TỬ VONG CỦA SƠ SINH ĐƯỢC PHẪU THUẬT TRONG VÒNG 24 GIỜ
lượt xem 5
download
Đối tượng: Sơ sinh có dị dạng bẩm sinh cần được phẫu thuật trong vòng 24 giờ có nhiều yếu tố nguy cơ tử vong do bản thân bệnh lí, công tác chuẩn bị phẫu thuật, và các biến chứng hậu phẫu. Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm về dịch tễ học, lâm sàng và các vấn đề hồi sức nhằm tìm ra các yếu tố có liên quan đến tử vong hậu phẫu và tìm các giải pháp giảm nguy cơ tử vong. Phương pháp: Mô tả tiền cứu và hồi cứu từ tháng 3/2007 đên 3/2009....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TỬ VONG CỦA SƠ SINH ĐƯỢC PHẪU THUẬT TRONG VÒNG 24 GIỜ
- ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TỬ VONG CỦA SƠ SINH ĐƯỢC PHẪU THUẬT TRONG VÒNG 24 GIỜ TÓM TẮT Đối tượng: Sơ sinh có dị dạng bẩm sinh cần được phẫu thuật trong vòng 24 giờ có nhiều yếu tố nguy cơ tử vong do bản thân bệnh lí, công tác chuẩn bị phẫu thuật, và các biến chứng hậu phẫu. Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm về dịch tễ học, lâm sàng và các vấn đề hồi sức nhằm tìm ra các yếu tố có liên quan đến tử vong hậu phẫu và tìm các giải pháp giảm nguy cơ tử vong. Phương pháp: Mô tả tiền cứu và hồi cứu từ tháng 3/2007 đên 3/2009. Kết quả: Trong 2 năm có 100 trường hợp sơ sinh được phẫu thuật cấp cứu, chủ yếu đến từ các bệnh viện phụ sản của thành phố. Chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhóm dị dạng đường tiêu hóa là teo thực quản và teo ruột non (28% vs 25%), tỉ lệ nhiễm trùng sau phẫu thuật là 70%, thời gian nằm hồi sức trung bình là 10 ngày và tỉ lệ tử vong là 36%. 2 yếu tố sốc sau phẫu thuật và nhiễm trùng bệnh viện liên quan có ý nghĩa thống kê đến tử vong hậu phẫu. Kết luận: Nhiễm trùng bệnh viện vẫn là vấn đề quan trọng trong hồi sức cấp cứu sơ sinh. ABSTRACT
- Objectives: The study of epidemiological, clinical characteristics and resuscitation is to find out the factors of post operation mortality and the resolutions to decrease mortality risks. Method and materials: Descriptive, retrospective and prospective, from 03/2007 to 03/2009. Results: In 2 years, 100 emergency cases are enrolled; the majority is from maternal hospitals in HCM city. The esophageal and intestinal atresia occupy the high proportion. The rate of post operation infection is 70%, the mean ICU stay is 10 days, the mortality risk is 36%. Post operation shock and nosocomial infection are in correlation with post operation mortality with statistical significance. Conclusion: Nosocomial infection remains an important problem in neonate resuscitation and need more consideration.
- ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh lí ngoại khoa là một nhóm bệnh quan trọng ở trẻ sơ sinh(Error! Reference source not found.) . Các dạng bệnh rất đa dạng và phức tạp(Error! Reference source not found.). Việc can thiệp phẫu thuật cũng vô cùng nặng nề vì sơ sinh có rất nhiều yếu tố góp phần làm diễn tiến bệnh nặng nề như dị dạng bẩm sinh, sinh non, nhẹ cân, chậm phát triển trong tử cung, suy hô hấp và sức đề kháng rất yếu, dễ nhiễm trùng bệnh viện(Error! Reference source not found.) . Đối với các trường hợp phải phẫu thuật sớm dưới 24 giờ sau nhập viện thì vấn đề phẫu thuật còn phức tạp hơn, vì chủ yếu đó là những trường hợp phẫu thuật cấp cứu do diễn tiến bệnh nặng nề, việc chuẩn bị tiền phẫu không kĩ, vấn đề nhiễm trùng, những rối loạn do bệnh lí xảy ra từ tuyến trước, cần hồi sức tích cực cũng như phải phẫu thuật sớm nhằm cứu mạng sống của bệnh nhân càng khiến tiên lượng tử vong của bệnh nhân càng cao. Các mặt bệnh thường gặp cần phẫu thuật dưới 24 giờ sau nhập viện như viêm phúc mạc (bào thai hoặc sau sinh), xoắn ruột, thoát vị màng não tủy vỡ vỏ bọc, thoát vị rốn, hở thành bụng, tắc ruột, thủng tạng rỗng… đó là những mặt bệnh diễn tiến nhanh, nặng và dễ bị nhiễm trùng, đe dọa tính mạng của bệnh nhi. Tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và toàn miền Nam nói chung, phẫu thuật sơ sinh được tiến hành chủ yếu tại 2 bệnh viện Nhi là Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật trong chẩn đoán sớm dị tật bẩm sinh, khả năng phẫu thuật cũng như những tiến bộ trong công tác gây mê hồi sức và phẫu thuật đã cứu sống được nhiều trường hợp phức tạp, khó khăn. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, chưa có 1 tổng kết nào về các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng cũng như đặc điểm về
- hồi sức của các trẻ sơ sinh được phẫu thuật trong vòng 24 giờ sau nhập viện. Vì vậy cần có 1 nghiên cứu đánh giá về các yếu tố góp phần vào tử vong của sơ sinh cần phẫu thuật sớm dưới 24 giờ tuổi nhằm tìm các yếu tố tiên lượng trước điều trị cho bệnh nhân cũng như tìm những yếu tố có thể can thiệp điều trị để cải thiện tỉ lệ tử vong của sơ sinh hậu phẫu. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Xác định các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và các yếu tố liên quan đến tử vong của sơ sinh được phẫu thuật trong vòng 24 giờ sau nhập viện tại khoa hồi sức bệnh viện Nhi đồng 2 trong thời gian từ 3/2008 đến 3/ 2009. Mục tiêu cụ thể Xác định tỉ lệ phần trăm sơ sinh phải phẫu thuật ngay trong vòng 24 giờ sau nhập viện so với tổng số sơ sinh nhập viện tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Xác định % đặc điểm lâm sàng: giới tính, ngày tuổi, tuổi thai, cân nặng, điểm số CRIB thời gian nằm viện tuyến trước…và loại bệnh lí cần phẫu thuật. Xác định % tỉ lệ tử vong sau phẫu thuật của sơ sinh trong thời gian nằm điều trị tại khoa hồi sức. Xác định mối liên quan giữa các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng khi nhập viện với yếu tố tử vong sau này của bệnh nhân. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thiết kế nghiên cứu Mô tả tiền cứu và hồi cứu (hồi cứu từ tháng 3/2007 đến 9/2008 và tiền cứu từ 9/2008 – 3/2009). Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh: sơ sinh có chỉ định phẫu thuật sớm dưới 24 giờ sau nhập viện trong thời gian từ 3/2007 – 3/ 2009). Tiêu chuẩn loại trừ: sơ sinh quá nặng quá chỉ định phẫu thuật hoặc tử vong trước phẫu thuật. Thu thập số liệu Lấy trọn. Xử lý số liệu SPSS 17.0. KẾT QUẢ Trong 2 năm nghiên cứu, chúng tôi có 100 sơ sinh được phẫu thuật trong vòng 24 giờ sau nhập viện. Đặc điểm về dịch tễ học Bảng 1: Phân bố giới tính Giới tính Số lượng Phần trăm
- Giới tính Số lượng Phần trăm Nam 65 65% Nữ 35 35% Tuổi thai trung bình 37 tuần ± 3,17 tuần, nhỏ nhất 28 tuần, lớn nhất 41 tuần. Cân nặng trung bình 2510 ± 669 (gram), nhẹ nhất 1250gram, nặng nhất 4100gram. Thời gian điều trị tuyến trước là 2,2 ± 1,8 ngày, trễ nhất là 12 ngày. Bảng 2: Bệnh viện tuyến trước chuyểnSố lượng Phần trăm Nơi (BV) Bến Tre 3 3
- Bình Phước 6 6 Bình Thuận 8 8 Lâm Đồng 4 4 Long An 1 1 Đồng Nai 10 10 Quảng Ngãi 2 2 Bưu Điện 1 1 ĐHYD 1 1 Hùng Vương 17 17 Nhân dân Gia 12 12 Định phụ sản quốc tế 1 1 Quận 7 3 3 Quân đoàn 4 2 2 Từ Dũ 28 28 Nhà 1 1
- Đặc điểm về lâm sàng Dạng tổn thương Bảng 3: Đặc điểm lâm sàng các biến số định tính Dạng lâm sàng Số lượng Phần trăm Tim bẩm sinh 16 16 Rối loạn NST 6 6 Sốc trước mổ 6 6 Suy hô hấp trước mổ 24 24 Sinh ngạt 5 5 Bảng 4: Đặc điểm về hồi sức sau phẫu thuật Số lượng Phần trăm Tử vong 36 36 Nhiễm trùng huyết 70 70
- Sốc sau phẫu thuật 51 51 Truyền máu sau mổ 54 54 Cấy máu dương tính 28 28 Bảng 5: Thời gian Trung Tối bình ± thiểu - SD tối đa Thời gian nằm hồi sức 11,8 ± 51 10,08 Thời gian thở máy 5,63 ± 51 7,24 Thời gian nuôi ăn tĩnh 9,94 ± 51 mạch 8,9 Thời gian xuất hiện nhiễm3,4 ± 3,5 15 trùng huyết Bảng 6: Tỉ lệ các loại vi trùng từ cấy máu
- Loại vi trùng Số lượng Phần trăm Acinetobacter 1 3 Burkhoderia 3 10,7 cepacia Candidas Albican 3 10,7 E.Coli 4 14,3 Enterobacter 3 10,7 Klebsiella 4 14,3 pneumonia Pseudomonas 5 17,8 aeruginosa Staphylococcus 3 10,7 coagulase âm Staphylococus 2 7,1 aureus Tổng cộng 28 100 Mối tương quan các yếu tố nặng với tình trạng tử vong
- Bảng 7: Bảng phân bố biến định tính Χ2 P Biến số Tử Sống OR vong sót 95%CI Giới Nam 21 44 0,63 1,09 0,3 tính 0,2 – Nữ 15 20 1,5 bẩm5 Có tim 11 1,3 0,2 0,67 sinh 0,4 – 4 Rối loạn NST 4 2 0,25 2,6 0,1 0 – 1,4 hấp 18 Suy hô 33 0,9 5,1 0,25 trước mổ 0,6 – 1,3 Dạng tổn 6,24 thương Hirchsprung 1 2 Hở thành bụng 6 6
- Χ2 P Biến số Tử Sống OR vong sót 95%CI hậu 4 Không 9 môn Tắc tá tràng 4 7 Teo hỗng tràng 0 1 Teo ruột non 2 8 Teo thực quản 10 17 Thoát vị màng 1 2 não tủy Thủng tạng 3 2 rỗng U buồng trứng 1 0 xoắn VPM bào thai 2 5 Xoay ruột bất 2 5 toàn
- Χ2 P Biến số Tử Sống OR vong sót 95%CI Sốc sau phẫu 26 25 1,6 10,1 0,01 thuật 1,2 – 2,2 Nhiễm trùng34 36 1,8 16 0,00 bệnh viện 1,4 – 2,3 Bảng 8: Bảng phân bố biến định lượng Tử vong Sống sót F P Cân nặng 2455,5 ± 2540,6 ±0,37 0,54 695 697 tuổi thai 36,3 ± 3 37,3 ±2,3 0,13 2,7 CRIB 6,69 ± 3 6 ± 2 1,85 0,17 Thời gian điều trị 1,8 ± 1,1 2,4 ± 2 2,8 0,09 tuyến trước
- Tử vong Sống sót F P Thời gian nằm10,5 ± 12,6 ±1 0,3 hồi sức 10 9,7 Thời gian thở 7,7 ± 9,7 4,4 ± 5 5,2 0,02 máy Thời gian nuôi ăn 10,8 ± 9,4 ± 6,9 0,5 0,4 tĩnh mạch 11,7 BÀN LUẬN Đặc điểm dân số nghiên cứu Trong 2 năm từ 3/2007 đến 3/2009, có 100 trẻ sơ sinh được tiến hành phẫu thuật trong vòng 24 giờ sau nhập viện (tức là tình trạng phẫu thuật cấp cứu, không thể trì hoãn do tình trạng bệnh lí), chiếm tỉ lệ 47% trong tổng số sơ sinh được nhập khoa hồi sức và chiếm đa số các trường hợp phẫu thuật sơ sinh của khoa. Đa số bệnh nhân được chuyển đến từ 3 bệnh viện phụ sản lớn của thành phố là Từ Dũ, Hùng Vương và nhân dân Gia Định. Thời gian điều trị trung bình tại các bệnh viện tuyến trước là 2 ngày, các tổn thương đã phát hiện khá sớm và được chuyển sang bệnh viện Nhi đồng 2 để phẫu thuật. Việc phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh lí có vai trò vô cùng quan trọng vì nếu phát hiện trễ thì những rối loạn do tình trạng bệnh lí sẽ làm cho diễn tiến lâm sàng nặng nề, khả năng được phẫu thuật thấp, cũng như diễn tiến sau phẫu thuật phức tạp hơn. Trong bảng 8, thời gian điều trị tuyến trước ngắn
- hơn thì lại có nguy cơ tử vong cao hơn (mặc dù không có sự khác biệt thống kê), nhưng điều đó có thể do tình trạng bệnh lí bẩm sinh nặng nề biểu hiện sớm khiến trẻ được phát hiện sớm và được chuyển ngay đến Nhi đồng 2 để điều trị. Trong các dạng tổn thương cần phẫu thuật, teo thực quản chiếm tỉ lệ cao nhất 27%, kế đến là các dạng teo ruột non chiếm khoảng hơn 20% các trừơng hợp. Điều này cũng tương tự các báo cáo của Kubota(Error! Reference source not found.) và Trương Quang Định(Error! Reference source not found.) về sự phân phối dạng dị tật bẩm sinh cần phẫu thuật của sơ sinh. Biểu hiện lâm sàng của các dị dạng trên khá điển hình và dễ phát hiện: teo thực quản có thể phát hiện được bằng thăm khám lâm sàng ngay sau sinh, còn teo ruột non biểu hiện bằng tình trạng tắc ruột sớm, vì vậy thời gian từ lúc sinh đến lúc phát hiện bệnh cũng ngắn, trung bình 2 ngày. Tuy nhiên với các rối loạn đó, việc can thiệp điều trị cần khẩn trương để tránh các rối loạn khác đi kèm điển hình là nhiễm trùng huyết nặng, suy hô hấp, rối loạn chuyển hóa toan kiềm điện giải. Trong các rối loạn đi kèm thì suy hô hấp trứơc mổ chiếm tỉ lệ khá cao 24%. Điều n ày được lí giải ở sơ sinh, diễn tiến các bệnh đều có thể khởi đầu bằng t ình trạng suy hô hấp nhanh chóng, các báo cáo trước tại bênh viện Nhi đồng 2 cũng có số liệu t ương tự(8). Từ những rối loạn do suy hô hấp sẽ dẫn đến nhiều rối loạn khác nh ư toan hô hấp, toan chuyển hóa, nhiễm tr ùng…Vì vậy việc phát hiện sớm và can thiệp nhanh chóng suy hô hấp cũng góp phần l àm giảm mức độ nặng của bệnh. Hồi sức sau phẫu thuật
- Thời gian trung bình điều trị tại khoa hồi sức là 11,8 ± 10 ngày. Đây là thời gian tương đối dài so với các báo cáo của Mauricio và Gordon(Error! Reference source not found., Error! Reference source not found. ) . Điều này có thể lí giải do các biến chứng của bệnh sau phẫu thuật nh ư tình trạng suy hô hấp phải thở máy kéo dài, nhiễm trùng huyết nặng và tình trạng tái lập nhu động ruột sau phẫu thuật chậm hơn bình thường làm kéo dài thời gian nuôi ăn tĩnh mạch ở trẻ, đặc biệt ở những trẻ có dị dạng bẩm sinh đường tiêu hóa như teo thực quản dễ có biến chứng x ì dò miệng nối thực quản gây viêm phổi, viêm trung thất. Còn trong teo ruột non thì do bản thân dị dạng cấu trúc giải phẫu bệnh của ruột khiến việc phục hồi nhu động r uột cũng chậm hơn so với những trẻ bình thường khác. Thực vậy, các số liệu ở bảng 5 cho thấy thời gian trung bình thở máy và thời gian nuôi ăn tĩnh mạch lần l ượt là 5 và 10 ngày. Và hậu quả tất yếu của việc kéo d ài thời gian hồi sức là tình trạng nhiễm trùng có tỉ lệ rất cao 70% đều cần thiết phải đổi kháng sinh có phổ rộng và đắt tiền hơn, thời gian trung bình xuất hiện là 3 ngày, chứng tỏ đây là tình trạng nhiễm trùng bệnh viện. Điều này đang là mối quan tâm hàng đầu trong vấn đề hồi sức sơ sinh hậu phẫu vì chính yếu tố nhiễm trùng bệnh viện làm tăng thời gian nằm viện, chi phí điều trị cũng như tăng nguy cơ tử vong của sơ sinh hậu phẫu. Các tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện chủ yếu là nhóm vi trùng gram âm với đặc trưng của nhiễm trùng bệnh viện như Pseudomonas, Klebsiella, Burkhoderia cepacia… cũng tương tự như báo cáo về nhiễm trùng bệnh viện của các nước đang phát triển(Error! Reference source not found.) . Việc phát hiện và điều trị nhiễm trùng bệnh viện sớm sẽ giúp cho tỉ lệ tử vong giảm xuống đáng kể. Trong bảng phân tích yếu tố liên quan đến tử vong của nhóm có
- nhiễm trùng bệnh viện và nhóm không nhiễm trùng, thì yếu tố nhiễm trùng làm tăng nguy cơ tử vong của trẻ lên 1,5 lần, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Các yếu tố liên quan đến tử vong Tỉ lệ tử vong của các trẻ sơ sinh được phẫu thuật cấp cứu khá cao: 36%. Số liệu này cao hơn báo cáo của Nguyễn Trần Nam (2006) là 29%(Error! Reference source not found.), tuy nhiên trong báo cáo này chúng tôi chỉ thực hiện trên những trẻ sơ sinh được phẫu thuật cấp cứu, vì vậy bản thân yếu tố được phẫu thụât cấp cứu đã là yếu tố làm tăng nguy cơ gây tử vong cho trẻ. Và trong các yếu tố có ảnh hưởng đến tử vong của trẻ, yếu tố sốc sau phẫu thuật và nhiễm trùng huyết bệnh viện là các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê làm tăng nguy cơ tử vong của trẻ lên 1,5 và 1,6 lần (bảng 8). Điều này cũng được ghi nhận trong các báo cáo khác của các tác giả thực hiện nghiên cứu tại 2 bệnh viện Nhi đồng trong những năm trước(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . Trong nghiên cứu này, vì thiết kế là vừa tiền cứu, vừa hồi cứu nên việc tiến xa hơn trong các phép kiểm định để xem 2 yếu tố trên có phải là yếu tố độc lập ảnh hưởng đến tử vong hay không, đó cũng là hạn chế của nghiên cứu. KẾT LUẬN Trong những năm gần đây, việc phát hiện những rối loạn cần phẫu thuật sơ sinh, khả năng phẫu thuật sơ sinh và hồi sức hậu phẫu sơ sinh đã đạt được những thành tựu lớn nhằm cải thiện tỉ lệ tử vong cho các trẻ sơ sinh dị dạng bẩm sinh cần được phẫu thuật sớm dưới 24 giờ sau nhập viện. Tuy nhiên tình trạng nhiễm trùng huyết bệnh viện hậu
- phẫu vẫn là vấn đề nhức nhối trong công cuộc cải thiện tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh của chúng tôi nói riêng. Cần có những giải pháp tốt hơn trong vấn đề chống nhiễm khuẩn bệnh viện, chiến lược sử dụng kháng sinh nhằm cải thiện hiệu quả điều trị cho sơ sinh hậu phẫu. Vì vậy cần có những nghiên cứu khác về tình trạng nhiễm trùng bệnh viện hậu phẫu nhằm tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm trùng giúp cải thiện khả năng tình trạng nhiễm trùng bệnh viện ở sơ sinh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tình hình chuyển viện và tử vong sơ sinh 6 tháng đầu năm 2016 tại Bệnh viện Nhi đồng 1
44 p | 28 | 6
-
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ tử vong sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ
6 p | 15 | 5
-
Bài giảng Giảm tỉ lệ tử vong và bệnh tật trẻ 500-1500 gam tại Đà Nẵng: Thành tựu và thách thức
30 p | 31 | 5
-
Giá trị tiên lượng tử vong của nồng độ UCH-L1 huyết thanh ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng
9 p | 14 | 4
-
Giá trị tiên lượng tử vong của tỷ lệ lactate/albumin thời điểm vào viện ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng
8 p | 9 | 4
-
“Giờ vàng” các biện pháp can thiệp nhằm giảm tử vong chu sinh
9 p | 38 | 4
-
Đặc điểm các yếu tố nguy cơ tử vong ở sơ sinh di dạng bẩm sinh đường tiêu hóa được phẫu thuật tại khoa hồi sức Bệnh Viện Nhi Đồng 1
5 p | 72 | 4
-
Phân tích các yếu tố liên quan đến tử vong trên bệnh nhi mắc hội chứng thực bào máu nhập Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 2007-2011
11 p | 45 | 3
-
Giá trị tiên lượng tử vong của nồng độ GFAP huyết thanh ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng
10 p | 10 | 3
-
Giá trị của thang điểm SNAP trong tiên lượng tử vong ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
8 p | 32 | 3
-
Mô hình bệnh tật và tử vong trẻ em điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2019
4 p | 34 | 3
-
Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và các yếu tố liên quan tử vong của sơ sinh được phẫu thuật trong vòng 24 giờ sau nhập viện tại Bệnh viện Nhi Đồng 2
8 p | 57 | 3
-
Bài giảng Nghiên cứu giá trị tiên lượng theo thang điểm Snap và một số yếu tố liên quan đến tử vong ở trẻ sơ sinh tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương
41 p | 36 | 2
-
Các yếu tố liên quan đến tử vong ở trẻ sơ sinh thủng dạ dày tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (2004‐2012)
8 p | 43 | 2
-
Các yếu tố dự đoán tử vong ở trẻ nhẹ cân tại khoa sơ sinh, Bệnh viện Từ Dũ
7 p | 36 | 2
-
Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tử vong của viêm ruột hoại tử ở trẻ sinh non tại Bệnh viện Nhi Trung ương
7 p | 7 | 2
-
Nghiên cứu hằng số sinh lý điện võng mạc trên mắt người Việt Nam bình thường tuổi từ 16 - 50
6 p | 44 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn