intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tỷ lệ vô sinh và một số yếu tố ảnh hưởng đến vô sinh

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

127
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vô sinh là vấn đề lớn về mặt xã hội, là một bệnh phức tạp trong các bệnh lý phụ khoa, do nhiều nguyên nhân. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới có khoảng 8-12% các cặp vợ chồng bị vô sinh, còn theo thống kê của Bộ Y tế ở Việt Nam có khoảng từ 12-13% các cặp vợ chồng bị vô sinh. Trong đó vô sinh nam chiếm khoảng 23%, vô sinh nữ khoảng 40%, cả hai vợ chồng khoảng 17%, có khoảng 10% không rõ nguyên nhân. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tỷ lệ vô sinh và một số yếu tố ảnh hưởng đến vô sinh

  1. Tỷ lệ vô sinh và một số yếu tố ảnh hưởng đến vô sinh ĐẶT VẤN ĐỀ Vô sinh là vấn đề lớn về mặt xã hội, là một bệnh phức tạp trong các bệnh lý phụ khoa, do nhiều nguyên nhân. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới có khoảng 8-12% các cặp vợ chồng bị vô sinh, còn theo thống kê của Bộ Y tế ở Việt Nam có khoảng từ 12-13% các cặp vợ chồng bị vô sinh. Trong đó vô sinh nam chiếm khoảng 23%, vô sinh nữ khoảng 40%, cả hai vợ chồng khoảng 17%, có khoảng 10% không rõ nguyên nhân. Ngoài các nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh, còn có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng lên khả năng sinh sản như tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, tiếp xúc môi trường hoá chất độc hại…. Vô sinh là tình trạng không có thai từ 12 tháng trở lên, khi có thực hiện quan hệ đều đặn không áp dụng biện pháp tránh thai (BPTT).
  2. Có 2 loại vô sinh, vô sinh nguyên phát gặp ở những cặp vợ chồng chưa có thai lần nào, vô sinh thứ phát gặp ở những cặp vợ chồng đã có thai hoặc có con, sau đó không thể có thai trở lại. Vô sinh thường do nhiều nguyên nhân từ phía người chồng, người vợ, hoặc cả hai, đôi khi không rõ nguyên nhân. Vấn đề vô sinh hiện nay có xu hướng tăng, là nỗi lo lắng, căng thẳng cho các cặp vợ chồng, mong muốn của họ là làm sao có con. Tỷ lệ vô sinh trong cộng đồng dân cư ít khi được đề cập đến, nhưng thực tế nó chính là tiềm ẩn lớn về tỷ lệ vô sinh chung. Hiện nay tại trung tâm chăm sóc SKSS của TPCT có thực hiện khám và điều trị vô sinh, tỷ lệ ghi nhận khá nhiều (< 2% /tổng số KH đến nhận dịch vụ), nguy ên nhân đa dạng, liên quan đến nhiều hình thái về bệnh lý, sinh lý, cơ thể học…. Với khoa học ngày càng hiện đại đã có nhiều phương pháp khám và điều trị vô sinh có hiệu quả đem lại hạnh phúc cho nhiều gia đình. Vô sinh là một lĩnh vực rất đáng được quan tâm trong chăm sóc SKSS. Trong chiến lược Quốc gia về SKSS năm 2001-2010 đưa ra các chỉ tiêu phấn đấu, trong đó chú trọng tới vấn đề, phòng, khám và chữa bệnh vô sinh trong cộng đồng, điều này có nghĩa về mặt xã hội, mang tính nhân đạo, khoa học và phù hợp với chương trình Chăm sóc sức khỏe của Việt Nam và Toàn cầu.
  3. Để đánh giá đúng thực trạng về các nguy cơ, tỷ lệ vô sinh đúng trong cộng đồng, năm 2009-2010 trung tâm Chăm sóc SKSS TP Cần Thơ tham gia vào nhánh đề tài cấp nhà nước về: Nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị vô sinh ở Việt Nam, do bệnh viện phụ sản trung ương làm đầu mối. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này mong muốn có hình ảnh đúng về tình hình vô sinh, các nguy cơ, các yếu tố ảnh hưởng đến vô sinh tại thành phố Cần Thơ, để qua đó giúp chúng tôi định hướng đúng về công tác khám và điều trị vô sinh tại TP Cần Thơ trong thời gian tới, giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả điều trị, góp phần cải thiện Sức khỏe sinh sản và nâng cao chất lượng dân số của thành phố Cần Thơ. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu tỷ lệ vô sinh và một số yếu tố ảnh hưởng đến vô sinh trong cộng đồng tại thành phố Cần Thơ. Mục tiêu cụ thể Xác định được tần suất lưu hành vô sinh chung trong cộng đồng TP Cần  Thơ Mô tả một số yếu tố, liên quan vô sinh trong các cặp vợ chồng vô sinh.  ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
  4. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn mẫu: Tất cả các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản và tình nguyện tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ: Từ chối tham gia vào nghiên cứu  Bị bệnh lý về tâm thần hoặc không có khả năng trả lời câu hỏi  Không thuộc quản lý của tỉnh thành phố Cần Thơ.  Phương pháp nghiên cứu Mô tả cắt ngang Với n=786 cặp vợ chồng, do thiết kế nghiên cứu là mẫu chùm nên cỡ mẫu sẽ là 786 x2 = 1572 cặp, lấy tròn là 1800 cặp ( 30 cặp/xã x60 xã). KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Vợ: tuổi trung bình 34.4 ±7.5 nằm trong độ tuổi sinh đẻ, trong đó độ tuổi từ  30-39 chiếm tỷ lệ cao nhất 43.9%, trình độ học vấn mù chữ 1.9%, cấp I, cấp II chiếm 74.1%, cấp III trở lên 24.0%. Tỷ lệ dân sống ở nông thôn và thành
  5. thị là ngang nhau, trong đó 95.9 là dân tộc kinh, chủ yếu theo đạo phật chiếm số đông 47.4%, không tôn giáo là 42.9%. Về nghề nghiệp nội trợ cao nhất 35.8%, buôn bán, tự do ghi nhận 31.8%, c òn cán bộ và công nhân chỉ chiếm 11.2%. Chồng: Tuổi trung bình là 37.7±7.6, nằm trong độ tuổi sinh đẻ, cao nhất  >30 tuổi (62.9%), kế đến là >40 tuổi (38.1%), tỷ lệ dân sống nông thôn và thành thị ngang nhau. Trình độ học vấn cao nhất nhóm cấp III 40.0%, cấp II 38.5%, mù chữ chỉ chiếm 1.6%. Người kinh là chủ yếu (95.7%), tôn giáo không theo đạo 43.7%, đạo phật 46.2%. Nghề nghiệp đa dạng nông dân 26.7%, buôn bán 25.65%. Xác định tỷ lệ vô sinh: Tỷ lệ vô sinh chung của thành phố Cần Thơ năm  2009 là 5.6%, trong đó vô sinh nguyên phát 2.5%, vô sinh th ứ phát 3.1% trong cộng đồng. Trong vô sinh tỷ lệ vô sinh nguyên phát chiếm 44.6%, thứ phát là 55.5% cao hơn. Các yếu tố ảnh hưởng đến vô sinh Yếu tố đặc trưng cá nhân Tuổi: Tỷ lệ vô sinh độ tuổi 15-29 cao nhất (7%), gấp 1.63 lần so nhó 40.49  tuổi (4.4%), tiếp đến nhóm 30-39 (5.4%) gấp 1.24 lần so nhóm 40-49, không có ý nghĩa thống kê p>0.05.
  6. Nơi ở: Vô sinh nông thôn (6.2%) cao hơn thành thị (5.0%) 1.27 lần, không  có ý nghĩa thống kê p>0.05. Học vấn: tỷ lệ vô sinh tăng dần theo trình độ học vấn, nhóm cấp II (5.6%)  cao hơn nhóm mù chữ và cấp I (4.2%) gấp 1.42 lần, với p>0.05, nhóm trình độ cấp II trởlên (7.6%) cao hơn nhiều so với nhóm mù chữ-cấp I (4.2%), gấp 1.96 lần, với p0.05. Tôn giáo: nhóm không tôn giáo (5.3%) cao hơn nhóm đạo phật (5.7%), đạo  khác cao nhất 6.3%, với p>0.05. Nghề nghiệp: nhóm cán bộ cao hơn nhóm khác (8.0%), nhóm khác dao  động từ 5.1-6.1%, với p>0.05. Yếu tố đặc trưng của chồng Tuổi: tỷ lệ nhóm 15-29 cao nhất (8.15%), gấp 1.85 lần so nhóm >40 tuổi  (4.6%), với p40 tuổi, với p>0.05. Nơi ở: nông thôn (6.6%) cao hơn ở thành thị (4.5%) là 1.44 lần với p>0.05. 
  7. Học vấn: cao nhóm mù chữ, cấp I (7.1%), cấp II (5.8%) thấp hơn 0.69 lần,  với p>0.05, cấp III (6.7%) thấp hơn 0.59 lần với p=0.05. Dân tộc: nhóm dân tộc khác (9.8%) cao gấp 1.73 lần dân tộc kinh (5.5%),  với p>0.05. Tôn giáo: nhóm không tôn giáo (5.1%) thấp nhất, nhóm đạo khác (5.5%)  với p>0.05. Nghề nghiệp: chồng làm cán bộ cao hơn hẳn (10.0%), nông dân (6.5%),  buôn bán (5.4%), với p
  8. với p0.05. Liên quan tiền sử sử dụng BPTT và vô sinh: Tỷ lệ thấp (1.8%) 0.06 lần so  nhóm không sử dụng (23.5%), với p0.05. Yếu tố nguy cơ vô sinh từ chồng Hóa chất: tỷ lệ vô sinh (4.6%) thấp hơn 0.76 lần nhóm không tiếp xúc với  p>0.05.
  9. Phóng xạ: tỷ lệ 10.9% cao hơn 2.15 lần so nhóm không tiếp xúc (5.4%), với  p>0.05. Hút thuốc lá: tỷ lệ vô sinh 5.4% thấp hơn 0.88 lần so nhóm không hút, với  p>0.05. Sử dụng ma túy tỷ lệ vô sinh cao 13.3% gấp 2.27 lần so nhóm không sử  dụng, với p>0.05. Uống rượu: tỷ lệ vô sinh 16.6% cao gấp 3.9 lần so nhóm không uống r ượu,  với p0.05. Tiền sử trong gia đình có người vô sinh, tỷ lệ 10.3%, cao gấp 1.97 lần so  nhóm không có tiền sử này (5.5%) với p>0.05%. KẾT LUẬN 1. Tỷ lệ vô sinh chung của thành phố Cần Thơ năm 2009 là 5.6%, trong đó vô sinh nguyên phát chiếm 44.6%, vô sinh thứ phát chiếm 55.4% 2. Các yếu tố liên quan: Ở người vợ: 
  10. ° Học vấn: tỷ lệ vô sinh tăng dần theo trình độ học vấn, nhóm có trình độ từ cấp III trở lên cao hơn nhóm mù chữ và cấp I (R=1.96) ° Rượu: tỷ lệ vô sinh 9.9% cao hơn nhóm không uống (5.3%) (OR=1.94) ° Chu kỳ kinh nguyệt: tỷ lệ vô sinh nhóm vòng kinh không đều 8.9% cao hơn nhóm có vòng kinh đều (4.4%) (R=2.14) ° Đau bụng kinh: tỷ lệ vô sinh 7.1% cao hơn nhóm không đau bụng kinh (4.5%) (OR=1.63) Ở người chồng  ° Tuổi: tỷ lệ vô sinh nhóm tuổi 15-29 cao hơn nhóm >40 tuổi (OR=1.85) ° Học vấn: cấp III ( 6.7%) thấp hơn nhóm mù chữ và cấp I (7.1%) (OR=0.69) ° Nghề nghiệp: tỷ lệ vô sinh trong nhóm chồng làm cán bộ 10.0% cao hơn nhóm khác nông dân (6.5%), buôn bán (5.4%) có ý nghĩa thống kê. ° Uống rượu: tỷ lệ vô sinh 16.6% cao hơn nhiều so với nhóm không uống rượu (4.8%) với OR= 3.91. KIẾN NGHỊ
  11. Vô sinh là vấn đề khá phổ biến trong cộng đồng, việc phát hiện sớm và điều trị hiện nay còn rất phức tạp do nhiều tuyến y tế cơ sở chưa làm tốt việc sàng lọc và điều trị. Do vậy việc tập huấn chuyên sâu về vô sinh cho các tuyến cần thực hiện càng nhanh càng tốt, bên cạnh đó cần phân tuyến điều trị vô sinh làm giảm áp lực cho các tuyến trên, cần có giáo dục trong cộng đồng để người dân tự phát hiện và đi khám sớm mang lại hiệu quả điều trị cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước 1. Tài liệu Momen’s Heath Information (Thông tin sức khoẻ phụ nữ bao gồm : Sinh sản, mãn kinh, bệnh lây qua đường tình dục). 2. Tài liệu chuẩn Quốc gia về SKSS 3. Tài liệu Vilage Total Ob/Gyn Heath 4. Sách sản phụ khoa trường ĐHYK Huế 5. Sách sản phụ khoa của trường ĐHYK Hà Nội 6. Tài liệu của Hội Hosrem TP HCM 7. Tài liệu nội san sản phụ khoa năm 2002
  12. 8. Tài liệu hội nghị Châu Á Thái Bình Dương năm 2007 9. Tài liệu hội nghị Châu Á Thái Bình Dương năm 2008 10. Tài liệu hội thảo : Những vấn đề mới trong sản phụ khoa năm 2008 11. Tài liệu hội nghị Châu Á Thái Bình Dương năm 2001 Tài liệu quốc tế 1. A. Chandra, G.M. Martinez, W.D. Mosher, J.C. Abma and J. Jones, Fertility, family planning, and reproductive health of U.S. women: data from the 2002 National Survey of Family Growth, Vital Health Stat 2005;23:1–160. 2. A. Kinney, J. Kline and B. Levin, Alcohol, caffeine and smoking in relation to age at menopause, Maturitas 2006;54:27–38. 3. A.B. Coffield, M.V. Maciosek, J.M. McGinnis, J.R. Harris, M.B. Caldwell and S.M. Teutsch et al., Priorities among recommended clinical preventive services, Am J Prev Med 2001;21:1–9. 4. American Society for Reproductive Medicine, Human immunodeficiency virus and infertility treatment, Fertil Steril 2004;82(Suppl 1):S228 –231. 5. American Society for Reproductive Medicine, Smoking and infertility, Fertil Steril 2006;86:S172–177.
  13. 6. American Society for Reproductive Medicine. Definition of “infertility,” Fertil Steril 2006;86:S228. 7. B.E. Hamilton, J.A. Martin and S.J. Ventura, Births: preliminary data for 2006, Natl Vital Stat Rep 2007;56:18. 8. C. Augood, K. Duckitt and A.A. Templeton, Smoking and female infertility: a systematic review and meta-analysis, Hum Reprod 1998;13:1532–1539. 9. C. Sklar, Maintenance of ovarian function and risk of pre mature menopause related to cancer treatment, J Natl Cancer Inst Monogr 2005;25–27. 10. C.C. Lawson, B. Grajewski, G.P. Daston, L.M. Frazier, D. Lynch and M. McDiarmid et al., Workgroup report: implementing a national occupational reproductive research agenda—decade one and beyond, Environ Health Perspect 2006;114:435–441. 11. D. Scholes, A. Stergachis, F.E. Heidrich, H. Andrilla, K.K. Holmes and W.E. Stamm, Prevention of pelvic inflammatory disease by screening for cervical chlamydial infection, N Engl J Med 1996;334:1362–1366. 12. E.H. Stephen and A. Chandra, Declining estimates of infertility in the United States: 1982–2002, Fertil Steril 2006;86:516–523.
  14. 13. G.C. Windham, E.P. Elkin, S.H. Swan, K.O. Waller and L. Fenster, Cigarette smoking and effects on menstrual function, Obstet Gynecol 1999;93:59–65. 14. G.M. Martinez, A. Chandra, J.C. Abma, J. Jones and W.D. Mosher, Fertility, contraception, and fatherhood: data on men and women from cycle 6 (2002) of the 2002 National Survey of Family Growth, Vital Health Stat 2006;23(26):1–142. 15. H. Klonoff-Cohen, L. Natarajan, R. Marrs and B. Yee, Effects of female and male smoking on success rates of IVF and gamete intra-Fallopian transfer, Hum Reprod 2001;16:1382–1390. 16. J.E. Nestler, J.N. Clore and W.G. Blackard, The central role of obesity (hyperinsulinemia) in the pathogenesis of the polycystic ovary syndrome, Am J Obstet Gynecol 1989;161:1095–1097. 17. J.L.H. Evers and J.A. Collins, Assessment of efficacy of varicocele repair for male subfertility: a systematic review, Lancet 2003;361:1849–1852. 18. L. Waters, C. Gilling-Smith and F. Boag, HIV infection and subfertility, Int J STD AIDS 2007;18:1–6. 19. M.F.M. Mitwally, Fertility preservation and minimizing reproductive damage in cancer survivors, Expert Rev Anticancer Ther 2007;7:989–1001.
  15. 20. M.V. Maciosek, A.B. Coffield, J.M. McGinnis, J.R. Harris, M.B. Caldwell and S.M. Teutsch et al., Methods for priority setting among clinical preventive services, Am J Prev Med 2001;21:10–19. 21. Office of the Surgeon General. Office on Smoking and Health. The Health Consequences of Smoking: a Report of the Surgeon General, U.S. Department of Health and Human Services, Public Health Service, 2004. 22. R. Pasquali, L. Patton and A. Gambineri, Obesity and infer tility, Curr Opin Endocrinol Diabetes Obes 2007;14:482–487. 23. R.A. Lobo, Potential options for preservation of fertility in women, N Engl J Med 2005;353:64–73. 24. R.B. Meacham, G.F. Joyce, M. Wise, A. Kparker and C. Niederberger, Male infertility, J Urol 2007;177:2058–2066 25. S.F. Dorfman, Tobacco and fertility: our responsibilities, Fertil Steril 2008;89:502–504. 26. S.J. Ventura, Trends and variations in first births to older women, United States, 1970–1986, Vital Health Stat 1989 21(47):1–27. 27. S.M. McKinlay, N.L. Bifano and J.B. McKinlay, Smoking and age at menopause in women, Ann Intern Med 1985;103:350–356.
  16. 28. S.S. Kim, Fertility preservation in female cancer patients: current developments and future directions, Fertil Steril 2006;85:1–11. 29. Vahratian A. Utilization of fertility-related services in the United States. Fertil Steril. In press. 30. Wellons MF, Lewis CE, Schwartz SM, Gunderson EP, Schreiner PJ, Sternfeld B, et al. Racial differences in self-reported infertility and risk factors for infertility in a cohort of black and white women: the CARDIA Women's Study. Fertil Steril. In press.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2