TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br />
<br />
TỶ LỆ NHIỄM MYCOPLASMA PNEUMONIAE<br />
Ở TRẺ EM VIÊM PHỔI BẰNG KỸ THUẬT PCR<br />
Nguyễn Thị Vân Anh*; Lê Thị Minh Hương*<br />
TÓM TẮT<br />
Mycoplasma pneumoniae (M. pneumoniae) là một trong những nguyên nhân gây viêm phổi (VP)<br />
cộng đồng. Mục tiêu của đề tài nhằm xác định tỷ lệ nhiễm M. pneumoniae ở trẻ em từ 1 - 15 tuổi<br />
đƣợc chẩn đoán VP, điều trị tại Bệnh viện Nhi TW từ tháng 2 - 2010 đến 2 - 2011. Phƣơng pháp tiến<br />
cứu, mô tả cắt ngang, sử dụng phản ứng chuỗi men (PCR) để xác định vi khuẩn M. pneumoniae<br />
trong dịch tỵ hầu của trẻ bị VP. Kết quả: qua phân tích 335 mẫu dịch tỵ hầu của bệnh nhân (BN) VP<br />
có 44 mẫu (14,3%) PCR M. pneumoniae dƣơng tính. Tỷ lệ nhiễm M. pneumoniae cao nhất ở nhóm<br />
trẻ 5 - 10 tuổi (29,3%), thấp nhất ở trẻ < 3 tuổi (7,3%).<br />
* Từ khóa: Viêm phổi; Mycoplasma pneumoniae; Trẻ em.<br />
<br />
MYCOPLASMA PNEUMONIAE INFECTION<br />
IN CHILDREN WITH PNEUMONIA<br />
SUMMARY<br />
Mycoplasma pneumoniae (M. pneumoniae) was the one of causes of pneumoniae in community.<br />
The aim of this study was to identify the frequency of M. pneumoniae infection in children age from 1<br />
to 15 years old with diagnose of pneumonia in National Hospital of Pediatrics during period 2 - 2010<br />
to 2 - 2011. Methods: prospective, cross sectional. Results: 44/335 (14.3%) patient’s nasolpharygial<br />
fluid were idetified PCR M. pneumoniae positive. The frequency of M. pneumoniae infection in<br />
children age from 5 to 10 years old with pneumonia was the highest (29.3%) and in children age<br />
under 3 was the lowest (7.3%).<br />
* Key words: Pneumonia; Mycoplasma pneumoniae; Children.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Viêm phổi là bệnh thƣờng gặp ở trẻ em<br />
tại các nƣớc đang phát triển, nguyên nhân<br />
do vi khuẩn, virut, nấm hoÆc ký sinh trùng.<br />
Trong những năm gần đây, nghiên cứu về VP<br />
do M. pneumoniae đƣợc đề cập ngày càng<br />
nhiều. Đây là loại vi khuẩn “không điển hình”<br />
có thể là nguyên nhân của 15 - 20% các<br />
trƣờng hợp VP cộng đồng [2, 4]. Triệu chứng<br />
<br />
lâm sàng và cận lâm sàng của VP do M.<br />
pneumoniae rất đa dạng, không đặc hiệu,<br />
do đó dễ bỏ sót chẩn đoán. Nếu không<br />
đƣợc điều trị kháng sinh phù hợp, VP do M.<br />
pneumoniae thƣờng diễn biến dai dẳng, đôi<br />
khi gây tổn thƣơng ở nhiều hệ cơ quan,<br />
thậm chí gây tử vong [9]. Vì vậy, chẩn đoán<br />
xác định VP do M. pneumoniae và điều trị<br />
kháng sinh đặc hiệu là vấn đề đƣợc đặt ra<br />
trong thực tế lâm sàng.<br />
<br />
* Bệnh viện Nhi TW<br />
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thái Sơn<br />
PGS. TS. Đỗ Quyết<br />
<br />
1<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br />
Tại Việt Nam, xét nghiệm nuôi cấy, định<br />
danh vi khuẩn M. pneumoniae còn ít đƣợc<br />
thực hiện. Hiện nay, các kỹ thuật phát hiện<br />
M. pneumoniae bằng những phƣơng pháp<br />
mới nhƣ PCR, định lƣợng kháng thể IgG,<br />
IgM với M. pneumoniae phát triển, giúp ích<br />
trong công tác chẩn bệnh [6]. Bệnh viện<br />
Nhi TW đã ứng dụng các kỹ thuật PCR cho<br />
một số loại virut, vi khuẩn, trong đó có<br />
M. pneumoniae. Do đó, chúng tôi tiến hành<br />
đề tài này với mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm<br />
Mycoplasma pneumoniae ở trẻ em viªn phÕ<br />
quản phổi.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
- 335 trẻ từ 1 - 15 tuổi, đƣợc chẩn đoán<br />
VP, điều trị tại Bệnh viện Nhi TW từ tháng<br />
2 - 2010 đến 2 - 2011.<br />
- Gia đình và bản thân trẻ đồng ý tự nguyện<br />
tham gia nghiên cứu.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- Trẻ bị VP do nguyên nhân khác.<br />
- Trẻ có kèm các bệnh m¹n tính khác<br />
hoặc dị tật bẩm sinh.<br />
- Trẻ đã đƣợc điều trị trƣớc khi vào viện.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Tiến cứu mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu thuận<br />
tiện.<br />
* Cách thu thập các chỉ số nghiên cứu:<br />
- BN đƣợc chẩn đoán VP theo tiêu chuẩn<br />
của WHO [10]: có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán<br />
VP bằng lâm sàng (ho, sốt, khò khè, phổi<br />
có ran) và cận lâm sàng (công thức máu,<br />
CRP, X quang tim phổi).<br />
<br />
- Xét nghiệm M. pneumoniae trong dịch<br />
tỵ hầu tại Khoa Vi sinh, Bệnh viện Nhi TW<br />
bằng phƣơng pháp PCR.<br />
* Lấy bệnh phẩm xét nghiệm:<br />
Theo quy trình của Bệnh viện Nhi TW,<br />
kết quả đƣợc thẩm định theo tiêu chuẩn<br />
quốc tế và ghi theo mẫu bệnh án nghiên cứu.<br />
* Kỹ thuật lấy dịch tỵ hầu:<br />
- BN ngồi, đầu ở tƣ thế thẳng.<br />
- Dùng sonde hút cỡ 6 - 8.<br />
- Luồn ống hút vào đƣờng mũi, khoảng<br />
cách bằng 1/2 từ cánh mũi đến dái tai của<br />
trẻ.<br />
- Dùng bơm tiêm 5 ml hút khoảng 1 ml<br />
dịch tỵ hầu.<br />
- Cắt đầu ống sonde có chứa dịch tỵ hầu<br />
cho vào ống xét nghiệm vô khuẩn, chuyển<br />
bệnh phẩm về Khoa Vi sinh, bảo quản lạnh<br />
ở 4oC, xử lý trong vòng 24 - 48 giờ.<br />
* Vật liệu nghiên cứu:<br />
- Đoạn mồi cho phản ứng PCR là hai đoạn<br />
gen P1 đặc trƣng cho vi khuẩn M. pneumoniae:<br />
ADH1F và ADH2F (hãng Invitrogen).<br />
- Sử dụng bộ kit tách chiết ADN Quiagen<br />
mini ADN kit (công ty Sanko Parmaceutical,<br />
Tokyo, Nhật Bản).<br />
- Máy PCR Biorad của Pháp đã đƣợc thử<br />
nghiệm và sử dụng thƣờng quy tại Bệnh viện<br />
Nhi TW.<br />
- Kỹ thuật này đƣợc các bác sỹ Phòng<br />
Sinh học Phân tử thực hiện theo một quy<br />
trình nghiêm ngặt.<br />
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS<br />
13.0, test t, test χ2.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Tỷ lệ nhiễm M. pneumoniae của BN VP.<br />
<br />
2<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br />
Dƣơng tính: 48 BN (14,3%), âm tính: 297<br />
BN (85,7%). Tỷ lệ mắc VP do M. pneumoniae<br />
khác nhau tùy theo đối tƣợng, nhóm tuổi<br />
cũng nhƣ kỹ thuật chẩn đoán M. pneumoniae<br />
bằng huyết thanh (IgG, IgM) hay PCR. Tay.<br />
ST sử dụng kỹ thuật huyết thanh cho tỷ lệ<br />
mắc bệnh là 25% [8]. Lê Đình Nhân nghiên<br />
cứu tại Bệnh viện TW Huế và Trần Nguyễn<br />
Nhƣ Uyên nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi<br />
Đồng I cho tỷ lệ 31 - 34% [2, 3]. Kết quả<br />
nghiên cứu khác biệt có thể do phƣơng<br />
pháp chẩn đoán bằng huyết thanh học có<br />
độ nhạy cao hơn so với xét nghiệm PCR.<br />
<br />
do M. pneumoniae rất cao (22/48 BN). Vì vậy,<br />
M. pneumoniae cũng là một trong những<br />
nguyên nhân gây bệnh VP cần lƣu ý trong<br />
quá trình chẩn đoán cũng nhƣ điều trị ở<br />
trẻ nhỏ.<br />
3. Tỷ lệ mắc bệnh theo giới và địa dƣ.<br />
Tỷ lệ VP do M. pneumoniae ở cả hai giới<br />
không có sự khác biệt (52% nam và 48%<br />
nữ). Điều này phù hợp với nghiên cứu của<br />
Trần Nguyễn Nhƣ Uyên, Huỳnh Mạnh Đào,<br />
Lê Đình Nhân, Jitladda Deerojanawong,<br />
Shu - Chiang Hsieh [1, 2, 3, 5, 7].<br />
Tỷ lệ BN ở thành thị nhiều hơn so với ở<br />
nông thôn. Tuy nhiên, sự khác biệt này chƣa<br />
có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, cần có nghiên<br />
cứu quy mô với thời gian dài hơn về đặc<br />
điểm dịch tễ học mới có thể đƣa ra kết luận<br />
chính xác.<br />
<br />
2. Tỷ lệ mắc theo tuổi.<br />
Bảng 1: Tỷ lệ BN PCR M. pneumoniae<br />
dƣơng tính theo nhóm tuổi.<br />
NHÓM<br />
TUỔI<br />
<br />
SỐ BN ĐƢỢC<br />
XÉT NGHIỆM<br />
<br />
1 - < 3 tuổi<br />
<br />
BN DƢƠNG TÍNH<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
178<br />
<br />
13<br />
<br />
7,3<br />
<br />
3 - < 5 tuổi<br />
<br />
49<br />
<br />
9<br />
<br />
18,4<br />
<br />
5 - < 10 tuổi<br />
<br />
75<br />
<br />
22<br />
<br />
29,3<br />
<br />
4. Tỷ lệ mắc bệnh theo thời gian trong<br />
năm.<br />
25<br />
<br />
≥ 10 tuổi<br />
<br />
33<br />
<br />
4<br />
<br />
12,1<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
335<br />
<br />
48<br />
<br />
14,3<br />
<br />
20,8<br />
20<br />
16,7<br />
14,6<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
15<br />
<br />
Các nghiên cứu về VP do M. pneumoniae<br />
thƣờng tập trung ở đối tƣợng trẻ > 5 tuổi.<br />
Trong nghiên cứu này, nếu tính theo lứa<br />
tuổi, nhóm tuổi nhiễm M. pneumoniae cao<br />
nhất là 5 - 10 tuổi (29,3%), tiếp theo là nhóm<br />
3 - 5 tuổi (18,4%). Tuy nhiên, chúng tôi thấy<br />
có một tỷ lệ đáng kể trẻ nhỏ mắc VP do<br />
M. pneumoniae (7,3% ở trẻ < 3 tuổi, 18,4%<br />
ở trẻ 3 - 5 tuổi). Mặc dù tỷ lệ mắc chung<br />
cho nhóm < 5 tuổi chỉ là 9,7%, nhƣng do<br />
tần suất nhiễm trùng đƣờng hô hấp ở<br />
trẻ < 5 tuổi cao hơn so với trẻ lớn nên số<br />
lƣợng thực tế trẻ ở độ tuổi này mắc VP<br />
<br />
12,5<br />
<br />
10<br />
5<br />
<br />
6,2<br />
<br />
4,2<br />
<br />
4,2 4,2<br />
<br />
6,2 6,2<br />
<br />
2,1<br />
<br />
2,1<br />
<br />
0<br />
1<br />
<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
Tháng<br />
<br />
Biểu đồ 1: Tỷ lệ mắc bệnh theo tháng<br />
trong năm.<br />
Theo Heikasen KT, Korppi M, VP do M.<br />
pneumoniae xảy ra rải rác quanh năm, nhƣng<br />
cao nhất vào mùa thu - đông (từ tháng 7<br />
đến tháng 12) [4]. Theo Trần Nguyễn Nhƣ<br />
Uyên, bệnh chủ yếu tập trung vào những<br />
3<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br />
tháng cuối năm (10, 11, 12) [3].<br />
nghiên<br />
cứu này, bệnh tập trung ở các tháng 7, 8, 9.<br />
Chúng tôi cho rằng, tùy thuộc vào thời tiết<br />
khí hậu cụ thể của từng vùng, miền khác<br />
nhau. Có thể tại Hà Nội và các tỉnh thành<br />
phía Bắc, tiết trời vào những tháng trên là<br />
lúc chuyển mùa và nắng, mƣa xen kẽ, có thể<br />
ảnh hƣởng tới tình trạng miễn dịch của trẻ<br />
và khả năng phát triển các mầm bệnh cao.<br />
KẾT LUẬN<br />
Khảo sát 335 trƣờng hợp VP trẻ em <<br />
15 tuổi tại Bệnh viện Nhi TW cho tỷ lệ<br />
nhiễm M. Pneumoniae 14,3%. VP do M.<br />
pneumoniae không có sự khác biệt về giới<br />
cũng nhƣ địa dƣ sống. Bệnh có thể gặp ở<br />
lứa tuổi từ 1 - 15, tuy nhiên, cao nhất ở<br />
nhóm 5 - 10 tuổi.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Huỳnh Mạnh Đào. Nhiễm trùng do<br />
Mycoplasma pneumonae ở trẻ em. Thời sự Y<br />
dƣợc học. 1997, 3 (2), tr.6-8.<br />
2. Lê Đình Nhân, Trần Thị Minh Diễm, Nguyễn<br />
Thanh Long. Tình hình VP do Mycoplasma<br />
pneumoniae ở trẻ 4 - 15 tuổi tại Bệnh viện TW<br />
Huế. Tạp chí Y học thực hành. 2006, 10, tr.67-70.<br />
<br />
4. Heiskanen-Kosma T, Korpi M, Jokinen C.<br />
Etiology of childhood pneumonia: serologic results<br />
of a prospective, population-based study. Pediatr<br />
Infect Dis J. 1998, 17 (11), pp.986-991.<br />
5. Jitladda Deerojanawong, Nuanchan Praphal,<br />
Subharee Suwanjutha. Prevalence and clinical<br />
features of Mycoplasma pneumoniae in Thai children.<br />
J Med Assoc Thai. 2006, 89 (10), pp.1641-1647.<br />
6. Sidal M, Kilic A. Frequency of Clamydia<br />
pneumoniae and Mycoplasma pneumoniae infections<br />
in children. Journal of Tropical Pediatrics. 2007,<br />
53 (4), pp.225-231.<br />
7. Shu Chiang Hsieh, Yung Ting Kuo, Ming<br />
Sheng Chern. Mycoplasma pneumonia: Clinical<br />
and radiographic features in 39 children. Pediatrics<br />
International. 2007, 49 (3), pp.363-367.<br />
8. Tay ST, Cheong YM. A review of the<br />
serological results obtained in a routine diagnostic<br />
laboratory for Mycoplasma pneumoniae infection.<br />
Malaysia J Pathology. 1995, 17 (1), pp.35-37.<br />
9. You-Sook Youn1, Kyung-Yil Lee1, Ja-Young<br />
Hwang1, Jung-Woo Rhim. Difference of clinical<br />
features in childhood Mycoplasma pneumoniae<br />
pneumonia. BMC Pediatrics. 2010, 10, p.48.<br />
10. WHO/ARI/90/5. Pneumonia case detection<br />
by clinical signs and symtoms. Acute respiratory<br />
infection in children: Case management in small<br />
hospitals in developping countries - A manual for<br />
doctor and other. Senior Heath Workers. Annex 1,<br />
pp.58-59.<br />
<br />
3. Trần Nguyễn Như Uyên. Đặc điểm VP do<br />
Mycoplasma pneumoniae ở trẻ > 5 tuổi tại Bệnh<br />
viện Nhi đồng I. Y học TP. Hồ Chí Minh. 2001,<br />
lần thứ 17, tập 5, tr.6-10.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 3/1/2013<br />
Ngày giao phản biện: 25/1/2013<br />
Ngày giao bản thảo in: 14/3/2013<br />
<br />
4<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013<br />
<br />
5<br />
<br />