện tội phạm, trốn tránh pháp luật, cản trở đến quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Đây là vấn đề nhạy cảm, đụng chạm đến quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Thực tế những năm qua, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong Bộ luật Tố tụng hình sự cũng còn hạn chế nhất định, dẫn đến bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm nguyên tắc pháp chế XHCN, xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân. Trên thế giới các nước như Liên Bang Nga, Ukraina, Belarus, Trung Quốc, Cộng Hòa Liên Bang Đức…, đã có những quy định tiến bộ, rõ ràng trong pháp luật tố tụng hình sự về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Đây có thể xem là những bài học kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Bài viết này tác giả tập trung nghiên cứu quy định về các biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 phạm tội theo pháp luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga và Belarus. Từ đó, rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam. 2. Khái niệm người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự Theo Công ước quốc tế về Quyền trẻ em của Đại hội đồng liên hợp quốc đã đưa ra khái niệm về người dưới 18 như sau: “Trong phạm vi công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định về tuổi thành niên sớm hơn2”. Kế thừa nội dung Công ước, tại Quy tắc 2.2 mục a Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về áp dụng pháp luật với người chưa thành niên hay Quy tắc Bắc Kinh qua các quy định cũng thừa nhận: “Người chưa thành niên là trẻ em hay người ít tuổi tùy theo từng hệ thống pháp luật cụ thể bị xét xử vì phạm pháp theo một phương thức khác với việc xét xử người lớn3”. Ngoài ra, tại Quy tắc 2.1 mục a Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do thông qua ngày 14/12/1990 xác định: “Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Giới hạn tuổi dưới mức này cần phải pháp luật xác định và không được tước quyền tự do của người chưa thành niên”. Ở Việt Nam, thuật ngữ “người chưa thành niên” được quy định nhiều trong các văn bản pháp luật khác nhau. Tại Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT–VKSTC– TANDTC–BCA–BTP BLĐTBXH hướng dẫn thi hành bộ luật tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên có nêu: “Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm thần, những đối tượng dễ bị tổn thương”. 2 Điều 1 Công ước liên hợp quốc về Quyền trẻ em; 3 Quy tắc 2.2 mục a Quy tắc Bắc Kinh; 145
  3. Điều 68 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội nêu rõ “người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của chương này, đồng thời theo những quy định khác của phần chung Bộ luật không trái với những quy định của Chương này”. Điều 90 Bộ luật hình sự năm 2015 chỉ nêu chung “Người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này”. Như vậy, hệ thống pháp luật nước ta cơ bản có sự thống nhất về khái niệm người chưa thành niên. Điều này cũng phù hợp với khái niệm người chưa thành niên trong các văn bản pháp luật quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em năm 1989. Tuy nhiên, không phải bất kỳ người chưa thành niên nào khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng đều bị xem là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh việc giới hạn về độ tuổi, Bộ luật hình sự nước ta còn căn cứ vào loại tội và hình thức lỗi để xác định trách nhiệm hình sự đối với một người khi thực hiện hành vi phạm tội. Xuất phát từ những đặc điểm trên Bộ luật hình sự năm 1999 quy định người chưa thành niên là những người dưới 18 tuổi, nhưng chỉ những người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội, còn người chưa thành niên dưới 14 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong đó, người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu tránh nhiệm hình sự về các tội rất nghiêm trọng do lỗi cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng, còn người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội. Như vậy tuổi bắt đầu có năng lực TNHS là từ đủ 14 tuổi và tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ là người từ đủ 16 tuổi trở lên4. Với mục đích, yêu cầu nhằm hoàn thiện cơ chế tố tụng để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên; khắc phục những bất cập hạn chế trong thực tiễn xử lý các cụ án có người chưa thành niên tham gia tố tụng; bảo đảm sự tương thích với Công ước quốc tế về quyền trẻ em, đồng bộ với Luật bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em; pháp điển hoá Thông tư liên tịch số 01 ngày 12/7/2011 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên, bảo đảm tính cụ thể hóa của Bộ luật và tăng cường vai trò giáo dục, phòng ngừa của gia đình, nhà trường và xã hội. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã sử dụng thuật ngữ pháp lý “người dưới 18 tuổi” để thay thế cho thuận ngữ hiện dùng là “người chưa thành niên” nhằm đáp ứng yêu cầu thời gian tới đây sửa đổi Luật chăm sóc, giáo dục và bảo vệ 4 Nguyễn Thị Ninh Bình (2017) về “Áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh”; 146
  4. trẻ em. Như vậy việc sửa đổi tên gọi này phù hợp hơn trong thời điểm hiện nay và tránh có những cách hiểu khác nhau và không thống nhất không quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn cũng như xử lý các đối tượng này trong tương lai. Từ những phân tích trên có thể đưa ra định nghĩa về người dưới 18 tuổi phạm tội như sau: “Người dưới 18 tuổi phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi nguy hiểm cho xã hội được Bộ luật hình sự là tội phạm và đã bị cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan được giao tiến hành một số các hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố và áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn trong Bộ luật Tố tụng hình sự quy định”. 3. Biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo pháp luật một số quốc gia trên thê giới 3.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga Thứ nhất, quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi: Đối với người bị tình nghi, bị can là người dưới 18 tuổi phạm tội khi áp dụng biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế phải xem xét đến tính hợp pháp theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Điều này được hướng dẫn bởi Nghị quyết số 1 của Tòa án tối cao Liên Bang Nga ngày 01 tháng 02 năm 2011 (Sửa đổi, bổ sung ngày 28/10/2021) “Về thực tiễn xét xử trong việc áp dụng pháp luật quy định các đặc điểm của trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người chưa thành niên”. Theo đó, Nghị quyết này quy định việc tạm giam chờ xét xử chỉ có thể được áp dụng đối với người chưa thành niên như một biện pháp cuối cùng và trong một thời gian ngắn nhất. Khi xem xét đơn yêu cầu của Cơ quan điều tra sơ bộ về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bằng hình thức tạm giam đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên, Tòa án cần kiểm tra tính hợp lệ của các quy định nêu trong đó về sự cần thiết phải đưa người chưa thành niên đó ra khỏi cơ quan điều tra. bị giam giữ và không thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhẹ nhàng hơn đối với anh ta. Theo quy định tại phần 1 và 2 Điều 108 Bộ luật Tố tụng Hình sự Liên bang Nga và Phần 6 Điều 88 Bộ luật Hình sự Liên bang Nga, không được phép lựa chọn biện pháp ngăn chặn dưới hình thức tạm giam liên quan đến người chưa thành niên dưới 16 tuổi lần đầu tiên bị nghi ngờ, bị cáo buộc phạm tội ít hoặc vừa, cũng như liên quan đến những người chưa thành niên khác lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng. Mà chỉ có thể được áp dụng đối với bị can, bị can là người chưa thành niên nếu bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng5. 5 Khoản 2 Điều 108 quy định “Tạm giam để ngăn chặn có thể được áp dụng đối với bị can, bị can là người chưa thành niên nếu bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng . Trong những trường hợp ngoại lệ, biện pháp kiềm chế này có thể được chọn đối với trẻ vị thành niên bị nghi ngờ hoặc bị cáo buộc phạm tội có mức độ nghiêm trọng trung bình”; http://www.consultant.ru/document/cons_doc_LAW_34481/4fef595255a2cca594fdc917279f0914e00ac194/#dst100 857 truy cập ngày 15/02/2023; 147
  5. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn dưới hình thức tạm giam đối với trẻ vị thành niên chỉ có thể thực hiện được nếu người đó bị nghi ngờ hoặc bị buộc tội phạm một tội nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, với sự chỉ dẫn bắt buộc về căn cứ pháp lý và thực tế của quyết định đó. Trong những trường hợp đặc biệt, là trường hợp duy nhất có thể xảy ra trong những trường hợp cụ thể, có tính đến hoàn cảnh của hành vi bị buộc tội và dữ liệu cá nhân, việc giam giữ có thể được lựa chọn đối với trẻ vị thành niên, bị nghi ngờ hoặc bị buộc tội phạm tội có mức độ nghiêm trọng trung bình (Ngoại trừ trường hợp người chưa thành niên dưới 16 tuổi bị tình nghi, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng lần đầu). Khi lựa chọn biện pháp ngăn chặn dưới hình thức tạm giam đối với nghi phạm hoặc bị cáo chưa thành niên, tòa án phải căn cứ vào yêu cầu của Điều 4236 Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga về việc bắt buộc phải thảo luận về khả năng này áp dụng một biện pháp kiềm chế thay thế dưới hình thức đặt anh ta dưới sự giám sát của cha mẹ, người giám hộ, người được ủy thác hoặc những người đáng tin cậy khác, và được đặt trong một tổ chức dành cho trẻ em chuyên biệt dưới sự giám sát của các quan chức của tổ chức này (Điều 105 của Bộ luật Tố tụng hình sự của Liên bang Nga). Thứ hai, về căn cứ áp dụng: Về căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi thì pháp luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga không có quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi được quy định chung tại khoản 1 Điều 97 của Bộ luật Tố tụng hình sự Liên Bang Nga theo đó thì Điều tra viên, Kiểm sát viên cũng như Tòa án trong phạm vi quyền hạn được giao có quyền lựa chọn cho bị can, bị can một trong các biện pháp ngăn chặn do Bộ luật này quy định, nếu có đủ căn cứ cho rằng bị can, bị cáo, nghi phạm thực hiện một số hành động sau đây: Trốn tránh một cuộc điều tra, điều tra sơ bộ hoặc tòa án; Có thể tiếp tục tham gia vào hoạt động tội phạm; Có quyền đe dọa người làm chứng, những người tham gia tố tụng khác, tiêu hủy chứng cứ hoặc có hành vi khác cản trở quá trình tố tụng trong vụ án hình sự. Như vậy, dựa vào quy định chung ở trên thì nếu có đủ căn cứ để xác định người phạm tội là người dưới 18 tuổi sẽ thực hiện một số hành động được quy định tại khoản 1 Điều 97 thì Điều tra viên, Kiểm sát viên, Toà án có thể ra quyết định áp dụng một hoặc 6 Điều 423. Bắt giữ bị can là người chưa thành niên bị tình. Lựa chọn biện pháp ngăn chặn đối với bị can, người bị buộc tội là người chưa thành niên 1. Việc bắt giữ đối với bị can là người chưa thành niên, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bằng hình thức tạm giam đối với bị can, người bị buộc tội là người chưa thành niên được thực hiện theo quy định tại các Điều 91, 97, 99, 100 và 108 của Bộ luật này. 2. Khi quyết định vấn đề lựa chọn biện pháp ngăn chặn đối với bị can, người bị buộc tội là người chưa thành niên, trong từng trường hợp phải xem xét khả năng giám sát theo cách thức được quy định tại Điều 105 của Bộ luật này. 3. Việc bắt giữ, tạm giam hoặc gia hạn tạm giam đối với bị can, người bị buộc tội là người chưa thành niên phải được thông báo ngay cho người đại diện hợp pháp của họ. http://www.consultant.ru/document/cons_doc_LAW_34481/7cf089c52af0060f3d648f7aa3edb17a67b4f6c5/#dst102 879 truy cập ngày 05/01/2023; 148
  6. nhiều biện pháp ngăn chặn khác nhau để để đảm bảo quá trình điều tra cũng như việc truy tố bị can, bị cáo, nghi phạm của vụ án. Thứ ba, về thẩm quyền áp dụng: Thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cũng được quy định chung như đối với người thành niên phạm tội. Tuy nhiên, các biện pháp ngăn chặn khác nhau thì thẩm quyền áp dụng khác nhau. Đối với các biện pháp tạm giam, quản thúc tại gia, bảo lãnh, cấm một số hành động nhất định thì chỉ Toà án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng, điều này được quy định tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng hình sự Liên Bang Nga về thẩm quyền của Toà án, cụ thể: “…2. Chỉ có tòa án, kể cả trong quá trình tố tụng trước khi xét xử, mới có thẩm quyền ra các quyết định: 1) về việc lựa chọn biện pháp ngăn chặn dưới hình thức tạm giam, quản thúc tại gia, tại ngoại, cấm thực hiện một số hành động;…”. Riêng đối với biện pháp chăm sóc người chưa thành niên thì Điều tra viên, Kiểm sát viên, Toà án đều có thẩm quyền áp dụng biện pháp này. Đối với các biện pháp còn lại như: Cam kết không rời đi; Cầm cố, thì thuộc thẩm quyền của Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên. Thứ tư, về thủ tục áp dụng: Đối với các biện pháp ngăn chặn mà Toà án có thẩm quyền thì Toà án trực tiếp ra quyết định áp dụng hoặc dựa vào đề xuất của Điều tra viên, Kiểm sát viên để ra Quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn đó. Đối với các biện pháp thuộc thẩm quyền của Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên thì Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên trực tiếp ra quyết định áp dụng Thứ năm, về thời hạn áp dụng: Thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi trong pháp luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga được quy định riêng đối với từng biện pháp. Các biện pháp như: Cam kết không rời đi; Bão lãnh cá nhân; Giám sát người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên, đều là các biện pháp không có quy định về thời hạn áp dụng. Mà thời hạn áp dụng được quy định trong Quyết định do Điều tra viên, Kiểm sát viên hoặc Toà án ban hành. Đối với các biện pháp còn lại bao gồm: Cấm một số hành động; Cầm cố; Quản thúc tại gia; Tạm giam thì thời hạn áp dụng được quy định cụ thể trong điều luật của biện pháp đó. Ngoài ra, việc gia hạn thời hạn áp dụng cũng được quy định trong các điều luật đó. Các biện pháp này có mối quan hệ gắn bó với nhau về mặt thời hạn áp dụng. Tất cả đều được áp dụng thời hạn theo Điều 109 quy định về thời hạn tạm giam. Thứ sáu, về huỷ bỏ, thay thế biện pháp ngăn chặn: Về huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn được pháp luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga quy định như sau: Hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi không còn cần thiết hoặc thay đổi thành biện pháp ngăn chặn chặt chẽ hơn, nhẹ nhàng hơn khi căn cứ lựa chọn biện pháp ngăn chặn quy định tại Điều 97 và Điều 99 của Bộ luật Tố tụng hình sự. Đối với biện pháp ngăn chặn bằng hình thức tạm giam cũng được thay đổi thành biện pháp nhẹ hơn nếu người bị tình nghi, bị cáo phạm tội được phát hiện mắc bệnh hiểm nghèo không thể bị tạm giam và được xác nhận bằng giấy báo cáo y 149
  7. tế do cơ quan y tế cấp kết quả khám sức khỏe. Danh mục các bệnh hiểm nghèo cản trở việc tạm giữ người bị tình nghi, bị can phạm tội, thủ tục và hình thức khám bệnh kết luận y tế được Chính phủ Liên bang Nga phê duyệt. Quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn bằng hình thức tạm giam do Cán bộ điều tra, Điều tra viên hoặc Tòa án phụ trách vụ án hình sự ra trong thời hạn không quá 03 ngày, kể từ ngày nhận được bản sao bệnh án của nơi tạm giam. Việc hủy bỏ, thay đổi biện pháp ngăn chặn được thực hiện theo quyết định của Điều tra viên, Điều tra viên, Thẩm phán hoặc theo quyết định của Tòa án. Biện pháp khống chế do Điều tra viên lựa chọn trong quá trình xét xử trước khi xét xử với sự đồng ý của Thủ trưởng Cơ quan điều tra hoặc Điều tra viên với sự đồng ý của Kiểm sát viên chỉ được hủy bỏ hoặc thay đổi khi có sự đồng ý của những người này. Như vây, Bộ luật Tố tụng hình sự Liên Bang Nga đã có những quy định cụ thể về các biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Điều này góp phần đảm bảo các quyền của bị can là người dưới 18 tuổi phạm tội. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Belarus Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự Belarus thì khái niệm về biện pháp ngăn chặn được hiểu như sau: “Biện pháp khống chế7 là biện pháp cưỡng chế được áp dụng đối với bị can, bị can nhằm ngăn chặn họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội do luật hình sự quy định, hành vi cản trở việc tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự và bảo đảm việc thi hành án hình sự kết án8”. Các biện pháp khống chế cũng được quy định rõ tại khoản 2 Điều 116 bao gồm: Cam kết không rời đi và hành vi đúng đắn; Bảo lãnh cá nhân; Chuyển giao một người mà tình trạng của một quân nhân được áp dụng, dưới sự giám sát của chỉ huy của đơn vị quân đội; Giám sát trẻ vị thành niên; Cấm một số hành động; Cầm cố; Quản thúc tại gia; Tạm giam. Trong đó, loại trừ biện pháp “Chuyển giao một người mà tình trạng của một quân nhân được áp dụng, dưới sự giám sát của chỉ huy của đơn vị quân đội9” thì các biện pháp còn lại đều có thể áp dụng cho người chưa thành niên phạm tội. Bộ luật Tố tụng hình sự Belarus cũng đã có những quy định chung về Tố tụng hình sự đối với tội phạm do người chưa thành niên thực hiện. Nội dung này được quy định tại chương 45 của Bộ luật này, trong đó bao gồm những nội dung về áp dụng biện pháp khống chế đối với người chưa thành niên phạm tội. Cụ thể: Theo quy định tại Điều 432 thì khi quyết định áp dụng biện pháp khống chế đối với người chưa thành niên bị tình nghi, bị can, trong từng trường hợp phải thảo luận khả năng áp dụng biện pháp quản thúc người chưa thành niên theo quy định tại Điều 123 của Bộ 7 Pháp luật tố tụng hình sự Belarus gọi biện pháp ngăn chặn là biện pháp khống chế; 8 Khoản 1 Điều 116 Bộ luật Tố tụng hình sự Belarus, https://etalonline.by/document/?regnum=hk9900295, truy cập ngày 20/02/2023; 9 Biện pháp này chỉ áp dụng cho quân nhân; 150
  8. luật này. Đối với các biện pháp tạm giữ, tạm giam, quản thúc tại gia đối với người chưa thành niên phạm tội thì Bộ luật này cũng có quy định phải có căn cứ theo quy định tại các Điều 108, 111, 112 và 117 của Bộ luật này, chỉ trong trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Điều này cũng qua định cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác của người chưa thành niên phải được thông báo ngay về việc tạm giữ, tạm giam hoặc gia hạn thời hạn tạm giam. Tức là cơ quan tiến hành tố tụng hoặc người tiến hành tố tụng nếu áp dụng biện pháp tạm giam, tạm giữ đối với người chưa thành niên phải có trách nhiệm thông báo cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó. Về căn cứ áp dụng và thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên cũng được pháp luật tố tụng hình sự Belarus quy định giống như áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người thành niên10. Cụ thể: Thứ nhất, quy định các biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi: Các biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm: Biện pháp ngăn chặn “Cam kết không rời đi và hành vi đúng đắn” là biện pháp đầu tiên được quy định tại Điều 120 của Bộ luật Tố tụng hình sự Belarus; đối với biện pháp ngăn chặn “Bảo lĩnh cá nhân”, biện pháp này được quy định tại điều 121 của Bộ luật Tố tụng hình sự Belarus; đối với biện pháp ngăn chặn “Giám sát trẻ vị thành niên”, biện pháp ngăn chặn này được quy định tại Điều 123 của Bộ luật Tố tụng hình sự Belarus; đối với biện pháp ngăn chặn “Cấm một số hành động”, biện pháp ngăn chặn này được quy định tại Điều 123 của Bộ luật Tố tụng hình sự Belarus; đối với biện pháp ngăn chặn “Cầm cố”, biện pháp này được quy định tại Điều 124 của Bộ luật Tố tụng hình sự Belarus; đối với biện pháp ngăn chặn “Quản thúc tại gia”, biện pháp này được quy định tại Điều 125; đối với biện pháp ngăn chặn “Tạm giữ”, biện pháp này được quy định tại Điều 126; đối với biện pháp ngăn chặn “Tạm giam”, biện pháp này được quy định tại Điều 127 bao gồm thời hạn tạm giam và thủ tục gia hạn tạm giam. Thứ hai, căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi Được quy định tại Điều 117 của Bộ luật Tố tụng hình sự Belarus, cụ thể: Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chỉ được áp dụng biện pháp khống chế nếu chứng cứ thu thập được trong vụ án hình sự có đủ căn cứ để cho rằng bị can, bị cáo có thể trốn tránh cơ quan tố tụng hình sự, Toà án; Cản trở việc điều tra sơ bộ một vụ án hình sự hoặc việc xem xét vụ án đó bởi tòa án, bao gồm cả việc gây ảnh hưởng bất hợp pháp đến những người tham gia vào quá trình tố tụng hình sự, che giấu hoặc làm sai lệch các tài liệu liên quan đến vụ án, không có mặt mà không có lý do chính đáng khi được cơ quan tiến hành điều tra triệu tập quá trình phạm tội; Thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội do luật hình sự quy định; chống đối việc thi hành án; Khi quyết định về sự cần thiết phải áp dụng biện 10 Người thành niên tức là người từ đủ 18 tuổi trở lên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam; 151
  9. pháp ngăn chặn đối với bị can, bị can, tính chất của việc bị can, bị cáo buộc tội, nhân thân của bị can, bị can, tuổi tác, tình trạng sức khoẻ, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, tài sản, nơi thường trú nơi cư trú và các trường hợp khác phải được tính đến; Trường hợp không cần áp dụng biện pháp khống chế thì bị can, bị can phải có văn bản cam kết có mặt khi cơ quan tiến hành tố tụng hình sự triệu tập. Ngoài ra, Bộ luật tố tụng hình sự Belarus cũng quy định nếu có căn cứ và xét đến các trường hợp quy định tại Điều 107 và Điều 108 của Bộ luật này thì có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị can. Trong những trường hợp như vậy cáo buộc phải được đưa ra không quá mười ngày kể từ thời điểm áp dụng biện pháp ngăn chặn và nếu nghi can bị tạm giữ thì biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với nghi can đó trong cùng thời hạn kể từ thời điểm bị tạm giữ thực tế. Trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người bị nghi phạm tội quy định tại khoản 4 Điều 108 của Bộ luật này, việc buộc tội phải được đưa ra không muộn hơn hai mươi ngày kể từ thời điểm bị tạm giữ thực tế. Nếu không buộc tội trong thời hạn này, cơ quan truy tố hình sự có nghĩa vụ hủy bỏ ngay biện pháp ngăn chặn. Thứ ba, thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi: Vấn đề này được quy định tại Điều 119 cụ thể: (1). Cơ quan điều tra, người tiến hành điều tra, điều tra viên, Chủ tịch Ủy ban điều tra Cộng hòa Belarus, Chủ tịch Ủy ban An ninh Nhà nước Cộng hòa Belarus hoặc những người đóng vai trò là đó, công tố viên hoặc thẩm phán ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, tòa án ra quyết định phải có căn cứ, có dấu hiệu tội phạm mà người đó bị tình nghi, bị cáo buộc và căn cứ. cho sự cần thiết phải áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ nó; (2). Ở giai đoạn điều tra sơ bộ, các biện pháp ngăn chặn dưới hình thức giam giữ, quản thúc tại gia, cấm thực hiện một số hành động và bảo lãnh tại ngoại có thể được áp dụng bởi công tố viên hoặc cấp phó của công tố viên hoặc bởi Chủ tịch Ủy ban Điều tra của Cộng hòa Belarus, Chủ tịch Ủy ban An ninh Nhà nước Cộng hòa Belarus hoặc những người thi hành nhiệm vụ của họ, hoặc bởi cơ quan điều tra hoặc điều tra viên với sự chấp thuận của công tố viên hoặc phó của anh ta, và ở giai đoạn xét xử bởi tòa án; (3). Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự công bố cho bị can, bị cáo quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, giải thích cho họ biết thủ tục kháng cáo và giao bản sao quyết định. Việc thực hiện các hành vi này phải được xác nhận bằng chữ ký của người bị tình nghi, bị can và người công bố quyết định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn; (4). Hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi không còn cần thiết hoặc thay đổi thành biện pháp nghiêm khắc hơn hoặc nhẹ nhàng hơn do tình tiết của vụ án đòi hỏi; (5). Cơ quan điều tra hoặc điều tra viên hủy bỏ hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn đã áp dụng với hình phạt của công tố viên hoặc phó của họ chỉ được phép khi có sự đồng ý của công tố viên hoặc phó của họ; (6). Việc thi hành nghị 152
  10. quyết áp dụng biện pháp ngăn chặn bằng hình thức tạm giam, quản chế, cấm thực hiện một số hành vi nhất định là do cơ quan điều tra tiến hành. Như vậy, chúng ta thấy rằng Bộ luật Tố tụng hình sự của Belarus đã quy định các biện pháp khống chế đối với người chưa thành niên giống với người đã thành niên. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp khống chế đối với người chưa thành niên phải tuân thủ quy định tại Điều 432. 4. Một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện các quy định về biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi Việt Nam và các nước như Liên Bang Nga, Belarus có nhiều điểm khác nhau về tình hình kinh tế - xã hội cũng như thể chế chính trị và nền lập pháp. Tuy nhiên, vấn đề xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng nhất là vấn đề áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi của các nước trên cũng có nhiều điểm đáng chú để Việt Nam học hỏi và rút ra kinh nghiệm. Nắm bắt được điều đó, tác giả đã rút ra được một số kinh nghiệm cho Việt Nam như sau: Thứ nhất, kinh nghiệm về lập pháp: Về mặt lập pháp trong pháp luật của 02 nước là Liên Bang Nga, Belarus đã có những quy định cụ thể về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Một số kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam trong việc xây dựng pháp luật như sau: Một là, trong pháp luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga đã quy định về biện pháp ngăn đối với người dưới 18 tuổi và những quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Đồng thời, Toà án tối cao Liên Bang Nga cũng đã ban hành Nghị quyết số 1 của Tòa án tối cao Liên Bang Nga ngày 01 tháng 02 năm 2011 (Sửa đổi, bổ sung ngày 28/10/2021) “Về thực tiễn xét xử trong việc áp dụng pháp luật quy định các đặc điểm của trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người chưa thành niên”. Hiện nay ở Việt Nam vấn đề hướng dẫn việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đã có văn bản hướng dẫn cụ thể tại Điều 12 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH về thủ tục tố tụng với người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, Theo phần 2 Điều 108 của Bộ luật tố tụng hình sự của Liên bang Nga quy định việc giam giữ như một biện pháp hạn chế có thể được áp dụng đối với nghi phạm hoặc bị cáo chưa thành niên nếu anh ta bị nghi ngờ hoặc bị buộc tội phạm tội nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và trong các trường hợp đặc biệt, tội phạm mức độ trung bình. Theo quyết định của Hội nghị toàn thể Tòa án tối cao Liên bang Nga ngày 19 tháng 12 năm 2013 số 41 “Về thực tiễn áp dụng của các tòa án pháp luật về các biện pháp ngăn chặn dưới hình thức tạm giam, quản thúc tại gia và tại ngoại”, khi xem xét đơn yêu 153
  11. cầu của điều tra viên hoặc nhân viên thẩm vấn về việc giam giữ một nghi can hoặc bị cáo vị thành niên, tòa án theo các yêu cầu của Điều 423 của Bộ luật tố tụng hình sự của Liên bang Nga, thảo luận về khả năng đặt anh ta dưới sự giám sát của cha mẹ, người giám hộ, người được ủy thác hoặc những người đáng tin cậy khác và trẻ vị thành niên đang ở trong một tổ chức dành cho trẻ em chuyên biệt, dưới sự giám sát của các quan chức của tổ chức này. Đồng thời, việc tham gia phiên toà của người bào chữa là bắt buộc, không phân biệt bị can, bị can vào thời điểm đó đã thành niên. Quy tắc này cũng áp dụng cho các trường hợp một người bị buộc tội về một số tội ác, một trong số đó được thực hiện bởi anh ta dưới 18 tuổi và người kia sau khi đến tuổi trưởng thành. Giam giữ như một biện pháp kiềm chế không thể áp dụng đối với trẻ vị thành niên dưới 16 tuổi, bị tình nghi hoặc bị cáo buộc phạm tội ở mức độ trung bình lần đầu. Ngoài ra, trên cơ sở quyết định của Hội nghị toàn thể Tòa án tối cao Liên bang Nga ngày 02/01/2011 số 1 “Về thực tiễn xét xử trong việc áp dụng pháp luật quy định các đặc điểm của trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người chưa thành niên”, việc tạm giam đang chờ xử lý thử nghiệm chỉ có thể được áp dụng cho trẻ vị thành niên như là phương án cuối cùng và trong thời gian ngắn nhất. Khi xem xét đơn yêu cầu của Cơ quan điều tra sơ bộ về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bằng hình thức tạm giam đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên, Tòa án kiểm tra tính hợp lệ của các quy định nêu trong đó về sự cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên và không thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhẹ nhàng hơn đối với anh ta. Tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC- TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH về thủ tục tố tụng với người dưới 18 tuổi có quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam người dưới 18 tuổi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, “cân nhắc” áp dụng biện pháp giám sát, cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Điều 123, Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự. Việc đưa cụm từ “cân nhắc” vào sẽ dẫn đến việc các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng sẽ áp dụng một cách tuỳ nghi. Chính vì điều này, tác giả kiến nghị sửa đổi khoản 1 Điều 12 của Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC- TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH về thủ tục tố tụng với người dưới 18 tuổi như sau: “Trước khi quyết định áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam người dưới 18 tuổi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng buộc phải áp dụng biện pháp giám sát, cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Điều 123, Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong trường hợp không thể áp dụng các biện pháp trên thì quyết định áp dụng các biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam”. 154
  12. Hai là, trong pháp luật tố tụng hình sự các nước Liên Bang Nga, Belarus đã có quy định rõ ràng về thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Trong đó, một số biện pháp ngăn chặn như bảo lĩnh, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, cấm một số hành động nhất định đều thuộc thẩm quyền ra quyết định của Toà án. Điều tra viên, Kiểm sát viên chỉ có thẩm quyền nhất định đối với một số biện pháp ngăn chặn còn lại mà tác giả đã nêu ở phần trên. Hiện nay, ở Việt Nam thẩm quyền đối với việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đều do Viện kiểm sát phê duyệt chính điều này đã làm cho việc áp dụng biện pháp ngăn chặn một cách tràn lan, thiếu chủ động. Ở nước ta hiện nay đã có Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC Quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên. Chính vì vậy, chúng ta cần quy định việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn phải do Tòa án này quyết định, nhất là vấn đề áp dụng các biện pháp ngăn chặn như tạm giữ, tạm giam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Ba là, trong Bộ luật Tố tụng hình sự Liên Bang Nga có quy định về biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi, cụ thể là biện pháp “Giám sát người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên11”. Theo quy định này thì việc giám sát người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên nhằm bảo đảm cho người đó có hành vi đúng đắn quy định tại Điều 102 của BLTTHS Liên Bang Nga bởi cha mẹ, người giám hộ, người được ủy thác hoặc những người đáng tin cậy khác, cũng như cán bộ của cơ sở giáo dục trẻ em chuyên biệt nơi người đó đang theo học, về việc những người này cam kết bằng văn bản. Khi lựa chọn biện pháp ngăn chặn này, điều tra viên, điều tra viên hoặc tòa án phải giải thích cho những người được đề cập ở phần đầu của điều này về bản chất của việc nghi ngờ hoặc buộc tội, cũng như trách nhiệm của họ liên quan đến nhiệm vụ giám sát. Trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ đã đảm nhận thì có thể áp dụng biện pháp hình phạt quy định tại khoản 4 Điều 103 của Bộ luật này đối với người mà nghi can, bị can là người chưa thành niên bị quản chế. Đây là một trong những quy định tiến bộ chính vì vậy pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam cần tham khảo và xây dựng. Thứ hai, kinh nghiệm về thực tiễn áp dụng: Qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi ở Liên Bang Nga, Belarus. Tác giả thấy rằng, ở các nước này việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn rất hạn chế, chỉ các trường hợp đặc biệt cho thấy bị can bị cáo có thể gây ảnh hưởng đến quá trình điều tra vụ án thì mới áp dụng biện pháp ngăn chặn. Đối với việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi pháp luật các nước này cũng quy định cần phải căn cứ vào tâm sinh lý của bị can, bị cáo và chứng cứ. 11 Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự Liên Bang Nga, https://www.consultant.ru/document/cons_doc_LAW_34481/6321f5ff323ecce9c1c47b2724f0ded1061679ce/, truy cập ngày 11/4/2023; 155
  13. Ở Việt Nam hiện nay việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi đang được các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng áp dụng một cách tràn lan, với lối tư duy sợ bị can, bị cáo bỏ trốn nên rất nhiều trường hợp đã áp dụng các biện pháp ngăn chặn để phòng hờ. Chính vì vậy chúng ta cần nghiên cứu lại việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn nhằm đảm bảo hơn tránh trường hợp áp dụng tràn lan dẫn đến không hiệu quả. 5. Kết luận Qua bài viết, tác giả đã phân tích đánh giá các quy định của pháp luật các nước như Liên Bang Nga, Belarus, về các biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi. Trong đó tập trung nghiên cứu về thẩm quyền áp dụng, huỷ bỏ, thay thế các biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Đồng thời dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn của các quốc gia trên. Tác giả đã rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam cả về mặt lập pháp và thực tiễn áp dụng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công ước quốc tế về Quyền trẻ em. 2. Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về áp dụng pháp luật với người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh). 3. Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật Tố tụng hình sự, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2017), Bộ luật Hình sự 2015, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP- BLĐTBXH về thủ tục tố tụng với người dưới 18 tuổi. 6. Bộ luật Tố tụng hình sự Liên Bang Nga, http://www.consultant.ru/document/cons_doc_LAW_34481/4fef595255a2cca594fdc917 279f0914e00ac194/#dst100857. 7. Bộ luật Tố tụng hình sự Belarus, https://etalonline.by/document/?regnum=hk9900295; 8. Nguyễn Thị Ninh Bình (2017), Áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh. 156
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0