Đề bài: Từ xưa đến nay, cha ông ta luôn coi văn học là một thứ vũ khí chiến đấu <br />
mạnh mẽ và sắc bén. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ quan niệm đó<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nưởc vĩ <br />
đại. Trong muôn loại vũ khí chống chọi với quân thù, có một thứ khí giới “thanh cao mà <br />
đắc lực” (Nguyễn Minh Châu), “có sức mạnh hơn mười vạn quân” (Nguyễn Trãi) đó <br />
chính là văn chương nghệ thuật.<br />
<br />
Văn học là loại hình nghệ thuật thuộc thượng tầng kiến trúc. Những giá trị nó tạo ra <br />
thuộc phạm trù tinh thần, chúng hoàn toàn vô hình nhưng sức tác động của văn học tới tư <br />
tưởng con người rất mạnh mẽ.<br />
<br />
Tại sao văn học lại được coi là thứ vũ khí chiến đấu? Điều này trước hết xuất phát từ <br />
hoàn cảnh lịch sử đất nước. Từ người Việt còn nằm trong bọc trứng của mẹ Âu Cơ, cha <br />
Lạc Long Quân đã phải chiến đấu với lũ thuỷ quái, yêu tinh. Rồi quân xâm lược phương <br />
Bắc, bầy giặc cỏ phương Nam, đến lũ cướp nước phương Tây thay nhau quấy nhiễu, <br />
giày xéo, thông trị đất nước tá. Sống giữa cảnh chiến tranh loạn lạc, “mỗi chú bé đều <br />
nằm mơ ngựa sắt, mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đàng”, “ruộng rẫy là chiến trường, <br />
cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ”, lẽ nào ngòi bút của người nghệ sĩ không trở <br />
thành vũ khí chiến đấu?<br />
<br />
Ở Việt Nam, quan điểm vãn nghệ Nho giáo đã thấm sâu vào trí thức, kẻ sĩ. Quan niệm có <br />
phần tích cực là kích thích kẻ sĩ đem văn chương phục vụ đất nước. Trong Bảo kính cảnh <br />
giới bài số 56, Nguyễn Trãi viết:<br />
<br />
“Đao bút phải dùng tài đã vẹn<br />
<br />
Chỉ thư nấy chép việc càng chuyên<br />
<br />
Vệ Nam mãi mãi ra tay thước<br />
Điện Bắc đà đà yên phận tiên”.<br />
<br />
Thế kỉ XIX, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng viết:<br />
<br />
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm<br />
<br />
Đám mấy thằng gian bút chảng tà”<br />
<br />
Văn chương một mặt chuyên chở đạo lí thánh hiền, mặt khác phục vụ chính trị, đạo đức, <br />
giáo hoá.<br />
<br />
Đến Sóng Hồng nhà cách mạng cũng làm những vần thơ:<br />
<br />
“Lấy cận bút làm đòn xoay chế độ<br />
<br />
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”<br />
<br />
Các nhà văn cách mạng đều đề cao chức năng tuyên truyền, giáo dục của văn học, coi văn <br />
học là thứ vũ khí sắc bén, lợi hại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dõng dạc khẳng định: “Văn <br />
hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Vậy nên <br />
Người đã chủ động tăng cường chất thép trong những vần thơ của mình:<br />
<br />
“Nay ở trong thơ nên có thép<br />
<br />
Nhà thơ cũng phải kiết xung phong”<br />
<br />
Bao nhiêu năm qua, văn học đã không ngừng chiến đấu với bọn ngoại xâm, nội phản. <br />
Mỗi vần thơ, mỗi câu chuyện là một mũi tên xuyên trực diện vào lũ cướp nước. Trong <br />
Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi không ngại ngần lên án tội ác của bọn giặc Minh:<br />
<br />
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn<br />
<br />
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ<br />
<br />
Dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế<br />
<br />
Gây binh kết ọán trải hai mươi năm<br />
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời<br />
<br />
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi"<br />
<br />
Những vần thơ Đông A, những vần thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương, những vần thơ Phan <br />
Bội Châu, Phan Châu Trinh... bừng bừng khí huyết căm thù giặc. Thời chống Pháp, chống <br />
Mĩ cỏ cà một thế hệ những nhà văn, nhà "thơ vừa cầm súng vừa cầm bút chiến đấu. <br />
Hàng loạt những bài thơ chủa Phạm Tiến Duật, Anh Thơ, Xuân Quỳnh, hàng loạt tiểu <br />
thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Minh Châu... vừa là <br />
bài ca ca ngợi lòng yêu nước của nhân dân, vừa là bản cáo trạng đanh thép tuyên cáo tội ác <br />
tày trời của giặc. Bằng cách đối lập hai hình tượng nhân vật thằng Xãm và chị Sứ, nhà <br />
văn Anh Đức đã lột trần tội ác của tên Việt gian và ngợi ca lòng yêu nước của ngứời con <br />
gái xứ Hòn (Hòn Đất). Cũng theo cách đó, Nguyền Đình Thi đã viết những vần thơ hạ bệ <br />
quân giặc một Cách thảm hại:<br />
<br />
“Xiềng xích chúng bay không khóa được<br />
<br />
Trời đầy chim và đất đầy hoa<br />
<br />
Súng đạn chúng bay không đánh được<br />
<br />
Lòng dân ta yêu nước thương nhà”<br />
<br />
(Đất nước)<br />
<br />
Bất kì thời đại nào, mỗi vần thơ, mỗi câu văn chiến đấu chống giặc ngoại xâm cũng là <br />
những bài ca đanh thép nhất, kiên cường nhất. Những bài ca đó thẳng thắn lên án sự phi <br />
nghĩa của quân giặc, chĩa mũi nhọn vào tội ác của chúng. Chiến thắng mà các nhà thơ, nhà <br />
văn đạt được có khi là sự kinh hãi quân thù. Bài ca Nam quốc sơn hà tương truyền của Lí <br />
Thường Kiệt khi được đọc bên bờ sông Như Nguyệt đã khiến quân giặc khiếp sợ. Nhung <br />
bài dụ tướng giặc làm quân tướng giặc hoang mang, nao núng vì Nguyễn Trãi đã chỉ ra <br />
cho chúng hàng loạt các điểm yếu. Mỗi bài ca thể hiện khí phách, tinh thần quyết chiến <br />
của dân tộc cổ vũ thêm lòng yêu nước cho nhân dân.<br />
Đất nước sạch bóng quân thù, điều đó không có nghĩa là văn học không còn nhiệm vụ <br />
chiến đấu nữa. Đối tượng chiến đấu của văn học không phải là quân cướp nước, bán <br />
nước mà là những cái ác, cái xấu đang đày đoạ con người. Các truyện ngắn Bức tranh, <br />
Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) có tính <br />
chiến đấu không? Tất nhiên là có. Chừng nào còn những điều phi nghĩa giày vò con <br />
người, chừng nào còn có những điều bất an đe dọa cuộc sống của con người, chừng đó <br />
người nghệ sĩ còn cầm bút để chiến đấu.<br />
<br />
Bản chất của“văn học là nhân học”. Khi nhà văn dùng ngòi bút của mình tham gia chống <br />
lại cái ác, cái xấu trong xã hội, cũng là lúc họ đang thực thi nhiệm vụ là khoa học của <br />
lòng người, của con người. Mặt trận không tiếng súng này không có máu, nhưng mồ hôi <br />
và nước mắt sẽ không lúc nào vơi cạn.<br />