intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tư vấn hướng nghiệp với sự phát triển năng lực học sinh trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tư vấn hướng nghiệp với sự phát triển năng lực học sinh trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay" đề cập đến các nội dung chính sau đây: Các khái niệm liên quan đến tư vấn hướng nghiệp phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông; phân loại tư vấn hướng nghiệp; năng lực học sinh trung học phổ thông trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tư vấn hướng nghiệp hướng đến việc phát triển năng lực học sinh trung học phổ thông. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tư vấn hướng nghiệp với sự phát triển năng lực học sinh trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

  1. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Bùi Việt Phú TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY Bùi Việt Phú(*) Tóm tắt: Hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông có vai trò quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Tư vấn hướng nghiệp giúp học sinh nhận ra chính mình; có hiểu biết về nhu cầu của xã hội; biết phát triển năng lực của bản thân trong định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, quan điểm tiếp cận hoạt động tư vấn hướng nghiệp của các tác giả trên thế giới và Việt Nam, nội dung chính của bài viết đề cập đến các nội dung chính sau đây: Các khái niệm liên quan đến tư vấn hướng nghiệp phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông; phân loại tư vấn hướng nghiệp; năng lực học sinh trung học phổ thông trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tư vấn hướng nghiệp hướng đến việc phát triển năng lực học sinh trung học phổ thông. Từ khóa: Tư vấn hướng nghiệp, học sinh; năng lực, giáo dục, phổ thông. CAREER GUIDANCE WITH THE DEVELOPMENT OF HIGH SCHOOL STUDENTS' COMPETENCE TO MEET THE REQUIREMENTS OF EDUCATIONAL INNOVATION Abstract: Career counseling activities for high school students play a crucial role, especially in the current context of innovation in general education. Career counseling helps students understand themselves, gain knowledge about social needs, and develop their own competence in career orientation for the future. Based on theoretical research and (*) TS., Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. 382
  2. BÙI VIỆT PHÚ approaches to career guidance activities by authors worldwide and in Vietnam, the article presents key points, including concepts of competence-based career guidance for high school students; classification of career counseling; high school students’ competence according to the 2018 General Education Curriculum; and competence-oriented career guidance for high school students. Keywords: Career counseling, students, competence, education, general education. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng trong Nghị quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) (Ban Chấp hành Trung ương, 2013). Bộ GD&ĐT đã cụ thể hóa mục tiêu của Chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông (THPT) là: “Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Trong bối cảnh hiện nay, công tác giáo dục hướng nghiệp (GDHN) cho học sinh phổ thông đã và đang được đặt lên hàng đầu trong chính sách giáo dục của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mục đích cuối cùng của tư vấn hướng nghiệp (TVHN) cho học sinh THPT là học sinh lựa chọn được ngành, nghề phù hợp với năng lực, đặc điểm tâm sinh lý của bản thân và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Thế nhưng ở nước ta, lĩnh vực này còn nhiều bất cập và chưa được quan tâm đúng mức. Ðã đến lúc sự bất cập này cần sớm được cải thiện bằng một hành trình mới theo hướng thực chất và chuyên nghiệp hơn. Do nhiều nguyên nhân, TVHN cho học sinh THPT ở Việt Nam chưa được đặt đúng vị trí trong hệ thống giáo dục, nên chưa được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, cũng như đầu tư nguồn tài chính hợp lý từ nghiên cứu cơ sở lý luận đến xây dựng chương trình và việc tổ chức thực hiện. Việc đào tạo đội ngũ chuyên gia hướng nghiệp chưa được chú trọng; cơ chế chính sách còn nhiều bất cập; mục tiêu, nội dung của GDHN và TVHN chưa quan tâm đến việc phát triển các năng lực cốt lõi cho học sinh THPT,... dẫn đến hiệu quả hoạt động GDHN, TVHN còn nhiều hạn chế. 383
  3. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM 2. NỘI DUNG 2.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1. Hướng nghiệp Theo UNESCO: Hướng nghiệp là một quá trình cung cấp cho người học những thông tin về bản thân, về thị trường lao động và định hướng cho người học có các quyết định đúng đối với sự lựa chọn nghề nghiệp (Trường ĐHSP Hà Nội, 2019). Định nghĩa này cũng đã xác định rõ mục đích cuối cùng của hướng nghiệp là giúp người học tự đưa ra quyết định. Các đơn vị, cá nhân khác như nhà trường, các nhà tư vấn - tham vấn hướng nghiệp, các trung tâm dự báo nguồn nhân lực, thầy cô, cha mẹ, bạn bè,... sẽ đóng vai trò cung cấp thông tin bao gồm phương pháp tìm hiểu bản thân, phương pháp lựa chọn nghề nghiệp, thế giới nghề và đặc điểm, yêu cầu của ngành nghề. Theo K.K. Platonop: Hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp tâm lý - giáo dục, y học, nhằm giúp cho con người đi vào cuộc sống thông qua việc lựa chọn cho mình một nghề nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu xã hội, vừa phù hợp với hứng thú năng lực của bản thân. Những biện pháp này sẽ tạo nên sự thống nhất giữa quyền lợi của xã hội với quyền lợi của cá nhân (Bùi Việt Phú, 2013). Từ định nghĩa trên, K.K. Platonop đưa ra sơ đồ tam giác hướng nghiệp (Bùi Việt Phú, tái bản, 2019). Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tam giác hướng nghiệp và các hình thức hướng nghiệp K.K. Platonop Tam giác hướng nghiệp được tạo thành từ ba cạnh: (1) Đặc điểm, yêu cầu của các ngành/ nghề trong xã hội; (2) nhu cầu nhân lực của thị trường lao động; (3) đặc điểm tâm lý và sinh lý của cá nhân. Sự kết hợp khác nhau của các cạnh tạo nên các 384
  4. BÙI VIỆT PHÚ hoạt động khác nhau trong hướng nghiệp. Theo chúng tôi Hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp tác động của nhà trường, gia đình và xã hội đến nhận thức, thái độ và hành vi lựa chọn nghề của cá nhân. 2.1.2. Tư vấn hướng nghiệp Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về tư vấn hướng nghiệp. Ở đây, chúng tôi xin đề cập đến một số quan niệm của các nhà tâm lý học ở nước ngoài và trong nước có cùng cách tiếp cận. Theo Frank Parsons (1909), Tư vấn hướng nghiệp là việc trợ giúp một cá nhân lựa chọn một nghề. Frank Parson quan niệm công thức 3 phần như sau: Thứ nhất, bạn phải có sự hiểu biết rõ ràng về bản thân bạn, năng khiếu, năng lực, hứng thú, khả năng xoay sở, những hạn chế và những phẩm chất khác. Thứ hai, kiến thức về những yêu cầu, điều kiện thành công, thuận lợi hay không thuận lợi, cơ hội và những hoàn cảnh khác nhau trong công việc. Thứ ba, lập luận sâu sắc về mối quan hệ giữa những đặc điểm của hai nhóm trên trong thực tế (Bùi Việt Phú, 2013). Edmund G.Williamson (1965) cũng có quan điểm tương đồng Frank Parsons (1909), ông cho rằng TVHN là một quá trình gồm 6 bước: phân tích; tổng hợp; chẩn đoán; tiên lượng; tư vấn và theo dõi. Cách tiếp cận của Williamson về tư vấn được biết đến là tư vấn có chỉ dẫn (tư vấn có hướng dẫn, lời khuyên). Trong quá trình tư vấn, nhà tư vấn sử dụng trắc nghiệm tâm lý để đo những đặc điểm nhân cách (hứng thú, tài năng, trí tuệ) (Bùi Việt Phú, 2013). Ở một khía cạnh khác, Tiedeman cho rằng: mỗi cá nhân hoàn toàn có năng lực lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân mình; việc lựa chọn nghề, tuy là một quá trình liên tục và có thể được diễn ra ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời, nhưng mỗi cá nhân phải tự đưa ra những quyết định liên quan đến nghề nghiệp tại những thời điểm cụ thể trong cuộc đời (Bùi Việt Phú, 2013). Theo tác giả Phạm Tất Dong: Tư vấn hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp tâm lý - giáo dục nhằm đánh giá toàn bộ năng lực thể chất và trí tuệ của thanh thiếu niên, đối chiếu các năng lực đó với những yêu cầu do nghề đặt ra đối với người lao động, có cân nhắc đến nhu cầu nhân lực của địa phương và xã hội, trên cơ sở đó có những lời khuyên về nghề có căn cứ khoa học, loại bỏ những trường hợp may rủi, thiếu chín chắn trong khi chọn nghề (Phạm Tất Dong, Chủ biên, 2003). Như vậy, từ những quan niệm về tư vấn hướng nghiệp của các tác giả nước ngoài và trong nước được nêu ở trên, chúng ta có thể hiểu: Tư vấn hướng nghiệp là 385
  5. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM một hoạt động nhằm giúp cho các cá nhân nâng cao nhận thức về đặc điểm nghề, nhu cầu xã hội đối với nghề, phù hợp với năng lực của bản thân để lựa chọn nghề phù hợp. 2.1.3. Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông Các tác giả Đoàn Chi, Phạm Tất Dong, Nguyễn Thế Trường (1996) cho rằng: Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh là hệ thống những biện pháp tâm lý - giáo dục nhằm đánh giá toàn bộ năng lực thể chất và trí tuệ của học sinh, đối chiếu các năng lực đó với những yêu cầu do nghề đặt ra đối với người lao động, có cân nhắc đến nhu cầu nhân lực của địa phương và xã hội, trên cơ sở đó cho các em những lời khuyên về chọn nghề có căn cứ khoa học, loại bỏ những trường hợp may rủi, thiếu chín chắn khi chọn nghề (Phạm Tất Dong, Chủ biên, 2003). Theo tác giả Đặng Danh Ánh: Tư vấn hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp tâm lý - giáo dục - y học nhằm phát hiện và đánh giá toàn diện năng lực của thanh thiếu niên với mục đích giúp họ chọn nghề trên cơ sở khoa học. Kết quả của tư vấn hướng nghiệp là giới thiệu cho học sinh chọn được một nghề phù hợp với nguyện vọng, năng lực của cá nhân và nhu cầu nhân lực của các thành phần kinh tế (Đặng Danh Ánh, 2010). Từ những định nghĩa nêu trên cho thấy, các tác giả đã nhấn mạnh đến ba khía cạnh như: đặc điểm, yêu cầu nghề; thị trường lao động; đặc điểm cá nhân. Tư vấn hướng nghiệp là giúp học sinh tìm được sự phù hợp của 3 cạnh nói trên. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng TVHN cho học sinh THPT là bằng hệ thống các biện pháp tâm lý giáo dục giúp học sinh nâng cao nhận thức về nghề và đặc điểm nghề định chọn, hiểu biết về bản thân và nhu cầu xã hội về nghề, rồi từ đó tìm ra nghề phù hợp. Từ đó, chúng ta thấy rõ mục đích của công tác TVHN cho học sinh là giúp cho học sinh tự nhận ra chính mình, biết quan tâm đến những yếu tố chủ quan và khách quan trước khi lựa chọn nghề nghiệp; tạo điều kiện cho các em phát huy tối đa năng lực cá nhân trong thời gian học nghề cũng như trong cả quá trình hoạt động nghề nghiệp trong tương lai. Từ đó, có thể hiểu: Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT là hoạt động giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh về nghề, về nhu cầu xã hội đối với nghề và năng lực của bản thân, qua đó học sinh có thể lựa chọn được một nghề phù hợp. 2.1.4. Năng lực, năng lực học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 a. Năng lực Hiện nay có khá nhiều quan điểm về khái niệm năng lực, mỗi tác giả định nghĩa 386
  6. BÙI VIỆT PHÚ theo cách tiếp cận riêng, dưới đây, chúng tôi chỉ đề cập một vài quan niệm về năng lực có liên quan. Theo De Ketele (1995): Năng lực là một tập hợp trật tự các kỹ năng (các hoạt động) tác động lên các nội dung trong một loại tình huống cho trước để giải quyết các vấn đề do tình huống này đặt ra (Xavier Roegiers, 1996). Xavier Roegiers (1996) đồng quan điểm, cho rằng: Năng lực là sự tích hợp các kỹ năng tác động một cách tự nhiên lên các nội dung trong một loại tình huống cho trước để giải quyết những vấn đề do tình huống này đặt ra (Xavier Roegiers, 1996). Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD: Năng lực là khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2019). b. Năng lực học sinh trong chương trình GDPT 2018 Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2019). Năng lực được đánh giá bằng hiệu quả hoạt động. Theo đó, năng lực học sinh được hình thành và phát triển thông qua hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động giáo dục hướng nghiệp. 2.2. Phân loại tư vấn hướng nghiệp Hiện nay trên thế giới có nhiều cách phân loại TVHN khác nhau. Tùy thuộc vào căn cứ, mục đích, nội dung, số lượng, mức độ chuyên sâu, mỗi tác giả có các cách phân loại tư vấn hướng nghiệp khác nhau: 2.2.1. Căn cứ vào mục đích, nội dung của hoạt động tư vấn hướng nghiệp Hoạt động TVHN được chia thành 4 loại: - Tư vấn thông tin hướng dẫn: Nhằm giới thiệu với học sinh về họa đồ nghề nghiệp, đặc điểm nghề định chọn. Ở đây, người cán bộ tư vấn sẽ giới thiệu về những yêu cầu do nghề đối với những phẩm chất cá nhân của con người, Đồng thời, chỉ ra con đường để đạt được nghề nghiệp và triển vọng nâng cao tay nghề. - Tư vấn chẩn đoán: Đo đạc những đặc điểm tâm lý cá nhân nhằm bộc lộ hứng thú, thiên hướng, năng lực và những phẩm chất nghề nghiệp chuyên biệt của con người trên cơ sở nghiên cứu và đo đạc nhân cách con người một cách toàn diện. Mục đích của tư vấn chẩn đoán là xác định trong những lĩnh vực hoạt động nào con người 387
  7. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM có thể lao động thành công nhất, tức là đem lại lợi ích tối đa cho xã hội, Đồng thời, đưa lại niềm vui và sự hài lòng cho bản thân người lao động. - Tư vấn y học: Nhằm làm bộc lộ sự phù hợp giữa trạng thái sức khỏe của con người với yêu cầu của nghề mà con người lựa chọn. Nếu như con người mắc một trong những chứng bệnh thuộc loại chống chỉ định của nghề thì người cán bộ tư vấn sẽ khuyên nên chọn một nghề khác gần gũi với thiên hướng và hứng thú, Đồng thời, phù hợp với trạng thái sức khỏe của người đó. - Tư vấn hiệu chỉnh: Được tiến hành trong trường hợp ý định nghề nghiệp của con người không phù hợp với khả năng và năng lực thực tế của họ. 2.2.2. Căn cứ vào mức độ chuyên sâu của hoạt động tư vấn hướng nghiệp Hoạt động TVHN được chia thành 2 loại: - Tư vấn sơ bộ: Loại tư vấn này đơn giản có thể thực hiện ở nhiều trường vì không đòi hỏi phải có thiết bị, các phương tiện kỹ thuật. Chẩn đoán những phẩm chất nhân cách của học sinh cũng không cần đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia tư vấn có tay nghề cao, am hiểu sâu sắc các lĩnh vực tâm - sinh lý, giáo dục học, y học, kinh tế học. Người tư vấn có thể là giáo viên chủ nhiệm hay bộ môn, cần có những hiểu biết về yêu cầu của một số ngành nghề ở một số trường hoặc địa phương, nhu cầu nhân lực, về năng lực của học sinh, từ đó cho lời khuyên học sinh có thể học nghề gì, ở đâu. - Tư vấn chuyên sâu: Loại này phức tạp vì việc tư vấn được tiến hành trên cơ sở khoa học thực sự, đảm bảo độ chính xác cao nhờ một số máy móc hiện đại. Nhà tư vấn là những chuyên gia tư vấn được đào tạo một cách bài bản, có kiến thức về tâm lý học phát triển, tâm lý học lao động, tâm lý học trẻ có tật, kiến thức về thế giới nghề nghiệp, về yêu cầu của các nghề, về các đặc điểm nhân cách (hứng thú, khuynh hướng, động cơ, năng lực nghề nghiệp) của học sinh và nhu cầu phát triển nhân lực của các ngành nghề kinh tế quốc dân và địa phương. Nhà tư vấn có phương pháp và kỹ năng tư vấn, có những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đảm bảo hành nghề có hiệu quả. 2.2.3. Căn cứ vào số lượng người tham gia Hoạt động TVHN được phân chia thành 2 loại: - Tư vấn cá nhân: Là quá trình tương tác tích cực giữa nhân viên tư vấn và học sinh đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn nghề. - Tư vấn nhóm: Là quá trình tư vấn một bên là nhà tư vấn với một nhóm. Nhóm người được tư vấn từ hai người trở lên, họ có thể là học sinh, phụ huynh, giáo viên. Tóm lại: Sự phân loại hoạt động TVHN chỉ mang tính tương đối, dù là tư vấn cá nhân hay tư vấn nhóm, thì đó đều là quá trình tương tác tích cực giữa nhà tư vấn có 388
  8. BÙI VIỆT PHÚ kiến thức về thế giới nghề nghiệp, đặc điểm của từng nghề, kiến thức về tâm lý, sinh lý học sinh và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Nhà tư vấn phải có kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp và tuân thủ theo các giá trị đạo đức nghề nghiệp. Trong quá trình đó, nhà tư vấn phải làm các công việc như cung cấp thông tin, chẩn đoán tâm lý, sinh lý, trao đổi giải đáp và giải tỏa những thắc mắc, khó khăn của học sinh trong quá trình tìm hiểu và quyết định chọn một nghề để học và làm việc. 2.3. Năng lực học sinh trung học phổ thông trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Trong chương trình GDPT, GDHN được thực hiện thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cùng với nội dung giáo dục của địa phương ở cấp THPT. Theo quy định tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình GDPT, ngoài việc giáo dục hình thành và phát triển 5 phẩm chất cho học sinh, chương trình hướng đến phát triển 10 năng lực cốt lõi, trong đó 3 năng lực chung và 7 năng lực chuyên biệt: Hoạt động GDHN và TVHN cho học sinh THPT hướng đến hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; Đồng thời, góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể (Trường ĐHSP Hà Nội, 2019). Ở THPT, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở. Kết thúc giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học sinh có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của 389
  9. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và Quản lý bản thân; có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích. 2.4. Tư vấn hướng nghiệp hướng đến việc phát triển năng lực học sinh trung học phổ thông 2.4.1. Xu hướng chung của hoạt động tư vấn hướng nghiệp trên thế giới Từ lâu, ở nhiều nước trên thế giới, GDHN và TVHN giữ một vai trò rất quan trọng trong hệ thống giáo dục. Hoạt động này được tích hợp trong nhiều hoạt động giáo dục. Một số nước như Ðức, Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Ðộ, Anh... quyền bảo đảm TVHN còn được khẳng định trong các bộ luật. Học sinh bậc trung học đối với nhiều quốc gia trên thế giới đều bắt đầu từ độ tuổi 15 - 18. Tùy theo điều kiện kinh tế, xã hội và chính trị của mỗi nước mà mỗi quốc gia có thể có mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục khác nhau ở bậc học phổ thông. Tuy nhiên, mục tiêu giáo dục THPT chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thị trường lao động, cấu trúc và năng lực tiếp nhận học sinh từ bậc trung học lên hệ thống giáo dục sau trung học và sự liên thông trong đào tạo. Nhìn chung, giáo dục THPT trên thế giới tồn tại 3 mô hình sau: Định hướng theo hướng hàn lâm - chuẩn bị cho học sinh sau khi tốt nghiệp có thể vào học tại các viện đại học hoặc các trường đại học; Cả theo hướng hàn lâm và hướng nghề và theo hướng nghề (Bùi Việt Phú, 2013), (Bùi Việt Phú, tái bản, 2019). Hệ thống giáo dục của Cộng hòa liên bang Ðức tạo ra sự phân luồng học sinh dựa theo khả năng cá nhân từ rất sớm, bước vào cấp 1 các em được chia theo năng lực và sở thích để vào học trong các loại hình trường khác nhau. Ở Đức thường có những loại hình sau: Thứ nhất là Hauptschule (từ lớp 5 tới lớp 9) dẫn tới chứng chỉ tốt nghiệp Hauptschule và sau đó vào học bán thời gian (part-time) trong các trường nghề kết hợp với việc rèn nghề tới khi 18 tuổi. Thứ hai là Realschule (từ lớp 5 tới lớp 10) dẫn tới chứng chỉ tốt nghiệp Realschule và sau đó theo học kiểu part-time trong các trường nghề, trường cao đẳng nghề hoặc tiếp tục học trong một trường Gymnasium (loại hình thứ ba). Loại hình Gymnasium (từ lớp 5 tới lớp 13) dẫn tới abitur (kỳ thi tốt nghiệp và chứng nhận tốt nghiệp) và chuẩn bị cho học sinh vào học đại học hoặc cho bằng lý thuyết và thực hành kép (Bùi Việt Phú, 2013). Hoa Kỳ Giáo dục nghề nghiệp trong trường phổ thông là chuẩn bị cho người học những kiến thức và kỹ năng ở mức vào thị trường lao động trong những nghề đòi hỏi trình độ thấp hơn trình độ đại học. Tuy nhiên, hiện nay việc tích hợp giáo dục văn 390
  10. BÙI VIỆT PHÚ hóa và giáo dục nghề đang là xu hướng chính hiện nay ở bậc học THPT Hoa Kỳ. Những đạo luật và chính sách giáo dục ngày nay có xu hướng khuyến khích học sinh THPT tiếp tục học ở bậc học sau THPT. Các mô hình giáo dục THPT ở Hoa Kỳ rất đa dạng nhằm làm cho quá trình giáo dục hợp lý hơn với nhu cầu, khả năng cá nhân người học và lợi ích cộng đồng (Bùi Việt Phú, tái bản, 2019). 2.4.2. Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông hướng đến việc phát triển năng lực học sinh a. Mục tiêu đối với các năng lực cần đạt khi thực hiện nội dung tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông Đối với các năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định được mục đích giao tiếp và hợp tác, nội dung giao tiếp phù hợp với mục đích giao tiếp và nội dung hợp tác; Sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ phù hợp với mục đích, nội dung và ngữ cảnh giao tiếp, biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với mục đích, ngữ cảnh giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với mục đích và nội dung giao tiếp; Chủ động thiết lập được mối quan hệ với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh, biết nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các quan hệ khác, biết làm chủ các mối quan hệ để không ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân và người xung quanh; Thể hiện lắng nghe tích cực và biết cách thỏa thuận, thuyết phục bạn bè trong nhóm để được hỗ trợ, chia sẻ khi cần và biết hỗ trợ bạn bè cùng thực hiện nhiệm vụ; Biết dựa vào mục đích đặt ra để đánh giá sự hợp tác trong hoạt động nhóm; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm và rút ra được những bài học kinh nghiệm từ sự hợp tác. - Năng lực tự chủ và tự học: Tự thực hiện những công việc hằng ngày của bản thân trong học tập và trong cuộc sống gia đình, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động ở lớp, ở trường, cộng đồng; Phân tích được điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân và biết tự điều chỉnh bản thân, vận dụng được hiểu biết về quyền và nhu cầu chính đáng của cá nhân để tự bảo vệ mình. Đặt được các câu hỏi khác nhau về cùng một sự vật, hiện tượng trong quá trình hoạt động. Nhận diện được các tầng bậc cảm xúc khác nhau của bản thân và người khác để biết tự điều chỉnh cảm xúc của mình và có thái độ và hành vi cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống nảy sinh vấn đề, hình thành được những câu hỏi có tính khám phá cái mới trong vấn đề; 391
  11. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Bước đầu dự đoán được về sự phát triển của vấn đề trong một số điều kiện khác và đề xuất được các giải pháp khác nhau cho các vấn đề, sàng lọc và lựa chọn được giải pháp hiệu quả cho những vấn đề đặt ra; Thực hiện được giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện. Đánh giá được hiệu quả của các giải pháp đã thực hiện và rút ra được một số bài học kinh nghiệm trong giải quyết vấn đề; Chỉ ra được những ý tưởng khác lạ trong cuộc sống xung quanh và thể hiện được sự hứng thú bền vững đối với các hoạt động khám phá trong lĩnh vực nhất định, đưa ra được một số ý tưởng mới, độc đáo đối với bản thân và người xung quanh. Đối với các năng lực đặc thù: Cấu trúc của 3 nhóm năng lực của chương trình Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp bao gồm: năng lực thích ứng với cuộc sống; năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; năng lực định hướng nghề nghiệp bao gồm các yếu tố thành phần, các chỉ số hành vi, thái độ… của các phẩm chất và năng lực chung. Chính vì vậy, các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung đã được tích hợp hoặc thể hiện riêng biệt trong các yêu cầu cần đạt của các hoạt động. Những yêu cầu cần đạt này là cơ sở để xây dựng các công cụ đánh giá tổng kết về năng lực cần đạt của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, từ đó xác định mức độ phát triển năng lực của học sinh THPT về các nội dung cần đo ở cuối giai đoạn định hướng nghề nghiệp. b. Nội dung giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông Công tác GDHN và TVHN cho học sinh THPT tập trung vào 4 nội dung chính sau đây (Trường ĐHSP Hà Nội, 2019): - Hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp: Tìm hiểu ý nghĩa, đặc điểm và yêu cầu của nghề; yêu cầu về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp; thị trường lao động. - Hoạt động rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp: Tự đánh giá sự phù hợp của bản thân với định hướng nghề nghiệp; Rèn luyện phẩm chất và năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp. - Hoạt động lựa chọn hướng nghề nghiệp: Tìm hiểu hệ thống trường trung cấp, cao đẳng, đại học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác của địa phương, trung ương và tham vấn ý kiến của thầy cô, người thân và chuyên gia về định hướng nghề nghiệp. - Hoạt động lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp: Lựa chọn cơ sở đào tạo trong tương lai và lập kế hoạch học tập phù hợp với định hướng nghề nghiệp. c. Các hình thức giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp Hình thức giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT 392
  12. BÙI VIỆT PHÚ khá phong phú, có thể kể đến các nhóm hình thức tổ chức sau đây: - Các hình thức có tính khám phá; - Các hình thức có tính thể nghiệm, tương tác; - Các hình thức có tính cống hiến; - Các hình thức có tính nghiên cứu; - Các hình thức khác. 3. KẾT LUẬN Từ xu hướng chung về GDHN và TVHN cho học sinh phổ thông của các nước phát triển, công tác GDHN và TVHN cho học sinh THPT ở Việt Nam cần được quan tâm và triển khai đồng bộ, có hiệu quả hướng đến việc phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Để đạt được mục tiêu của Chương trình GDPT 2018, hoạt động GDHN và TVHN phải được Chính phủ và toàn xã hội quan tâm đúng mức, được các cấp, các ngành liên quan đề ra những cơ chế chính sách đồng bộ, hợp lý. Cùng đó, các cơ sở giáo dục và đào tạo cần được đầu tư thích đáng trong việc tổ chức GDHN, TVHN. Ðặc biệt, Bộ GD&ÐT cần chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ làm công tác hướng nghiệp, nhất là các chuyên gia hướng nghiệp. Các cơ sở giáo dục có chức năng hướng nghiệp, dạy nghề,... ở các địa phương cần được củng cố và phát triển chứ không phải sáp nhập với các trung tâm khác. Mặt khác, rất cần tăng cường hiệu quả các cơ quan có chức năng thông tin, dự báo về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động, nhu cầu nhân lực. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đặng Danh Ánh. (2010). Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam. NXB Văn hóa Thông tin. Ban Chấp hành Trung ương. (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/.2013 về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018, ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019). Tài liệu Bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở GDPT (mô đun 01). Phạm Tất Dong (Chủ biên). (2003). Thực trạng và giải pháp phát triển nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông. Bùi Việt Phú. (2019). Xu thế phát triển giáo dục, (tái bản 2019). Giáo trình sau đại học. NXB. Giáo dục Việt Nam. Bùi Việt Phú. (2013). Đổi mới giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. NXB. 393
  13. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Giáo dục Việt Nam. UNESCO. (2002). Technical and Vocational Education and Training in the Twenty- First Century: New Role and Chalenges for Guidance and Counselling. Trường ĐHSP Hà Nội. (2019). Tài liệu Tập huấn Tìm hiểu Chương trình hoạt động Trải nghiệm và hoạt động Trải nghiệm, Hướng nghiệp trong Chương trình GDPT 2018. Xavier Roegiers. (1996). Khoa sư phạm tích hợp hay Làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường (Người dịch: Đào Trọng Quang-Nguyễn Ngọc Nhị). NXB. Giáo dục. 394
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2