Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2013<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
TUYỂN CHỌN CHỦNG VI KHUẨN LACTIC LÊN MEN DỊCH ÉP<br />
ÓC ĐẬU TRONG SẢN XUẤT ĐẬU KHUÔN<br />
SCREENING OF LACTIC ACID BACTERIA FOR FERMENTING<br />
IN TOFU PRODUCTION<br />
Nguyễn Thị Thương1, Nguyễn Thị Thanh Hải, Nguyễn Minh Trí2<br />
Ngày nhận bài: 01/8/2012; Ngày phản biện thông qua: 07/01/2013; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích của nghiên cứu này nhằm tuyển chọn được chủng vi khuẩn lactic thích hợp cho lên men dịch ép đậu và có<br />
hoạt tính kháng khuẩn tốt với các chủng chỉ thị.<br />
Các chủng vi khuẩn lactic được sàng lọc từ các nguồn thực phẩm lên men bằng cách tăng sinh nhiều lần trên nước<br />
ép đậu khuôn có bổ sung đường saccharose và dịch sữa đậu nành. Các mẫu nước ép đậu lên men tốt sẽ được chọn. Tổng<br />
số 21 chủng vi khuẩn lactic được phân lập trên môi trường MRS. Hoạt tính kháng khuẩn của 21 chủng vi khuẩn lactic này<br />
tiếp tục được thử đối với các vi khuẩn đích (Escherichia coli, Salmonella typhymurium, Staphylococcus aureus và Listeria<br />
monocytogenes). Chủng Lactobacillus plantarum LT4 đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong sản xuất đậu khuôn: có khả<br />
năng phát triển mạnh trên môi trường dịch thể MRS (độ đục đạt 1711), trên môi trường dịch ép đậu cũng phát triển mạnh<br />
thể hiện ở pH giảm nhanh sau 2 ngày lên men (pH 3,78) và khả năng kháng khuẩn cao đối với các chủng kiểm tra.<br />
Từ khóa: kháng khuẩn, lên men lactic, sản xuất đậu khuôn, vi khuẩn lactic<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The purpose of this study is a screening of lactic acid bacteria growing on pressing solution of coagulating soy juice.<br />
It has good antibacterial activity with target bacteria.<br />
Lactic acid bacteria were screened from fermented foods by enriching several times in the pressing solution of<br />
coagulating soy juice (bean solution) added with saccharose and soy milk. The samples of good fermentation were chosen.<br />
Lactic acid bacteria were isolated on MRS medium. With 21 strains of lactic acid bacteria isolated, their have antibacterial<br />
activity against the target bacteria (Escherichia coli, Salmonella typhymurium, Staphylococcus aureus and Listeria<br />
monocytogenes) was screened. The strain of Lactobacillus plantarum LT4 has met requirements for tofu production: growing<br />
on the MRS solution (turbidity reached in 1711) as well as in bean solution indicated by a rapidly reduction of pH values<br />
after 2 days of fermentation (pH 3.78) and a high antibacterial activity against the target strains.<br />
Keywords: antibacterial activity, lactic acid bacteria, lactic fermentation, tofu production<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Từ lâu nghiên cứu sử dụng vi khuẩn lactic<br />
trong công nghệ thực phẩm đã được rất nhiều<br />
nhà khoa học quan tâm. Một số hợp chất hữu cơ<br />
sinh ra trong quá trình lên men lactic được xem<br />
là chất kháng khuẩn tốt đối với các chủng chỉ thị<br />
bao gồm cả vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram<br />
dương [6,10,12,19,21]. Vì thế, ngày càng có nhiều<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
nghiên cứu ứng dụng quá trình lên men lactic hay<br />
nghiên cứu tách chiết các chất từ dịch lên men<br />
lactic dùng làm chất bảo quản sinh học trong thực<br />
phẩm [2,7,13,16,18]. Một số nghiên cứu đã tìm<br />
cách giảm độc tố nấm mốc nhờ quá trình lên men<br />
lactic [11,15,17, 20]. Hiện nay ở Việt Nam thực tế<br />
sản xuất đậu khuôn bằng thạch cao còn khá phổ<br />
biến dẫn tới vấn đề an toàn thực phẩm cho người<br />
<br />
Nguyễn Thị Thương: Lớp Cao học Công nghệ Sau thu hoạch 2010 - Trường Đại học Nha Trang<br />
ThS. Nguyễn Thị Thanh Hải, 3 TS. Nguyễn Minh Trí: Khoa Công nghệ Thực phẩm – Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
170 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
tiêu dùng chưa được đảm bảo. Sản xuất đậu khuôn<br />
lượng nước thải lớn, gây ra tác động xấu tới môi<br />
trường. Tại Việt Nam, vấn đề này chưa được nghiên<br />
cứu. Đề tài “Tuyển chọn chủng vi khuẩn lactic lên<br />
men dịch ép đậu trong sản xuất đậu khuôn” cần thiết<br />
được thực hiện nhằm tìm ra tác nhân kết tủa protein<br />
sữa đậu nành thay thế cho thạch cao, tạo sản phẩm<br />
đậu khuôn an toàn cho người sử dụng.<br />
II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Môi trường<br />
- Sử dụng môi trường MRS trong phân lập và<br />
nuôi tăng sinh vi khuẩn lactic, môi trường BHA hoặc<br />
TSA trong nuôi cấy chủng chỉ thị (Các môi trường<br />
sử dụng trong nghiên cứu được sản xuất bởi<br />
Merck, Đức).<br />
- Môi trường dịch ép đậu khuôn (dịch ép đậu<br />
khuôn 67%, nước cất 20%, đường saccharose 3%,<br />
dung dịch sữa đậu nành 10%).<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Mẫu thực phẩm lên men<br />
Thực phẩm lên men: sữa chua, dưa chua, kim<br />
chi, nem chua… được thu thập tại Nha Trang.<br />
2.2. Phân lập vi khuẩn lactic từ thực phẩm lên men<br />
Các thực phẩm lên men được cho vào túi<br />
PE vô trùng (với tỷ lệ 25g thực phẩm trong 225ml<br />
nước muối sinh lý đã được tiệt trùng), đồng hóa thủ<br />
công bằng tay, sau đó cấy chuyển vào dịch ép đậu<br />
khuôn, cấy chuyển nhiều lần. Ống nào có lên men<br />
lactic được sử dụng để phân lập vi khuẩn trên đĩa<br />
thạch MRS. Vi khuẩn lactic được sơ bộ định danh<br />
bằng quan sát hình thái trên tiêu bản nhuộm, và thử<br />
nghiệm catalase. Vi khuẩn lactic có dạng hình cầu<br />
hoặc hình que, không sinh bào tử, Gram dương,<br />
catalase âm tính [3].<br />
2.3. Đánh giá tốc độ phát triển của vi khuẩn bằng<br />
phương pháp đo độ đục<br />
Tốc độ sinh trưởng giữa các chủng được so<br />
sánh bằng phương pháp đo độ đục môi trường<br />
MRS lỏng lên men bởi các chủng lactic sau 24 giờ<br />
ở 370C.<br />
Độ đục được đo bằng máy đo độ đục (đục kế turbidimeter) với các thang đo NTU theo tiêu chuẩn<br />
TCVN 6184-2008.<br />
2.4. Khảo sát và chọn lọc các dòng vi khuẩn lactic<br />
phát triển mạnh và có tính kháng khuẩn cao<br />
Tính kháng khuẩn được kiểm tra bằng hai<br />
phương pháp là phương pháp cấy điểm và phương<br />
pháp khuếch tán qua giếng thạch [12]. Các chủng chỉ<br />
thị được Phòng Thí nghiệm Hóa - Vi sinh, Trung tâm<br />
Thí nghiệm Thực hành, Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
Soá 1/2013<br />
cung cấp. Tính kháng khuẩn được biểu hiện khi kích<br />
thước bề dày vòng vô khuẩn rộng hơn 2mm [1].<br />
Phương pháp cấy điểm<br />
Các chủng vi khuẩn lactic sau khi phân lập sẽ<br />
được cấy thành từng điểm trên môi trường MRS,<br />
nuôi cấy ở nhiệt độ phòng, 48 giờ. Các đĩa này tiếp<br />
tục được phủ một lớp thạch TSA và cấy trang các<br />
chủng chị thị lên khi bề mặt thạch TSA vừa khô, rồi<br />
đem đi ủ ở 370C, thời gian 24 giờ, tiến hành đọc<br />
kết quả.<br />
Phương pháp “khuếch tán qua giếng thạch”<br />
Các chủng chị thị được hoạt hoá từ ống giống<br />
trên thạch TSA. Sau 24 giờ, những chủng này sẽ<br />
được pha loãng trong nước muối sinh lý đã hấp vô<br />
trùng. Các đĩa thạch TSA khô được chuẩn bị sẵn<br />
và trang các chủng chị thị lên, tiếp theo dùng ống<br />
hút nhựa đã vô trùng tiến hành đục lỗ đường kính<br />
5mm. Dịch MRS đã cấy các dòng vi khuẩn lactic<br />
trước đó 72 giờ, nuôi ở 370C hoặc dịch ép đậu lên<br />
men lactic 72 giờ cùng điều kiện nhiệt độ, đem đi li<br />
tâm lạnh ở 40C với tốc độ 8000 vòng trong 15 phút,<br />
thu lấy dịch trong, dùng dịch nổi này nhỏ vào các<br />
giếng đã đục sẵn. Kỹ thuật nhỏ dịch phải đảm bảo<br />
không làm loang, dịch vừa đầy bề mặt. Cuối cùng,<br />
các đĩa được ủ ở ở 370C.<br />
Khả năng lên men dịch ép đậu<br />
Các chủng vi khuẩn lactic được bổ sung vào<br />
môi trường dịch ép đậu khuôn rồi tiến hành lên men,<br />
sau 48 giờ tiến hành đánh giá cảm quan và đo pH.<br />
Khả năng lên men được đánh giá bằng cảm<br />
quan [5] và đo pH bằng máy đo pH theo tiêu chuẩn<br />
TCVN 6492-1999.<br />
2.6. Định danh chủng vi khuẩn tuyển chọn được<br />
Chủng vi khuẩn tuyển chọn được định danh<br />
bằng phương pháp giải trình tự gen 16S rDNA và<br />
tra cứu trên BLAST SEARCH.<br />
Quá trình định danh được thực hiện bởi phòng<br />
xét nghiệm NK-BIOTEK (địa chỉ 793/58 Trần Xuân<br />
Soạn, P. Tân Hưng, Q.7, TP. HCM).<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Phân lập vi khuẩn lactic<br />
1.1. Đặc điểm sinh học vi khuẩn lactic<br />
Tổng số 21 chủng vi khuẩn lactic đã được phân<br />
lập từ nhiều loại thực phẩm lên men chua sử dụng<br />
môi trường chọn lọc MRS. Các dòng phân lập được<br />
quan sát hình thái khuẩn lạc, tế bào và thử nghiệm<br />
hoạt tính catalase. Kết quả cho thấy tất cả các<br />
chủng này đều là vi khuẩn gram dương dạng trực<br />
khuẩn hay cầu khuẩn, không sinh bào tử, catalase<br />
âm tính. Hình thái khuẩn lạc và tế bào của chủng<br />
điển hình LT4 được thể hiện trên hình 1 và 2.<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 171<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2013<br />
<br />
Hình 1. Chủng vi khuẩn LT4<br />
<br />
1.2. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của các chủng<br />
vi khuẩn lactic<br />
Một chủng vi khuẩn lactic sinh trưởng và phát<br />
triển mạnh thì ngay trên môi trường dịch thể MRS<br />
phải tăng nhanh về sinh khối tế bào. Lượng sinh<br />
<br />
Hình 2. Tiêu bản nhuộm gram chủng vi<br />
khuẩn LT4<br />
<br />
khối tế bào càng lớn thì độ đục của dịch thể MRS<br />
càng tăng. Giá trị độ đục của 6 chủng vi khuẩn<br />
lactic phát triển tốt nhất trên môi trường dịch thể<br />
MRS sau 24 giờ phát triển ở nhiệt độ phòng thể<br />
hiện ở bảng 1.<br />
<br />
Bảng 1. Giá trị độ đục sinh khối của các chủng vi khuẩn lactic trên môi trường MRS lỏng<br />
Nguồn gốc<br />
<br />
Chủng<br />
<br />
Độ đục<br />
<br />
Nguồn gốc<br />
<br />
Chủng<br />
<br />
Độ đục<br />
<br />
Kim chi<br />
<br />
LT2<br />
<br />
1431<br />
<br />
Sữa chua<br />
<br />
106.6<br />
<br />
1711<br />
<br />
Dưa chua<br />
<br />
LT10<br />
<br />
LT7<br />
<br />
92<br />
<br />
Sữa chua<br />
<br />
LT13<br />
<br />
61<br />
<br />
LT4<br />
<br />
Kim chi<br />
Nem chua<br />
<br />
LT12<br />
<br />
64.3<br />
<br />
1.3. Khả năng lên men và giảm pH của các chủng lactic đã phân lập<br />
Kết quả đo pH được thể hiện trong bảng 2. pH giảm nhanh là một trong các yếu tố khẳng định tốc độ phát<br />
triển mạnh của các dòng vi khuẩn lactic.<br />
Bảng 2. pH của dịch ép đậu lên men của 6 chủng lựa chọn<br />
Chủng<br />
<br />
pH<br />
<br />
Chủng<br />
<br />
pH<br />
<br />
LT2<br />
<br />
4.74<br />
<br />
LT10<br />
<br />
4.56<br />
<br />
LT7<br />
<br />
4.67<br />
<br />
LT13<br />
<br />
4.65<br />
<br />
LT4<br />
<br />
3.78<br />
<br />
LT12<br />
<br />
4.86<br />
<br />
Như vậy từ bảng giá trị pH cho thấy trên môi trường dịch ép đậu chủng LT4 vẫn phát triển tốt và làm giảm<br />
pH xuống thấp. Bên cạnh pH giảm nhanh trong thời gian ngắn thì chủng được chọn khi lên men nước ép đậu<br />
phải có cảm quan tốt, để không ảnh hưởng tới chất lượng đậu khuôn sau này.<br />
Chất lượng cảm quan dịch ép đậu lên men lactic được thể hiện ở bảng 3.<br />
Bảng 3. Kết quả đánh giá cảm quan dịch ép đậu lên men lactic<br />
Chủng<br />
<br />
Mùi<br />
<br />
Màu sắc<br />
<br />
LT7<br />
<br />
Mùi thơm sữa đậu nành nhẹ,<br />
mùi chua mạnh<br />
Mùi thơm sữa đậu nành lên<br />
men, chua dịu<br />
Mùi thơm sữa đậu nành lên<br />
men, chua gắt<br />
<br />
LT10<br />
<br />
Mùi nồng khó chịu, hơi chua<br />
<br />
LT12<br />
<br />
Mùi thơm, mùi đậu nành ít<br />
<br />
LT13<br />
<br />
Mùi thơm, chua dịu<br />
<br />
Dịch màu trong, hơi<br />
vàng<br />
Dịch vàng trong nổi<br />
lên trên<br />
Dịch trong màu hơi ngà<br />
vàng ở trên<br />
Dịch trong, màu hơi<br />
vàng<br />
Lớp nước trên có màu<br />
vàng, trong<br />
Dịch màu trắng sữa<br />
<br />
LT2<br />
LT4<br />
<br />
172 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Trạng thái<br />
<br />
Sữa đậu nành kết tủa mạnh, mịn<br />
Sữa đậu nành kết tủa mạnh xuống<br />
đáy, mịn không sủi bọt<br />
Sữa đậu kết tủa mạnh phía đáy<br />
Sữa đậu kết tủa và có hiện tượng sủi<br />
bọt trong khối kết tủa<br />
Sữa đậu nành kết tủa mịn, có một lớp<br />
váng nhẹ<br />
Sữa đậu kết tủa, lắc nhẹ có bọt nhầy<br />
<br />
2),(3),<br />
LT (3),(4)LT (4)<br />
ng viLT<br />
khuẩn LT<br />
tic<br />
tuyể<br />
n chọn.<br />
ểnchủng<br />
chọn.<br />
m<br />
hế E. colicủcủa<br />
chủ<br />
murium<br />
a cácá<br />
c cchủ<br />
ngngvivi<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2013<br />
hành thử hoạt tính đối kháng đối với 4 loại vi khuẩn<br />
chỉ thị là E.coli, S. typhimurium, L.cytomonogenes,<br />
S.aureus qua thử nghiệm cấy điểm và khuếch tán<br />
qua giếng thạch.<br />
Hoạt tính kháng khuẩn của những dòng vi<br />
khuẩn lactic được đánh giá thông qua bằng đường<br />
kính vòng vô khuẩn quanh khuẩn lạc hay quanh<br />
miệng giếng trên đĩa thạch.<br />
Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn bằng phương<br />
pháp cấy điểm<br />
Hoạt tính kháng khuẩn của các chủng vi khuẩn<br />
lactic trong phương pháp cấy điểm được thể hiện<br />
như trên bảng 4.<br />
<br />
Kết quả từ bảng 1, 2, 3 cho thấy rằng chủng<br />
vi khuẩn lactic LT4 có khả năng phát triển mạnh<br />
trên môi trường MRS lỏng và trên cả môi trường<br />
nước ép đậu khuôn, làm giảm pH xuống thấp trong<br />
thời gian ngắn. Các kết quả này bước đầu khẳng<br />
định rằng chủng LT4 được chọn. Tuy nhiên chủng vi<br />
khuẩn được tuyển chọn có đáp ứng đầy đủ yêu cầu<br />
ban đầu nghiên cứu đặt ra thì bước tiếp theo cần<br />
khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của LT4 so với các<br />
chủng còn lại trong 6 chủng được tuyển chọn.<br />
2. Hoạt tính ức chế các chủng chỉ thị<br />
Sáu chủng vi khuẩn lactic đã tuyển chọn được tiến<br />
<br />
Bảng 4. Hoạt tính ức chế các chủng chỉ thị của 6 chủng lactic trong phương pháp cấy điểm<br />
Hoạt tính ức chế (D, d, mm)<br />
Chủng<br />
<br />
E. coli<br />
Vòng<br />
<br />
S. aureus<br />
<br />
Khuẩn lạc<br />
<br />
Vòng<br />
<br />
S. typhimurium<br />
<br />
Khuẩn lạc<br />
<br />
Vòng<br />
<br />
Khuẩn lạc<br />
<br />
L. monocytogenes<br />
Vòng<br />
<br />
Khuẩn lạc<br />
<br />
LT2<br />
<br />
18<br />
<br />
6<br />
<br />
17<br />
<br />
5<br />
<br />
14<br />
<br />
6<br />
<br />
11<br />
<br />
6<br />
<br />
LT4<br />
<br />
24<br />
<br />
7<br />
<br />
18<br />
<br />
5<br />
<br />
17<br />
<br />
6<br />
<br />
14<br />
<br />
7<br />
<br />
LT7<br />
<br />
16<br />
<br />
7<br />
<br />
15<br />
<br />
5<br />
<br />
15<br />
<br />
6<br />
<br />
11<br />
<br />
6<br />
<br />
LT10<br />
<br />
21<br />
<br />
7<br />
<br />
15<br />
<br />
5<br />
<br />
14<br />
<br />
5<br />
<br />
12<br />
<br />
5<br />
<br />
LT12<br />
<br />
12<br />
<br />
4<br />
<br />
13<br />
<br />
4<br />
<br />
16<br />
<br />
7<br />
<br />
11<br />
<br />
6<br />
<br />
LT13<br />
<br />
15<br />
<br />
8<br />
<br />
13<br />
<br />
5<br />
<br />
9<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
4<br />
<br />
Bảng 4 cho thấy 6 chủng chọn lọc do phát triển<br />
mạnh đều có khả năng ức chế 4 chủng chỉ thị. Phổ<br />
<br />
Hoạt tính ức chế các chủng chỉ thị của dịch ép<br />
đậu lên men lactic<br />
<br />
kháng khuẩn rộng (gồm cả vi khuẩn Gram dương và<br />
<br />
Sử dụng dịch nổi thu nhận bằng li tâm dịch ép<br />
<br />
cả vi khuẩn Gram âm). Vòng kháng tương đối lớn<br />
<br />
đậu lên men lactic đi thử hoạt tính kháng khuẩn<br />
<br />
đặc biệt là các chủng LT2, LT4, LT7, LT10, LT12 vòng<br />
<br />
bằng phương pháp khuếch tán qua giếng thạch. Kết<br />
<br />
kháng lớn hơn 10 mm.<br />
<br />
Hình 3. Hoạt tính ức chế E. coli của các chủng<br />
vi khuẩn lactic tuyển chọn.<br />
LT (1), LT (2), LT (3), LT (4)<br />
2<br />
4<br />
10<br />
15<br />
<br />
quả được thể hiện như trong bảng 5.<br />
<br />
Hình 4. Hoạt tính ức chế S. typhimurium của các chủng<br />
vi khuẩn lactic tuyển chọn.<br />
LT (1), LT (2), LT (3), LT (4)<br />
2<br />
4<br />
10<br />
15<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 173<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2013<br />
<br />
Bảng 5. Hoạt tính ức chế các chủng chỉ thị của 6 chủng lactic trong phương pháp<br />
khuếch tán qua giếng thạch<br />
Chủng<br />
<br />
E. coli<br />
<br />
S. typhimurium<br />
<br />
S. aureus<br />
<br />
L. monocytogenes<br />
<br />
Đường kính vòng kháng (D-d, mm)<br />
<br />
LT2<br />
<br />
10<br />
<br />
12<br />
<br />
10<br />
<br />
8<br />
<br />
LT4<br />
<br />
16<br />
<br />
13<br />
<br />
14<br />
<br />
12<br />
<br />
LT7<br />
<br />
17<br />
<br />
13<br />
<br />
9<br />
<br />
8<br />
<br />
LT10<br />
<br />
9<br />
<br />
11<br />
<br />
6<br />
<br />
9<br />
<br />
LT12<br />
<br />
8<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
7<br />
<br />
LT13<br />
<br />
9<br />
<br />
8<br />
<br />
7<br />
<br />
7<br />
<br />
Từ kết quả trong hai bảng 4 và 5 cho thấy chủng lactic LT4 được phân lập từ nguồn cải muối chua kim chi<br />
có hoạt tính kháng khuẩn mạnh. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Phương<br />
Dung [1].<br />
3. Kết quả định danh chủng LT4<br />
Kết quả giải trình tự gen 16S rDNA của chủng LT4 như sau:<br />
<br />
AGAGTTTGATCCTGGCTCAGGACGAACGCTGGCGGCGTGCCTAATACATGCAAGTCGAA<br />
CGAACTCTGGTATTGATTGGTGCTTGCATCATGATTTACATTTGAGTGAGTGGCGAACTG<br />
GTGAGTAACACGTGGGAAACCTGCCCAGAAGCGGGGGATAACACCTGGAAACAGATGCT<br />
AATACCGCATAACAACTTGGACCGCATGGTCCAAGTTTGAAAGATGGCTTCGGCTATCAC<br />
TTTTGGATGGTCCCGCGGCGTATTAGCTAGATGGTGGGGTAACGGCTCACCATGGCAATG<br />
ATACGTAGCCGACCTGAGAGGGTAATCGGCCACATTGGGACTGAGACACGGCCCAAACT<br />
CCTACGGGAGGCAGCAGTAGGGAATCTTCCACAATGGACGAAAGTCTGATGGAGCAACG<br />
CCGCGTGAGTGAAGAAGGGTTTCGGCTCGTAAAACTCTGTTGTTAAAGAAGAACATATCT<br />
GAGAGTAACTGCTCAGGTATTGACGGTATTTAACCAGAAAGCCACGGCTAACTACGTGCC<br />
AGCAGCCGCGGTAA.<br />
Kết quả tra cứu trên BLAST SEARCH như sau:<br />
<br />
Kết quả tra cứu trình tự gen chỉ ra rằng chủng<br />
LT4 thuộc chi Lactobacillus. Chủng vi khuẩn này có<br />
mức độ tương đồng là 99% so với L. plantarum và<br />
L. pentosus.<br />
<br />
(độ đục đạt 1711), cũng như môi trường dịch ép<br />
<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu này đã tuyển chọn được chủng vi<br />
khuẩn lactic LT4 đáp ứng đủ yêu cầu cho việc lên<br />
men dịch ép đậu để sản xuất đậu khuôn: có khả<br />
năng phát triển mạnh trên môi trường dịch thể MRS<br />
<br />
L. monocytogenes. Đồng thời dịch ép đậu lên men<br />
<br />
174 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
đậu làm pH giảm nhanh sau 2 ngày lên men (pH<br />
3,78) và thể hiện khả năng kháng khuẩn cao đối<br />
với các chủng E. coli, S. typhimirium, S. aureus và<br />
đạt cảm quan khá tốt. Kết quả phân tích trình tự gen<br />
16SrDNA cho thấy chủng LT4 thuộc chi Lactobacillus.<br />
Mức độ tương đồng trong trình tự gen là 99% so với<br />
L. plantarum và L. pentosus<br />
<br />