intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tử vong do hít khói

Chia sẻ: Vien Sinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

39
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổn thương do hít khói xảy ra ở phổi sau khi hít thở khói độc từ các vật liệu bị cháy như: chất dẻo, chất tổng hợp, vật liệu xây dựng. Do hít thở phải nhiệt độ cao, các khí CO, cyanide và các hơi độc khác, phổi và đường hô hấp bị tổn thương rất nguy hiểm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tử vong do hít khói

  1. Tử vong do hít khói Tổn thương do hít khói xảy ra ở phổi sau khi hít thở khói độc từ các vật liệu bị cháy như: chất dẻo, chất tổng hợp, vật liệu xây dựng. Do hít thở phải nhiệt độ cao, các khí CO, cyanide và các hơi độc khác, phổi và đường hô hấp bị tổn thương rất nguy hiểm.
  2. Những tổn thương do hít khói và nhiệt Bệnh nhân có nguy cơ bị thương tổn do hít khói nhiều nhất là những nạn nhân hỏa hoạn bị Thở ôxy 100% trong bỏng trong một không gian kín và cấp cứu nạn nhân bị những người bị bỏng với một thời tổn thương do hít khói. kỳ giảm tri giác xảy ra sau chấn thương sọ não hay ngộ độc thuốc.
  3. Bệnh nhân bị bỏng ở mặt, bị cháy xém lông mặt và mũi, bị bỏng bên trong miệng hay có chất than đọng ở vùng khẩu hầu, hoặc bị bỏng ở một không gian kín, cần phải chú ý phát hiện hội chứng hít khói để kịp thời cứu sống họ. Nạn nhân của các vụ hỏa hoạn, ngoài hít khói, họ còn bị tổn thương do hít thở phải nhiệt độ cao. Đường hô hấp trên có thể bị tổn thương trực tiếp do nhiệt, đặc biệt là do hơi nước nóng. Không khí thường không dẫn truyền nhiệt vào mũi và miệng để gây bỏng, nhưng hơi nước lại dẫn nhiệt và gây tổn thương trực tiếp cho đường hô hấp. Tổn
  4. thương do hơi nước thường là ở thanh quản và các dây thanh âm nhưng không đến các cơ quan sâu hơn. Tổn thương do nhiệt của đường hô hấp hiếm khi gặp ở nạn nhân sống sót sau một trận hỏa hoạn lớn, vì hầu hết đã tử vong. Khả năng làm mát của tỵ hầu và khẩu hầu đã bảo vệ đường hô hấp dưới phải tiếp xúc với nhiệt độ cao. Tuy nhiên, nếu nạn nhân phải thở lâu không khí hay hơi nước nóng, sẽ bị tổn thương tỵ hầu, khẩu hầu và thanh hầu và các dây thanh âm. Nạn nhân bị khàn giọng và có thể tiến triển nhanh chóng dẫn đến thở rít, phù thanh quản cấp tính, ngạt thở và tử vong. Vì vậy nếu bệnh nhân có phát
  5. âm bị biến đổi cần được thông nội khí quản tức thời và kéo dài 2-3 ngày hoặc cho đến khi dấu hiệu phù nề đường hô hấp đã giảm. Không khí có khả năng dẫn nhiệt kém nên hiếm khi gây tổn hại cho đường hô hấp dưới. Trái lại, hơi nước nóng có khả năng dẫn nhiệt gấp 4.000 lần so với không khí, nên có thể gây tổn thương sâu trong đường hô hấp và phổi. Phát hiện hội chứng hít khói như thế nào?
  6. Nếu nghi ngờ một người bị hội chứng hít khói, cần theo dõi để phát hiện các dấu hiệu sau đây: giai đoạn 1, suy hô hấp cấp tính xảy ra 1 - 12 giờ sau tổn thương do co thắt phế quản, phù thanh quản và đa tiết phế quản. Giai đoạn 2, phù phổi không do tim, xảy ra 6 - 72 giờ sau, do sự gia tăng tính thẩm thấu mao mạch phổi. Giai đoạn 3, nghẹt thở xảy ra 60 - 120 giờ sau tổn thương, do sự tạo thành mảng mô hoại tử ở bệnh nhân bị bỏng ở cổ họng. Giai đoạn 4, khởi đầu viêm phổi 72 giờ sau tổn thương, thường là do tụ cầu khuẩn vàng, Pseudomonas aeruginosa, hay các vi khuẩn gram âm gây ra.
  7. Các triệu chứng do tổn thương hít khói là: chảy nước mắt, viêm kết mạc, ho, đờm có than, tiếng thở khò khè, tiếng thở rít, khó thở, nói khàn, mất định hướng, vô tri giác, bị bỏng ở mặt, lông mũi bị cháy xém. Biến chứng sớm có thể gặp gồm: tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, tràn khí màng bụng, tràn khí dưới da. Các tổn thương muộn hơn có thể là: giãn phế quản, nhuyễn khí quản, hẹp khí quản... Xử lý cấp cứu nạn nhân
  8. Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi vùng khói và nhiệt. Điều trị hỗ trợ là chủ yếu: cho nạn nhân thở ôxy 100%, ngay cả khi không có triệu chứng, vì ôxy làm tăng nhanh sự tống xuất CO, thu ngắn thời gian bán phân hủy từ 4 giờ xuống còn 1,5 giờ. Thông nội khí quản đối với các bệnh nhân bị suy hô hấp. Đồng thời hút dịch tích cực để loại bỏ chất bồ hóng trong đường hô hấp. Đối với bệnh nhân bị bất tỉnh hay có trạng thái tâm thần bị biến đổi, cần vận chuyển đến cơ sở có điều kiện trị liệu oxy tăng áp.
  9. Điều trị ngộ độc CO: cho thở ôxy 100%, đặt ống thông nội khí quản nếu trạng thái tâm thần bị biến đổi, thở ôxy tăng áp nếu có. Chú ý: Không nên sử dụng kháng sinh dự phòng hay corticosteroids trong điều trị thương tổn do hít khói. Vì sao khói gây tử vong? * Thành phần chính của khói là khí CO2 và CO, làm giảm nồng độ O2 của không khí xung quanh từ 25% xuống còn 5-10%. Khí CO và hydrogen cyanide (HCN) phong bế sự
  10. thu nhận và sử dụng O2, dẫn đến tình trạng giảm ôxy máu (hypoxemia) nghiêm trọng ở tế bào. Tùy thuộc vào loại nhiên liệu, nhiệt độ và tốc độ cháy, khói chứa nhiều độc chất khác nhau. Bồ hóng có tác động như một vật truyền để chuyên chở các khí độc này đến đường hô hấp dưới, ở đây chúng hòa tan để tạo nên acid và chất kiềm. Nhưng việc loại bỏ bồ hóng bị một số chất độc này cản trở bởi tác dụng của chúng lên các tiêm mao hô hấp, dẫn đến viêm phổi muộn và nặng. * Một nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho biết: tổn thương do hít
  11. khói là nguyên nhân gây tử vong của trên 50% trường hợp bị bỏng, cao hơn nhiều so với tỷ lệ tử vong 10/% không có thương tổn do hít khói. Trong 75.000 nạn nhân bị bỏng nặng, 30% phải điều trị vì ngộ độc khói và những tổn thương do hít khói. Hít phải khí CO gây tử vong 75% trường hợp do hỏa hoạn, nhất là trong một không gian kín.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2