intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tuần đầu tiên của sản phụ

Chia sẻ: Vove Giacmo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

86
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi sinh em bé, bạn sẽ bắt đầu làm quen với vai trò của một người mẹ. Tuần lễ đầu tiên đảm nhận vai trò này sẽ vô cùng phức tạp và khó khăn đối với bất kỳ người phụ nữ nào. Những vấn đề thường khiến các bà mẹ băn khoăn là: làm thế nào để cho con bú, làm thế nào để chăm sóc bé, làm thế nào để hai mẹ con đều có được những giấc ngủ cần thiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tuần đầu tiên của sản phụ

  1. Tuần đầu tiên của sản phụ Sau khi sinh em bé, bạn sẽ bắt đầu làm quen với vai trò của một người mẹ. Tuần lễ đầu tiên đảm nhận vai trò này sẽ vô cùng phức tạp và khó khăn đối với bất kỳ người phụ nữ nào. Những vấn đề thường khiến các bà mẹ băn khoăn là: làm thế nào để cho con bú, làm thế nào để chăm sóc bé, làm thế nào để hai mẹ con đều có được những giấc ngủ cần thiết. Trước khi sinh con, nhiều phụ nữ cho rằng họ đã chuẩn bị và bố trí mọi thứ rất chu đáo và luôn trong tư thế sẵn sàng
  2. có thể chăm sóc con mình. Nhưng rồi, sau khi em bé ra đời, mọi thứ dường như rối tung lên đến nỗi bạn không biết phải xoay xở như thế nào, ngay cả những việc tưởng như đơn giản nhất cũng có thể trở nên vô cùng khó khăn và khiến bạn lúng túng. Bên cạnh các vật dụng cần thiết, chắc chắn rằng các bà mẹ đều đã trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để chăm sóc con một cách tốt nhất. Nhưng sự thật là đối với công việc nào cũng vậy, bạn cần phải thực hành mới có thể làm tốt được việc đó. Cho nên, dù bạn có chuẩn bị chu đáo đến như thế nào thì cũng không thể tránh khỏi những lúng túng trong buổi đầu làm mẹ. Tuần lế đầu tiên sau khi bé ra đời chính là thử thách lớn nhất đối với các bà mẹ. Sau đây là một vài lời khuyên hữu ích để bạn vượt qua được những khó khăn bước đầu và thích nghi với vai trò người mẹ một cách tốt nhất. 1.Tình trạng thiếu ngủ
  3. Trẻ sơ sinh sẽ ngủ khoảng 20 giờ mỗi ngày nhưng đó lại là những giấc ngủ ngắt quãng, mỗi giấc ngủ có thể kéo dài từ 1 – 4 giờ. Lựa chọn tốt nhất: Hãy tranh thủ ngủ cùng với em bé, dù công việc có bận rộn đến như thế nào bạn cũng nên tranh thủ chợp mắt khi em bé của bạn đang ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn là người rất khó ngủ và không thể ngủ được với những giấc ngủ bị gián đoạn thì hãy nhờ người thân trông nom bé và dành cho mình một giấc ngủ vào một thời điểm nào đó thực sự thuận lợi trong ngày. Bí quyết dành cho mẹ: Bạn đừng cố ôm đồm tất cả mọi việc mà hãy chia sẻ với những người xung quanh, đặc biệt là chồng bạn. Nếu em bé của bạn thường quấy khóc vào ban đêm, hãy nhờ một người giữ trẻ hay một người thân trong gia đình giúp bạn trông em bé để bạn có được một giấc ngủ trọn vẹn trong một đêm nào đó. Bạn đừng cố gắng đến kiệt sức mà hãy biết giữ gìn sức khỏe của mình để chăm sóc con một cách tốt hơn.
  4. Và hãy nhớ rằng, khi chồng bạn hoặc bất kỳ người nào trong gia đình thức đêm chăm sóc em bé thay bạn thì bạn đừng bận tâm đến em bé nữa, tốt nhất là hãy sang một căn phòng khác và dành cho mình một giấc ngủ thật sâu để phục hồi sức khỏe. 2. Dỗ dành bé yêu Những em bé trong khoảng thời gian đầu ra khỏi bụng mẹ rất cần được giữ ấm và cảm nhận mọi thứ thật nhẹ nhàng - hệt như lúc bé còn nằm trong bụng mẹ. Lựa chọn tốt nhất: bạn đừng bao giờ nghĩ rằng sự vỗ về hay nuông chiều của bạn có thể làm hư một đứa trẻ sơ sinh. Trái lại, những hành động nựng nịu, vuốt ve, lắc lư nhè nhẹ của bạn có thể kích thích các giác quan và cảm xúc của trẻ sơ sinh. Khi bé khóc, bạn có thể sử dụng những cách này để dỗ dành và mang lại cho bé sự ấm áp, dễ chịu. Bí quyết dành cho mẹ: Hãy cho bé được tiếp xúc với không khí trong lành của môi trường tự nhiên, nó sẽ tốt
  5. hơn rất nhiều so với việc “nhốt’ em bé của bạn trong một căn phòng ngột ngạt, tù túng. 3. Cách cho con bú Điều tưởng chừng như dễ dàng nhất đối với mọi người mẹ lại không hề đơn giản như bạn nghĩ. Thực tế cho thấy, không ít người mẹ mắc sai lầm khi cho con bú. Lựa chọn tốt nhất: Hãy tham khảo nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là từ các chuyên gia, bác sĩ và những người đã từng trải qua kinh nghiệm này. Cho bú đúng cách không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng quý giá, tốt cho sức khỏe của bạn và bé mà còn giúp bạn giữ gìn được vóc dáng. Bí quyết dành cho mẹ: hãy tiến hành mọi việc thật nhẹ nhàng. Tốt nhất, bạn nên cho bé bú những lần đầu tiên dưới sự quan sát và hỗ trợ của một vài người có kinh nghiệm. Khi nhìn thấy cách bạn cho con bú, họ sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích dành cho bạn, bạn có thể tiếp thu, rút kinh nghiệm để có tiến hành những lần sau một cách tốt hơn.
  6. 4.Thời gian cho bú Tiến sĩ Laura Jana – tác giả cuốn sách Heading Home with Your Newborn, cho rằng bạn nên cho em bé bú với chu kỳ từ 1 – 4 giờ mỗi lần. Lựa chọn tốt nhất: Hãy chọn một tư thế và vị trí thuận lợi nhất (ngồi trên ghế hoặc giường… ) để cho em bé bú sữa. Vị trí và tư thế bú phù hợp sẽ khiến bé cảm thấy dễ chịu.. Bí quyết dành cho mẹ: chắc chắn bạn sẽ không thể tránh
  7. khỏi việc thức dậy lúc nửa đêm để cho con bú, vì vậy, hãy cố gắng thích nghi với điều này. Cách tốt nhất là để sẵn một cuốn tạp chí, một ít đồ ăn vặt hoặc mở tivi xem để có thể tỉnh táo hơn khi phải thức dậy lúc nửa đêm. 5. Chia sẻ công việc với chồng Việc cả hai vợ chồng cùng có trách nhiệm chăm sóc con là hết sức bình thường, đừng vì thương chồng mà để anh ta vô tư đùn đẩy hết trách nhiệm cho bạn. Lựa chọn tốt nhất: trao đổi thẳn thắng với chồng bạn về thời gian anh có thể giúp bạn chăm sóc con nhỏ. Tốt nhất, hai vợ chồng bạn nên luân phiên nhau chăm sóc bé để giữ gìn sức khỏe cho cả hai. Nếu một trong hai người cảm thấy tình trạng sức khoẻ không được tốt thì hãy để người đó ngủ có được giấc ngủ trọn vẹn trong một căn phòng khác mà không phải bận tâm gì đến em bé. Bí quyết dành cho mẹ: bạn hãy động viên, chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn chồng chăm sóc em bé vì các ông bố
  8. thường rất vụng về trong việc này. Hãy nói cho ông xã bạn hiểu rằng, có thể anh không giúp được nhiều nhưng sự chia sẻ này là rất cần thiết, đó chính là nguồn động viên tinh thần dành cho bạn. 6.Tắm cho bé yêu Đây là một trong số những công việc khiến nhiều bà mẹ căng thẳng và lo lắng nhất vì họ thường cảm thấy không tự tin khi tắm cho cơ thể nhỏ bé và mong manh của con mình. Lựa chọn tốt nhất: Hãy thư giãn và thực hiện mọi việc một cách từ tốn, nhẹ nhàng. Bạn nên chú ý giữ vùng xung quanh dây rốn luôn khô ráo bằng cách lau thật sạch sau khi đã vệ sinh với cồn. Bạn nên dùng tay nhẹ nhàng té nước xoa khắp người trẻ, chú ý rửa kỹ phần mông và bộ phận sinh dục. Sau đó, dùng một tấm khăn mềm, sạch để lau khô cho bé. Bí quyết dành cho mẹ: Bạn có thể tham khảo trên sách báo hay hỏi những người có kinh nghiệm để có được những
  9. kiến thức cơ bản về tắm cho trẻ sơ sinh. Nếu thời gian đầu bạn vẫn cảm thấy lúng túng thì có thể nhờ một người thân có kinh nghiệm ở bên cạnh hướng dẫn, hỗ trợ. 7. Phục hồi sau khi sinh Nhiều bà mẹ dường như bị kiệt sức sau khi sinh nên một tuần sau khi em bé ra đời chính là khoảng thời gian vô cùng mệt mỏi để họ phục hồi sức khoẻ. Lựa chọn tốt nhất: hãy tin rằng những gì mình đang trải qua là hoàn toàn bình thường như bao sản phụ khác, thậm chí bạn có thể bị ra máu nhưng điều này không hề nghiêm trọng. Đây là thời điểm cơ thể bạn lấy lại nguồn năng lượng của chính mình và bạn sẽ dần cảm thấy khá hơn ít lâu sau đó. Bí quyết dành cho mẹ: Đừng ngại đón nhận sự chăm sóc của chồng và những người thân bởi trong thời gian này, bạn không thể hoàn toàn tự lo cho bản thân được. Đặc biệt, người chồng luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong thời
  10. điểm này. 8. Duy trì sự tỉnh táo Niềm hạnh phúc khi đón chào em bé của bạn sẽ nhanh chóng bị dập tắt bởi những mệt mỏi do tình trạng thiếu ngủ, thể chất khó chịu, kích thích tố sụt giảm sau khi sinh. Vậy làm sao để giữ được tinh thần tỉnh táo trong suốt một tuần sau đó? Lựa chọn tốt nhất: Ưu tiên thực hiện những việc quan trọng dành riêng cho bạn và bé, loại bỏ tối đa những áp lực từ bên ngoài mang lại. Nên nhớ, thời gian này bạn cần nghỉ dưỡng và lo cho bé, đừng khiến mình thêm mệt mỏi với những công việc khác như dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, nấu nướng… Bí quyết dành cho mẹ: Hít thở không khí trong lành mỗi sáng, đi bộ nhẹ nhàng để tránh cảm giác mệt mỏi do không vận động. Đừng cố làm những việc có thể khiến bạn mệt mỏi, sự giúp đỡ của người thân trong trường hợp này cũng
  11. rất cần thiết. Bạn vẫn uể oải và phục hồi rất chậm? Đừng quá lo lắng, nhiều phụ nữ phải mất nửa tháng sau mới có thể vượt qua được hội chứng buồn bã hay trầm cảm sau khi sinh. Hãy chia sẻ với những người thân và tìm nguồn động viên, an ủi từ họ, đặc biệt là niềm vui từ em bé. Dần dần, bạn sẽ phục hồi và lấy lại đựợc sự tỉnh táo cần thiết. 9. Thay tã cho bé Thay tã không phải là công việc khó khăn đối với các bà mẹ, vấn đề là họ thường hay lo lắng khi nhìn thấy màu phân của em bé. Nếu là phân nâu hay hơi xanh, vàng thì hoàn toàn bình thường, bạn chỉ đưa con đến bác sĩ khi phát hiện trong phân của bé có màu đỏ. Mỗi ngày, bạn có thể thay tã cho bé từ 4 – 8 lần. Nếu em bé của bạn ngày càng đi đại tiện thường xuyên hơn có nghĩa là bé đang phát triển tốt. 10. Những vật dụng cần thiết
  12. Bạn đã chuẩn bị khá nhiều thứ cần thiết cho bé yêu, từ quần áo, chăn mền, tã, tấm lót… nhưng vẫn không khỏi lo lắng rằng liệu bạn đã có đầy đủ những gì bé yêu cần hay chưa? Sau đây là gợi ý một vài vật dụng mà bạn nên mua sắm để tránh bị lúng túng trong tuần đầu làm mẹ: • Bình nước: Duy trì lượng nước cho cơ thể là điều vô cùng quan trọng đối với phụ nữ sau khi sinh,vì vậy, bạn hãy chuẩn bị sẵn một bình nước để uống bất cứ khi nào cần thiết mà không phải vất vả đi lấy nước hoặc làm phiền những người xung quanh. • Các loại gối phụ: Bên cạnh chiếc gối chính dành cho bé, bạn cũng nên chuẩn bị những chiếc gối dài, gối kê, chặn xung quanh và cả những chiếc gối dự phòng. • Đồ ăn vặt: Hãy “thủ” sắn những món ăn mà bạn yêu thích để có thể cung cấp nguồn năng lượng cần thiết bất cứ lúc nào. Đừng chủ quan chờ đợi những món ăn do người thân nấu, vì bạn có thể cảm thấy bụng đói bất thình lình.
  13. • Băng vệ sinh: Sau khi sinh con, máu trong tử cung bạn có thể tiếp tục ra trong khoảng vài tuần, vì vậy, đừng quên chuẩn bị sẵn lượng băng vệ sinh cần thiết. • Kem thoa đầu nhũ hoa: Các loại kem này thường được gọi là nipple cream, có tác dụng tốt trong việc chăm sóc ngực của phụ nữ sau khi sinh, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia để lựa chọn loại kem đảm bảo chất lượng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2