YOMEDIA
ADSENSE
Tỷ lệ nhiễm giun móc mỏ và một số yếu tố liên quan ở người dân xã Tam Giang, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk
3
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết xác định tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ và một số yếu tố liên quan ở người dân xã Tam Giang, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 387 đối tượng (chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống). Đối tượng tham gia nghiên cứu được phỏng vấn và xét nghiệm phân bằng kỹ thuật Kato.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tỷ lệ nhiễm giun móc mỏ và một số yếu tố liên quan ở người dân xã Tam Giang, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỞ RỘNG NĂM 2024 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH TỶ LỆ NHIỄM GIUN MÓC/MỎ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI DÂN XÃ TAM GIANG, HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐẮK LẮK Phan Văn Trọng1 , Đặng Đình Thành2 , Trần Thị Kim Phượng3 TÓM TẮT 54 SUMMARY Bệnh do nhiễm giun móc/mỏ không rầm rộ, THE PREVALENCE RATE HOOKWORM tác hại cũng không dễ phát hiện, nhưng phổ biến INFECTION AND RELATED FACTORS trong cộng đồng và có hậu quả tiềm tàng khá AMONG THE POPULATION OF TAM trầm trọng như thiếu máu thiếu sắt gây phù nề, GIANG COMMUNE, KONG NANG DISTRICT, DAK LAK PROVINCE suy tim, chậm phát triển thể chất. Mục tiêu: Xác Hookworm infection is not widespread and its định tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ và một số yếu tố harmful effects are not easily detectable, but it is liên quan ở người dân xã Tam Giang, huyện prevalent in the community and harbors quite Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Phương pháp serious potential consequences such as iron- nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 387 đối tượng deficiency anemia causing edema, heart failure, (chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống). Đối tượng tham and physical growth retardation. Objective: To gia nghiên cứu được phỏng vấn và xét nghiệm determine the prevalence of hookworm infection phân bằng kỹ thuật Kato. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm and some related factors among the people of giun móc/mỏ là 25,58%; tỷ lệ nhiễm cao ở dân Tam Giang commune, Krong Nang district, Dak tộc thiểu số (42,7%), nhóm nghề nông (34,96%); Lak province. Research method: Cross-sectional có liên quan giữa tỷ lệ nhiễm với kiến thức phòng descriptive study on 387 subjects (systematic bệnh, thói quen đi chân đất, dùng đồ bảo hộ lao random sampling). The participants were động, sử dụng hố xí. Kết luận: Cần tích cực interviewed and their stool samples were tuyên truyền cho người dân về tác hại, đường lây examined using the Kato technique. Results: The nhiễm và biện pháp phòng bệnh, nhằm làm giảm prevalence of hookworm infection was 25.58%; tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ trong cộng đồng. the infection rate was higher among ethnic minorities (42.7%), and the agricultural Từ khóa: tỷ lệ nhiễm, yếu tố liên quan, giun occupation group (34.96%); there was a móc/mỏ, Đắk Lắk relationship between the infection rate and knowledge of disease prevention, habits of walking barefoot, use of protective equipment, 1 Trường Đại học Tây Nguyên and latrine usage. Conclusion: It is necessary to 2 Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột actively propagate to the people about the 3 Bệnh viện Từ Dũ harmful effects, transmission routes, and Chịu trách nhiệm chính: Đặng Đình Thành preventive measures in order to reduce the SĐT: 0915457279 prevalence of hookworm infection in the Email: ddthanh@bmtuvietnam.com community. Ngày nhận bài: 23/5/2024 Keywords: infection rate, related factors, Ngày phản biện khoa học: 20/9/2024 hookworm, Dak Lak Ngày duyệt bài: 02/10/2024 354
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 544 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ tháng 4/2023 đến tháng 10/2023. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, 2.3. Đối tượng nghiên cứu nóng ẩm, mưa nhiều. Các tập quán sinh hoạt - Tiêu chí chọn mẫu: Người dân từ 2 tuổi cũng như thói quen ăn uống rất thích hợp cho trở lên, đang sinh sống tại xã Tam Giang, sự phát triển và lây truyền các mầm bệnh ký huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. sinh trùng, trong đó có bệnh giun móc/mỏ. - Tiêu chí loại trừ: Biểu hiện của bệnh không rầm rộ và tác hại + Không đồng ý tham gia nghiên cứu. khó phát hiện, nhưng rất phổ biến, với những + Không có mặt tại địa phương trong thời hậu quả tiềm tàng, nghiêm trọng như: thiếu gian nghiên cứu. máu thiếu sắt, giảm protein và albumin huyết + Không có khả năng giao tiếp (đối với các thanh,… từ đó gây phù nề, suy tim, chậm đối tượng tham gia điều tra KAP: đối tượng ≥ phát triển thể chất và tinh thần..., nhất là đối 15 tuổi không trả lời được phỏng vấn KAP) với phụ nữ và trẻ em [1]. Đắk Lắk, là một + Bệnh phẩm không đạt yêu cầu do lấy trong những khu vực có khí hậu đặc trưng, không đúng, mẫu lẫn đất, cát. hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa; Có + Tẩy giun trước ngày khảo sát < 30 ngày. nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, 2.4. Phương pháp nghiên cứu kinh tế khó khăn, tình trạng vệ sinh môi - Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt trường chưa được cải thiện, tập quán sinh ngang. hoạt và canh tác lạc hậu, ăn uống chưa hợp - Cỡ mẫu: tính theo công thức: vệ sinh, nhận thức của người dân về công tác phòng bệnh chưa cao. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu thực trạng nhiễm giun móc/mỏ ở Trong đó: Đắk Lắk cho thấy tình trạng nhiễm giun ở n: Cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra để ước đây là khá cao (35%) [2]. Vì tính chất phổ lượng tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ biến và các biến chứng trầm trọng của bệnh α: Xác suất sai lầm loại 1, chọn α = 0,05 giun móc/mỏ, cũng như để tiếp nối với các công trình của các tác giả đi trước, chúng tôi thì = 1,96. tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng p: Trị số mong muốn của tỷ lệ nhiễm giun nhiễm giun móc/mỏ và một số yếu tố liên móc/mỏ chọn p = 35% (theo nghiên cứu của quan ở người dân xã Tam Giang, huyện Chu Thị Kim Hương, 2022 [2]) Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk năm 2023”, với d: Độ chính xác là khoảng sai lệch mong hai mục tiêu sau: (1) Xác định tỷ lệ nhiễm muốn. Chọn d = 0,05 giun móc/mỏ ở người dân xã Tam Giang, Thay các giá trị vào công thức trên, ta có n huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk năm 2023. = 350 đối tượng. Cộng thêm 10% số dự kiến (2) Mô tả một số yếu tố liên quan nhiễm giun mất mẫu, tổng số mẫu thực tế cần lấy là 385 móc/mỏ tại địa điểm nghiên cứu. đối tượng. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU nhiên hệ thống 2.1. Địa điểm nghiên cứu: xã Tam Giang, Kỹ thuật chọn mẫu: Theo kỹ thuật mẫu huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. ngẫu nhiên hệ thống 2.2. Thời gian nghiên cứu Khung mẫu: Danh sách hộ gia đình của xã 355
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỞ RỘNG NĂM 2024 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH Đơn vị lấy mẫu: Hộ gia đình yếu tố liên quan đến nhiễm giun móc/mỏ Đơn vị quan sát: Cá thể trong hộ gia đình trong nghiên cứu (tính giá trị PR, CI 95% và được chọn giá trị p). Qua khảo sát tại địa điểm nghiên cứu: mỗi 2.7. Y đức nghiên cứu hộ gia đình có 4 - 5 thành viên. Các đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ Để có cỡ mẫu 385 người, lấy trung bình 1 được giải thích cụ thể mục đích, nội dung hộ có 4 người với tổng số được quan sát là 96 nghiên cứu. Các dữ liệu nghiên cứu chỉ phục hộ, khi đó khoảng cách mẫu K là: vụ cho mục tiêu nghiên cứu. Đối tượng Hệ số K 1360 hộ gia đình = nghiên cứu không phải trả chi phí cho xét = 96 hộ gia đình 14 nghiệm chẩn đoán, tư vấn phòng bệnh và Chọn ngẫu nhiên một hộ gia đình theo hệ được hỗ trợ thuốc tẩy giun. thống với (i) có số thứ tự trong khoảng 1 - 14 hộ gia đình đầu tiên (chọn được số 6) III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Những hộ gia đình được chọn vào mẫu 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ tại địa nghiên cứu tiếp theo có số thứ tự trong danh điểm nghiên cứu sách là [6 + 14], [6 + 214], [6 + 314],...[6 + 9514]. - Tại mỗi hộ gia đình, chọn 4 người trong hộ để xét nghiệm. 2.5. Phương pháp thu thập số liệu: Đánh giá tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ bằng phương pháp xét nghiệm phân Kato. Điều tra yếu tố Hình 1. Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ tại địa điểm liên quan bằng cách phỏng vấn trực tiếp với bộ nghiên cứu câu hỏi KAP (phỏng vấn đối tượng ≥ 15 tuổi). Xét nghiệm 387 mẫu phân bằng kỹ thuật 2.6. Xử lý số liệu: Số liệu được làm tròn Kato thấy tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở điểm đến 1 chữ số sau dấu phẩy. Xử lý số liệu nghiên cứu là 25,58% (99/387). bằng phần mềm STATA 13.0. Phân tích các 3.2. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ Bảng 1. Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ theo dân tộc, nghề nghiệp Nhiễm giun móc/mỏ Đặc điểm n Dương tính Âm tính p SL % SL % Kinh 298 61 20,47 237 79,53 Dân tộc < 0,001 Thiểu số 89 38 42,70 51 57,30 Làm nông (1) 226 79 34,96 147 65,04 p (1,2) = 0,23 Nghề nghiệp Viên chức (2) 43 11 25,58 32 74,42 p (2,3) < 0,001 Nghề khác (3) 118 9 7,63 109 92,37 P (1,3 ) < 0,001 Kết quả bảng 1 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ giữa dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số, (p
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 544 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Bảng 2. Liên quan giữa nhiễm giun móc/mỏ và kiến thức về đường lây nhiễm, tác hại và biện pháp phòng bệnh Giun móc/mỏ (n = 294) PR Kiến thức Dương tính Âm tính n p (KTC 95%) SL % SL % Đường lây Không 42 41,18 60 58,82 102 1,55 0,01 nhiễm Có 51 26,56 141 73,44 192 (1,11 - 2,15) Không 38 37.62 63 62.38 101 1,32 Tác hại 0,11 Có 55 28.5 138 71.5 193 (0,94 - 1,85) Biện pháp Không 44 40,37 65 59,63 109 1,52 0,01 phòng bệnh Có 49 26,49 136 73,51 185 (1,09 - 2,12) Kết quả bảng 2 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhiễm giun móc/mỏ và không biết đường lây nhiễm, giữa nhiễm giun móc/mỏ và không biết biện pháp phòng bệnh, (p < 0,05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhiễm giun móc/mỏ và không có kiến thức về tác hại khi nhiễm giun móc/mỏ. Bảng 3. Liên quan giữa nhiễm giun móc/mỏ với thói quen đi chân đất và sử dụng đồ bảo hộ lao động Giun móc/mỏ (n = 294) PR Thói quen Dương tính Âm tính n p (KTC 95%) SL % SL % Có 51 42.15 70 57,85 121 1,74 Đi chân đất < 0,001 Không 42 24.28 131 75,72 173 (1,24 - 2,43) Sử dụng bảo hộ Không 59 36.65 102 63,35 161 1,43 0,04 lao động Có 34 25.56 99 74,44 133 (1,01 - 2,04) Nhóm có thói quen đi chân đất, không sử nghiên cứu của Chu Thị Kim Hương (2022) dụng đồ bảo hộ khi tiếp xúc với đất có nguy cơ tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk là 35% [2]. Tỷ nhiễm giun móc/mỏ cao hơn so với nhóm còn lệ nhiễm giun móc/mỏ trong nghiên cứu của lại, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). chúng tôi cao hơn, thấp hơn so với một số các nghiên cứu có thể do khác nhau về thời IV. BÀN LUẬN điểm nghiên cứu, khác nhau về địa lý, khác 4.1. Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ tại địa nhau về đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội, về điểm nghiên cứu phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt, lao Kết quả xét nghiệm 387 mẫu phân bằng động. Mặc dù, hàng năm tỉnh Đắk Lắk đều phương pháp Kato cho thấy tỷ lệ nhiễm giun có các đợt tẩy giun định kỳ cho các đối móc/mỏ ở người dân tại địa điểm nghiên cứu tượng nguy cơ, trước khi thực hiện nghiên là 25,58%. Kết quả của chúng tôi thấp hơn cứu này, phụ nữ tuổi 15 - 45 trên toàn tỉnh nghiên cứu của Đoàn Thị Kiều Nga (2020) tẩy giun đã được 11 tháng và các đối tượng 2 tại Long An là 13,1% [3]; Nguyễn Thu - 5 tuổi, 6 - 11 tuổi tẩy giun được 6 tháng. Hương (2021) tại Bắc Giang là 2,9% [4]; Nhưng tại điểm nghiên cứu của chúng tôi với Nhưng lại thấp hơn kết quả nghiên cứu của tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ trong cộng đồng Đỗ Thị Phượng Linh (2022) tại huyện Di còn khá cao 25,87%. Nên cần được chú trọng Linh, tỉnh Lâm Đồng là 37,29% [5]; hay công tác phòng chống bệnh giun truyền qua 357
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỞ RỘNG NĂM 2024 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH đất nói chung và giun móc/mỏ nói riêng ngoài công việc chính còn có những hoạt trong cộng đồng dân cư. động và sinh hoạt gắn với với ruộng vườn, 4.2. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ trồng rau, có những thói quen sinh hoạt nhiễm giun móc/mỏ giống người làm nghề nông. Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ theo dân tộc Liên quan giữa nhiễm giun móc/mỏ và Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở dân tộc khác kiến thức về đường lây nhiễm, tác hại và là 42,70% cao hơn dân tộc Kinh (20,47%), biện pháp phòng bệnh sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p < Qua phân tích kết quả ở bảng 2 cho thấy 0,001). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở nhóm không biết phù hợp với nghiên cứu của Chu Thị Kim đường lây nhiễm (41,18%), không biết biện Hương (2022) [2]; hay nghiên cứu của Đoàn pháp phòng chống giun móc/mỏ (40,37%) Thị Kiều Nga (2021) [3] cũng cho kết quả cao hơn so với nhóm nhóm có biết đường lây tương tự. Có thể lý giải vấn đề này là do rào nhiễm (26,56%), biết về biện pháp phong cản về ngôn ngữ nên việc tiếp nhận thông tin chống giun móc/mỏ (26,49%), có ý nghĩa về phòng bệnh ký sinh trùng nói chung và thống kê (với p = 0,01). Kết quả nghiên cứu bệnh giun móc/mỏ nói riêng, ở nhóm người của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn. Và đây Chu Thị Kim Hương (2022) [2]. Tuy nhiên tỷ cũng là vấn đề mà chúng ta cần phải quan lệ nhiễm giun móc/mỏ ở nhóm không biết tác tâm trong công tác phòng chống giun hại khi nhiễm giun móc/mỏ cao hơn ở nhóm móc/mỏ cho các nhóm đồng bào dân tộc có biết tác hại khi nhiễm giun móc/mỏ gấp thiểu số tại điểm nghiên cứu nói riêng và tại 1,32 lần, sự khác biệt không có ý nghĩa thống cộng đồng dân tộc thiểu số nói chung. kê (với p = 0,11). Như vậy trong quá trình Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ theo nghề nghiệp phân tích về mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở nhóm nghề giun móc/mỏ với kiến thức cơ bản của đối nông cao nhất là 34,96%, thấp nhất ở nhóm tượng nghiên cứu về giun móc/mỏ đó là biết nghề khác (7,63%), sự khác biệt có ý nghĩa về đường lây, biết về tác hại, biết về biện thông kê (p < 0,001); nhóm viên chức có tỷ pháp phòng chống giun móc/mỏ, chúng tôi lệ nhiễm giun là 18,75% thấp hơn nhóm nhận thấy: biết về đường lây, biết về biện người làm nghề nông, không có ý nghĩa pháp phòng chống làm giảm tỷ lệ nhiễm giun. thống kê (p > 0,05), tỷ lệ nhiễm giun ở nhóm Liên quan giữa nhiễm giun móc/mỏ với này cao hơn nhóm nghề khác, có ý nghĩa thói quen đi chấn đất và sử dụng bảo hộ thông kê (25,58% so với 7,63% với p < lao động 0,001). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi Nhóm có thói quen đi chân đất, không sử phù hợp với nghiên cứu của Chu Thị Kim dụng đồ bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất Hương (2022) [2]; hay nghiên cứu của Đoàn có nguy cơ nhiễm giun móc/mỏ cao hơn lần Thị Kiều Nga (2021) [3] cũng cho kết quả lượt 1,74 và 1,43 lần so với nhóm không đi tương tự. Trong nghiên cứu của chúng tôi chân đất, có sử dụng đồ bảo hộ lao động khi cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ tiếp xúc với đất, với p < 0,01. Kết quả nhiễm giun móc/mỏ ở nhóm nghề nông so nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với với nhóm viên chức. Qua thực tế khảo sát tại nghiên cứu của Chu Thị Kim Hương (2022) địa điểm nghiên cứu, thấy ở nhóm viên chức nhóm không đi dày dép có nguy cơ nhiễm 358
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 544 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 giun móc cao hơn gấp 2,13 lần (p < 0,01) TÀI LIỆU THAM KHẢO [2]; hay nghiên cứu của Davlin (2022) tại 1. Lê Đức Vinh, Ký sinh trùng y học. Đại học Y Bangladesh cũng cho kết quả tương tự [6]. khoa Phạm Ngọc Thạch, NXB Y học. 2020. Tỉnh Đắk Lắk có nền kinh tế chủ yếu là nông 2. Chu Thị Kim Hương, "Tỷ lệ và cường độ nghiệp, cây công nghiệp lâu năm. Với khí nhiễm giun móc (Ancylostoma duodenale)/ mỏ hậu nóng ẩm, điều kiện thuận lợi để trứng (Necator americanus) và một số yếu tố liên giun móc/mỏ phát triển thành ấu trùng ở quan ở người dân xã Bông Krang, huyện Lắk, ngoại cảnh. Thói quen đi chân đất và không tỉnh Đắk Lắk, năm 2022", Luận văn thạc sĩ Y sử dụng bảo hộ lao động (ủng, găng tay cao học, Trường Đại học Tây Nguyên, (2022). su) khi làm nương rẫy, sẽ tạo thuận lợi cho 3. Đoàn Thị Kiều Nga, Ngô Hùng Dũng, Lê ấu trùngcó tính nhiễm xuyên qua da, làm Đức Hiển, Nguyễn Kim Thạch và Lê Đức tăng nguy cơ nhiễm giun móc/mỏ. Vinh, "Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ và một số yếu tố liên quan ở người dân xã Đức Lập Hạ, V. KẾT LUẬN huyện Đức Hòa, tỉnh Long An năm 2020", Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ tại điểm Tạp chi phòng chống bệnh SR và các bệnh nghiên cứu là 25,58%, trong đó nhiễm giun ký sinh trùng, (2020), 12 (5): tr. 45-53. móc/mỏ ở dân tộc thiểu số chiếm tỷ tỷ lệ là 4. Nguyễn Thu Hương, Trần Thị Nga và 42,70% và nhóm nghề nông là cao nhất Nguyễn Thị Duyên. "Xác định tỷ lệ nhiễm (34,96%). Có mối liên quan giữa nhiễm giun và định loài giun móc/mỏ trong cộng đồng xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang móc/mỏ và không biết đường lây nhiễm, năm 2021"(2021); Available from: nhiễm giun móc/mỏ và không biết biện pháp https://vjol.info.vn/index.php/thanhdong/artic phòng chống, nhiễm giun móc/mỏ và đi chân le/download/61867/52012/. đất, nhiễm giun móc/mỏ và không sử dụng 5. Đỗ Thị Phượng Linh và Hoàng Anh, "Tình bảo hộ lao động. trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột tại một số cộng đồng người dân tộc thiểu số", VI. KHUYẾN NGHỊ (2022); Available from: https://www.impe Tăng cường các biện pháp tuyên truyền hcm.org.vn/noi-dung/tin-y-te/tinh-trang- giáo dục sức khỏe để nâng cao kiến thức nhiem-ky-sinh-trung-duong-ruot-tai-mot-so- thực hành của người dân trong phòng chống cong-dong-nguoi-dan-toc-thieu-so.html. bệnh giun sán nói chung và bệnh giun 6. Davlin, SL, Jones AH, Tahmina S, Kawsar móc/mỏ nói riêng. AA, Joshi A, Zaman SI, Rahman MM, Tuyên truyền cho người dân thay đổi thói Morawski BM, Deming MS, Imtiaz R, and quen đi chân đất, nên sử dụng đồ bảo hộ lao Karim MJ. "Soil-transmitted helminthiasis động khi tiếp xúc trực tiếp với đất. in four districts in Bangladesh: household Cần mở rộng đối tượng tẩy giun hàng cluster surveys of prevalence and loạt định kỳ 6 tháng 1 lần tại điểm nghiên intervention status", BMC Public Health, cứu và cho cộng đồng nói chung. (2022),20(1): p. 672. 359
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn