TUỔI DẬY THÌ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH NỮ 8-11<br />
TUỔI<br />
TẠI NỘI THÀNH TP. HCM (2008)<br />
Nguyễn Thị Kiều Oanh*, Võ Minh Tuấn**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Trẻ dậy thì cần có sự chăm sóc đặc biệt nhằm giải tỏa gánh nặng tâm lý cho trẻ. Mục tiêu<br />
nghiên cứu nhằm xác định tuổi dậy thì và yếu tố liên quan ở nữ 8-11 tuổi tại nội thành TP.HCM.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang vào tháng 2 & 3/2008 ở các bé gái 8-11<br />
tuổi tại 4 trường phổ thông cơ sở, được chọn ngẫu nhiên phân tầng ở TP.HCM. Cô giáo chủ nhiệm đóng vai trò<br />
điều tra viên ngay tại lớp học. Có kinh lần đầu là tiêu chuẩn chẩn đoán của dậy thì. Phỏng vấn các yếu tố ảnh<br />
hưởng rồi so sánh giữa hai nhóm có kinh và chưa có kinh.<br />
Kết quả: Khảo sát 1.571 bé gái 8-11 tuổi, tỷ lệ dậy thì là 13,9%. Trung vị của tuổi hành kinh lần đầu trong<br />
nhóm này là 10. Dậy thì sớm hơn bình thường liên quan có ý nghĩa thống kê đến sống ở trung tâm thành phố<br />
(OR* =1,33), kinh tế gia đình khá giả (OR* = 2,8), BMI cao (OR* =4,6), kinh đầu mẹ sớm (OR* = 3,72). Một số<br />
yếu tố khác cũng chỉ cho thấy liên quan như: học lực, thời gian sử dụng internet hay xem tivi.<br />
Kết luận: Cứ 100 bé gái 8-11 tuổi thì có 14 bé đã dậy thì ở TP HCM 2008. Cần có chương trình giáo dục về<br />
giới tính và vệ sinh kinh nguyệt trong trường cấp I bắt đầu từ lớp 2.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
PUBERTY AND RISK FACTORS AMONG STUDENTS AT THE AGE OF 8-11 IN THE CENTER<br />
DISTRICTS IN HCMC (2008)<br />
Nguyen Thi Kieu Oanh, Vo Minh Tuan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 92 - 97<br />
Background: Puberty children need special care to help them to release pschycological depression. Our<br />
study aim is exam the prevalence and risk factors of puberty among children 8-11 year-old in the center<br />
districts in HCMC.<br />
Method: A cross-sectional study conducted from Feb to March 2008, among 8 –11 year-old children at 4<br />
elementary schools in HCMC by using the stratified randomized selection. Female teachers took a role of<br />
investigators for our study. Menarche is gold standard for confirming puberty. Face-to-face interview applied for<br />
getting risk factors of puberty, we compared the odd of the factors between with and without menarche.<br />
Result: Conducted research on 1,571 female students from 8 to 11 year old, prevalence of puberty 13.9%.<br />
Among these subjects, Medium of menarche was 10 There were some factors found having significantly relation<br />
with the earlier puberty such as living in the center of city (OR* = 1.33), higher economic class (OR* =2.8), high<br />
BMI (OR* = 4.6), mom with early menarche (OR* = 3.72). GPA, time consumption of watching television or<br />
using internet was also found significant relationship with the earlier puberty.<br />
Conclusion: There were 14 puberties counted for each 100 girl from 8-11 year old. We are in need of a<br />
program of sexual and menstrual hygienic education applied for the second grade of all elementary schools.<br />
đoạn trẻ thơ sang giai đoạn trưởng thành tính<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU<br />
dục, là thời kỳ quá độ khi không còn là trẻ con<br />
Tuổi dậy thì là thời kỳ chuyển tiếp từ giai<br />
* Khoa Điều dưỡng, Đại học Y Dược Tp. HCM ** Bộ môn Sản, Đại học Y Dược Tp. HCM.<br />
<br />
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
nhưng chưa hẳn là người lớn(7). Đây là thời kỳ<br />
mà bất cứ một thiếu niên nào cũng phải trải qua<br />
những biến đổi quan trọng về thể chất cũng như<br />
về tâm lý(9).<br />
Ở tuổi dậy thì, tâm sinh lý thay đổi, làm cho<br />
hành vi ứng xử thay đổi, trẻ lúng túng. Trẻ gái<br />
dậy thì có biểu hiện lớn nhanh hơn các bạn đồng<br />
lứa tuổi lúc đó hormon tăng trưởng phát triển<br />
nhanh, tích vào xương nhưng cũng sớm làm<br />
chín đầu xương, cho nên những trẻ gái trưởng<br />
thành sớm hơn thì cao hơn ở tuổi 12 so với trẻ<br />
gái trưởng thành ở tuổi trung bình và trễ nhưng<br />
lại có xu hướng lùn hơn so với những trẻ gái này<br />
khi ở tuổi trưởng thành(5). Khi một đứa trẻ bình<br />
thường đến tuổi dậy thì, những nhận thức của<br />
nó tương xứng với sự phát triển tính dục của cơ<br />
thể. Ngược lại, những đứa trẻ mắc chứng dậy thì<br />
sớm có nhu cầu về tính dục nhưng lại ở một cá<br />
nhân chưa phát triển về nhận thức, do vậy nhu<br />
cầu của chúng hoàn toàn mang tính bản năng.<br />
Nhiều báo cáo về mối tương quan giữa tình<br />
trạng dậy thì và quan hệ tình dục sớm đã được<br />
ghi nhận(6). Dậy thì sớm được cho là có liên quan<br />
đến một số bệnh như: ung thư vú, bệnh lý tim<br />
mạch(1). Dậy thì sớm là một trong những nguyên<br />
nhân khiến trẻ yêu sớm, nhận thức về tình yêu<br />
lệch lạc, trẻ không được trang bị đầy đủ về kiến<br />
thức giới tính, làm gia tăng nguy cơ nạo phá thai<br />
ở tuổi vị thành niên. Nếu dậy thì sớm do những<br />
nguyên nhân thực thể, có thể dẫn đến tử vong,<br />
nên cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nếu<br />
vô căn không được điều trị sẽ dễ dẫn đến chiều<br />
cao thấp ở tuổi trưởng thành. Trẻ dậy thì cần có<br />
sự chăm sóc đặc biệt, kiểm tra kịp thời nhằm giải<br />
tỏa gánh nặng tâm lý cho trẻ và cho cha mẹ, cải<br />
thiện chiều cao cơ thể và tránh nảy sinh những<br />
hậu quả nghiêm trọng.<br />
Ngày nay xã hội càng phát triển, TP. HCM là<br />
một trong những thành phố công nghiệp phát<br />
triển cùng với sự hội nhập kinh tế thế giới, đời<br />
sống của người dân càng được nâng cao, các em<br />
có nhiều cơ hội tiếp xúc nhiều thông tin với đủ<br />
mọi hình thức, sự phát triển tâm sinh lý của các<br />
em gái cũng sớm hơn so với trước. Chính vì vậy<br />
<br />
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br />
2<br />
<br />
không ít bậc cha mẹ và các em gái băn khoăn<br />
không biết quá trình dậy thì của con gái và bản<br />
thân mình là bình thường hay bất thường.<br />
Những năm gần đây, tuổi thấy kinh của các bé<br />
gái ở nhiều quốc gia có xu hướng sớm hơn(11).<br />
Mặc dù có nhiều chuyên gia sản phụ khoa<br />
cũng như các nhà tâm lý học thông tin cho rằng<br />
“trẻ Việt Nam dậy thì sớm” đã được cảnh báo,<br />
nhưng trong những năm gần đây chưa thấy số<br />
liệu thống kê rõ ràng là tại TP. HCM tình trạng<br />
dậy thì ở các bé gái học cấp I. Vì vậy, chúng tôi<br />
tiến hành khảo sát “Tuổi dậy thì và các yếu tố<br />
liên quan ở học sinh nữ 8-11 tuổi tại nội thành<br />
TP. HCM” với câu hỏi nghiên cứu: Tuổi dậy thì<br />
trung bình và tỉ lệ dậy thì ở học sinh nữ 8-11 tuổi<br />
tại nội thành TP. HCM là bao nhiêu? Các yếu tố<br />
liên quan đến dậy thì là gì? Hy vọng rằng<br />
nghiên cứu này sẽ góp một phần vào sự nghiệp<br />
giáo dục, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho thế<br />
hệ trẻ Việt Nam của chúng ta, đặc biệt trẻ gái<br />
mới lớn - mới bắt đầu dậy thì.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu chính<br />
Xác định tuổi dậy thì trung bình, tỉ lệ dậy thì<br />
ở học sinh nữ 8-11 tuổi tại nội thành TP.HCM.<br />
Mục tiêu thứ cấp<br />
Xác định yếu tố liên quan đến dậy thì:<br />
- Yếu tố nội tại gồm chỉ số BMI, cân nặng lúc<br />
sanh, tuổi thai lúc sanh, học lực cuối năm học,<br />
hoạt động thể lực, tình trạng cha mẹ, số con<br />
trong gia đình, thứ tự con trong gia đình, tuổi có<br />
kinh lần đầu của mẹ.<br />
- Yếu tố bên ngoài gồm nơi cư trú, khí hậu,<br />
hoàn cảnh kinh tế, thời gian tiếp xúc với màn<br />
hình, truy cập mạng internet, đọc truyện.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu cắt ngang.<br />
<br />
Dân số nghiên cứu<br />
Dân số mục tiêu<br />
Học sinh nữ 8-11 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Dân số nghiên cứu<br />
Học sinh nữ 8-11 tuổi các khối lớp 3, 4 và 5<br />
của 4 trường tiểu học tại nội thành TP. HCM:<br />
Trường tiểu học Trưng Trắc Quận 11, Phan Đình<br />
Phùng Quận 3, Phan Chu Trinh Quận Bình Tân<br />
và Quận Bình Thạnh.<br />
Cỡ mẫu<br />
Chúng tôi sử dụng công thức tìm 1 tỉ lệ trong<br />
cộng đồng nhằm đáp ứng cho mục tiêu chính<br />
của nghiên cứu. Vậy công thức tính cỡ mẫu là:<br />
Z21-α/2 * P (1-P)<br />
N=<br />
d2<br />
Z1-α/2 = 1,96. P = 2,8% (14). d = 0,01 → n = 1.046<br />
Vì nghiên cứu cộng đồng với hiệu ứng thiết<br />
kế mẫu 1,5 nên N = 1.046 x 1,5= 1.569<br />
Kỹ thuật chọn mẫu:<br />
Ngẫu nhiên phân tầng.<br />
Bước 1: Chọn mẫu cụm, lập danh sách tất cả<br />
các quận trung tâm và quận vùng ven nội thành<br />
TP. HCM, sau đó rút thăm ngẫu nhiên được 2<br />
quận trung tâm là: quận 3 và quận 11; 2 quận<br />
vùng ven là: quận Bình Thạnh và quận Tân Phú.<br />
Bước 2: Lập danh sách tất cả các trường tiểu<br />
học trong mỗi quận được chọn, sau đó rút thăm<br />
ngẫu nhiên 1 trường trong mỗi quận. Kết quả<br />
như sau:<br />
Quận 3: Trường tiểu học Phan Đình Phùng.<br />
Quận 11: Trường tiểu học Trưng Trắc.<br />
Quận Bình Thạnh: Trường tiểu học Bình<br />
Hòa.<br />
Quận Tân Phú: Trường Phan Chu Trinh.<br />
Chúng tôi lấy ở mỗi trường với cỡ mẫu gần<br />
tương đương bằng ¼ mẫu chung # 393.<br />
Bước 3: Trong mỗi trường lấy 3 khối (lớp 3, 4<br />
và 5). Lập danh sách tất cả các lớp trong mỗi<br />
khối, vì trong mỗi khối số lượng học sinh gần<br />
tương đương nhau nên sẽ phân tầng: mỗi khối<br />
lớp là một tầng. Trong mỗi tầng cỡ mẫu gần<br />
tương đương nhau. Chọn ngẫu nhiên một số lớp<br />
trong mỗi tầng cho đến khi đủ cỡ mẫu dự tính.<br />
Thời gian lấy mẫu nghiên cứu vào tháng 2 và 3<br />
<br />
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br />
<br />
năm 2008, thời điểm này thuận lợi vì các em vừa<br />
thi xong học kỳ I của năm học và các cô giáo chủ<br />
nhiệm có thời gian hơn để làm công tác điều tra<br />
viên.<br />
Chúng tôi chọn các giáo viên chủ nhiệm làm<br />
công tác điều tra viên, các cộng tác viên này<br />
được tập huấn kỹ về kỹ năng vấn hỏi dựa bộ câu<br />
hỏi đã soạn sẵn, kỹ thuật cân nặng và đo chiều<br />
cao của bé (có sự hợp tác của nhân viên phòng y<br />
tế của trường). Chúng tôi chọn tất cả là cô giáo,<br />
nếu bốc thăm trúng lớp thầy giáo làm chủ nhiệm<br />
thì chọn cô bảo mẩu làm điều tra viên.<br />
Điều tra viên thực hiện các bước<br />
Gởi thư ngỏ về cho phụ huynh điền ngày<br />
hôm trước.<br />
Phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp các em học<br />
sinh nữ bằng bộ câu hỏi đã được soạn sẵn (sau<br />
khi đã nhận lại phiếu do phụ huynh trả lời). Các<br />
điều tra viên sẽ phỏng vấn các em vào giờ sinh<br />
hoạt lớp và những giờ nghỉ giữa các tiết học.<br />
Quan sát: Công cụ đo lường như cân nặng,<br />
đo chiều cao của bé (được thực hiện tại phòng y<br />
tế trường).<br />
Bước 4: Phân tích kết quả: n1: có kinh, n2:<br />
chưa có kinh → sử dụng cho mục tiêu chính. Sau<br />
đó tìm yếu tố liên quan (nhóm bệnh: đã có kinh,<br />
nhóm chứng: chưa có kinh).<br />
<br />
Tiêu chí loại trừ<br />
Dị tật hình thể ngoài. Có 1 trong 4 nhân tố<br />
không hợp tác gồm sự đồng thuận tham gia<br />
nghiên cứu của nhà trường, giáo viên chủ<br />
nhiệm, của phụ huynh và học sinh.<br />
<br />
Phương pháp xử lý số liệu<br />
Nhập số liệu bằng phần mền Epi Data. Xử lý<br />
số liệu bằng phần mềm thống kê Stata 10.0. Phân<br />
tích gồm 2 bước: bước 1 mô tả và phân tích đơn<br />
biến; bước 2 dùng mô hình hồi qui đa biến nhằm<br />
kiểm soát yếu tố gây nhiễu để tính OR hiệu<br />
chỉnh (OR*) cho các biến số. Tính toán thống kê<br />
với độ tin cậy 95%.<br />
<br />
3<br />
<br />
KẾT QUẢ & BÀN LUẬN<br />
<br />
Bảng 3. Tuổi có kinh lần đầu trong nhóm đã dậy thì:<br />
<br />
Đặc điểm đối tượng điều tra<br />
Tổng số học sinh được phỏng vấn: 1.610<br />
em, loại ra 39 trường hợp do phiếu điều tra gởi<br />
về phụ huynh ghi thiếu thông tin hoặc các em<br />
trả lời thiếu trong bảng câu hỏi. Đối tượng<br />
tham gia nghiên cứu cuối cùng là 1.571 học<br />
sinh. Vùng trung tâm có 771 em gồm: 374 tại<br />
trườngTrưng Trắc, 397 tại trường Phan Đình<br />
Phùng. Vùng ven có 800 em, gồm: 399 tại<br />
Trường Bình Hòa, 401 tại Trường tiểu học<br />
Phan Chu Trinh. Phân bố theo khối lớp: khối 3:<br />
501 em, khối 4: 524 em, khối 5: 546 em. Tuổi<br />
trung bình của mẹ: 38,97 ± 5,22 tuổi. Tuổi kinh<br />
đầu trung bình của mẹ: 14,63 ± 1,80 tuổi.<br />
Bảng 1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi<br />
Tuổi<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
Tổng<br />
<br />
Số học sinh<br />
355<br />
468<br />
578<br />
170<br />
1.571<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
22,6<br />
29,8<br />
36,8<br />
10,8<br />
100<br />
<br />
Số học sinh<br />
6<br />
49<br />
157<br />
6<br />
218<br />
<br />
Tỉ lệ trên 1.571 (%)<br />
0,4<br />
3,1<br />
10,0<br />
0,4<br />
13,9<br />
<br />
Chúng tôi khảo sát tuổi có kinh lần đầu<br />
trong nhóm đã dậy thì, kết quả cho thấy: Tuổi<br />
dậy thì trung bình (Mean): 9,75 ± 0,55 tuổi; Tuổi<br />
dậy thì trung vị (Median): 10 tuổi.<br />
<br />
Xác định các yếu tố liên quan tới dậy thì ở<br />
bé gái 8-11 tuổi.<br />
Chúng tôi đưa 7 biến số vào phương trình<br />
hồi quy đa biến, bao gồm: địa chỉ, tình trạng<br />
kinh tế, tình trạng dinh dưỡng, tuổi kinh đầu<br />
của mẹ, học lực, truy cập internet và thời gian<br />
xem tivi hoặc chơi game, nhằm kiểm soát các<br />
yếu tố gây nhiễu.<br />
Bảng 4 Phân tích hồi quy đa biến tìm các yếu tố liên<br />
quan<br />
Yếu tố<br />
<br />
Đặc điểm dậy thì<br />
Chúng tôi coi đã có kinh tại thời điểm khảo<br />
sát cắt ngang là bé gái đã dậy thì. Trong mẫu<br />
nghiên cứu có 218 em dậy thì và 1.353 em chưa<br />
dậy thì, sử dụng số liệu này để tìm mối liên quan<br />
cho mục tiêu 2. Tỉ lệ dậy thì của trẻ 8-11 tuổi là<br />
13,9%. Tỉ lệ trẻ dậy thì tăng dần theo tuổi. Không<br />
có bé gái nào có kinh trong độ tuổi 6-7, do đó<br />
mục tiêu chính của nghiên cứu trung phân tích<br />
trong độ tuổi 8-11, không dàn trải đều cho toàn<br />
bộ nữ sinh cấp I. So sánh với các tác giả khác<br />
(bảng 2):<br />
Bảng 2. So sánh tỉ lệ dậy thì với nghiên cứu các tác<br />
giả khác<br />
Tác giả<br />
Trương Thị Nguyện Hảo<br />
Nguyễn Thị Mai Trang<br />
Chúng tôi<br />
<br />
Năm<br />
1999<br />
2003<br />
2008<br />
<br />
Vùng<br />
Tuổi<br />
TP. HCM 6-10<br />
Long An<br />
11<br />
TP. HCM 8-11<br />
<br />
DS. Freedman và cs<br />
(châu Âu)<br />
<br />
19921994<br />
<br />
Da trắng<br />
<br />
≤ 11<br />
<br />
10<br />
<br />
Susan J và cs<br />
<br />
2005<br />
<br />
Da đen<br />
Úc<br />
<br />
≤ 11<br />
< 12<br />
<br />
17<br />
16<br />
<br />
Seung-Yup Ku và cs<br />
<br />
2005<br />
<br />
Hàn Quốc ≤ 12<br />
<br />
2,7<br />
<br />
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br />
4<br />
<br />
Tuổi có kinh<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
Có kinh<br />
<br />
(%)<br />
2,8<br />
7<br />
13,9<br />
<br />
Vùng ven<br />
Địa chỉ<br />
Trung tâm<br />
Nghèo<br />
Kinh tế<br />
Trung bình<br />
Khá<br />
Gầy<br />
Dinh dưỡng Trung bình<br />
Béo<br />
Muộn<br />
Kinh đầu của<br />
Trung bình<br />
mẹ<br />
Sớm<br />
Giỏi<br />
Khá<br />
Học lực<br />
Trung bình,<br />
yếu<br />
Không<br />
Internet<br />
Thỉnh thoảng<br />
Thường xuyên<br />
Xem Tivi, =< 3 giờ/ngày<br />
chơi game > 3 giờ/ngày<br />
<br />
*<br />
<br />
OR<br />
1<br />
1,33<br />
1<br />
0,92<br />
2,6<br />
1<br />
4,01<br />
4,08<br />
1<br />
1,34<br />
3,72<br />
1<br />
1,45<br />
3,81<br />
1<br />
1,72<br />
2,13<br />
1<br />
2,14<br />
<br />
95%CI<br />
<br />
P<br />
<br />
0,98-1,81<br />
<br />
0,048<br />
<br />
0,37-2,29<br />
1,01- 6,69<br />
<br />
0,86<br />
0,047<br />
<br />
1,24-13,01<br />
1,23-13,53<br />
<br />
0,02<br />
0,021<br />
<br />
0,82-2,19<br />
1,58- 8,75<br />
<br />
0,23<br />
0,0026<br />
<br />
1,04-2,01<br />
<br />
0,027<br />
<br />
2,05-7,08<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
1,23-2,39<br />
1,34-3,38<br />
<br />
0,002<br />
0,001<br />
<br />
1,58-2,89<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Nhóm trẻ sống ở trung tâm dậy thì sớm hơn<br />
1,33 lần so với trẻ sống ở vùng ven. Có thể do<br />
nhịp độ sống và điều kiện sống cao hơn cùng<br />
với sự chăm sóc, dinh dưỡng ảnh hưởng trực<br />
tiếp đến sự phát triển của trẻ. Kết quả này cũng<br />
<br />
phù hợp với nghiên cứu của Cao Quốc Việt,<br />
1997: trẻ em sống ở thành phố Hà Nội có kinh<br />
sớm hơn trẻ em ở Bắc Thái. Theo Trần Anh Tuấn<br />
(1999) nữ sinh nội thành TP. HCM có kinh sớm<br />
hơn ngoại thành.<br />
Điều kiện kinh tế cao sẽ có đầy đủ vật chất,<br />
điều kiện sống tốt có thể giúp dinh dưỡng tốt, từ<br />
đó ảnh hưởng đến dậy thì. Nhóm có kinh tế khá<br />
tăng nguy cơ dậy thì sớm hơn gấp 2,6 lần so với<br />
nhóm nghèo. Theo Nguyễn Thị Mai Trang<br />
(2003) tuổi có kinh đầu ở nhóm kinh tế giàu xuất<br />
hiện sớm nhất, trễ nhất là nhóm nghèo. Vấn đề<br />
này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trương<br />
Thị Nguyện Hảo (1999), Cao Quốc Việt (1997)<br />
Morrison-JA (1994).<br />
Kết quả trên cho thấy nhóm trẻ có mẹ với<br />
kinh đầu sớm sẽ dậy thì sớm hơn gấp > 2 lần so<br />
với mẹ có kinh đầu trung bình và gấp 3 lần với<br />
mẹ có kinh đầu trễ. Tác giả Speroff và cs (2005)<br />
cũng ghi nhận có sự liên quan mạnh với tuổi<br />
kinh đầu của chị gái, nhưng lại không liên quan<br />
với kinh đầu của me. Theo Nguyễn Thị Mai<br />
Trang (2003) nghiên cứu đối tượng học sinh nữ<br />
cấp II không thấy có sự khác biệt về tuổi kinh lần<br />
đầu của con với kinh đầu của me.<br />
Nhóm học lực trung bình liên quan với dậy<br />
thì sớm OR*=3,8 lần so với học giỏi. Để giải thích<br />
yếu tố liên quan đâu là nguyên nhân này cần<br />
phải có thời gian nghiên cứu dọc. Liên hệ với kết<br />
quả của Trương Thị Nguyện Hảo (1999) cho kết<br />
quả ngược lại, không có sự khác biệt giữa nhóm<br />
qua yếu tố học lực.<br />
Chúng tôi ghi nhận tỉ lệ dậy thì sớm hơn cao<br />
nhất ở nhóm truy cập mạng internet thường<br />
xuyên nhiều gấp 2,13 lần so nhóm không truy<br />
cập mạng internet. Ngày nay, hệ thống mạng<br />
toàn cầu rất đa dạng và phong phú, đặc biệt có<br />
những trang web không lành mạnh, những câu<br />
chuyện gợi dục hay các phim lãng mạn “nửa<br />
kín, nửa hở” kích thích trí tò mò của trẻ và đã<br />
ảnh hưởng lớn đến sự phát triển dậy thì. Trong<br />
những nghiên cứu trước đây chúng tôi không<br />
thấy đề cập đến yếu tố này.<br />
<br />
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br />
<br />
Theo kết quả nghiên cứu, nhóm ngồi trước<br />
màn hình với ánh sáng nhân tạo >3 giờ/ ngày có<br />
nguy cơ dậy thì sớm gấp 2,14 lần so với ≤ 3<br />
giờ/ngày. Thực tế trong nước vẫn chưa có đề tài<br />
nào nghiên cứu yếu tố này ảnh hưởng đến vấn<br />
đề dậy thì của trẻ gái. Xem tivi hay chơi game<br />
trên vi tính là trò tiêu khiển giải trí của các em<br />
bậc tiểu học, nhưng thời gian phải có hạn. Nếu<br />
các em tiếp xúc nhiều với ánh sáng nhân tạo sẽ<br />
làm giảm lượng melatonin, làm hormone giấc<br />
ngủ càng thấp và thúc đẩy quá trình dậy thì(3).<br />
<br />
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ<br />
Tuổi dậy thì ngày càng sớm hơn theo điều<br />
tra năm 2008 của chúng tôi, cứ 100 bé gái 8-11<br />
tuổi thì có 14 bé đã dậy thì, đặc biệt có 0,4% trẻ 8<br />
tuổi. Phụ huynh và nhà trường cần phối hợp<br />
hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lí của bé gái dậy thì<br />
giúp cho các em tránh được sang chấn không<br />
cần thiết ảnh hưởng đến học tập trong giai đoạn<br />
này. Cần có chương trình giáo dục về giới tính<br />
và vệ sinh kinh nguyệt trong nhà trường bắt đầu<br />
từ lớp 2. Chương trình này do cô giáo chủ nhiệm<br />
hướng dẫn, người được các em tin tưởng nhất<br />
để chia sẻ những thông tin thầm kín. Các bậc<br />
phụ huynh có con hoặc cháu gái cần nắm rõ một<br />
số yếu tố liên quan đến tuổi dậy thì sớm hơn<br />
bình thường, dưới 12 tuổi. Nên kiểm soát thời<br />
gian trẻ tiếp xúc màn hình vi tính hay xem tivi,<br />
đặc biệt lưu ý khi trẻ lên mạng internet. Nắm<br />
được vai trò chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ, đặc<br />
biệt những trẻ đang thừa cân – béo phì. Bước<br />
tiếp theo, chúng tôi sẽ nghiên cứu theo chiều dọc<br />
để khảo sát những rối loạn trầm cảm của các bé<br />
gái có kinh sớm khi còn học cấp I.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Berkey CS, Frazier AL, Gardner JD, et al.(1999). Adolescence<br />
and breast cancer risk. Cancer; 85:2400–9.<br />
Cao Quốc Việt, Nguyễn Phú Đạt (1997). Bàn về tăng trưởng<br />
người Việt Nam. Đề tài KX 07-07. NXB Hà Nội, trang 92-125<br />
& 491-503.<br />
Cavallo A, Ritschel WA (1996). Pharmacokinetics of<br />
melatonin in human sexual maturation. J Clin Endocrinol<br />
Metab 81:1882–1886.<br />
Freedman DS. et al (2002). Relation of Age at Menarche to<br />
Race, Time Period, and Anthropometric Dimensions: The<br />
Bogalusa Heart Study Pediatrics:110-117.<br />
<br />
5<br />
<br />