intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh Học U XƠ TIỀN LIỆT TUYẾN

Chia sẻ: Abcdef_40 Abcdef_40 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

127
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiền liệt tuyến là một tuyến của bộ sinh dục nam, nằm ngay dưới cổ bàng quang và bao quanh niệu đạo, ống dẫn tiểu. Tiền liệt tuyến nặng từ 15 – 20g, chỉ phát triển thật sự từ lúc dậy thì cho đến 25 tuổi. Từ 25 – 40 tuổi, Tiền liệt tuyến không thay đổi nữa nhưng quá 40 tuổi, Tiền liệt tuyến có thể lớn dần và có thể gây rối loạn nơi hệ tiết niệu. Tuổi 50 thường hay bị chứng phì đại Tiền liệt tuyến. Là một dạng u lành. Có đến 90% các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh Học U XƠ TIỀN LIỆT TUYẾN

  1. U XƠ TIỀN LIỆT TUYẾN Tiền liệt tuyến là một tuyến của bộ sinh dục nam, nằm ngay dưới cổ bàng quang và bao quanh niệu đạo, ống dẫn tiểu. Tiền liệt tuyến nặng từ 15 – 20g, chỉ phát triển thật sự từ lúc dậy thì cho đến 25 tuổi. Từ 25 – 40 tuổi, Tiền liệt tuyến không thay đổi nữa nhưng quá 40 tuổi, Tiền liệt tuyến có thể lớn dần và có thể gây rối loạn nơi hệ tiết niệu. Tuổi 50 thường hay bị chứng phì đại Tiền liệt tuyến. Là một dạng u lành. Có đến 90% các cụ 80 tuổi đều bị phì đại Tiền liệt tuyến nhưng chỉ có 30-40% cụ có rối loạn về tiểu tiện, còn đa số không có rối loạn đáng kể. Đông y xếp vào loại ‘Lâm Chứng’, ‘Bạch Trọc’, ‘Huyết Lâm’, ‘Bạch Dâm’, ‘Niệu Tinh’, ‘Tinh Trọc’, ‘Lâm Trọc’, ‘Lao Lâm’, ‘Khí Lâm’. Nguyên Nhân Chủ yếu do tuổi già, Tiền liệt tuyến bị xơ hóa làm cho mật độ Tiền liệt tuyến trở thành cứng hơn bình thường, ấn vào đau, gây nên tiểu khó và có thể bị bí tiểu. Theo Đông Y đa số do: + Do thấp nhiệt ứ trở, ngoại cảm thấp nhiệt độc tà hoặc cảm hàn tà hóa thành nhiệt, nhiệt và thấp tương tranh, thấp nhiệt dồn xuống phía dưới, rót vào tinh cung, uẩn kết không tan làm cho khí trệ, huyết ngưng, kinh lạc bị ngăn cách. Thấp nhiệt dồn xuống vào bàng quang khiến cho khí ở bàng quang không hóa được, hoặc do ăn uống thất thường, ăn nhiều thức ăn cay nóng, thích ăn thức ăn béo, ngọt làm cho Tỳ Vị vận hóa không đều, thấp nhiệt sinh ở bên trong, thấm xuống bàng quang, chuyển vào kết ở tinh cung, ứ huyết, trọc tinh kết ngưng lại không hóa được gây nên bệnh. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận – Chư Lâm Bệnh Hậu’ viết: Các chứng lâm do Thận hư mà Bàng quang nhiệt gây nên”. Và “Chứng nhiệt lâm, do Tam tiêu có nhiệt, khí chuyển xuống Thận lưu nhập vào Bào (bàng quang) thành ra chứng lâm”. Sách ‘Ngoại Khoa Lý Liệt’ viết: “… Phía trước cốc đạo bị độc, đau, nóng lạnh, do Can kinh có thấp nhiệt, gọi là Bạch huyền thống”. Như vậy có thể thấy chứng Viêm tiền liệt tuyến cấp có liên hệ với Bàng quang có thấp nhiệt hoặc Can kinh có thấp nhiệt gây nên. Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư – Lâm trọc’ cho rằng hỏa là nguyên nhân gây nên, ông nhận định: “Có trọ có tinh, tất do tướng hỏa vong động, quấy động tinh, khiến cho tinh không ở yên vị trí không bế tàng lại, chảy
  2. xuống. Nếu nhiệt rót xuống bàng quang thì lỗ tiểu sít, đau, thanh trọc biến thành. Bạch trọc do nhiệt và lâu ngày, thì Tỳ khí bị hạ hãm, thổ không chế được thấp, thủy đạo không thanh, tướng hỏa dị động, tâm thận bất giao, tinh bị tiết ra không cầm lại, đó là do bạch trọc không có nhiệt vây”. + Âm Hư Hỏa Vượng: Sinh hoạt tình dục quá mức làm cho tinh khí hao tổn, thận tinh bị tổn hại, âm hư hỏa vượng, tướng hỏa vọng động làm cho tinh bị tổn hại, bị ngăn trở, rót vào tinh cung, thấp trệ hóa thành nhiệt khiến cho bại tinh hợp với hỏa tiết ra. + Tỳ Khí Hạ Hãm: lao nhọc quá sức, ngồi lâu, tương tư hoặc ăn uống thất thường làm cho Tỳ Vị bị tổn thương, Tỳ không hóa được thấp, trở trệ ở tinh cung, Tỳ hư, trung khí hạ hãm, cốc khí không chuyển được xuống dưới, tinh và trọc tương bác nhau khiến cho tiểu ra chất đục. + Thận Nguyên Hư Suy: Người lớn tuổi, thân thể suy yếu hoặc phòng lao làm cho tinh bị hao tổn, âm tổn khiến cho dương và thận nguyên bị suy yếu, mệnh môn hỏa suy, không cố nhiếp được, tinh quan không vững, tinh không bế tàng được thì phải tiết ra. + Tinh Cung Bị Ứ Trở: Thấp nhiệt lâu ngày không được thanh đi, tướng hỏa lâu ngày không tiết ra được, tinh bị ứ lại thành trọc, tinh ứ lâu ngày, tinh đạo, tinh cung, khí huyết bị ngưng kết gây nên. + Do Phế nhiệt, khí uất, không thông điều được thủy đạo, nhiệt tà rót xuống bàng quang. Triệu Chứng Thường xẩy ra rối loạn về tiểu tiện ở tuổi 60-65: Nhẹ thì thường không có triệu chứng chỉ khi nào bị viêm mới thấy các triệu chứng: tiểu gắt, tiểu buốt, nhất là lúc mới bắt đầu tiểu, tiểu khó, có khi nước tiểu ra thành 2-3 tia. Cảm thấy khó tiểu hết lượng nước tiểu, tiểu không hết dễ khiến cho tiểu ra quần gây nên sự khó chịu. Đêm phải thức dậy đi tiểu 3-4 lần hoặc nhiều hơn. Vừa đi tiểu xong lại cảm thấy muốn tiểu tiếp. Lâu dần có thể bị bí tiểu. Bí tiểu xẩy ra bất thình lình, khi bị mệt mỏi, sau khi uống rượu hoặc ăn uống nhiều. Theo YHCT, trên lâm sàng thường gặp các loại sau: . Thấp Nhiệt Hạ Chú: Tiểu nhiều, tiếu gắt, tiểu buốt, đường tiểu nóng, đau, đường tiểu thường có chất trắng đục dính như mỡ tiết ra, vùng hội âm trướng đau, đau lan
  3. đến bụng dưới, xuống xương cùng, âm hành và đùi, toàn thân lúc nóng lúc lạnh, nước tiểu vàng, đỏ hoặc đau, tiểu ra máu, táo bón, miệng khô, đắng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Hoạt Sác. Điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm hóa trọc. Dùng bài Bát Chính Tán Gia giảm: (Cù mạch, Mộc thông, Xa tiền tử, Biển súc, Hoạt thạch, Đăng tâm, Chi tử, Đại hoàng, Cam thảo. Sắc uống. (Cù mạch lợi thấp thông lâm, thanh nhiệt lương huyết; Mộc thông, Đăng tâm thanh tâm hỏa, mà hóa thấp trọc; Xa tiền tử, Biển súc, Chi tử thanh Can nhiệt, thông Bàng quang; Đại hoàng thông phủ tả nhiệt; Cam thảo hoãn cấp chỉ thống. . Nhiệt Độc thấp Thịnh: Lạnh nhiều, sốt cao, khát muốn uống, vùng hội âm sưng đỏ, nóng, đau, tiểu nhiều, tiểu gắt, đường tiểu buốt, đi tiểu không thấy thoải mái, tiểu ra mủ máu, táo bón, bụng dưới đau, hậu môn nặng, đau, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền, Hoạt Sác. Điều trị: Thanh nhiệt giải độc, tiết hỏa thông lâm. Dùng bài Hoàng Liên Giải Độc Thang hợp với Ngũ Thần Thang và Bát Chính Tán. Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá, Chi tử, Kim ngân hoa, Địa đinh, Xa tiền tử, Xích linh, Ngưu tất, Mộc thông, Biển súc, Hoạt thạch, Đại hoàng, Cam thảo, Cù mạch, Đăng tâm. (Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm, Chi tử, Kim ngân hoa, Địa đinh thanh tả hỏa độc ở Tam tiêu; Xa tiền tử, Xích linh, Mộc thông, Biển súc, hoạt thạch, Cù mạch, Đăng tâm, Cam thảo để tiết hỏa thông lâm, khiến cho độc nhiệt theo đường tiểu thoát ra ngoài; Đại hoàng thông phủ tả hỏa, tán nhiệt kết, trừ trọc độc; Ngưu tất dẫn thuốc đi xuống bên dưới). + Âm Hư Hỏa Vượng: Lưng đau, chân mỏi, đầu váng, hoa mắt, ngũ tâm phiền nhiệt, di tinh, rối loạn sinh dục, vùng hội âm có cảm giác nặng tức, khi tiểu và đại tiện thì tiết ra chất dịch đục, hoạt động thì ra mồ hôi, tiểu ít, nước tiểu đỏ, tiểu không tự chủ, lưỡi đỏ, mạch Sác. Điều trị: Ích Thận tư âm, thanh tiết tướng hỏa. Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn hợp với Tỳ Giải Phân Thanh Ẩm: Tri mẫu, Hoàng bá, Đơn bì, Phục linh, Trạch tả, Địa hoàng, Sơn dược, Sơn thù nhục, Tỳ giải, Thạch xương bồ, Phục linh, Bạch truật, Liên tử tâm, Đan sâm, Xa tiền tử. (Bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàng để bổ Thận âm; Tri mẫu, Hoàng bá tiết tướng hỏa vong động; Tỳ Giải Phân Thanh Ẩm thanh Tâm, ích trí, lợi thấp, hóa trọc.
  4. + Tỳ Hư Khí Hãm: Sắc mặt không tươi, không có sức, hồi hộp, hơi thở ngắn, tay chân lạnh, tự ra mồ hôi, tiểu nhiều, tiểu gắt, tiểu không tự chủ, tiểu ra chất dịch đục, lao động thì bệnh nặng hơn, vùng hội âm nặng tức, lưỡi nhạt, béo bệu, mạch Tế mà Nhuyễn. Điều trị: Ích khí, kiện Tỳ, thăng thanh, giáng trọc. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang hợp với Thỏ Ty Tử Hoàn: Thỏ ty tử, Phục linh, Sơn dược, Liên nhục, Kỷ tử, Hoàng kỳ, Đảng sâm, Cam thảo, Bạch truật, Thăng ma, Sài hồ, Đương quy, Trần bì. (Hoàng kỳ bổ ích trung khí, thăng dương cố biểu; Nhân sâm, Phục linh, Cam thảo, Bạch truật kiện Tỳ, ích khí, hóa thấp; Thăng ma, Sài hồ hợp với Sâm, Kỳ để thăng đề thanh dương khí; Quy vĩ, Kỷ tử bổ huyết hòa doanh; Thỏ ty tử, Sơn dược, Liên nhục kiện Tỳ ích khí, cố tinh, hóa trọc; Trần bì lý khí hóa thấp) + Thận Nguyên Hư Suy: Lưng đau, chân lạnh, tinh thần uể oải, sợ lạnh, nước tiểu nhiều, trong, mặt trắng nhạt, tiểu có lẫn chất tinh, liệt dương, tảo tinh, lưỡi nhạt bệu, mạch Trầm Tế. Điều trị: Ôn Thận cố tinh: Dùng bài Tả Quy Hoàn hợp với Kim Tỏa Cố Tinh Hoàn (Sa uyển tật lê, Khiếm thực, Liên tu, Long cốt, Mẫu lệ, Thục địa, Sơn dược, Sơn thù, Câu kỷ, Đỗ trọng, Thỏ ty tử, Đương quy, Lộc giác giao, Phục tử, Nhục quế). (Thục địa, Sơn thù, Sơn dược, Kỷ tử, Đỗ trọng, Lộc giác giao đại bổ Thận khí, ích âm trợ dương; Phụ tử, Nhục quế ôn thận, dẫn hỏa quy nguyên; Thỏ ty tử, Tật lê, Khiếm thực, Liên tu ích Thận, cố tinh; Đương quy hòa doanh, điều huyết; Long cốt, Mẫu lệ cố sáp ở hạ nguyên). + Ứ Trở Tinh Cung: Vùng hội âm nặng, đau, đau như kim đâm, đau lan đến bụng dưới, đến dịch hoàn, âm hành hoặc tiểu ra máu, lưỡi đỏ tím, mạch Huyền Sáp, quầng mắt thâm đen. Điều trị: Hoạt huyết khứ ứ, sơ Can thông lạc. Dùng bài Tiền Liệt Tuyến Thang (Đan sâm, Trạch lan, Xích thược, Đào nhân, Hồng hoa, Nhũ hương, Một dược, Xuyên luyện tử, Thanh bì, Tiểu hồi, Bại tương thảo, Bồ công anh, Bạch chỉ. (Đan sâm, Trạch lan, Xích thược, Đào nhân, Hồng hoa hoạt huyết trục ứ; Nhũ hương, Một dược tán kết, khứ ứ, hành khí, chỉ thống; ; Xuyên luyện, Thanh bì, Tiểu hồi thư Can, tán ứ, hành khí, đạo trệ; Bại tương thảo, Bồ công anh, Bạch chỉ giải độc, thông lạc).
  5. CHÂM CỨU + Cấp tính: Thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, đạo trệ. Dùng huyệt Trung liêu, Khúc cốt, Âm lăng tuyền, Chi câu, Đại đôn. Nếu sốt thêm Đại chùy, Khúc trì Tiểu ra máu thêm Huyết hải. Tiểu buốt nhiều thêm Thủy đạo. Châm tả, lưu kim 30 phút, mỗi ngày châm một lần, 10 ngày là một liệu trình (Bị Cấp Châm Cứu). Nhĩ Châm: Tiền liệt tuyến, Bàng quang, Cao hoàn, Thận thượng tuyến, Nhĩ tiêm. Kích thích vừa, lưu kim 30 phút. Ngày một lần, 10 ngày là một liệu trình (Bị Cấp Châm Cứu). Nhĩ Châm: Tiền liệt tuyến, Dịch hoàn, Bàng quang, Niệu đạo, Thượng Thận, Nhĩ tiêm. Kích thích vừa, lưu kim 30 phút. Ngày châm 1 lần, 10 lần là một liệu trình (Bị Cấp Châm Cứu). + Mạn Tính . Hàn Ngưng Ở Kinh Can: Bụng dưới đau lan đến dịch hoàn, chườm ấm thì dễ chịu, bụng lạnh, vùng cơ quan sinh dục lạnh, phân lỏng, nát, có khi tiểu ra chất dính đục, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch Trầm, Trì, Huyền. Điều trị: Hoãn Can, hòa lạc. Dùng huyệt Đại đôn, Khúc tuyền, Quan nguyên, Tề hạ tam giác cứu. . Thấp Nhiệt Hạ Chú: Tiểu ít, ngắn, tiểu buốt, nước tiểu vàng đậm hoặc có lẫn máu, miệng khô mà đắng, vùng hội âm đau, có khi bị di tinh, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, bệu, mạch Hoạt Sác. Điều trị: Thanh lợi thấp nhiệt. Châm Trung Cực, Âm lăng tuyền, Tam âm giao, Tinh cung (Bị Cấp Châm Cứu). . Thận Âm Bất Túc: Thắt lưng đau, chân mỏi yếu không có sức, lòng bàn tay bàn chân nóng, mồ hôi trộm, di tinh, đầu váng, mắt hoa, vùng sinh dục đau, có lúc cảm thấy đường tiểu nóng rát, lưỡi đỏ xậm, rêu lưỡi trắng, mạch Tế Sác. Điều trị: Dưỡng âm, ích Thận. Châm Thận du, Quan nguyên du, Tam âm giao, Thái khê, Trung Cực (Bị Cấp Châm Cứu).
  6. . Thận Dương Suy Yếu: Tiểu nhiều, nước tiểu trong, nước tiểu ra không hết, lưng đau, hoạt tinh, bạch trọc, cơ thể nặng, chân tay lạnh, liệt dương hoặc phù thũng, nước da trắng nhạt, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế Trì điều trị: Ôn bổ Thận dương. Châm Mệnh môn, Thận du, Quan nguyên, Thái khê (Th 3), Âm cốc (Bị Cấp Châm Cứu). Nhĩ Châm: Thận, Tiền liêït tuyến, Sinh dục ngoài, Thủy đạo, Giao cảm, Tam tiêu. Kích thích mạnh, lưu kim 30 phút. Ngày châm một lần, mười ngày là một liệu trình (Bị Cấp Châm Cứu). Đầu Châm: Khu Sinh Dục. Sau khi châm kim vào, vê liên tục 200 cái. Ngày châm một lần, mỗi lần lưu kim 20 phút, mười ngày là một liệu trình (Bị Cấp Châm Cứu). Thủy Châm: Bàng quang du (Bq 28), Thủy đạo (Ty 28) Quan nguyên (Nh 4). Dùng 10ml nước muối sinh lý (3%) chích vào mỗi huyệt 2ml. Mỗi lần chích 2 huyệt. 10 ngày là một liệu trình. (Bị Cấp Châm Cứu). Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm + Trương Chính Đại báo cáo dùng phương pháp hoạt huyết hóa ứ hợp với thanh nhiệt, giải độc trị 108 ca tiền liệt tuyến viêm mạn. Dùng Vương bất lưu hành25g, Xích thược 15g, Nguyên hồ sách 15g, Mộc thông 10g, Cam thảo 5-10g, Hoàng bá 25g, Bại tương thảo 25g, Bồ công anh 25g, Đan sâm 15g, Xuyên sơn giáp 15g, Tạo giác thích 15g. Nếu thuộc dạng âm hư thêm Quy bản, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử để bổ Thận âm. Nếu dương hư thêm Bổ cốt chỉ, Nhục thung dung, Ba kích thiên để giúp cho thận dương. Kết quả đạt 90% (Trương Chính Đại, Tân Trung Y 1981 (1): 32). + Ngô Tuệ Mẫn dùng dịch chiết Tỏi chích để trị viêm tiền liệt tuyến mạn. Dùng dịch chiết Tỏi 5 ‰ (gồm 15‰ dầu Tỏi) chích vào vùng hội âm. Mỗi lần 2ml, cách ngày chích một lần, tổng cộng 20 lần. Trị 79 ca, khỏi 9, kết quả ít 30, có tiến bộ 34, không kết quả 6 (Ngô Tuệ Mẫn, Trung Hoa Lý Liệu Ung Chí 1982, 5 (1): 61). + Từ Phúc Thái dùng phép hoạt huyết hóa ứ, nhuyễn kiên tán kết, dùng bài thuốc kinh nghiệm Vương Bất Lưu Hành Thang trị viêm tiền liệt tuyến mạn thể huyết ứ có hiệu quả cao. Bài thuốc gồm: Vương bất lưu hành, Xích thược, Nguyên hồ, Đan sâm, Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích, Đào nhân, Hồng hoa, Tam lăng, Nga truật, Xuyên khung, Ngưu tất, Đơn bì) (Từ Phúc Thán, Thượng Hải Trung Y Dược Ung Chí 1987, (1): 12). Tham Khảo
  7. + Chu Mạch Đường dùng phương pháp cố tinh đạo trọc trị 133 ca viêm tiền liệt tuyến mạn bằng: Tỳ giải, Thỏ ty tử, Sa uyển tử, Ích trí nhân, Sơn dược, Ngưu tất, Phục linh, Trạch tả, Ô dược, Xương bồ, Xa tiền tử, Cam thảo.. kết hợp cho ngâm tiền liệt tuyến bằng nước ấm rồi lấy tay xoa.. kết quả khỏi hoàn toàn 50, bớt trên lâm sàng 12, có chuyển biến tốt 36, không kết quả 5. Đạt tỉ lệ 96,2%. Bình quân trị 95 ngày (Chu Mạch Đường, Trung Y ung Chí 1988 (9): 41). + Dư Huệ Dân dùng Thanh Lợi Lý Hóa Thang trị 31 ca viêm tiền liệt tuyến mạn tính. Khỏi 14, chuyển biến tốt 16, không kết quả 1. Bài thuốc gồm Xuyên luyện tử, Ngưu tất, Lưu ký nô, Đào nhân, Cam thảo, Hoàng bá, Tiểu hồi đều 10g, Ý dĩ nhân, Bạch thược đều 20g, Bại tương thảo 30g, Thục phụ tử 3g. Tiểu buốt: bỏ Phụ tử, Ích trí nhân, thêm Hoạt thạch. Bụng dưới và dịch hoàn đau, hơi thở ngắn, thần trí mê mệt thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ. Liệt dương, tảo tinh, mạch Trầm Tế, hợp với bài Ngũ Tử Diễn Tông Hoàn để ôn dưỡng thận khí. Lúc xuất tinh đau hoặc tinh ra kèm có máu: bỏ Phụ tử, Tiểu hồi, thêm Sinh địa, Tri mẫu, Mao căn, Bồ hoàng (sao). Nếu tiền liệt tuyến cứng: thêm Xuyên sơn giáp, Kê nội kim (sống) (Dư Huệ Dân, Hồ Bắc trung Y Ung Chí 1987, (1): 17).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2