intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

U xơ Tiền Liệt Tuyến & biến chứng ptI

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

144
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng quan + BHP - U xơ tiền liệt tuyến (còn được gọi tắt là BPH theo tiếng Anh) hay Phì đại lành tính tuyến tiền liệt, là một sự tăng kích thước của tuyến tiền liệt ở nam giới trung niên và cao niên. + Trong u xơ tiền liệt tuyến, tuyến tiền liệt tăng kích thước và ép vào niệu đạo và bàng quang, gây khó khăn cho tiểu tiện. + Nó gây nên triệu chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và tiểu khó. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: U xơ Tiền Liệt Tuyến & biến chứng ptI

  1. U xơ Tiền Liệt Tuyến & biến chứng pt I.Tổng quan + BHP - U xơ tiền liệt tuyến (còn được gọi tắt là BPH theo tiếng Anh) hay Phì đại lành tính tuyến tiền liệt, là một sự tăng kích thước của tuyến tiền liệt ở nam giới trung niên và cao niên. + Trong u xơ tiền liệt tuyến, tuyến tiền liệt tăng kích thước và ép vào niệu đạo và bàng quang, gây khó khăn cho tiểu tiện. + Nó gây nên triệu chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và tiểu khó. II.Dịch tễ +Tại Việt Nam hiện nay có tới 45% đến 70% số nam giới trong độ tuổi từ 45 đến 75 mắc căn bệnh này, Phần lớn trong số đó đã phải trải qua pt ít nhất là một lần. Điều đó nên gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. + Tại Hoa Kỳ, hơn một nửa đàn ông độ tuổi từ 60 đến 70 và khoảng 90 phần trăm ở độ tuổi từ 70 đến 90 có triệu chứng của u xơ tiền liệt tuyến. Một số trong đó có triệu chứng nặng đến mức cần điều trị.
  2. III.Triệu chứng + Tiểu ngập ngừng, cảm giác tiểu không hết, tiểu nhiều lần, số lượng nước tiểu mỗi lần ít là những triệu chứng gợi ý cho bệnh u xơ tiền liệt tuyến ở đàn ông trung niên và cao niên. + Vì tiểu không hết, có sự tắc đọng vi khuẩn trong bàng quang là tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu. + Một số bệnh nhân bị tiểu khó, trong đó lượng nước tiểu không thoát đủ và bàng quang bị căng phồng. Nếu không chữa, nó có thể dẫn đến suy chức năng thận và thận ứ nước. IV.Chẩn đoán + Thăm trực tràng (sờ tuyến tiền liệt qua trực tràng) có thể phát hiện tuyến tiền liệt khi đã to đáng kể. Phương pháp này phụ thuộc vào kỹ năng bác sĩ. + Thông thường, xét nghiệm máu được dùng để loại trừ ung thư tuyến tiền liệt: tăng cao PSA (kháng nguyên đặc hiệu tiền liệt tuyến) là dấu hiệu chỉ thị ung thư. Chính việc thăm trực tràng có thể là tăng PSA trong máu ngay cả những bệnh nhân không bị ung thư. Do đó bác sĩ thường lấy máu trước khi thăm trực tràng. Ở người bình thường, PSA nhỏ hơn 4mg/ml. Nếu PSA trên 10mg/ml thì có khả năng bị ung thư hơn là u xơ. + Siêu âm tinh hoàn, tuyến tiền liệt và thận cũng thường được làm để loại trừ ung thư và thận ứ nước. Kỹ thuật siêu âm cho phép xác định kích thước và khối lượng của tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt thông thường có thể tích khoảng 20 mililit̀ .
  3. V.Điều trị 1.Nội khoa + Nếu bướu lành và bệnh nhân ngại mổ, có thể điều trị bằng thuốc ức chế thụ thể alpha-adrenergic, ví dụ: Alfuzosin (Xatral, Urion, Altofen) 2, 5mg (5mg LP) tid (bắt đầu 2v, không quá 4 viên/ngày. Terazosin (Hytrin) 1-2-5-10 mg, uống theo liều khá phức tạp. Doxazosin (Cardular, Supressin) 1-2-4mg, thường uống 2-4mg/ngày. Prazosin (Minipress, Vasoflex)1-2-5mg, dùng để hạ HA nhiều hơn. Tamsulosin (Losin LP, Omix) nang 0, 4ng LP, 1-2v/ngày. + Một số không androgen như ức chế men 5-alpha-reductase Finasteride (Proscar, Fimast) 5mg 1v/ngày (dùng 6 tháng). + Các thuốc ức chế alpha-adrenergic không làm "tiêu" bướu mà chỉ giúp tiểu dễ, do cổ bàng quang và niệu đạo dễ mở rộng khi đi tiểu. Thuốc này cũng haỳ gây tác dụng phụ như giảm huyết áp. + Chưa có thuốc nào chứng minh được là làm bướu nhỏ đi. + Thuốc có hiệu quả với bướu to một hay hai thuỳ bên, chứ ít tác dụng với bướu thùy giữa.
  4. Có một số báo cáo cho thấy, vị thuốc dược thảo cọ lá Nam Mỹ có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh này. Nghiên cứu của Wilt và cộng sự, 2002, cho thấy tác dụng của thuốc này tương đương finasteride. + Giáo sư Đỗ Tất Lợi cũng gợi ý một vị thuốc nam từ cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng chữa bệnh. 2.Phẫu thuật + Nếu việc điều trị nội khoa không đạt hiệu quả, pt bóc tiền liệt tuyến trên xương mu, hay qua niệu đạo (TURP) có thể thực hiện. + TUPR là kỹ thuật cắt đốt bỏ một phần tiền liệt tuyến, thông qua nội soi theo đường niệu đạo, nếu PSA < 4mg/ml thì có thể mổ cắt đốt nội soi. 3.Các p.pháp mới + Có nhiều phương pháp mới để giảm kích thước tiền liệt tuyến, một số chưa được thử nghiệm đủ là để đảm bảo độ an toàn và biết hết các tác dụng phụ. Các phương pháp chỉ nên phá hủy các mô thừa mà không ảnh hưởng đến tổ chức các loại. + Một số phương pháp nữa có thể kể ra là "bốc bay tổ chức tuyến tiền liệt qua niệu đạo" (TVP), mổ TURP bằng laser, cắt bằng laser (VLAP), liệu pháp nhiệt vi sóng qua niệu đạo (TUMT), tiêm ethanol (tiêm cồn tuyệt đối). + Bệnh được phát hiện càng sớm thì điều trị càng có cơ hội hiệu quả hơn. 5. Mổ u xơ TLT qua nội soi niệu đạo a) Biến chứng
  5. + Hấp thu dịch tưới rửa vào lòng mạch: số lượng dịch hấp thu tuỳ thuộc 1) áp lực thuỷ tĩnh của dịch rửa (trong suốt thời gian xoang bị bộc lộ với dịch tưới ~10-30 ml dịch tưới rửa bị hấp thu/phút), & 2) số lượng cùng kích thước tĩnh mạch xoang TLT mở ra trong mổ. Sự hấp thu dịch rửa này có thể dẫn tới quá tải dịch, giảm áp lực thẩm thấu, giảm natri máu, tăng đường máu, tăng amoniac máu & tan máu. + Giảm thân nhiệt thường xảy ra. + Tỷ lệ nhiễm trùng mổ là 10% với BN không nhiễm khuẩn đường niệu & đến 50% với BN có nhiễm trùng đường niệu sẵn. + Mất máu: liên quan đến tình trạng mạch máu của TLT, kỹ thuật, trọng lượng tuyến được cắt bỏ, thời gian mổ dài, thủng bàng quang hoặc niệu đạo. + Mù thoáng qua: Là thuộc tính khi hấp thu của glycine & các sản phẩm chuyển hoá của nó là ammoniac, có tác dụng ức chế chất dẫn truyền thần kinh trong võng mạc. + Nhiễm độc hệ TKTƯ: Kết quả của sinh chuyển hoá glycine thành ammoniac. - Các hội chứng TKTƯ gồm lo sợ, bứt rứt, co giật, đau đầu, cơn động kinh, mù thoáng qua, hôn mê & tất cả các đặc điểm qui cho giảm natri máu & áp lực thẩm thấu máu. b) Xử trí hội chứng TURP & giảm Natri máu + Xét nghiệm đánh giá nồng độ Natri & khí máu động mạch hiện hành.
  6. + Na máu >120 mEq/L: Sử dụng cầm máu; kết thúc pt nội soi; oxy bởi mặt nạ hoặc canyl mũi; hạn chế dịch; cho lợi tiểu nhanh với loại lợi tiêu quai. + Na máu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2