TƯ TƯỞNG ĐẠO GIA<br />
<br />
1<br />
<br />
TƯ TƯỞNG ĐẠO GIA<br />
<br />
2<br />
<br />
Tranh bìa:<br />
Lão Tử kỵ ngưu 老子騎牛(Lão Tử cưỡi trâu) tranh của Triều Vô Cữu 晁無咎 (1053-1110) đời Bắc Tống.<br />
<br />
Trình bày bìa sách: Lê Anh Huy<br />
Book cover designed by Lê Anh Huy<br />
<br />
TƯ TƯỞNG ĐẠO GIA<br />
<br />
3<br />
<br />
Mục lục<br />
<br />
4<br />
<br />
TƯ TƯỞNG ĐẠO GIA<br />
<br />
TRIẾT LÝ<br />
<br />
Lời nói đầu ................................................................... 5<br />
<br />
17- Biện chứng - thắng bại ...................................... 238<br />
<br />
TỰ NHIÊN<br />
<br />
18- Chung thủy - hữu vô .......................................... 255<br />
<br />
1- Vũ trụ - thiên địa ...................................................... 7<br />
<br />
19- Kiên bạch - đồng dị ............................................ 263<br />
<br />
2- Tồn tại - quy luật .................................................... 22<br />
<br />
Sách tham khảo chính ............................................. 268<br />
<br />
3- Nhân vật - thần tiên ............................................... 35<br />
LẬP THÂN<br />
4- Tuân Đạo - quý Đức .............................................. 51<br />
5- Dưỡng sinh - tị hại ................................................. 64<br />
6- Tri mệnh - thủ nhất ................................................ 88<br />
7- Hư tĩnh - cầu chân ............................................... 105<br />
TU DƯỠNG<br />
8- Tu luyện - dưỡng thân ......................................... 116<br />
9- Tu kỷ - đãi nhân ................................................... 135<br />
10- Khiêm cẩn - bất tranh ........................................ 150<br />
11- Quả dục - nhu nhược ......................................... 162<br />
XỬ THẾ<br />
12- Thế thái - nhân tình ........................................... 178<br />
13- Chính trị - chiến tranh ........................................ 192<br />
14- Tư khảo - trị thế ................................................. 205<br />
15- Danh lợi - đắc thất ............................................. 215<br />
16- Họa phúc - sinh tử ............................................. 222<br />
<br />
TƯ TƯỞNG ĐẠO GIA<br />
<br />
5<br />
<br />
Lời nói đầu<br />
Tư tưởng Đạo gia bao quát không những tư tưởng<br />
của Lão Tử và Trang Tử mà còn nhiều nhà khác như<br />
Hoài Nam Tử, Doãn Văn Tử, Liệt Tử, Dương Tử, v.v...<br />
Tất cả các trứ tác này được sưu tập thành những bộ<br />
sách gọi là Đạo Tạng.<br />
Tư tưởng Tam giáo (Nho-Thích-Đạo) giữ vai trò<br />
quan trọng trong văn hoá truyền thống Việt Nam. Tuy<br />
nhiên, tư tưởng Đạo gia cho đến nay tại nước ta vẫn<br />
chưa được khai thác triệt để, và chúng ta có rất ít tư liệu<br />
tham khảo về chủ đề này bằng tiếng Việt. Do đó, giới<br />
nghiên cứu nếu muốn đào sâu vào lĩnh vực này thì đa<br />
số phải sử dụng nguồn sách của Trung Quốc, Đài Loan,<br />
Hương Cảng, hoặc các sách của các Hán học gia Tây<br />
phương trứ tác và phiên dịch.<br />
Quyển Tư Tưởng Đạo Gia này được dịch ra tiếng<br />
Việt theo quyển Đạo Gia Châm Ngôn Lục do Hàn Sinh<br />
tuyển chọn, Nội Mông Cổ Nhân Dân xuất bản xã, Bắc<br />
Kinh, 1997. Hàn Sinh đã khéo trích tuyển nhiều đoạn<br />
văn hoặc câu văn tiêu biểu của Đạo gia rải rác trong các<br />
tác phẩm chính yếu của Đạo Tạng. Ông sắp xếp các<br />
câu trích dẫn này theo từng chủ đề như: Tự nhiên, Lập<br />
thân, Tu dưỡng, Xử thế, và Triết lý.<br />
Nhận thấy quyển sách này rất hữu ích, nên tôi cố<br />
gắng dịch sang tiếng Việt.<br />
Những độc giả phổ thông có thể qua quyển sách<br />
này mà nắm được những ý tưởng cốt lõi trong hệ thống<br />
tư tưởng của Đạo gia, ngoài ra học giới có thể tìm nơi<br />
đây nguồn trích dẫn phục vụ cho việc nghiên cứu của<br />
mình.<br />
<br />
TƯ TƯỞNG ĐẠO GIA<br />
<br />
6<br />
<br />
Hiểu được cổ nhân cách xa ta mấy ngàn năm rất<br />
khó, nên dịch cổ văn Trung Quốc không hề là việc đơn<br />
giản chút nào. Do đó những sơ sót và sai lầm ắt hẳn<br />
khó tránh khỏi. Dịch giả chân thành cảm tạ quý vị cao<br />
minh túc nho thạc học sẵn lòng chỉ chính.<br />
Dịch giả cẩn bút,<br />
Lê Anh Minh<br />
<br />
TƯ TƯỞNG ĐẠO GIA<br />
<br />
7<br />
<br />
01 - VŨ TRỤ 宇 宙 – THIÊN ĐỊA 天 地<br />
001. Thiên địa chi gian, kỳ do thác thược hồ? Hư nhi<br />
bất khuất, động nhi dũ xuất. [Đạo Đức Kinh, chương 5]<br />
天地之間,其猶橐籥乎?虛而不屈,動而愈出。《道德<br />
經 • 第五章》<br />
【Dịch】Khoảng trời đất giống như ống bễ thợ rèn.<br />
Trống không mà không hao kiệt; càng động, hơi càng<br />
ra.<br />
002. Cốc thần bất tử thị vị Huyền tẫn. Huyền tẫn chi<br />
môn thị vị thiên địa căn. Miên miên nhược tồn. Dụng<br />
chi bất cần. [Đạo Đức Kinh, chương 6]<br />
谷神不死,是謂玄牝。玄牝之門,是謂天地根。綿綿若<br />
存,用之不勤。《道德經 • 第六章》<br />
【Dịch】Cốc thần bất tử, đó là Huyền tẫn. Cửa Huyền<br />
tẫn chính là gốc rễ trời đất. Miên man trường tồn, dùng<br />
không bao giờ hết.<br />
003. Đạo khả đạo, phi thường Đạo. Danh khả danh, phi<br />
thường danh. Vô danh, thiên địa chi thủy; Hữu danh,<br />
vạn vật chi mẫu. Cố thường vô, dục dĩ quan kỳ diệu;<br />
Thường hữu, dục dĩ quan kỳ kiếu. Thử lưỡng giả đồng<br />
xuất nhi dị danh. Đồng vị chi huyền. Huyền chi hựu<br />
huyền. Chúng diệu chi môn. [Đạo Đức Kinh, chương 1]<br />
<br />
8<br />
<br />
TƯ TƯỞNG ĐẠO GIA<br />
<br />
道可道,非常道。名可名,非常名。無名,天地之始。<br />
有名,萬物之母。故常無,欲以觀其妙。常有,欲以觀<br />
其徼。此兩者同出而異名。同謂之玄。玄之又玄。眾妙<br />
之門。《道德經 • 第一章》<br />
【Dịch】Đạo mà có thể giảng giải được thì không phải<br />
là cái đạo thường hằng. Tên mà có thể gọi được thì<br />
không phải là cái tên thường hằng. Không tên là khởi<br />
đầu của trời đất, có tên là mẹ của muôn vật. Cho nên<br />
thường không để nhìn thấy cái có vi diệu trong cái<br />
không. Thường có để nhìn thấy cái không vi diệu trong<br />
cái có. Hai cái đó cùng một nguồn gốc, nhưng tên khác<br />
nhau, đều gọi là huyền. (Cái) huyền ấy thâm sâu hơn<br />
cả những gì thâm sâu; chính là cửa phát sinh ra mọi<br />
điều huyền diệu.<br />
004. Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh. Tịch hề,<br />
liêu hề, độc lập nhi bất cải. Chu hành nhi bất đãi. Khả<br />
dĩ vi thiên hạ mẫu. Ngô bất tri kỳ danh; tự chi viết Đạo,<br />
cưỡng vi chi danh viết Đại. Đại viết thệ; Thệ viết viễn;<br />
Viễn viết phản. Cố Đạo đại, thiên đại, địa đại, nhân<br />
diệc đại. [Đạo Đức Kinh, chương 25]<br />
有物混成,先天地生。寂兮寥兮,獨立而不改,周行而<br />
不殆,可以為天下母。吾不知其名,字之曰道,強為之<br />
名曰大。大曰逝,逝曰遠,遠曰反。故道大,天大,地<br />
大,人亦大。《道德經 • 第 25 章》<br />
【Dịch】Có một vật hỗn độn, sinh thành trước trời đất;<br />
yên lặng, trống không; đứng một mình mà chẳng thay;<br />
<br />