intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những loại thuốc thông dụng cho bệnh nhân suy thận

Chia sẻ: Inconsolable_1 Inconsolable_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

206
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thận tham gia vào rất nhiều hoạt động chức năng của cơ thể mà lọc máu không thể làm thay hết được. Bằng cách ăn kiêng và kiểm soát lượng nước uống, bạn sẽ giúp cho quá trình lọc máu tốt hơn và giữ được trọng lượng cơ thể ở mức tiêu chuẩn. Bên cạnh lọc máu và ăn theo thực đơn ăn kiêng, bệnh nhân cần dùng thêm một số loại thuốc để giúp cơ thể khoẻ hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những loại thuốc thông dụng cho bệnh nhân suy thận

  1. Những loại thuốc thông dụng cho bệnh nhân suy thận
  2. Thận tham gia vào rất nhiều hoạt động chức năng của cơ thể mà lọc máu không thể làm thay hết được. Bằng cách ăn kiêng và kiểm soát lượng nước uống, bạn sẽ giúp cho quá trình lọc máu tốt hơn và giữ được trọng lượng cơ thể ở mức tiêu chuẩn. Bên cạnh lọc máu và ăn theo thực đơn ăn kiêng, bệnh nhân cần dùng thêm một số loại thuốc để giúp cơ thể khoẻ hơn. Bài viết này giúp bạn hiểu hơn về một số vấn đề bạn có thể gặp phải khi bị suy thận và các loại thuốc bác sỹ có thể kê đơn cho bạn. Thiếu máu Thiếu máu xuất hiện khi bệnh nhân không có đủ số lượng hồng cầu; thiếu máu làm bệnh nhân: * mệt mỏi * thiếu năng lượng khi tập thể dục * khó tập trung * tìm phải làm việc nhiều hơn Phần lớn bệnh nhân suy thận, các bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần phải lọc máu đều bị thiếu máu, do thận tạo ra hóc-môn erythropoietin, đây là hóc-môn có nhiệm vụ giữ số hồng cầu ở mức bình thường, nhưng khi bị suy thận thì nó sẽ không sản xuất ra hóc-môn này nữa. Kể từ năm 1989, đã có thể tiêm erythropoietin cho bệnh nhân. Phần lớn bệnh nhân suy thận mãn mà chưa đến mức phải chạy thận nhân tạo, bị thiếu máu sẽ tiêm 1 mũi trực tiếp. Đối với bệnh nhân phải lọc máu, sẽ tiêm hóc-môn này trong quá trình lọc máu bằng cách tiêm tĩnh mạch vào luôn ống trả lại máu của hệ thống máy lọc. Bình thường, hồng cầu chiếm 36-44% số lượng máu, phần còn lại là bạch
  3. cầu, tiểu cầu và huyết tương. Trước khi có thuốc tiêm Erythropoietin, phần lớn bệnh nhân suy thận hồng cầu chỉ đạt 20-26%. Thông thường, cần truyền máu để giữ hồng cầu ở mức cần thiết. Hiện nay, với các chữa trị đầy đủ, bệnh nhân suy thận phải lọc máu đạt mức hồng cầu tiêu chuẩn. Hóc-môn erythropoietin dùng cho bệnh nhân được dùng dưới những tên dược phẩm: Procrit®, Epogen®, ARANESP® hoặc epoietin alpha. Sắt Để giúp Erythropoietin hoạt động có hiệu quả, cần phải có thêm chất sắt để tạo hồng cầu. Nếu không có chất sắt, sẽ tạo ra ít hồng cầu hơn và những hồng cầu mới được tạo ra kích cớ cũng bé hơn và sẽ mang được ít ô-xy hơn. Một số lượng nhỏ hồng cầu sẽ bị mất đi trong quá trình lọc máu. Nếu chất sắt không được thay thế, bệnh nhân suy thận phải lọc máu sẽ bị thiếu chất sắt và Erythropoietin sẽ không hoạt động tốt được. Chính vì vậy, bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần bổ sung thêm chất sắt. Có thể dùng chất sắt qua đường uống, tuy nhiên cách này không đem lại hiệu quả lắm, vì phần lớn bệnh nhân thấy khó chịu và bị táo bón. Vì vậy, rất nhiều trung tâm lọc máu tiêm chất sắt vào tĩnh mạch cho bệnh nhân trong quá trình lọc máu. Xét nghiệm máu thông thường cũng có thể cho biết bệnh nhân cần bổ sung thêm chất sắt hay không. Có 3 loại thuốc bổ sung chất sắt dùng qua đường tiêm tĩnh mạch được biết dưới tên dược phẩm InFeD®, Ferrlecit® and Venofer®. Vì InFeD® có thể gây phản ứng thuốc, nên hiện nay, phần lớn các Trung tâm lọc máu dùng Ferrlecit® hoặc Venofer®. Cùng với việc dùng hóc-môn Erythropoietin và bổ sung chất sắt đầy đủ, hơn 90% bệnh nhân có thể thấy khoẻ mạnh bởi họ có đủ số lượng hồng cầu.
  4. Bệnh về xương và vấn đề vôi hoá Bệnh nhân suy thận mãn phải lọc máu có thể bị mất những khoáng chất cần thiết cho xương nhưng can-xi và phốt-pho. Can-xi và phốt-phi cũng có thể trộn lẫn nhau, trở nên cứng hơn và tích tụ (tạo thành vôi hoá) trong mạch máu nhỏ ở chân, ruột và tim. Dẫn đến phải cắt bỏ xương, hoại tử ruột hay suy tim. Bệnh về xương và vôi hoá do chế độ ăn kiêng thiếu can-xi, phốt- pho, vitamin D và thiếu hóc-môn PTH (hóc-môn tuyến cận giáp). PTH được tạo ra bởi 4 tuyến nhỏ nằm trên bề mặt của tuyến giáp ở cổ. Vitamin D kiểm soát độ cân bằng của can-xi, phốt-pho và PTH. Ở bệnh nhân suy thận, Vitamin chỉ lấy từ ánh sáng mặt trời và từ thực ăn là không đủ. Khi mức PTH cao, sẽ bị viêm sưng ở xương, can-xi và phốt-pho sẽ mất đi. Do bị suy thận, thận không loại bỏ được phốt-pho dư thừa trong máu, chạy thận nhân tạo cũng chỉ loại bỏ được số lượng phốt-pho rất ít; Phốtpho và canxi sẽ tích tụ dần và trở nên cứng hơn ở trong các mạch máu. Phòng ngừa quá trình này có thể bằng cách ăn kiêng hoặc dùng thêm thuốc phosphorus binders. Phosphorus binders Ngay cả bệnh nhân theo chế độ ăn kiêng hạn chế lượng phốt-pho vẫn bị lượng phốt-pho cao nếu như không dùng phosphorus binders; thuốc sẽ giúp cơ thể không hấp thụ phốt-pho từ thực phẩm ăn vào. Calcium-containing binders có hiệu quả trong việc ngăn chặn cơ thể hấp thu phốt-pho từ trong ruột. Calcium acetate, được biết đến dưới tên PhosLo®, là một loại phosphorus binder phổ biến. Có rất nhiều loại khác, thường chứa
  5. calcium carbonate. Kể cả Tums®, cũng là một loại calcium carbonate, có thể đem lại hiệu quả tốt. Phần lớn bệnh nhân sẽ dùng 3 đến 6 viễn trong mỗi bữa ăn. Một số can-xi từ những binders này có thể được hấp thụ vào máu và tích tụ trong mạch máu cũng có thể phá huỷ một số bộ phận. Hơn 5 năm qua, thuốc Renagel® (sevelamer) đã được dùng như phosphate binder. Thuốc này tổng hợp cả phốt-pho trong đường ruột mà không gồm can-xi. Hầu hết thuốc giảm lượng phốt-pho trong máu cần phải được dùng trong bữa ăn. Kể cả loại thuốc mới Fosrenol® (lanthanum carbonate), thuốc này có tác dụng như những loại khác nhưng tiến bộ hơn là loại thuốc có thể nhai được. Vitamin D Mặc dù hạn chế thức ăn có chứa hàm lượng phốt-pho cao, Vitamin D vẫn là chất quan trọng để duy trì mức PTH bình thường và giữ cho xương khoẻ. PTH cao có thể làm viêm sưng ở xương, cơ và gân; thiếu canxi và phốt-pho ở xương có thể là nguyên nhân làm bệnh nhân chạy thận nhân tạo thấy ngứa. Uống Vitamin D có thể ngăn chặn mức PTH cao ở bệnh nhân suy thận. Hiện nay, 2 loại thuốc phổ biến là Rocaltrol® (calcitriol) và Hectorol® (doxercalciferol). Những loại thuốc này có tác dụng tốt hơn ở bệnh nhân suy thận chưa phải lọc máu; vì vậy, ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo, để tốt hơn sẽ tiêm qua tĩnh mạch trong khi lọc máu. Một loại Vitamin D khác là Zemplar® (paricalcitol). Ở nhiều khía cạnh, nó
  6. gần giống với 2 loại trên, nhưng nó có thể giảm nguy cơ làm tăng mức can- xi trong máu (thuốc tiêm tĩnh mạch được biết dưới tên là Calcijex®). Một thế hệ thuốc mới được gọi là "calcimemetics" cũng đang phát triển. Một loại thuốc uống tên Sensipar® (cinacalcet) có tác dụng khá cao trong việc giảm mức PTH. Loại thuốc này có từ năm 2004, và mới được dùng ở bệnh nhân lọc máu và những chức năng chính xác của thuốc vẫn đang được xem xét. Các Vitamins và khoáng chất Quá trình lọc máu đã loại bỏ một lượng lớn các vitamin hoà tan trong nứoc như Vitamin C, B-complex vitamins và folic acid. Ăn uống tốt có thể bù được lượng đã mất, nhưng phần lớn bệnh nhân lọc máu thường ăn kém. Các chuyên gia về thận cho rằng, dùng Vitamin nhóm B tổng hợp B-complex vitamin, cùng với folic acid là một biện pháp bảo vệ tốt đối với bệnh nhân ăn kém. Một vài loại thuốc Vitamin có thể dùng là Nephro-Vite®, Nephrocaps® và Nephroplex®. Cảm giác ngứa Rất nhiều bệnh nhân lọc máu thấy ngứa và bị khô da. Vì vậy, điều quan trọng là biết vì sao bị như vậy và cách chữa trị, có thể dùng các loại kem bôi và thuốc uống kháng histamine, một vài tên thuốc Benadryl® (diphenhydramine), Atarax®, Vistaril® (hydroxyzine) hoặc Zyrtec® (loratadine).
  7. Chuột rút Một số bệnh nhân bị chuột rút, không chỉ trong lúc lọc máu mà ngay cả trong đêm khi đang ngủ. Có thể là do lượng nước rút quá nhanh và quá trình điện phân vào – ra trong khi lọc máu. Quinine sulfate có thể giúp bệnh nhân phòng ngừa được chứng chuột rút, dùng trước khi lọc máu hay trước khi đi ngủ. Một số loại thuốc khác Có rất nhiều loại thuốc khác có thể dùng, có thể không chỉ cho bệnh nhân lọc máu mà cho những bệnh liên quan đến suy thận. Bệnh nhân bị tiểu đường chiếm 40% tổng số bệnh nhân lọc máu. Những bệnh nhân này cần kiểm soát nhiều hơn, không chỉ với việc ăn kiêng, mà với cả các loại thuốc và việc tiêm insulin để giữ được mức đường huyết ổn định. Bệnh nhân bị huyết áp cao cần duy trì mức cân ổn định, theo một chế độ ăn kiêng ít muối và dùng thuốc hạ huyết áp. Vì bệnh tim cũng là một trong những bệnh mà bệnh nhân suy thận phải tính đến, mức homocysteine cao thường thấy ở bệnh nhân lọc máu. Dùng Acid folic liều cao có thể giảm mức homocysteine; đồng thời Acid Folic cũng có thể ngăn ngừa bệnh tim ở những bệnh nhân suy thận chưa bị bệnh tim. Cũng như vậy, HMG là một hợp chất ức chế Reductaza, thường được biết dưới tên dược phẩm như: Lipitor, Zocor, Pravachol, dùng cho cả nh÷ng bÖnh nh©n ch¹y thËn nh©n t¹o kh«ng cã cholesterol cao, bëi c¸c thuèc nµy cã thÓ lµm gi¶m c¸c nguy c¬ m¾c bÖnh tim. Các bệnh nhân thận mãn tính cũng như bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần quan tâm đầy đủ đến quá trình
  8. chữa trị. Các bệnh nhân thận mãn tính kèm theo tiểu đường hoặc huyết áp cao cần kiểm soát chặt chẽ . Đối với những bệnh nhân suy thận phải lọc máu, hiểu phương pháp chữa trị và ăn kiêng chưa đủ. Bệnh nhân cần tham gia tích cực vào quá trình điều trị như là một thành viên của đội chăm sóc sức khoẻ, để chắc chắn rằng, họ hiểu và dùng thuốc đúng để nâng cao chất lượng cuộc sống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2