Tượng nữ thần tự do
lượt xem 28
download
Tượng Thần Tự do là một biểu tượng nổi tiếng của nước Mỹ. Đó là pho tượng rỗng, bằng đồng, cốt thép lớn nhất thế giới. Tượng cao 46m, nặng 204 tấn, được đặt đứng trên một bệ cao 45,7m, trên một cù lao nhỏ nhìn ra cảng New York. Tất cả tàu bè và hành khách ra vào cảng đều có thể từ xa nhìn thấy pho tượng đứng sừng sững, với bàn tay phải cầm bó đuốc giơ lên cao mà từ đó tượng có tên đầy đủ là “Tự do soi sáng thế giới” (La Liberté éclairant le monde)....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tượng nữ thần tự do
- Khi trao tặng tượng Thần Tự do khổng lồ cho nước Mỹ, người Pháp giữ lại một phiên bản nhỏ hơn. Sau khi triển lãm tại hội chợ Đấu xảo Hà Nội, pho tượng này được dựng tại nóc Tháp Rùa và sau đó là vườn hoa Cửa Nam Tượng Nữ Thần Tự do - Một quà tặng của nước Pháp cho nước Mỹ Tượng Thần Tự do là một biểu tượng nổi tiếng của nước Mỹ. Đó là pho tượng rỗng, bằng đồng, cốt thép lớn nhất thế giới. Tượng cao 46m, nặng 204 tấn, được đặt đứng trên một bệ cao 45,7m, trên một cù lao nhỏ nhìn ra cảng New York. Tất cả tàu bè và hành khách ra vào cảng đều có thể từ xa nhìn thấy pho tượng đứng sừng sững, với bàn tay phải cầm bó đuốc giơ lên cao mà từ đó tượng có tên đầy đủ là “Tự do soi sáng thế giới” (La Liberté éclairant le monde). Thế nhưng ít người biết rằng Hà Nội, thủ đô của nước ta, cũng đã từng có một tượng Thần Tự do giống hệt như tượng Thần Tự do ở New York nhưng với kích thước nhỏ hơn. Vấn đề là ở chỗ tượng Thần Tự do vốn không phải là một tác phẩm của nước Mỹ mà là một quà tặng của nước Pháp. Chính vì thế mà pho tượng có tên đầy đủ bằng tiếng Pháp như đã nêu trên. Nhà điêu khắc Bartholdi của Pháp vốn đã nổi tiếng ngay từ khi còn trẻ. Năm 22 tuổi, ông đã được tặng Huân chương cao quý nhờ dựng một trong những vị tướng nổi tiếng của quân đội Napoléon. Nước Pháp đã từng ủng hộ Mỹ trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Năm 1865, trong một buổi họp mặt tại nhà của nhà sử học Pháp Eduard de
- Labule, khi nói tới việc hầu tước Lafayette của Pháp đã chiến đấu dũng cảm để bảo vệ cách mạng Mỹ. Labule đã đề nghị dựng một bức tượng khổng lồ để kỷ niệm chiến thắng của nước Mỹ trong cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập. Nhiệm vụ này được giao cho Bartholdi thực hiện. Bartholdi bắt tay vào công việc này từ năm 1875, một năm trước của lễ kỷ niệm 100 năm ngày độc lập 4/7/1776 của nước Mỹ. Nhưng Bartholdi không thể hoàn thành ngay công việc của mình. Ông phải sang Mỹ vài lần để chọn chỗ đặt bức tượng. Chỗ đặt được chọn là cảng New York. Bức tượng có cánh tay phải cầm cây đuốc rực sáng coi như ngọn đèn pha của cảng. Như vậy pho tượng phải có độ cao như một ngọn đèn pha trên bệ. Riêng cánh tay giơ bó đuốc đã dài tới 12m, ngón trỏ dài 2,4m. Cái đầu tính từ cằm tới vương miện cao 5m, còn riêng cái miệng rộng 1m. Bức tượng dự kiến làm bằng đồng, cao 46m. Nhưng khi thiết kế bản vẽ xong, vấn đề nảy sinh là làm sao pho tượng có thể đứng vững trước gió bão của biển cả của vịnh New York. Khó khăn này được giải quyết nhờ sự trợ giúp của công trình sư tài ba Eiffel, người đã dựng tháp Eiffel nổi tiếng của Pháp tại Paris. Eiffel đã đề nghị dựng một khung bằng thép làm giá đỡ bên trong của pho tượng, đủ nhẹ để không ảnh hưởng đến bệ pho tượng và đủ vững để chống với phong ba. Tượng được ghép bằng những lá đồng sẽ phải cách ly với khung thép bằng những tấm cách điện để tránh hiệu ứng pin kim loại làm gỉ chỗ ghép.
- Ngày 4/7/1884, tại Paris đã diễn ra lễ trao tặng bức tượng cho nước Mỹ. Gần một năm sau, tháng 5/1885, bức tượng được tháo rời, xếp vào 214 côngtenơ, đưa lên tàu chiến Pháp để sang Mỹ. Tháng 4/1886 bệ tượng được dựng xong và công việc ghép tượng bắt đầu. Tháng 10/1886, trước sự chứng kiến của các quan chức cao cấp Pháp và Mỹ, tấm khăn phủ tượng Thần Tự do được long trọng kéo xuống. Một trăm năm sau, năm 1986, người Mỹ cùng với Tổng thống R.Reagan đã kỷ niệm trọng thể 100 năm tượng Thần Tự do. Tượng Thần Tự Do ở Hà Nội Khi trao tặng tượng Thần Tự do khổng lồ cho nước Mỹ, người Pháp có giữ lại cho mình một phiên bản nhỏ hơn (cao 11mét cũng bằng đồng, đặt cạnh một chiếc cầu bắc qua sông Seine). Đồng thời cũng có một phiên bản khác nhỏ hơn đưa sang triển lãm năm 1887 tại hội chợ Đấu xảo Hà Nội (nơi có Cung VHHN hiện nay). Triển lãm xong, pho tượng Thần Tự do này được tặng cho Hà Nội và được dựng tại vị trí vườn hoa Cửa Nam, sau một vài lần dịch chuyển. Khi làm pho tượng tặng cho nước Mỹ, Bartholdi đã khéo léo giải quyết vấn đề giãn nở của kim loại qua tấm váy lòe xòe của pho tượng. Người Hà Nội lúc ấy gọi pho tượng là “Bà đầm xòe”. Cho tới nay người ta mới chỉ biết đến tượng Bà đầm xòe từng đặt ở vườn hoa Cửa Nam trước Cách mạng tháng Tám. Vào cuối thế kỷ XIX, khi người Pháp cho chuyển pho tượng này đến đây, chỗ ấy là Quảng Văn Đình, nơi triều đình nhà Nguyễn cho tụ họp mọi người đến nghe giảng
- về các chủ trương, thông báo của triều đình. Khi đưa tượng Bà đầm xòe đến đây, nơi này đã biến đổi. Một nhà nho cám cảnh làm thơ. “Nhớ Quảng Văn Đình tớ đến nghe Câu Kê chẳng thấy, thấy Đầm xoè Thập điều bặt tiếng ê a giảng Choáng óc kèn tây rúc tí toe…” “Câu Kê” là một chức quan nhỏ có thể coi như “báo cáo viên” bây giờ. Tượng Thần Tự do trên nóc Tháp Rùa? Thế nhưng ít người biết rằng trước khi được chuyển đến vườn hoa Cửa Nam, tượng Đầm xòe còn có một vài lần dịch chuyển khác, và nó đã từng được đặt trên nóc Tháp Rùa! Số là sau khi đưa pho tượng phiên bản thu nhỏ, cao chừng 2,5 mét, bày ở triển lãm Đấu xảo Đông Dương tại Hà Nội năm 1887, pho tượng được đặt ở vườn hoa trước cửa nhà Ngân hàng Đông Dương, tức vườn hoa Chí Linh, nơi đặt tượng Lý Thái Tổ bây giờ. Dịp quốc khánh nước Pháp 14/7/1890, chính phủ Bảo hộ muốn đặt tượng Pôn Be (Paul Bert) để kỷ niệm vị toàn quyền đầu tiên của nhà nước Bảo hộ, chết năm 1886 ở Hà Nội. Người Pháp lấy chỗ của tượng Thần Tự do đặt tượng Pôn Be. Vậy là phải tìm một chỗ khác để đặt tượng Thần Tự do. Có ý kiến đề xuất là đặt ở chỗ ga xe điện Bờ Hồ trước đây, nay là đài phun nước trước nhà Thủy Tạ và đầu phố Hàng Đào.
- Nhưng một kỹ sư Pháp là Daurelle đề nghị đặt ngay trên nóc Tháp Rùa mà người Pháp gọi là Ngôi đền nhỏ (Pagodon) hay Quy Sơn tháp (Tour de l’ile de la Tortue). Chi tiết này được viết rất rõ trong cuốn “Bắc Kỳ xưa” (Le Vieux Tonkin) của Calaude Bourrin, viết về xứ Bắc kỳ trong các giai đoạn từ 1890 đến 1894 (nhà in IDEO, H.1941, tr.48 – 49). Lúc ấy báo chí Pháp thảo luận rất nhiều về vị trí đặt pho tượng này có nên đặt nó trên nóc Tháp Rùa không và nếu đặt thì tượng Tự do sẽ quay mặt về hướng nào? Cuối cùng thì tượng Tự do vẫn được đặt trên nóc Tháp Rùa, mặt quay về vườn hoa Paul Bert, tức quay về tượng Lý Thái Tổ bây giờ, và lưng quay về phía Nhà Thờ Lớn. Có 2 tấm hình trong cuốn sách “Bắc kỳ xưa” minh họa cho điều đó. Hình thứ nhất là toàn cảnh Hồ Gươm, nhìn từ phía tượng Pôn Be, cho thấy Tháp Rùa, trên có tượng Thần Tự do (ảnh này lấy từ báo L’Indépendance tonkinoise, số đặc biệt, ra tháng 7/1891). Ảnh thứ hai là hình tượng Nữ Thần Tự do, do Césard vẽ, phía sau có Nhà Thờ Lớn, với ghi chú “Liberté sur le Pagodon du Petit – Lae à Hanoi” (tượng Tự do trên nóc Tháp Rùa ở Hà Nội). ( Hình này được đăng trong báo La Vie Indochinoise, tháng 12/1896. Điều này cho thấy ít nhất tượng Tự do cũng đã nằm trên nóc Tháp Rùa trong 6 năm, từ 1891 đến 1896, trước khi được chuyển về Vườn hoa Cửa Nam và mang tên “Bà đầm xòe”? Năm 1945, trước khi Cách mạng tháng 8 nổ ra, ngày 31/7/1945, thị trưởng Hà Nội của Chính phủ Trần Trọng Kim lúc ấy là bác sĩ Trần Văn Lai, đã liệt “Bà đầm xòe” vào số những tàn tích nô lệ của thực dân Pháp nên đã ký lệnh cho giật đổ pho tượng này cùng một số tượng khác, trong đó có tượng Pôn Be.
- Tượng Thần Tự Do ở Hà Nội Khi trao tặng tượng Thần Tự Do khổng lồ cho nước Mỹ, người Pháp có giữ lại cho mình một phiên bản nhỏ (cao 11 mét) cũng bằng đồng, đặt cạnh chiếc cầu bắc qua sông Seine. Đồng thời cũng có một phiên bản khác nhỏ hơn nữa, (chiếm tỷ lệ 1/16 của pho tượng chính, tức khoảng 2,85m). Phiên bản này đưa sang triển lãm tại Hội chợ Đấu xảo Hà Nội (nay là Cung văn hóa Hữu Nghị Việt - Xô) năm 1887. Triển lãm xong, pho tượng được tặng cho Hà Nội và được dựng tại vườn hoa Cửa Nam trước khi bị giật đổ lúc 9 giờ 40 ngày 1/8/1945. Khi làm pho tượng tặng cho nước Mỹ, Bartholdi đã khéo léo giải quyết vấn đề giãn nở của kim loại qua tấm váy lòe xòe của pho tượng. Người Hà Nội lúc ấy không quan tâm đến lịch sử của pho tượng mà chỉ gọi là tượng "Bà đầm xòe". Cho tới nay người ta mới chỉ biết đến tượng Bà đầm xòe đặt ở vườn hoa Cửa Nam trước Cách mạng tháng Tám. Vào cuối thế kỷ XIX, trước khi người Pháp cho chuyển pho tượng này đến đây, chỗ ấy là Quảng Văn Đình, nơi triều đình nhà Nguyễn cho tụ họp mọi người đến nghe giảng về các chủ trương, thông báo của triều đình. Khi đưa tượng Bà đầm xòe sang đây, nơi này đã biến đổi. Người ta có câu ca: "Nhớ Quảng Văn Đình tớ đến nghe Câu Kê chẳng thấy, thấy Đầm xòe Thập điều bặt tiếng ê a giảng Choáng óc kèn tây rúc tí toe..." Ít người biết rằng trước khi được chuyển đến vườn hoa Cửa Nam, tượng Đầm xòe còn có một vài lần dịch chuyển khác, và nó đã từng được đặt trên nóc Tháp Rùa. Số là sau khi trưng bày ở Triển lãm Đấu Xảo Đông Dương, pho tượng được đặt ở vườn hoa trước cửa nhà Ngân hàng Đông Dương, tức vườn hoa Chí Linh, nơi đặt tượng Lý Thái Tổ bây giờ. Dịp quốc khánh nước Pháp 14/7/1890, Chính phủ Bảo hộ muốn đặt ở đây tượng Paul Bert (Người Việt gọi là Pôn Be) là thống sứ đầu tiên của Nhà nước bảo hộ, chết năm 1886 ở Hà Nội. Người Pháp lấy chỗ của tượng Thần Tự Do để làm chỗ cho tượng Paul Bert. Vậy là phải tìm một chỗ khác để đặt tượng Thần Tự Do. Có ý kiến đề xuất là đặt ở chỗ ga xe điện Bờ Hồ trước đây, nay là đài phun nước trước nhà Thủy Tạ và đầu phố Hàng Đào. Nhưng
- một kỹ sư Pháp là Daurelle đề nghị đặt ngay trên nóc Tháp Rùa mà người Pháp gọi là Ngôi đền nhỏ (Pagodon) hay Qui Sơn Tháp (Tour de l ' ile de la Tortue). Chi tiết này được viết rất rõ trong cuốn "Bắc Kỳ xưa" (Le vieux tonkin) của Claude Bourrin, viết về xứ Bắc Kỳ trong các giai đoạn từ 1890 đến 1894 (nhà in IDEO, Hà Nội, 1941, tr. 48-49). Pho tượng Thần Tự Do tại Vườn hoa Cửa Nam trước khi bị giật đổ. Lúc ấy báo chí Pháp thảo luận rất nhiều về vị trí đặt pho tượng này. Có nên đặt nó trên nóc Tháp Rùa không? Và nếu đặt thì tượng Thần Tự Do sẽ quay mặt về hướng nào? Cuối cùng thì tượng Thần Tự Do vẫn được đặt trên nóc Tháp Rùa, mặt quay về vườn hoa Paul Bert, tức quay về tượng Lý Thái Tổ bây giờ, lưng quay về phía Nhà Thờ Lớn. Có 2 tấm hình trong cuốn sách "Bắc kỳ xưa" minh họa cho điều đó. Hình thứ nhất là toàn cảnh Hồ Gươm, nhìn từ phía tượng Pôn Be, cho thấy Tháp Rùa, trên có tượng Thần Tự Do (hình này lấy từ báo L' Indépendance tonkinoise, số đặc biệt, ra tháng 7/1891. Hình thứ hai là hình Thần Tự Do, do Césard vẽ, phía sau có Nhà Thờ Lớn, với ghi chú "Liberté sur le Pagodon du Petit - Lac à Hanoi" (Tượng Tự Do trên nóc Tháp Rùa ở Hà Nội). Hình này được đăng trong báo La Vie Indochinoise, tháng 12 năm 1896. Điều này cho thấy ít nhất Tượng Tự Do cũng đã nằm trên nóc Tháp Rùa trong 6 năm, từ 1891 đến 1896, trước khi được chuyển về vườn hoa Cửa Nam và mang tên "Bà Đầm xòe".
- Bản tin trên báo Đông Pháp ngày 2/8/1945 cho biết, pho tượng "Bà đầm xoè" bị giật đổ 9 giờ 45 phút ngày 1/8/1945. Năm 1945, trước khi Cách mạng tháng 8 nổ ra, ngày 31/7/1945, thị trưởng Hà Nội của Chính phủ Trần Trọng Kim lúc ấy là Trần Văn Lai, có lẽ đã không biết đến ý nghĩa lịch sử của pho tượng, nên đã liệt "Bà Đầm xòe" vào số những tàn tích nô lệ của thực dân Pháp và ký lệnh cho giật đổ pho tượng này cùng một số tượng khác, trong đó có tượng Pôn Be. (Theo bản tin trên báo Đông Pháp, 2/8/1945. Xem ảnh). Tượng Tự Do là một công trình nghệ thuật và kiến trúc tuyệt đẹp của nước Pháp tặng cho nước Mỹ nhân dịp kỷ niệm 100 năm bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ. Chúng ta khó mà ngờ rằng Hà Nội đã thực sự có một phiên bản thu nhỏ của pho tượng, và nó đã từng đứng trên nóc Tháp Rùa. Nữ thần Tự Do - quà tặng của nước Pháp cho nước Mỹ Tranh Thần Tự Do, do Césard vẽ, phía sau có Nhà Thờ Lớn, với ghi chú "Liberté sur le Pagodon du Petit - Lac à Hanoi" (Tượng Tự Do trên nóc Tháp Rùa ở Hà Nội). Hình này được đăng trong báo La Vie Indochinoise, tháng 12 năm 1896. Tượng Thần Tự Do là một biểu tượng nổi tiếng của nước Mỹ. Đó là pho tượng rỗng, bằng đồng, cốt thép lớn vào loại nhất thế giới. Tượng cao
- 46m, nặng 204 tấn được đặt đứng trên một bệ cao 45,7m tại một cù lao nhỏ nhìn ra cảng New York. Tất cả các tàu bè và hành khách ra vào cảng đều có thể từ xa nhìn thấy pho tượng đứng sừng sững, với bàn tay phải cầm bó đuốc giơ lên cao mà từ đó tượng có tên đầy đủ là "Tự do soi sáng thế giới" (La Liberté éclairant le monde). Sự ra đời của pho Tượng Thần Tự Do để tặng cho nước Mỹ có nguồn gốc như sau: nhà điêu khắc Bartholdi của Pháp vốn đã nổi tiếng ngay từ khi còn trẻ. Năm 22 tuổi, ông đã được tặng huân chương cao quý nhờ dựng một trong những vị tướng nổi tiếng của quân đội Napoléon. Nước Pháp đã từng ủng hộ Mỹ trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Năm 1865, trong một buổi họp mặt tại nhà của nhà sử học Pháp Eduard de Laboulaye, khi nói tới việc hầu tước Lafayette của Pháp đã chiến đấu dũng cảm để bảo vệ cách mạng Mỹ, Laboulaye đã đề nghị dựng một bức tượng khổng lồ để kỷ niệm chiến thắng của nước Mỹ trong cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập. Nhiệm vụ này được giao cho Bartholdi thực hiện. Bartholdi bắt tay vào công việc này từ năm 1875, một năm trước lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Độc lập 4/7/1776 của nước Mỹ. Nhưng ông không thể hoàn thành ngay công việc của mình. Ông đã phải sang Mỹ vài lần để chọn chỗ đặt bức tượng. Chỗ đặt được chọn là cảng New York. Bức tượng có cánh tay phải cầm cây đuốc rực sáng coi như ngọn đèn pha của cảng. Như vậy pho tượng phải có độ cao như một ngọn đèn pha trên bệ. Riêng cánh tay giơ bó đuốc đã dài tới 12m, ngón trỏ dài 2,4m, cái đầu tính từ cằm tới vuơng miện cao 5m, riêng cái miệng rộng 1m. Bức tượng dự kiến làm bằng đồng, cao 46m. Nhưng khi thiết kế bản vẽ xong, vấn đề nảy sinh là làm sao nó có thể đứng vững trước gió bão của biển cả ở cảng New York. Khó khăn này được giải quyết nhờ sự trợ giúp của công trình sư tài ba Eiffel, người đã dựng tháp Eiffel nổi tiếng. Eiffel đã đề nghị dựng một khung bằng thép làm giá đỡ bên trong của pho tượng, đủ nhẹ để không ảnh hưởng đến bệ pho tượng và đủ vững để chống chọi với phong ba. Tượng được ghép bằng những lá đồng sẽ phải cách ly với khung thép bằng những tấm cách điện để tránh hiệu ứng pin kim loại làm rỉ chỗ ghép do hơi nước biển gây nên.
- Ngày 4/7/1884, tại Paris đã diễn ra lễ trao tặng bức tượng cho nước Mỹ. Gần một năm sau, tháng 5/1885, bức tượng được tháo rời, xếp vào 214 công-ten-nơ, đưa lên tàu chiến Pháp để sang Mỹ. Tháng 4/1886 bệ tượng ở New York được dựng xong và công việc ghép tượng bắt đầu. Tháng 10/1886, trước sự chứng kiến của các quan chức cao cấp Pháp và Mỹ, tấm khăn phủ tượng Thần Tự Do được long trọng kéo xuống. Một trăm năm sau, năm 1986, người Mỹ cùng với tổng thống R.Reagan đã kỷ niệm trọng thể 100 năm tượng Thần Tự Do. Chuyện Tháp Rùa Bờ Hồ ngày xưa Theo truyền thuyết thời xưa và thời @ "...đào tận gốc trốc tận rễ" thì huyệt đất ở chân Tháp Rùa đó cực kỳ "quái thủ". Việc yểm trấn ở đó người ta gọi là "yểm kép", nghĩa là yểm cả âm lẫn dương, mà dương là chính; thường thì người ta yểm âm, kiểu yểm kép này lại lấy dương làm chính. Kiểu yểm nầy cực kỳ khó giải. Tương truyền rằng việc yểm này được thực hiện từ thời Cao Biền. Việc nầy cũng là "giọt nước tràn ly" của một thời "ngàn năm Bắc thuộc"... Theo "huyền sử" thì cho đến thời Lê sơ, Hành khiển Nguyễn Trãi đã đề nghị Thượng thư Hoàng Phúc (vốn là một nhà phong thủy địa lý cực kỳ cao thâm) thực hiện và chỉ dẫn cách giải, nhưng Hoàng Phúc cũng không đủ tâm-phúc để giải nổi. "Huyền sử"
- có chép lại câu chuyện trao đổi giữa người cứu mạng và kẻ thụ ơn; Thượng thư Hoàng Phúc bộc bạch với Hành khiển Nguyễn Trãi rằng : "Ngài có ơn giữ lại mạng sống cho hạ chức, tất nhiên là phải kèm theo dâng nạp di thư của Cao Biền, nhưng chuyện này hạ chức chưa đủ phúc- lực và tâm-đạo để thực hiện. Cách thức thì hạ chức cũng chỉ thuộc lòng trong cổ thư mà chép lại thôi. Xem ra tâm-đạo để thực hiện chuyện này bây giờ chỉ có Ngài và quan Tư đồ họ Trần là có đủ. Nhưng hỡi ôi ! Kể cả Ngài và quan Tư đồ cũng phải may mắn lắm mới lưu tồn được huyết thống... Hạ chức không dám lộng ngôn thêm gì nữa. Mong Ngài đại xá cho. Trên đây hoàn toàn là những lời phế phủ của hạ chức cả."... Và lịch sử sau đó diễn ra thế nào thì các nhà bác ở đây chắc là đều rành cả...(*) Và chuyện giải yểm trấn ở Tháp Rùa lắng đi một thời gian dài. Sự huyền bí và đau đáu của nó thì vẫn truyền từ đời này sang đời khác trong giới tâm linh nước ta... Mãi cho đến ngày nay... Vào thời điểm đất nước ta trên đà cải tổ kinh tế và phục hồi văn hóa cho "đậm đà bản sắc dân tộc", Hà nội cũng có tiến trình như vậy. Cái "bản sắc dân tộc" ấy nói chung đáng nhẽ ra phải để nó "rêu phong" mà ngâm cứu thì mới thấy hết sự sâu sắc và có truyền thống riêng. Nhưng chả hiểu sao người ta lại cứ thích phải tân trang nó lại. Cho nên cũng nhều cảnh "trớ trêu", nhẽ ra khi ngâm cứu về phương Đông thì phải lấy con mắt nhìn của phương Đông mà soi mà rọi, nhưng chả ít người lại mang luôn "cặp kiếng" Tây balô mà dòm, cho nên mới sinh ra lắm cái "lộ văn cộ"... Ngày đó Nhạc sĩ Vĩnh Cát còn làm Giám đốc sở Văn hóa, nên ông cũng là người ký duyệt cái chuyện "tân trang" Tháp Rùa. Tiếp theo là người ta tiến hành đục tẩy toàn bộ lớp vữa trát cũ có "rêu phong" của thời gian mà trát lại hoàn toàn mới, phục chế bồi đắp thêm những trang trí hoa văn vốn có của Tháp. Chuyện vậy thì cũng đâu có gì để nói, nhưng sau đó thì có chuyện sảy ra với đám thầy thợ thực thi vụ "tân trang" đó. Hầu hết đám công nhân và lãnh đội trực tiếp thi công phục chế Tháp Rùa kỳ đó mỗi người một kiểu đều "dính" một thứ "tai bay vạ gió", người thì kiểu nọ kẻ thì kiểu kia, trực tiếp có, gián tiếp có. Chỉ may một điều là không có mạng người nào phải chấm dứt cả. Có chăng là một vài vụ tai nạn chảy máu, hoặc một vài trường hợp bệnh tật đến mức phải "động dao động kéo" mà thôi. Ngay bản thân GĐ Vĩnh Cát sau khi khánh thành Tháp Rùa tân trang một thời gian không ngắn thì cũng phải "hạ cánh an toàn" sớm Thật là xui xẻo cho một số người đó, nhưng lại là sự hân hoan và thở phào nhẹ nhõm của giới TL nước ta !?! Sao lại có sự "phản cảm" như
- vậy ? Theo "truyền thuyết" thì việc yểm trấn ở Tháp Rùa đó muốn phá giải phải xử lý ở lớp vữa trát tường đó. Nhưng các đại sư nhều thời hổng dám động vào vì nếu chơi thì dứt khoát phải có "hình nhân thế mạng", mà máu tươi phải đổ thì mới hiệu nghiệm. Nhưng vì "đức hiếu sinh" nên không một thế hệ nào muốn thực thi việc đó cả. Tới nay, có lẽ do vận hội của nước nhà và nghiệp quả của những người "số đen" nói trên nên "tự dưng" lại phá giải được cái "đinh găm vào da thịt" đất nước có từ bao đời đó. Giải quyết được một mối hiểm họa truyền đời của dân tộc. Cái "vận hội" ấy vô tình mà hữu ý để cho những người con dân "vô sư vô sách" của mình làm được một việc mà bao đời nay chưa một ai có đủ khả năng "đánh bạc" với quyền năng của mình để làm ! Lại theo "truyền thuyết" thì sở dĩ tiểu cốt nhà Bá hộ Kim bị bật tung lên là do pháp lực của việc yểm trấn đó chớ theo logic thông thường thì ai biết mà đào lên. Đồng thời do phúc phần và tâm đức nhà Bá hộ Kim chưa đủ để vừa giải được yểm trấn cũ và đặt yểm trấn mới, cho nên mới có chuyện dư đã nghe. Cũng theo "truyền thuyết", sau khi Tháp Rùa được tân trang khoảng 100 ngày thì dòng họ Đường ở bên Tàu xảy ra chuyện giai đinh từ 7 tuổi tới 60 cứ lần lượt "ra đi" trong khoảng cách thời gian cứ khoảng 49 ngày đến 3 tháng một người, thậm chí là có ngày vài ba người đi; mà lý do ra đi thì cũng "bất đắc kỳ tử". Việc đó kéo dài khoảng 6-7 năm gì đó...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI THUYẾT TRÌNH LỄ KỶ NIỆM 82 NĂM NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10/1930 - 20/10/2012
43 p | 406 | 46
-
Khám phá 100 kỳ quan thế giới: Phần 2
116 p | 124 | 35
-
Tình yêu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du từ góc nhìn nữ quyền luận
10 p | 211 | 20
-
TRUYỀN THỐNG VÀ PHỤ NỮ VIỆT NAM TIÊU BIỂU
19 p | 131 | 14
-
Quan điểm giới tính với các triều đại phong kiến 7
8 p | 121 | 12
-
Người phụ nữ trong hai truyện ngắn “vợ nhặt” và “chiếc thuyền ngoài xa” dưới góc nhìn văn hóa
7 p | 49 | 12
-
Venus, hình tượng cái đẹp qua mọi thời đại
9 p | 108 | 11
-
Tác phẩm “Tùy Viên thi thoại” của Viên Mai từ góc nhìn phê bình nữ quyền nữ quyền
12 p | 11 | 7
-
Tính trò chơi trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ phương diện văn hóa và tư duy
6 p | 70 | 7
-
Trao đổi thêm về thời điểm ra đời của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ
15 p | 101 | 5
-
Di cư do biến đổi khí hậu, áp lực môi trường: Câu chuyện phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ cộng đồng gốc của những người di cư (Nghiên cứu trường hợp vùng thượng nguồn xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, tỉnh An Giang)
19 p | 72 | 5
-
Tìm hiểu về tranh tượng và thần phổ Phật giáo: Phần 2
211 p | 16 | 5
-
Từ nghiên cứu về sinh kế đến những vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân ở Việt Nam
8 p | 94 | 5
-
Vấn đề phụ nữ trong một số tác phẩm bi kịch Hi Lạp cổ đại
7 p | 71 | 3
-
Nghiên cứu kỳ quan nhân loại: Phần 2
145 p | 12 | 3
-
Tìm hiểu huyền thoại lập quốc Nhật Bản – Việt Nam
5 p | 29 | 1
-
Hình tượng người phụ nữ miền núi trong tiểu thuyết Lặng yên dưới vực sâu của Đỗ Bích Thúy
7 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn