Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
TỶ LỆ CÁC BIẾN CHỨNG SINH THIẾT THẬN <br />
DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM Ở BỆNH NHÂN VIÊM CẦU THẬN <br />
Vương Tuyết Mai*, Phạm Nữ Nguyệt Quế** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Kỹ thuật sinh thiết thận qua da dưới hướng dẫn siêu âm cho thấy có nhiều ưu điểm và ngày <br />
càng được ứng dụng rộng rãi, tuy nhiên biến chứng trong và sau sinh thiết thận vẫn được theo dõi và báo cáo. <br />
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm. <br />
Mục tiêu: xác định tỷ lệ biến chứng sinh thiết thận ở bệnh nhân viêm cầu thận được thực hiện sinh thiết tại <br />
khoa Thận‐Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai từ 12/2011 đến 06/2012. <br />
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện trên 148 bệnh nhân được chẩn đoán <br />
xác định viêm cầu thận và thực hiện sinh thiết thận tại khoa Thận‐Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai từ 12/2011 đến <br />
6/2012. <br />
Kết quả: Trong tổng số 148 bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ nữ/nam xấp xỉ 1,8/1. Tuổi trung bình của các đối <br />
tượng nghiên cứu là 30,3 ± 10,6. Tỷ lệ bệnh nhân làm nông cao nhất chiếm 45,9% (n=68), điều này cũng phù <br />
hợp với địa dư bệnh nhân sinh sống chủ yếu là vùng nông thôn. Tỷ lệ bệnh nhân viêm cầu thận lupus và viêm <br />
cầu thận có hội chứng thận hư chiếm chủ yếu trong các bệnh nhân được chỉ định sinh thiết thận. Một số bệnh <br />
nhân đợt cấp suy thận mạn có tỷ lệ 7,4%. Tỷ lệ bệnh nhân được thực hiện sinh thiết không có biến chứng nặng <br />
là 95,3%, chỉ có 4,7 % bệnh nhân có biến chứng nặng bao gồm đái máu đại thể và tụ máu quanh thận. Các biến <br />
chứng nặng như đái máu nặng cần truyền máu, dò động tĩnh mạch, can thiệp ngoại khoa không gặp trong <br />
nghiên cứu của chúng tôi. <br />
Kết luận: Sinh thiết thận nên được xem là một phương pháp an toàn và có tỷ lệ biến chứng thấp khi được <br />
thực hiện đúng chỉ định và trong điều kiện vô khuẩn tốt. <br />
Từ khoá: sinh thiết thận, viêm cầu thận <br />
<br />
ABSTRACT <br />
THE RATE OF COMPLICATIONS REGARDING PERCUTANEOUS RENAL BIOPSY UNDER <br />
ULTRASOUND GUIDANCE PERFORMED IN GLOMERULONEPHRITIS PATIENTS <br />
Vuong Tuyet Mai, Pham Nu Nguyet Que <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 82 ‐ 87 <br />
Background: Percutaneous renal biopsy under ultrasound guidance showed many advantages and was <br />
increasingly widely used, however complications regarding renal biopsy and still was tracked and reported. We <br />
conducted the study with the aim: to determine the rate of complications in glomerulonephritis patients with <br />
renal biopsy biopsies that were done at the Department of Nephro‐Urology, Bach Mai Hospital from 12/2011 to <br />
06/2012. <br />
Patients and methods: The prospective study was performed on 148 patients who were diagnosed <br />
glomerulonephritis and have done renal biopsies at the Neph‐Urology Department, Bach Mai Hospital from <br />
9/2011 to 8/2012. <br />
Results: 148 patients were involved in this study. The rate of female/male approximately 1.8/1. The mean <br />
* Bộ môn Nội tổng hợp ĐH Y Hà Nội. <br />
** Khoa Thận‐Tiết Niệu, Bệnh viện Hữu Nghị <br />
Tác giả liên lạc: TS. Vương Tuyết Mai. ĐT: 0915518775. <br />
<br />
Email: vuongtuyetmai@gmail.com <br />
<br />
82<br />
<br />
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
age of patients were 30.3 ± 10.6 years old. The highest percentage of farming patients was 45.9% (n=68), which <br />
was consistent with the geography of patients living mainly in rural areas. Percentage of patients with lupus <br />
glomerulonephritis and nephrotic syndrome dominated in patients with a renal biopsy was indicated. There are <br />
some patients with chronic renal failure, the rate was 7.4%. Patients without performing renal biopsy without <br />
serious complications was 95.3%, only 4.7% of patients had severe complications that included hematuria and <br />
hematoma around the kidney. Severe complications such as severe hematuria requiring transfusion, intravenous <br />
autotuning, and surgical intervention were not found in our study. <br />
Conclusions: Renal biopsy should be considered a safe technique with the low rate of complication if <br />
performing with appropriate indication and good aseptic conditions. <br />
Keywords: renal biopsy, glomerulonephritis. <br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Sinh thiết thận là kỹ thuật lấy mảnh tổ chức <br />
thận và đánh giá tổn thương mô bệnh học của <br />
bệnh lý thận dưới kính hiển vi. Kỹ thuật sinh <br />
thiết thận qua da đã được giới thiệu lần đầu tiên <br />
vào năm 1951 bởi Iversen và Brun(3) và trải qua <br />
nhiều thời kỳ và ngày càng trở nên an toàn và <br />
hiệu quả hơn. Bên cạnh kỹ thuật sinh thiết thận <br />
mở do các nhà ngoại khoa tiến hành, sinh thiết <br />
thận qua da tỏ ra có nhiều ưu điểm và dễ tiến <br />
hành hơn.Trong đó, kỹ thuật sinh thiết thận qua <br />
da dưới hướng dẫn siêu âm cho thấy có nhiều <br />
ưu điểm và ngày càng được ứng dụng rộng rãi. <br />
Nhờ có siêu âm, việc xác định vị trí sinh thiết trở <br />
nên chính xác, đơn giản và dễ thực hiện, không <br />
tốn kém, an toàn và hiệu quả cao.Tuy nhiên biến <br />
chứng trong và sau sinh thiết thận vẫn được <br />
theo dõi và báo cáo.Thông thường, bệnh nhân <br />
sau sinh thiết được theo dõi trong vòng 24h đầu <br />
tiên do biến chứng chủ yếu xuất hiện trong thời <br />
gian này. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm <br />
<br />
Mục tiêu <br />
Xác định tỷ lệ biến chứng sinh thiết thận ở <br />
bệnh nhân viêm cầu thận được thực hiện sinh <br />
thiết tại khoa Thận‐Tiết niệu, Bệnh viện Bạch <br />
Mai từ 12/2011 đến 06/2012. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP <br />
Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện trên 148 <br />
bệnh nhân trên 16 tuổi, tự nguyện tham gia <br />
nghiên cứu, được chẩn đoán xác định bệnh cầu <br />
thận, có chỉ định và thực hiện sinh thiết thận tại <br />
<br />
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br />
<br />
khoa Thận‐Tiết niệu, bệnh viện Bạch Mai từ <br />
tháng 12/ 2011 đến tháng 6/2012. <br />
Sinh thiết thận qua da dưới hướng dẫn siêu <br />
âm được thực hiện bằng súng tự động súng <br />
Magnum® <br />
Bard® <br />
(http://www.bardbiopsy.com/products/magnu<br />
m.php) tại Khoa Thận‐Tiết niệu, Bệnh viện Bạch <br />
Mai. <br />
<br />
Đánh giá biến chứng của sinh thiết thận <br />
Biến chứng nặng được định nghĩa là đái <br />
máu đại thể, hoặc bệnh nhân có máu tụ, hoặc <br />
chảy máu đến mức ảnh hưởng đến huyết động <br />
cần truyền máu và/hoặc nút thông động tĩnh <br />
mạch, can thiệp ngoại khoa(8). <br />
Các thông tin thu thập theo mẫu bệnh án <br />
nghiên cứu với các thông số thống nhất. Các số <br />
liệu được mã hóa và xử lý bằng chương trình <br />
SPSS 17.0. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu <br />
Trong tổng số 148 bệnh nhân nghiên cứu, tỷ <br />
lệ nữ/nam xấp xỉ 1,8/1. Tuổi trung bình của các <br />
đối tượng nghiên cứu là 30,3 ± 10,6. <br />
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi không <br />
có trẻ em và cũng không có nhiều bệnh nhân <br />
già. Số bệnh nhân trên 50 tuổi chỉ chiếm tỷ lệ <br />
7,4% trong tổng số những bệnh nhân sinh thiết <br />
thận. Thêm nữa tuổi cao nhất tiến hành sinh <br />
thiết cũng chỉ là 61 tuổi nên thủ thuật thực hiện <br />
tương đối thuận lợi và không có những biến <br />
chứng liên quan đến tuổi quá nhỏ hoặc quá lớn <br />
<br />
83<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
tuổi. <br />
<br />
Bảng 1. Phân loại bệnh nhân theo nghề nghiệp <br />
Nghề nghiệp<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Học sinh, sinh viên<br />
<br />
29<br />
<br />
19,6<br />
<br />
Làm ruộng<br />
<br />
68<br />
<br />
45,9<br />
<br />
Công nhân<br />
<br />
8<br />
<br />
5,4<br />
<br />
Công chức văn phòng<br />
<br />
23<br />
<br />
15,5<br />
<br />
Nội trợ<br />
<br />
2<br />
<br />
1,4<br />
<br />
Buôn bán tự do<br />
<br />
18<br />
<br />
12,2<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
148<br />
<br />
100<br />
<br />
Tỷ lệ bệnh nhân làm ruộng cao nhất chiếm <br />
45,9% (n=68), điều này cũng phù hợp với địa dư <br />
bệnh nhân sinh sống chủ yếu là vùng nông thôn. <br />
Tiếp theo đó là tỷ lệ học sinh và sinh viên chiếm <br />
19,6% (n=29). <br />
Điều này cũng phù hợp với phân bố về địa <br />
dư, bệnh nhân sinh sống chủ yếu ở nông thôn <br />
chiếm tỷ lệ 79,1% (n=117) như vậy tỷ lệ nông <br />
thôn/thành thị xấp xỉ 4/1. <br />
Bảng 2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo chẩn <br />
đoán lâm sàng trước khi chỉ định sinh thiết thận <br />
Chẩn đoán lâm sàng<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
VCT Lupus<br />
<br />
15<br />
<br />
10,1<br />
<br />
VCT Lupus có HCTH<br />
<br />
26<br />
<br />
17,6<br />
<br />
VCT Lupus có NKH<br />
<br />
2<br />
<br />
1,4<br />
<br />
VCT Lupus có BC Suy thận<br />
<br />
26<br />
<br />
17,6<br />
<br />
VCT Lupus có BC tắc mạch<br />
<br />
2<br />
<br />
1,4<br />
<br />
VCT có HCTH<br />
<br />
63<br />
<br />
42,6<br />
<br />
Bệnh thận IgA<br />
<br />
3<br />
<br />
2,0<br />
<br />
Đợt cấp suy thận mạn<br />
<br />
11<br />
<br />
7,4<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
148<br />
<br />
100<br />
<br />
Tỷ lệ bệnh nhân viêm cầu thận lupus và <br />
viêm cầu thận có hội chứng thận hư chiếm chủ <br />
yếu trong các bệnh nhân được chỉ định sinh <br />
thiết thận. Một số bệnh nhân đợt cấp suy thận <br />
mạn có tỷ lệ 7,4%. <br />
<br />
Biến chứng sau sinh thiết thận <br />
Tỷ lệ biến chứng nặng sau sinh thiết thận <br />
Tỷ lệ bệnh nhân được thực hiện sinh thiết <br />
không có biến chứng nặng là 95,3%. Chỉ có 4,7 % <br />
bệnh nhân có biến chứng nặng là đái máu đại <br />
thể. <br />
<br />
84<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 1. Tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng nặng sau <br />
sinh thiết <br />
<br />
Tỷ lệ tất cả các loại biến chứng sau sinh thiết thận <br />
Bảng 3. Tỷ lệ xuất hiện một số biến chứng sau sinh <br />
thiết thận trong 24 giờ đầu và sau sinh thiết 1 tuần <br />
Biến chứng<br />
Chảy máu vị trí sinh<br />
thiết<br />
Đái máu đại thể<br />
Tụ máu dưới bao<br />
thận<br />
Dò động tĩnh mạch<br />
Can thiệp ngoại<br />
khoa<br />
Truyền máu<br />
Sốt<br />
Bí đái<br />
Vô niệu<br />
<br />
Sau sinh thiết 24h Sau sinh thiết 1<br />
đầu<br />
tuần<br />
Số BN<br />
Số BN<br />
Tỷ lệ %<br />
Tỷ lệ %<br />
(n=148)<br />
(n=148)<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
7<br />
<br />
4,7<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
0,7<br />
<br />
1<br />
<br />
0,7<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
7<br />
9<br />
0<br />
<br />
0<br />
4,7<br />
6,1<br />
0<br />
<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
Tỷ lệ biến chứng thường gặp ngay sau sinh <br />
thiết là bí đái chiếm tỷ lệ 6,1%, sốt là 4,7%, đái <br />
máu đại thể là 4,7%. Tụ máu dưới bao thận chỉ <br />
gặp ở 01 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 0,7%. Các biến <br />
chứng nặng như đái máu nặng cần truyền máu, <br />
dò động tĩnh mạch, can thiệp ngoại khoa không <br />
gặp trong nghiên cứu của chúng tôi. <br />
Đánh giá lại các biến chứng sau một tuần thì <br />
các biến chứng như bí đái, sốt thì không còn <br />
thấy các triệu chứng. Tuy nhiên biến chứng tụ <br />
máu dưới bao thận ở 01 bệnh nhân thì vẫn còn. <br />
<br />
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
BÀN LUẬN <br />
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu <br />
Nghiên cứu của chúng tôi báo cáo về biến <br />
chứng trong sinh thiết thận là nghiên cứu tiến <br />
cứu có số lượng bệnh nhân người lớn là 148 đối <br />
tượng nghiên cứu ≥16 tuổi tại Việt Nam trong <br />
thời gian 2011 đến 2012. Nghiên cứu về biến <br />
chứng là để đánh giá tính an toàn thủ thuật thực <br />
hiện trong lâm sàng. Việc đánh giá sự an toàn <br />
của thận sinh thiết được đặc trưng bởi các nguy <br />
cơ tổng thể và chủ yếu là tần số xuất hiện các <br />
biến chứng nặng. Trong nghiên cứu của chúng <br />
tôi biến chứng nặng được định nghĩa là đái máu <br />
đại thể, truyền máu và/hoặc nút thông động tĩnh <br />
mạch, can thiệp ngoại khoa(8). <br />
Do độ tuổi nghiên cứu của chúng tôi không <br />
có trẻ em và cũng không có nhiều bệnh nhân <br />
già. Số bệnh nhân trên 50 tuổi chỉ chiếm tỷ lệ <br />
7,4% trong tổng số những bệnh nhân sinh thiết <br />
thận. Thêm nữa tuổi cao nhất tiến hành sinh <br />
thiết cũng chỉ là 61 tuổi. Do vậy cũng tạo thuận <br />
lợi cho quá trình sinh thiết không có xuất hiện <br />
những biến chứng do ảnh hưởng của tuổi quá <br />
nhỏ hoặc tuổi quá già. <br />
Trong chỉ định tiến hành sinh thiết thận tỷ lệ <br />
chiếm cao nhất trong nghiên cứu của chúng tôi <br />
là chẩn đoán trước sinh thiết với VCT có HCTH <br />
chiếm tỷ lệ 42,6% sau đó là đến viêm cầu thận <br />
lupus, tuy nhiên nhóm chẩn đoán viêm câu thận <br />
lupus được phân ra nhiều nhóm nhỏ với chẩn <br />
đoán cụ thể hơn theo các xuất hiện biến chứng <br />
trên thận. Trong đó tỷ lệ viêm cầu thận lupus có <br />
hội chứng thận hư cũng chiếm tỷ lệ khá cao <br />
17,6% (n=26) trong tổng số bệnh nhân sinh thiết <br />
thận. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đối <br />
phù hợp với nghiên cứu hồi cứu 17 năm ở Tây <br />
Ban Nha với tổng số 797 sinh thiết thận qua da <br />
thì chẩn đoán trước sinh thiết là 23,4% là hội <br />
chứng thận hư (n=186)(7). <br />
Kết quả về tỷ lệ biến chứng thấp và an toàn <br />
trong thủ thuật sinh thiết thận dưới hướng dẫn <br />
siêu âm của chúng tôi phù hợp với kết quả <br />
nghiên cứu của Camilla Tondel và CS. với tỷ lệ <br />
bệnh nhân được sinh thiết an toàn, không có <br />
<br />
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
biến chứng nặng như đái máu đại thể, truyền <br />
máu, nút thông động tĩnh mạch và can thiệp <br />
ngoại khoa là 97,9% ở cả người lớn và trẻ em với <br />
cỡ mẫu là 9288 đối tượng nghiên cứu, trong đó <br />
715 trẻ em và 8573 người lớn ≥ 18 tuổi(9). Trong <br />
nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ sinh thiết thận <br />
được thực hiện an toàn, không có biến chứng <br />
nặng là 95,3%. Nghiên cứu của Farida Hussain <br />
và CS. năm 2009 tại London, Anh cũng cho thấy <br />
kết quả báo cáo về tỷ lệ biến chứng trong sinh <br />
thiết thận thậm chí ở ở trẻ em cũng được thực <br />
hiện an toàn và hiệu quả(2). <br />
Thậm chí việc thực hiện sinh thiết thận <br />
bằng súng sinh thiết dưới hướng dẫn siêu âm <br />
đã trở thành một quy trình chuẩn trong điều trị <br />
trẻ em ở nhiều nơi trên thế giới. Kersnik Levart <br />
T thực hiện nghiên cứu hồi cứu từ tháng 01 <br />
năm 1994 đến tháng 10 năm 1999, 88 sinh thiết <br />
thận được thực hiện trên 81 đối tượng (35 nam <br />
và 46 nữ, độ tuổi từ 3‐20 tuổi). Không có biến <br />
chứng nghiêm trọng được ghi nhận. Tỷ lệ các <br />
trường hợp sinh thiết lấy được mảnh sinh thiết <br />
an toàn theo chuẩn về số lượng cầu thận dao <br />
động từ 93,1% đến 96,6%, tùy thuộc vào định <br />
nghĩa về về số lượng đủ của các cầu thận trong <br />
các mẫu mô thận được sử dụng. Kết quả nghiên <br />
cứu xác nhận rằng sinh thiết thận bằng súng <br />
sinh thiết dưới hướng dẫn sinh âm là một thủ <br />
thuật an toàn và cung cấp thông tin rất có lợi ích <br />
cho bệnh nhân(4). <br />
Tuy nhiên trong một số nghiên cứu sinh <br />
thiết thận ở các trẻ em nhỏ thì tỷ lệ biến chứng <br />
có tăng hơn. Al Rasheed S.A. và CS. nghiên cứu <br />
thực hiện ở 120 sinh thiết thận qua da được thực <br />
hiện trong 104 bệnh nhân tuổi từ 01 tháng đến <br />
15 năm cho thấy trong các biến chứng thì <br />
thường gặp nhất là đái ra máu đại thể, xảy ra <br />
trong 32 bệnh nhân sau thực hiện sinh thiết <br />
(30%), nhưng chỉ có 5 trẻ em cần truyền máu <br />
(4,8%). Có 09 bệnh nhân có biến chứng tụ máu <br />
quanh thận (8,6%). Thông động tĩnh mạch <br />
(Arteriovenous fistula) đã được chẩn đoán ở 2 <br />
bệnh nhân (1,9%). Biến chứng nghiêm trọng đã <br />
được ghi nhận ở những bệnh nhân suy thận <br />
<br />
85<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
mạn tính khi thực hiện sinh thiết(5). Như vậy ở <br />
trẻ em quá nhỏ khi thực hiện sinh thiết thận, tần <br />
số của các biến chứng nghiêm trọng về sinh thiết <br />
thận trong nghiên cứu này là hơi cao hơn so với <br />
ở các nước phát triển như tiến hành ở Na Uy và <br />
Anh trong các nghiên cứu bàn luận phía trên khi <br />
sinh thiết ở trẻ lớn hơn từ 3 tuổi trở lên hoặc sinh <br />
thiết thận ở người lớn(9,2). <br />
Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với <br />
một số nghiên cứu khác ở trong nước như <br />
nghiên cứu của Đinh Thị Kim Dung và CS năm <br />
1998 cho thấy tỉ lệ biến chứng thấp có 7/103 <br />
trường hợp chiếm 6,95% trong đó có 6 trường <br />
hợp đái máu đại thể chiếm 5,9% và 1 trường hợp <br />
tụ máu dưới bao thận chiếm 1%(1). Theo Nguyễn <br />
Thị Thuần và CS năm 2011 đái máu đại thể có 1 <br />
trường hợp chiếm 3,12% và có 1 trường hợp <br />
chọc vào cơ (3,12%)(1). Theo Trần Thị Bích <br />
Hương và CS nghiên cứu năm 2012 cho thấy có <br />
3/68 trường hợp biến chứng sau sinh thiết chiếm <br />
4,41% trong đó có 1 trường hợp đái máu đại thể <br />
chiếm tỷ lệ 1,47% và 2 trường hợp máu tụ thận <br />
sinh thiết là 2 trường hợp chiếm tỷ lệ 2,94%(10). <br />
Theo Tạ Phương Dung (2010) thì tỷ lệ biến <br />
chứng cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi <br />
với 52 trường hợp tụ máu quanh thận chiếm <br />
27%, 5 đái máu đại thể chiếm 2,5% và 1 trường <br />
hợp nhiễm trùng. Tỷ lệ biến chứng cao hơn theo <br />
như chính tác giả nhận xét thì có thể do chưa có <br />
kinh nghiệm, việc phối hợp giữa siêu âm và <br />
chọc sinh thiết những động tác kỹ thuật chưa <br />
chuẩn, tư thế bệnh nhân, thể trạng bệnh nhân <br />
(phù, béo...), xác định vị trí thận, hướng kim <br />
sinh thiết đã ảnh hưởng đến kết quả(6). <br />
Tuy phân tích của chúng tôi xếp đái máu đại <br />
thể vào biến chứng nặng nhưng theo một số <br />
nghiên cứu lớn hiện nay,theo nhiều tác giả thậm <br />
chí đái máu đại thể không nên được coi là biến <br />
chứng nghiêm trọng trừ khi chảy máu với một <br />
cường độ đáng kể gây giảm nồng độ <br />
hemoglobin hoặc làm tăng thời gian phải nằm <br />
bệnh viện điều trị nội trú của bệnh nhân. <br />
Phân tích kỹ hơn tỷ lệ biến chứng thường <br />
gặp ngay sau sinh thiết trong nghiên cứu của <br />
<br />
86<br />
<br />
chúng tôi cho thấy là bí đái chiếm tỷ lệ 6,1%, sốt <br />
là 4,7%, đái máu đại thể là 4,7%. Tụ máu dưới <br />
bao thận chỉ gặp ở 01 BN chiếm tỷ lệ 0,7%. Tuy <br />
nhiên các biến chứng khi được đánh giá lại sau <br />
một tuần thì các biến chứng như bí đái, sốt và kể <br />
cả đái máu không còn thấy các biến chứng này <br />
tồn tại. Duy nhất biến chứng tụ máu dưới bao <br />
thận ở 01 bệnh nhân thì vẫn còn trên kết quả <br />
đánh giá siêu âm sau 01 tuần. Như vậy chúng <br />
tôi nhận thấy rằng trong các biến chứng được <br />
xếp vào là biến chứng nặng như đái máu đại thể <br />
nếu không thực sự ảnh hưởng đến huyết động <br />
và bệnh nhân phải truyền máu thì biến chứng <br />
đái máu đại thể thực sự ảnh hưởng nhiều đến <br />
toàn trạng của bệnh nhân. <br />
Kết quả so sánh tỷ lệ xuất hiện biến chứng <br />
của chúng tôi cho thấy sự xuất hiện biến chứng <br />
chủ yếu xuất hiện ở thời điểm 24h đầu sau sinh <br />
thiết. Kết quả cũng như hầu hết các nghiên cứu <br />
đã được báo cáo tỷ lệ biến chứng tổng thể quan <br />
sát chủ yếu xuất hiện trong 24h đầu. So sánh với <br />
nghiên cứu của William L.W. và Stephen M.K. <br />
tại Chicago xem xét 9595 trường hợp sinh thiết <br />
trong vòng 50 năm cho thấy biến chứng đã xảy <br />
ra trong 13% sinh thiết thận trong đó 6,4% các <br />
biến chứng được coi là biến chứng nặng trong <br />
đó chủ yếu cần phải truyền máu sau khi sinh <br />
thiết. Trong đó tỷ lệ 67% bệnh nhân có biến <br />
chứng xảy ra trong 8 giờ đầu và 90% trong số <br />
này là xảy ra 24h đầu. Trong nghiên cứu này <br />
cũng cho thấy hầu hết các biến chứng nếu <br />
không trầm trọng thì sẽ được tự hồi phục không <br />
cần can thiệp tuy nhiên với những trường hợp <br />
biến chứng nặng thì nên được theo dõi và có <br />
hướng xử trí kịp thời(11). <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Kết luận có ý nghĩa nhất trong nghiên cứu <br />
của chúng tôi là sinh thiết thận nên được xem là <br />
một phương pháp an toàn khi được thực hiện <br />
đúng chỉ định và trong điều kiện vô khuẩn tốt. <br />
Kết luận của chúng tôi xác nhận thủ thuật sinh <br />
thiết thận dưới hướng dẫn siêu âm thực hiện tại <br />
khoa Thận‐Tiết niệu, bệnh viện Bạch Mai là thủ <br />
thuật an toàn và có biến chứng thấp. Những <br />
<br />
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br />
<br />