intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Từ vụ quốc hữu hóa kênh Suez 1

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

69
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ vụ quốc hữu hóa kênh Suez tới chiến tranh Suez 1 Nasser nhận viện trợ của Nga mà không theo Nga Biên giới Israel không được Do Thái và Ả Rập thực tâm chấp nhận. Hai bên chỉ hưu chiến để dự bị một chiến tranh khác, cho nên luôn luôn có những cuộc xung đột ở biên giới phía Syrie, Jordani và Ai Cập. Từ năm 1949 đến năm 1954, Do Thái buộc tội Jordani đã vượt biên giới 1.612 lần, Jordani cũng buộc tội Do Thái xâm phạm biên giới 1.348 lần. Những vụ đó đều nhỏ cả. Hai vụ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Từ vụ quốc hữu hóa kênh Suez 1

  1. Từ vụ quốc hữu hóa kênh Suez tới chiến tranh Suez 1 Nasser nhận viện trợ của Nga mà không theo Nga Biên giới Israel không được Do Thái và Ả Rập thực tâm chấp nhận. Hai bên chỉ hưu chiến để dự bị một chiến tranh khác, cho nên luôn luôn có nh ững cuộc xung đột ở biên giới phía Syrie, Jordani và Ai Cập. Từ năm 1949 đến năm 1954, Do Thái buộc tội Jordani đã vượt biên giới 1.612 lần, Jordani cũng buộc tội Do Thái xâm phạm biên giới 1.348 lần. Những vụ đó đều nhỏ cả. Hai vụ lớn nhất là vụ tháng hai 1955 ở Gaza và vụ cuối năm 1955 ở Syrie. Ở Gaza, một số dân Ả Rập tản cư lẻn qua Israel cướp đồ đạc, súc vật mà trước kia họ bỏ lại. Quân Israel trả đũa mạnh mẽ, tấn công Gaza, giết 46 người Ả Rập, cả lính lẫn dân thường. Ở biên giới Syrie, quân Do Thái vượt hồ Tibériade giết 40 người Ả Rập rồi rút về. Nasser uất ức, nhưng biết rằng chưa đủ lực lượng, hãy tạm nuốt nhục, thúc Anh, Mỹ bán khí giới cho, rồi đi dự hội nghị Bandoeng. Ở Bandoeng tiếp xúc với Nehru, U Nu, Soekarno, ông càng tin chủ trương trung lập của mình là đúng, nên về nước ông vẫn chưa có ý muốn nhờ cậy phe Nga. Nhưng thấy Anh, Mỹ suốt mấy năm (từ 1952) cứ lần khần không chịu bán khí giới cho ông (họ ngại ông tấn công Israel mà họ bênh vực, cũng ngại ông hùng
  2. cường, thống nhất được Ả Rập thì ảnh hưởng của họ không còn gì), ông bực mình, không do dự nữa, hỏi mua khí giới của Tiệp Khắc. Tin đó làm các chính khách Âu Mỹ choáng váng, nhưng họ không trách ông vào đâu được vì lỗi ở họ. Tuy nhận khí giới của phe Nga, áp dụng một phần chính sách xã hội của Nga (diệt chế độ độc quyền, quốc hữu hóa một số xí nghiệp), mà ông vẫn không cho Nga tuyên truyền ở Ai Cập. Có người hỏi ông nhận viện trợ về kinh tế và võ bị của Nga sau khi tẩy chay Tây phương, chịu ảnh hưởng của Nga quá nặng rồi thì sau này có thể đoạn tuyệt với Nga được không? Ông đáp: - Tôi không xét vấn đề theo cách đó. Đối với tôi vấn đề là như vầy: "Tôi có thể đem nền độc lập của quốc gia mà đổi lấy sự viện trợ về kinh tế và võ bị hay không?". Nghĩa là nếu Nga xâm phạm sự độc lập của Ai Cập thì ông sẽ tuyệt giao. Ông phải nhận sự viện trợ của Nga vì Tây phương không muốn viện trợ cho ông hoặc viện trợ mà đòi những điều kiện ông không chấp nhận được, có khi lại còn muốn đè bẹp Ai Cập nữa. Nhưng nhận viện trợ của Nga không có nghĩa là theo Nga. Vậy thái độ ông dứt khoát. Nasser quốc hữu hóa kênh Suez Chương trình cải cách điền địa chỉ giảm được nỗi khổ của nông dân một phần nào. Dân số cứ tăng (hai ba chục năm có thể gấp đôi), nếu phương pháp canh tác
  3. không cải thiện, diện tích canh tác không tăng thì nạn đói kém ở Ai Cập sẽ rất trầm trọng. Trong thời bảo hộ, người Anh đã xây một cái đập ở Assouan năm 1912 để chứa được một tỷ thước khối nước; năm 1933, xây cao nó lên nữa để chứa được 5 tỷ thước khối nước. Cách mạng vừa thành công thì một kỹ sư canh nông Ai Cập gốc Hy Lạp, Daninos, hợp tác với một kỹ sư thủy lợi Ý, Galholi, sau mấy năm tự bỏ tiền ra nghiên cứu rồi trình lên nhà cầm quyền một dự án để xây một cái đập mới, lớn hơn đập cũ của Anh nhiều. Dự án đã nhiều lần trình lên các chính phủ trước nhưng không được xét vì người ta cho Daninos là điên. Đảng Sỹ quan Tự do của Nasser mới lên cầm quyền thì dự án được chấp nhận liền, sau khi sửa đổi một chút. Dự án thực vĩ đại: đập mới sẽ là một bức tường cao 111 thước, dài 15 cây số, dưới chân dầy tới 1.300 thước, cần dùng non 1.000 triệu thước khối đá, nghĩa là đồ sộ hơn kim tự tháp Chéops cả trăm lần. Đập xây xong (dự tính mười năm, bắt đầu từ 1958), nước sông Nile sẽ tụ lại thành một cái hồ rộng từ 6 tới 15 cây số, chứa được 130 tỷ thước khối nước nghĩa là gấp 26 lần công dụng của đập cũ. Sẽ có bốn ống nước trực kính là 13 thước đưa tới một trung tâm điện sản xuất được 10 tỷ kl-oát-giờ, rồi nước sẽ do những ống nhỏ hơn chảy vào sa mạc để tăng diện tích trồng trọt lên được 700.000 feddan, như vậy diện tích trồng trọt sẽ tăng lên gấp đôi. Dân chúng sẽ được một số hoa lợi là 150 tỷ quan cũ và chính phủ sẽ thâu thêm được 18 tỷ quan thuế. Công việc xây cất cần 1.300 triệu Mỹ kim trong mười năm, trung bình mỗi năm 130 triệu. Sau Thế chiến, chỉ có Mỹ là giàu nhất và có cảm tình với Ai Cập, mỗi
  4. năm giúp Ai Cập 40 triệu Mỹ kim. Số đó không đủ mà giúp 130 triệu thì Mỹ không làm nổi[37] vì Mỹ còn phải bao nhiều nước khác nữa. Ai Cập phải hỏi vay Ngân hàng Quốc tế để trùng tu và phát triển (Banque international pour la Reconstruction et le Développement, vi ết tắt là B.I.R.D). Ngân hàng này trụ sở ở Washington, là một cơ quan của Liên hiệp Quốc, cho vay dài hạn (20 năm) mà lời nhẹ (3,5% một năm) để giúp các nước nghèo xây cất lại và mở mang kinh tế. Ngân hàng mà vốn phần lớn của Mỹ và Anh bằng lòng cho vay 200 triệu đủ để khởi công trong hai năm rồi sau sẽ hay, nhưng buộc phải có gì bảo đảm, phải cho ngân hàng kiểm soát ngân sách Ai Cập, và Ai Cập phải cam đoan không vay thêm của một quốc gia nào nữa, nếu ngân hàng không thỏa thuận. Một nước độc lập từ lâu như Pháp, Ý sẽ cho những điều kiện đó là thường mà Nasser thì không thể nhận được vì sợ cái tròng của Anh Mỹ. Nasser bèn quay về phía Nga. Nga bằng lòng giúp hơn 400 tỷ rúp (bằng 100 triệu Mỹ kim) trong đợt đầu, lời chỉ có 2% thôi mà trả làm 30 năm. Lợi vô cùng? Nhưng Nga cũng không tầm thường: hứa vậy để gây mối bất hòa giữa Mỹ và Ai Cập; gây được rồi thì tuyên bố sợ không có đủ tiền, tỏ vẻ lừng chừng. Anh, Mỹ hay tin, nổi đóa không giúp Ai Cập nữa, Ngân hàng Quốc tế cũng rút lại lời hứa. Nasser bực tức, chua xót, xấu hổ nữa, luôn ba ngày đóng cửa suy nghĩ. Hết ba ngày, ông mới xuất hiện, tuyên bố: - Mỹ không chịu giúp chúng ta xây đập Assouan ư? Rồi họ coi. Hậu quả sẽ ghê gớm. Chúng ta sẽ có cách xây đập mà họ thì sẽ phát điên đến chết được?
  5. Bốn ngày sau, ngày 26.7.1956, 250.000 người họp nhau ở Alexandrie để nghe ông châm biếm nhẹ nhàng, kể hết đầu đuôi vụ rắc rối của ông với Mỹ, rồi kết luận một cách nghiêm trang: - Tôi báo với anh em rằng, lúc này đây, trong khi tôi đương nói chuyện với anh em ở đây thì Công ty quốc tế Suez không còn nữa. Sáng nay tôi đã ký sắc lệnh quốc hữu hóa nó rồi. Quần chúng ôm nhau hò hét vang trời. Ông nói tiếp: - Kênh Suez thừa sức trả những phí tổn để xây đập Assouan. Chúng ta không cần ngửa tay xin tiền ở Washington, London hay Moscow nữa. Quần chúng lại hò reo một lần nữa muốn rung chuyển cả đất. Ông đã mạo hiểm ghê gớm, một mình đương đầu với Anh, Mỹ, Pháp mà vẫn tươi cười, khôi hài, coi như chuyện đùa vậy. Quả thực sáng hôm đó quân đội Ai Cập đã chiếm trụ sở Công ty Suez. Số lời của kênh năm 1955 là 100 triệu Mỹ kim, Ai Cập chỉ được hưởng có ba triệu. Bây giờ Ai Cập sẽ hưởng hết. Ông nói thêm: - Cái thời mà các cường quốc tưởng có thể ăn hiếp Ai Cập được, nay đã qua rồi. Dân tộc Ả Rập mạnh, mạnh lắm. Trước kia yếu chỉ vì không thấy rõ sức mạnh của mình. Anh em nghe tôi này: kênh Suez hiện nay là của chúng ta. Muốn sao thì sao, nó cũng là của chúng ta. Hai ngày sau Nasser trở về Le Caire. Bốn trăm ngàn người đi đón rước ông. Tất cả các đảng phái đều hoan hô ông: "Vạn tuế Gamal! Dân chúng sẽ đổ máu để che chở anh!" Các báo chí của bất kỳ phong trào nào (lúc đó báo chưa bị quốc hữu
  6. hóa), cũng "nghiêng mình chào người nông dân Beni Morr đã đứng dậy, cao lớn như một khổng lồ, cứng rắn như đá, hoa cương Ai Cập, đương đầu với đế quốc thực dân". Dulles khuyên Eisenhower cúp viện trợ, tính lật Nasser, không ngờ kết quả trái ngược lại: địa vị Nasser vững gấp mười trước. Ông đã thống nhất được quốc dân, mọi người Ai Cập đều làm hậu thuẫn cho ông. Lời tuyên bố của ông làm cho 12 tỷ Mỹ kim mà phương Tây đầu tư ở Á, Phi có thể tiêu tan. Ở Damas, quốc hội Syrie hô hào các xứ Ả Rập quốc hữu hóa các công ty dầu lửa. Ở Djakarta, chính phủ Indonesia ký một đạo luật phủ nhận hết những món nợ của Hà Lan. Chỉ tại Dulles hết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2