intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Động kinh và cách kiểm soát

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

103
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Động kinh là một bệnh phổ biến ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Tỷ lệ động kinh vào khoảng 0,5-1% dân số. Biểu hiện bệnh? Động kinh là sự rối loạn chức năng thần kinh trung ương theo từng cơn do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các tế bào thần kinh. Ghi lại hoạt động điện trong động kinh người ta thấy có sự xuất hiện hàng loạt, lan tỏa và mạnh mẽ các sóng điện sinh học của các tế bào thần kinh trên toàn bộ vỏ não. Bệnh có đặc trưng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Động kinh và cách kiểm soát

  1. Động kinh và cách kiểm soát
  2. Động kinh là một bệnh phổ biến ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Tỷ lệ động kinh vào khoảng 0,5-1% dân số. Biểu hiện bệnh? Động kinh là sự rối loạn chức năng thần kinh trung ương theo từng cơn do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các tế bào thần kinh. Ghi lại hoạt động điện trong động kinh người ta thấy có sự xuất hiện hàng loạt, lan tỏa và mạnh mẽ các sóng điện sinh học của các tế bào thần kinh trên toàn bộ vỏ não. Bệnh có đặc trưng là xuất hiện theo từng cơn ngắn, kéo dài từ vài giây đến vài phút, cơn có tính chất định hình, cơn sau giống hệt cơn trước, xảy ra đột ngột không kịp đề phòng. Bệnh được biểu hiện bằng các rối loạn chức năng thần kinh trung ương đi kèm theo đó là tình trạng mất ý thức của bệnh nhân sau cơn. Mặc dù có nhiều biểu hiện khác nhau nhưng mọi loại động kinh vào giai đoạn nặng đều có một biểu hiện giống nhau và đều dẫn đến các cơn co giật điển hình mà chúng được gọi là các cơn co giật động kinh. Chúng được biểu hiện rất có trình tự như sau: Ban đầu là các triệu chứng đi trước như sự thay đổi đột ngột về tính tình cáu kỉnh, thiếu tập trung, tự nhiên bất thần, lơ đễnh. Tiếp theo ngay sau đó là một cơn co cứng cơ hầu họng, người bệnh tự nhiên thét lên hoặc ú ớ to ở trong miệng. Sau tiếng thét này, người bệnh rơi
  3. vào trạng thái co cứng và giật, tay thì hơi gấp vào cơ thể, chân thì duỗi thẳng, toàn thân co giật từng cơn liên hồi. Sau đó thì tay giật giật liên tục, từng nhịp, lúc đầu chậm, lúc sau nhanh dần và cuối cùng thì thưa dần rồi mất hẳn. Da toàn thân và nhất là da mặt có biểu hiện tím tái. Cuối cùng, cơ thể ngừng co giật hoàn toàn và trở nên mềm, người bệnh đi vào giấc ngủ sâu. Một cơn điển hình bao giờ cũng trải qua các giai đoạn tuần tự như thế. Điều đặc biệt là khi bệnh nhân thức dậy sau cơn thường không thể nhớ mình đã làm gì, có biểu hiện ra sao, họ sẽ không thể hiểu được tại sao mình lại ngủ dưới nền nhà, dưới lòng đường hay bất cứ chỗ nào mà người bệnh bị lên cơn động kinh. Nguyên nhân gây bệnh Không phải tự nhiên xuất hiện động kinh nhưng cũng không phải mọi trường hợp động kinh người ta đều tìm được nguyên nhân. Những động kinh mà tìm được nguyên nhân gây bệnh được gọi là động kinh thứ phát. Hiện nay, người ta thấy tỷ lệ bệnh động kinh không có nguyên nhân chiếm tới 30%, động kinh căn nguyên ẩn tức là loại sẽ tìm được nguyên nhân về sau chiếm tới 60%. Như thế có nghĩa là có tới 90% bệnh động kinh khó có thể kiểm soát vĩnh viễn vì chúng ta không tìm được nguyên nhân đích xác. Và vì vậy chúng ta không có biện pháp y học nào để giải quyết triệt để những
  4. trường hợp này. Chỉ có khoảng 10% bệnh động kinh t ìm được nguyên nhân gây bệnh và có thể kiểm soát được nhờ vào giải quyết triệt để nguyên nhân này. Các nguyên nhân thường gặp của động kinh bao gồm: những rối loạn về di truyền từ bố mẹ có thể gây động kinh cho con cái ngay từ lúc mới sinh ra, các chấn thương sọ não do tác động can thiệp của các thủ thuật sản khoa như fóc-xép (forceps) cũng có thể gây ra động kinh, các chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, do tai nạn lao động cũng sẽ gây động kinh trầm trọng. Sự phục hồi thần kinh ở những đối tượng này có thể tốt ngay sau khi ra viện nhưng sẽ có nguy cơ phát bệnh ở những năm về sau, đặc biệt là ở những người bị chấn thương nặng như vỡ sọ, lún sọ. U não cũng là một nguyên nhân thường gặp của động kinh. Có đến một nửa số bệnh nhân bị u não xuất hiện triệu chứng động kinh hoặc có biểu hiện động kinh, đặc biệt những khối u vùng vỏ não. Các di chứng của viêm não, viêm màng não, kén sán não cũng có thể gây động kinh. Nhất là những trường hợp bị viêm não, viêm màng não ở thời kỳ sơ sinh với bệnh mức độ nặng như sốt cao, hôn mê có nguy cơ động kinh ở thời kỳ trẻ em và cả thời kỳ trưởng thành. Bệnh động kinh dù là loại có tìm được nguyên nhân hay không tìm được nguyên nhân thì chúng đều gây ra những tai biến và biến chứng như nhau. Những tai biến có thể gặp đó là chậm phát triển tâm thần nếu xuất hiện ở trẻ em, gây trở ngại về mặt tâm lý xã hội nếu động kinh xuất hiện ở tuổi
  5. trưởng thành. Song, tai biến đáng ngại nhất có lẽ là các tai nạn dẫn đến tử vong. Chẳng hạn như tai nạn lao động, tai nạn giao thông có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, chúng ta cần kiểm soát động kinh càng sớm càng tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2