TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí Minh
lượt xem 5
download
Hoàn cảnh lịch sử - Ở miền Nam, thực dân Pháp nấp sau quân đội Anh (thay mặt quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật) đang tiến vào Đông Dương còn ở phía Bắc, bọn Tàu Tưởng và tay sai, đã trực sẵn ở biên giới. Bọn phản động tìm cách ngóc đầu dậy hòng lật đổ chính quyền cách mạng. - "Mâu thuẫn giữa Anh- Mỹ- Pháp và Liên Xô có thể làm cho Anh và Mỹ nhân nhượng với Pháp và để cho Pháp trở lại Đông Dương" (nhận định của Đảng trong Hội nghị toàn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí Minh
- TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí Minh I. Tìm hiểu chung 1. Hoàn cảnh lịch sử - Ở miền Nam, thực dân Pháp nấp sau quân đội Anh (thay mặt quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật) đang tiến vào Đông Dương còn ở phía Bắc, bọn Tàu Tưởng và tay sai, đã trực sẵn ở biên giới. Bọn phản động tìm cách ngóc đầu dậy hòng lật đổ chính quyền cách mạng. - "Mâu thuẫn giữa Anh- Mỹ- Pháp và Liên Xô có thể làm cho Anh và Mỹ nhân nhượng với Pháp và để cho Pháp trở lại Đông Dương" (nhận định của Đảng trong Hội nghị toàn quốc ngày 15 tháng 8 năm 1945). - Thời gian này, hội nghị Tê-hê-răng và Xanh Frăng-xcô đưa ra giao ước : các nước thắng trận được trở lại cai trị các nước đã từng là thuộc địa, còn các nước là thuộc đìa của phe Phát xít thì quân Đồng minh sẽ đến giải giáp và giao quyền tự trị cho nước đó. Để chuẩn bị cho cuộc xâm lược lần thứ hai của mình, Pháp đã tung ra trước dư luận quốc tế : Pháp có quyền quay trở lại Đông Dương. 2. Đối tượng, mục đích a) Đối tượng
- + Toàn thể quốc dân đồng bào . + Toàn thế giới. Trước hết là bọn đế quốc (Anh- Pháp- Mỹ), đặc biệt là Pháp, kẻ đang lăm le trở lại xâm lược. Sự khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc cũng đồng thời là một cuộc đấu tranh chính trị nhằm bác bỏ luận điệu của bọn xâm lược. b) Mục đích + Công bố nền độc lập tự do của dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam mới. + Cương quyết bác bỏ luận điệu và âm mưu xâm lược trở lại của các thế lực thực dân đế quốc. II. Đọc hiểu văn bản 1. Bố cục Có thể chi làm 2 phần : a) Phần 1 : từ đầu đến “chứ không phải từ tay Pháp” - Cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn của tuyên ngôn. b) Phần 2 : còn lại - Tuyên bố độc lập và quyết tâm bảo vệ nền độc lập. 2. Đọc- hiểu nội dung phần thứ nhất 2.1- Về cơ sở pháp lí mà Tuyên ngôn đưa ra a) Mở đầu bản tuyên ngôn của nước Việt Nam, Bác lại dẫn lời trong hai bản tuyên ngôn của Mỹ và của Pháp. Nội dung những lời trích dẫn là khẳng định quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân.
- Đó là những quyền hiển nhiên, tất yếu và bất khả xâm phạm. Như vậy, cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn là quyền tự do, bình đẳng của con người. Hồ Chí Minh đã đứng trên quan điểm ấy mà đối thoại với bọn đế quốc về quyền dân tộc. b) Trước hết, cách nói, cách viết của Bác vô cùng khéo léo: khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc ta bằng chính những lời lẽ của tổ tiên người Mỹ, người Pháp, hai bản tuyên ngôn đã từng làm vẻ vang cho truyền thống tư tưởng, văn hóa của những dân tộc ấy. c) Khéo léo mà vẫn rất kiên quyết vì qua đó để nhắc nhở họ đừng phản bội tổ tiên mình, đừng làm vấy bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mỹ nếu nhất định tiến quân xâm lược Việt Nam. c) Ý nghĩa : Bác đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang hàng nhau, ba bản tuyên ngôn ngang hàng nhau. Cách làm này của Bác đã đưa dân tộc ta đường hoàng bước lên vũ đài chính trị thế giới. Mặt khác, Tuyên ngôn độc lập tuy không trực tiếp dẫn ra, nhưng lại gợi nhớ về một sự tiếp nối niềm tự hào, tư tưởng độc lập dân tộc của cha ông đã được khẳng định từ xa xưa, trong áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo. d) Phần suy rộng ra : "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng. Dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". + Bác đã nâng quyền con người, quyền cá nhân thành quyền dân tộc. + Đây là một đóng góp đầy ý nghĩa đối với tư tưởng giải phóng dân tộc trên thế giới. Một nhà văn hóa nước ngoài đã viết: "Cống hiến nổi tiếng của cụ Hồ Chí Minh
- là ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy, tất cả mọi dân tộc đều có quyền quyết định lấy vận mệnh của mình" (Hồ Chủ tịch trong lòng dân thế giới- NXB Sự thật Hà Nội, 1979). + Như vậy, có thể xem luận điểm được "suy rộng ra" của Hồ Chí Minh là phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các nước thuộc địa, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào nửa sau thế kỉ XX. 2.2- Về cơ sở thực tế a) Hồ Chí Minh đã đưa ra những dẫn chứng thực tế không thể chối cãi để vạch tội theo lối bác bẻ ngụy luận của thực dân Pháp. + Thứ nhất, thực dân Pháp kể công "khai hóa", Bác đã lên án chúng trên mọi phương diện (chính trị, kinh tế, văn hóa). Thủ tiêu mọi quyền chính đáng, tắm máu các phong trào yêu nước, thi hành chính sách ngu dân, đầu độc, bần cùng hóa, gây ra nạn đói khủng khiếp hơn hai triệu người chết đói,… Tất cả những việc mang danh “khai hóa” của thực dân Pháp trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. + Thứ hai, thực dân Pháp kể công "bảo hộ", Bác nêu rõ : chúng không những không bảo hộ được mà "trong vòng 5 năm đã bán nước ta hai lần cho Nhật". Không những thế, khi bị phát xít Nhật đảo chính, chính đoàn thể yêu nước, cách mạng của nhân dân Việt Nam ( Việt minh) đã cứu giúp nhiều người Pháp, bảo vệ cả tính mạng và tài sản của họ. + Thứ ba, thực dân Pháp luôn tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của Pháp, Pháp có quyền trở lại Đông Dương. Bác vạch rõ: "Sự thật là từ mùa thu 1940, nước ta
- đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải là thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh, nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" là từ tay phát xít Nhật. Tất cả cách đưa dẫn chứng theo phép liệt kê trên đều lập luận kiểu “gậy ông đập lưng ông”. Từng “gậy” rắn chắc, mạnh mẽ, dứt khoát, không thể chối cãi, không chống đỡ được. b) Chủ đích là, bác bỏ mọi sự dính líu của Pháp ở Việt Nam. Khẳng định Việt minh, tổ chức yêu nước – cách mạng của Việt Nam là một lực lượng của phe Đồng minh đánh đuổi phát xít Nhật để giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. 3. Đọc- hiểu nội dung phần thứ hai 3.1- Mở đầu phần tuyên ngôn a) Là 3 câu văn ngắn gọn vừa chuyển tiếp/liên kết (xét về mặt hình thức) phần 1 với phần 2 vừa tổng kết, khẳng định với một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. b) Câu 1 (Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị) xác nhận sự hết thời của thực dân, phát xít và phong kiến trên đất nước ta. Một câu 3 mệnh đề, mỗi mệnh đề là một kết cấu chủ vị gồm 1, 2 từ, chỉ có 9 chữ mà gói gọn một giai đoạn lịch sử đấu tranh vô cùng quan trọng của dân tộc ta từ cuối trung đại đến hiện đại. Đồng thời làm rõ tình thế hiện tại (Pháp đã bỏ chạy, dân Việt Nam đánh cho Nhật phải hàng, lấy lại đất nước từ tay phát xít Nhật và chính quyền phong kiến đã từ bỏ vương quyền của nó). Vì vậy, một nước Việt Nam độc lập dân tộc, dân chủ nhân dân, theo chnh thể cộng hòa phải ra đời là bước đi tất yếu của lịch sử, không thể ngăn cản.
- c) Câu 2 (Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập) khẳng định nền độc lập dân tộc. d) Câu 3 (Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa) khẳng định chính thể mới. e) Ba câu văn ngắn gọn, cô đọng, hàm súc mang nhiều lớp nghĩa đã mở đầu cho lời tuyên bố về một nước Việt Nam bước vào kỉ nguyên mới. Từ sự thật lịch sử này, bản Tuyên ngôn đưa ra Tuyên bố về sự ra đời của nước Việt Nam độc lập, tự do (Chúng tôi, lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu của toàn dân Việt Nam, giữ vững quyền tự do, độc lập ấy). 3.2- Phần tuyên bố a) Phần này gồm 2 tuyên bố (thoát li hẳn, xoá bỏ hết,... và Nước Việt Nam có quyền,...). Mỗi tuyên bố lại có 2 lời (lời tuyên bố và lời biểu thị quyết tâm thực hiện lời tuyên bố ; khẳng định sự đúng đắn của lời tuyên bố). Kết cấu như thế, kết hợp với giọng văn (thể hiện qua đùng từ, viết câu, tạo nhịp) mạnh mẽ, dứt khoát vừa làm nổi bật các nội dung tuyên bố vừa thể hiện tinh thần kiên định, khí phách hào hùng của một dân tộc đã, đang đứng lên tự quyết định vận mệnh mình. b) Tuyên bố đầu tiên là "thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết các hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam".
- - Trước hết, lời tuyên bố đề cập đến một vấn đề hết sức thiết yếu. Nếu không, không thể tuyên bố về sự độc lập. Đó là tuyên bố không chịu sự lệ thuộc và xoá bỏ mọi đặc quyền của Pháp. - Thứ hai, lời tuyên bố vô cùng tinh tế, sâu sắc và chặt chẽ. Xóa bỏ là xóa bỏ các quan hệ thực dân với Pháp, không xóa bỏ quan hệ tốt đẹp, không từ chối quan hệ hữu nghị. Lại viết, “xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam”, không phải kí với nước Việt Nam. Kí "về" là kí có tính chất áp đặt, ép buộc, gồm cả những hiệp ước kí với nước ngoài về Việt Nam. Khác hẳn kí "với" là kí trên tinh thần bình đẳng, hợp tác. Thứ ba, lời tuyên bố sử dụng phép lặp và một trường từ vựng có tính chất mạnh : "thoát li hẳn", "xóa bỏ hết", "xóa bỏ tất cả" thể hiện lập trường kiên định, thái độ dứt khoát, vấn đề đặt ra không thêt khoan nhượng. Có những hàm ý tinh tế nhưng rõ ràng : “Pháp” là chính phủ Pháp ở chính quốc, thực dân Pháp ở Việt Nam, không phải nhân dân Pháp. Hay luôn luôn viết “nước” Việt Nam, nghĩa là nhấn mạnh tính thống nhất đất nước. Mặc nhiên phủ nhận sự chia cắt nước ta thành 3 kì của thực dân Pháp. c) Tuyên bố cuối cùng là tuyên bố về quyền tự do, độc lập và sự ra đời của nước Việt Nam tự do độc lập. Để dến tuyên bố này, tác giả đã dẫn giải ba sự thật không thể chối cãi và một nguyên tắc. Đó là sự thật, dân tộc Việt Nam đã đấu tranh trường kì với thực dân Pháp để có tự do, độc lập ; dân tộc Việt Nam đã đứng về phe Đồng Minh chống phát xít ; Việt Nam đã là nước tự do độc lập. Nguyên tắc đưa ra là nguyên tắc về quyền bình đẳng của các dân tộc. Một nguyên tắc được thế giới trong đó có các nước Đồng minh
- thừa cơ “đục nước béo cò” (Tàu Tưởng), đang âm mưu giúp thực dân Pháp trở lại xâm lược và cai trị nước ta (Anh, Mĩ) thông qua. Đây chính là cơ sở vững chắc để tuyên bố độc lập. Vì đảm bảo tính pháp lí, đạo lí, thực tế và phù hợp với công ước quốc tế. d) Về phương diện diễn đạt, đều là câu khẳng định, thiên về các từ “nóng” (quyết, phải, không thể không, toàn thể, tất cả,...), khi điệp từ ngữ (gan góc, dân tộc,...), khi song hành cú pháp (Một dân tộc đã,... dân tộc đó phải được,...), khi mạnh mẽ, khi mềm mại, uyển chuyển (Chúng tôi tin rằng,...) đã tạo nên âm hưởng hào hùng, đanh thép , trang trọng của một đoản khúc anh hùng ca nhưng vẫn nồng nàn, tha thiết. 4. Nghệ thuật chính luận trong Tuyên ngôn độc lập a) Vấn đề trọng đại, nhiều nội dung lớn cần đề cập, làm sáng tỏ. Phạm vi tác động rộng, đối tượng tiếp nhận, tác động khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về địa vị. trình độ, quan điểm, lập trường, thái độ, tình cảm (nhân dân Việt Nam - một bộ phận trí thức, còn lại 90% lao động nghèo, thất học, mù chữ ; Chính phủ và nhân dân các nước) phải viết như thế nào để có sức thuyết phục tất cả ? Với cương vị thay mặt Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam mới trong một bối cảnh xã hội phức tạp, thái độ, tình cảm cần bộc lộ ra sao ? Lại phải trình bày ngắn gọn để mõi một ý tứ, câu chữ găm vào lòng người. Đó quả là một bài toán hắc búa. Nhưng Tuyên ngôn Độc lập đã đáp ứng được một cách xuất sắc bằng một nghệ thuật chính luận bậc thầy. b) Điểm nổi bật đầu tiên là, văn phong của bản Tuyên ngôn đanh thép, sắc sảo mà vô cùng trong sáng, giản dị, súc tích, giàu nghệ thuật.
- Từ ngữ sử dụng chính xác, giản dị, dễ hiểu, gần gũi. Lời văn trong sáng nhưng không làm mất di tính hiện đại, sự sang trọng, vẻ uyển chuyển. Đó là trường hợp không ngại sử dụng những câu dài có cấu trúc phức tạp, các loại câu khẳng định liên tiếp (khẳng định, phủ định đối tượng bằng câu khẳng định, phủ định của phủ định), các câu liệt kê, câu song hành,... phối hợp với sự liên kết câu, đoạn chặt chẽ, mang giai điệu phù hợp, đầy hình ảnh, không ngại các phép tu từ. Tất cả lại thật gãy gọn, khúc chiết. c) Hệ thống lập luận của Tuyên ngôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng ; giữa trí tuệ và cảm xúc ; giữa cứng rắn và khôn khéo, mềm mỏng ; giữa cương quyết và thiết tha ; giữa các phép lập luận : chứng minh, giải thích, phân tích, bình luận, bác bẻ ; giữa tính chính trị, tuyên truyền và tính văn chương nghệ thuật. Tuyên ngôn độc lập thể hiện một trí tuệ mẫn tiệp, một tầm văn hóa sâu rộng và trên hết là một tình yêu dân, yêu nước nồng nàn. III- Tổng kết 1- Nếu xem Nam quốc sơn hà và Đại cáo bình Ngô là 2 lần tuyên bố độc lập, quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước thì đây là lần thứ 3. Tuyên ngôn độc lập thời hiện đại : chính thức, của chính thể dân chủ cộng hòa, không chỉ về độc lập dân tộc mà còn về quyền con người, truớc toàn thế giới, không phải chỉ với phong kiến Trung Hoa. 2- Một áng văn chính luận xuất sắc. Tác phẩm là tiếng nói của một trí tuệ lớn lao, cũng là của một trái tim nồng nàn yêu nước, thương nòi .
- 3- Tác phẩm sẽ trường tồn không chỉ vị giá trị lịch sử mà còn vì sự lay động mãi mãi trái tim con người.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ôn thi đại học môn văn – Phân tích giá trị lịch sử của Tuyên ngôn độc lập
14 p | 376 | 157
-
Ôn thi đại học môn văn – Phân tích Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh
18 p | 417 | 128
-
Phân tích Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh
15 p | 400 | 65
-
Giáo án Lịch sử 5 bài 10: Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập
5 p | 629 | 61
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 3: Tuyên ngôn độc lập (tt)
32 p | 664 | 36
-
Bài giảng Ngữ Văn 12 tuần 3 bài: Tuyên ngôn độc lập (TT)
43 p | 182 | 24
-
Phân tích Tuyên NGôn Độc lập - Hồ Chí Minh
21 p | 170 | 12
-
TÁC PHẨM: TUYÊN NGÔN ĐÔC LẬP (Hồ Chí Minh)
7 p | 139 | 9
-
Tài liệu: Tuyên ngôn độc lập ( Hồ Chí Minh )
9 p | 101 | 7
-
Cảm nghĩ về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh
11 p | 86 | 7
-
Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh
19 p | 14 | 5
-
Phân tích giá trị lịch sử và giá trị văn chương của bản Tuyên ngôn độc lập
2 p | 62 | 4
-
Phân tích nghệ thuật lập luận trong bản Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh
9 p | 88 | 4
-
Giáo án Ngữ Văn 12 – Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)
7 p | 100 | 3
-
Phân tích phần mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” để làm nổi bật giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh
5 p | 90 | 3
-
Bình luận về sức thuyết phục của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh
6 p | 76 | 3
-
Bài giảng môn Ngữ văn lớp 12 bài: Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh
7 p | 14 | 2
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12 bài: Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh
17 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn