intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng cách xử lý tạo mới bề mặt vải trong trang trí trang phục thun

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

40
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vải thun hiện nay đang được giới trẻ yêu thích bởi có nhiều phong cách khác nhau phù hợp với sở thích của từng người, đồng thời đây cũng là một trong những trang phục dễ phối đồ, thích hợp cho nhiều hoạt động như đi học, đi làm, đi dạo phố. Vì vậy, chiếc áo thun dần trở thành một trong nhưng trang phục không thể thiếu trong tủ quần áo của mỗi người. Dù thời thế đổi thay, thời trang có chuyển biến, thun vẫn được coi là loại trang phục chưa bao giờ lỗi mốt, từ chất liệu, màu sắc đến kiểu dáng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng cách xử lý tạo mới bề mặt vải trong trang trí trang phục thun

  1. ỨNG DỤNG CÁCH XỬ LÝ TẠO MỚI BỀ MẶT VẢI TRONG TRANG TRÍ TRANG PHỤC THUN Nguyễn Thị Hồng Hằng, Nguyễn Trần Phƣơng Thảo, Trang Thị Diễm Thúy Khoa Kiến trúc- Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Vải thun hiện nay đang được giới trẻ yêu thích bởi có nhiều phong cách khác nhau phù hợp với sở thích của từng người, đồng thời đây cũng là một trong những trang phục dễ phối đồ, thích hợp cho nhiều hoạt động như đi học, đi làm, đi dạo phố. Vì vậy, chiếc áo thun dần trở thành một trong nhưng trang phục không thể thiếu trong tủ quần áo của mỗi người. Dù thời thế đổi thay, thời trang có chuyển biến, thun vẫn được coi là loại trang phục chưa bao giờ lỗi mốt, từ chất liệu, màu sắc đến kiểu dáng. Vải thun là một chất liệu quen thuộc với mọi người vì chúng hiện diện ở khắp nơi quanh chúng ta qua các loại quần áo, trang phục. Quần áo may bằng vải thun rất phổ biến, nhất là vào mùa hè. Nhưng thay vì mua đồ may sẵn ở ngoài, có một phần lớn khách hàng thích mua vải về nhà và tự may nhiều hơn. Tuy nhiên, vải thun là một sản phẩm phức tạp do có rất nhiều loại thun, độ co rút của vải khi ủi và sau khi wash. Do đó, các khâu sản xuất từ khi chuẩn bị nguyên phụ liệu cho đến khi may hoàn tất sản phẩm cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và theo dõi xuyên suốt mới có thể đảm bảo đáp ứng được các yếu cầu kỹ thuật mà khách hàng đặt ra. Từ khóa: Lịch sử phát triển, thương hiệu,phương pháp xử lý, trang phục, vải thun. 1. MỞ ĐẦU Cách đây hơn 100 năm, vào thập niên cuối cùng của thế kỉ XIX thì người ta đã biết đến một loại trang phục mới đó là chiếc áo thun cổ điển. Áo thun là một loại áo tối giản nhất, với mục đích ban đầu chỉ là chiếc áo mặc trong (áo lót) dành cho Nam và được sử dụng chủ yếu tại Châu Âu, cái nôi của thời trang hiện đại. Trong ngôn ngữ Anh, áo thun được gọi là áo hình chữ T vì nếu xét theo chiều dài của thân áo và tay áo (tay cộc) thì thân và tay áo thun hợp lại có hình giống với chữ T theo một tỉ lệ gần chính xác. Áo thun là một loại trang phục của thời hiện đại, ở thời trung cổ hay cận đại thì không có một ai trên thế giới biết đến áo thun nhưng ngày nay thì mọi người đều mặc và yêu thích áo thun. Áo thun dĩ nhiên không phải là một trang phục truyền thống có nguồn gốc lâu đời của bất cứ quốc gia nào trên thế giới, nó là một kiểu áo tối giản nhất với mục đích giúp cho người mặc cảm thấy thoải mái nhất khi mặc cũng như giúp họ dễ dàng bảo quản và giặt áo. Người ta có thể dễ dàng biến tấu áo thun thành nhiều kiểu áo khác nhau dựa theo sự thay đổi kiểu cổ áo, chiều dài tay áo, chiều dài thân áo, cách ráp thân áo và tay áo. 2. NỘI DUNG 2.1 Các thƣơng hiệu sản xuất thun nổi tiếng. Kent Wang là một hãng thời trang non trẻ được thành lập ở Austin, Texas vào năm 2007. Không chỉ thiết kế áo thun nam có cổ mà còn nổi danh với những bộ suits được cắt may vô cùng tinh tế, áo khoác, giày, vớ, khuy cài tay áo và cà vạt. Đối tượng Kent Wang hướng đến là các chàng trai theo phong cách lịch lãm. Do đó, định hướng thiết kế của hãng này là đi theo hướng kinh điển, tạo ra những món đồ thời trang nam sống mãi cùng thời gian mà không bị ảnh hưởng bởi các xu hướng chóng nở chóng tàn. Áo polo sọc ngang là một trong những item được yêu thích nhất của hãng thời trang này. Jpress Những năm đầu của thế kỉ 20 đã đánh dấu sự ra đời của J.Press. Được thành lập bởi Jacobi Press vào năm 1902 trong khuôn viên của đại học Yale danh tiếng ở New Haven band Connecticut. 96
  2. J.Press mang đến cho nam giới yêu thời trang những mẫu áo thun nam có cổ với những sọc màu màu trẻ trung, vui mắt. Hình 1&2. Áo thun Kent Wang Vineyard Vines: Sự hợp tác của hai anh em Shep và Ian Murray đã tạo ra thương hiệu Vineyard chuyên sản xuất cà vạt vào năm 1998 ở Martha‟s Vinyard. Về sau, cùng với sự phát triển của thương hiệu, Vineyard Vines bắt đầu đưa ra thị trường các mẫu thiết kế áo thun nam có cổ với logo chú cá voi nhỏ trên ngực áo cùng dây nịt, nón, quần shorts và túi xách cho cả người lớn và trẻ em. Ngày nay, trụ sở chính của hãng được đặt ở Stamford, Connecticut. Brooks Brothers: Từ năm 1818 của thế kỉ 19, hãng thời trang Brooks Brother đã được ra đời ở New York và Vineyard Vines trở thành chuỗi thời trang lâu đời nhất nước Mỹ. Brooks Brothers được biết đến bởi sự cách tân của mình trong ngành công nghiệp may mặc thông qua việc mang đến dòng sản phẩm ready-to-wear năm 1859. Đây là nơi Ralph Lauren từng làm nhân viên bán hàng trước khi bắt đầu thương hiệu lừng danh mang tên mình. Các mẫu áo thun nam có cổ được ưa chuộng của hãng này là áo trơn kinh điển với logo nhỏ bên ngực trái. Hình 3&4 Áo thun Vineyard Vines và Vineyard Vines Hugo Boss: Cái tên này chẳng còn là xa lạ với giới yêu thời trang. Được thành lập bởi Hugo Boss vào năm 1924 ở Metzingen nước Đức, Hugo Boss có một bề dầy lịch sử trong ngành may mặc chẳng kém cạnh ai. Ngoài Hugo Boss, hãng thời trang này còn có các nhánh thời trang nhỏ như Boss Black, Boss Selection, Boss Orange, Boss Green và Hugo Menswear. Mẫu áo Polo lấy cảm hứng từ quốc kì của các nước rất được lòng những chàng trai cuồng mộ môn thể thao vua. 97
  3. Gucci: Dù được biết đến như một dòng thời đứng top trong lĩnh vực trang cao cấp, Gucci vẫn dành một dòng áo polo sản xuất riêng cho các chàng trai. Được ra đời tại thành phố Florence nước ý năm 1921, Gucci được cả thế giới biết đến bởi các thiết kế đồng hồ cao cấp, trang sức quý giá, giày và đồ da vô cùng tinh xảo. Áo thun nam có cổ của của Gucci rất dễ được nhận dạng bởi phần thân của áo được in kí hiệu monogram của hãng. Hình 5&6. Áo thun Hugo Boss và Gucci 2.2 Tìm hiểu về đặc điểm, ƣu nhƣợc của áo thun Thun là tên 1 chất vải phổ biến nhất hiện nay trên thị trường với đặc tính co giãn tốt nhất và được sử dụng để may trang phục, quần áo. Loại vải này dễ sử dụng và cắt may nên được cả người bán vải, những nhà thiết kế và người tiêu dùng yêu thích. Đặc điểm của vải thun: Ưu điểm: – Có nhiều loại vải thun và đặc tính của chúng cũng rất khác nhau do nguyên liệu cấu tạo nên chúng khác nhau nhưng vẫn có chung 1 vài đặc điểm như sau. – Co giãn tốt – Độ co dãn của vải thun làm người ta ưa thích. Mọi người đều có lúc gầy, lúc lại mập lên 1 chút, không đáng kể nhưng nếu những loại vải kém co dãn sẽ làm cơ thể khó chịu trong trường hợp đó là đồ bó. – Dễ cắt may – Thế giới may mặc cần nhiều sáng tạo, các mẫu trang phục mới ra đời nhanh chóng nhưng ít có loại vải nào đáp ứng được nhu cầu đa dạng và thay đổi liên lục như vải thun. Loại vải này dễ cắt may và phù hợp được với nhiều kiểu dáng từ đơn giản đến cầu kỳ. – Làm mát cơ thể – Vải thun có tính chất làm mát nên được sử dụng nhiều vào mùa nóng. Mặc vải thun lên người cảm thấy rất thoải mái, dễ chịu và mát mẻ, làm dịu đi nhiều cái nóng mùa hè. – Dễ giặt giũ – Vải thun có độ phổ biến cao một phần vì nó rất dễ vệ sinh sau khi sử dụng. Không cần cầu kỳ hay quá cẩn thận, bạn có thể giặt vải thun bằng máy. Sau khi phơi khô thường vải sẽ bị nhăn thì mình chỉ cần là ủi 1 chút là ổn. Nhƣợc điểm – Độ thấm hút mồ hôi không cao 98
  4. – Nhược điểm lớn nhất của vải thun là độ thấm hút mồ hôi không cao. Điều này thì ai cũng sẽ nhận ra khi sử dụng vải thun. – Đôi khi quá dày – Có một số loại vải thun như thun da cá có độ dày lớn hơn các loại thun thường nên khi sử dụng vào mùa hè sẽ hơi nóng. – Bên cạnh đó vải thun cũng dễ bị nhàu nát sau khi giặt nhiều lần chính vì thế độ bền của vải thun không cao. – Ứng dụng của vải thun – Với sự phân loại đa dạng nên hiện nay chất liệu vải thun được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là lĩnh vực may mặc. – Sản xuất quần áo – Hiện nay các trang phục từ vải thun là sản phẩm đặc biệt được ưa chuộng trong sản xuất các loại quần áo từ mùa hè đến mùa đông. Không khó để chúng ta bắt gặp những chiếc sơ mi, áo font, đồ thể thao, hay áo thun mua đông được làm từ chất liệu vải thun cao cấp. Những sản phẩm này không chỉ có khả năng thấm hút tốt mà còn có độ bền vượt trội trong suốt quãng thời gian sử dụng. – Các sản phẩm dùng trong gia đình – Bên cạnh trang phục, vải thun cũng được sử dụng để may những mặt hàng trang trí trong gia đình như các loại khăn choàng, khăn trải bàn, rèm cửa, khăn tắm, thảm trải. – Vẫn với đặc tính thấm hút cực kỳ tốt thì những sản phẩm được làm từ vải thun này luôn là lựa chọn số 1 trong các gia đình. – Sản xuất chăn ga gối – Thun hay vải cotton còn là một nguyên liệu quen thuộc trong lĩnh vực sản xuất chăn ga gối đệm. – Hiện nay hầu hết những thương hiệu sản xuất chăn ga gối đệm có tiếng như Hanvico, Everon, Dreamland hay Everhome đều ứng dụng thường xuyên chất liệu cotton vào các sản phẩm chăn ga gối đệm của mình và được khách hàng đặc biệt tin tưởng lựa chọn. Chăn ga gối đệm làm từ vải thun và cotton không chỉ thoáng mát, thấm hút tốt mà còn có độ bền cực cao, an toàn tuyệt đối với làn da người dùng, thân thiện với ức khỏe nên chính là chọn lựa hoàn hảo nhất. 2.3 Đặc tính, ứng dụng và thị trƣờng của các loại thun hiện nay 2.3.1 Đặc tính, ứng dụng Hiện nay có vô vàn loại vải thun, không những càng ngày càng phát triển mà còn sáng tạo ra nhiều loại khác nữa. Một số loại vải thun phổ biến: – Thun trơn 100 Cotton: + Đây là loại thun có 2 dòng co dãn 2 chiều và 4 chiều, có nguồn gốc từ sợi bông tức là sợi xenlulozo. Loại 4 chiều có khả năng co dãn tốt hơn hẳn. Loại vải này có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, là 1 loại vải cao cấp và có giá thành cao nhất. + Vải thun trơn 100 Cotton hàng loại I có giá từ 140.000 – 180.000 đồng/ 1kg tùy số lượng mua và màu sắc. – Vải thun CVC + Thun CVC còn gọi là thun 65/35 hay thun 65% Cotton. 35% còn lại trong thành phần là Poly etylen. 99
  5. + Vải này dùng để may áo thun cao cấp. Giá thành cũng khá cao từ 115.000 – 145.000 đồng/ 1kg theo màu sắc và số lượng. – Vải TC + Thun TC hay còn gọi là thun 35/65, thun 35% Cotton và 65% còn lại là Poly etylen. + Đây là chất liệu vải phổ biến nhất, chất lượng vừa phải. Giá cả cũng dễ mua, dao động từ khoảng 95.000 – 115.000 đồng/ 1kg tùy màu sắc và số lượng. – Vải thun PE + PE là viết tắt của thành phần Poly etylen. Tức là loại vải này 100% thành phần là Poly etylen nên độ bền rất cao và không bị nhàu. Đây là loại vải thun 2 chiều rất ít co dãn khi sử dụng. + Vải này có giá thành khá mềm, dao động từ 60.000 – 90.000 đồng/1kg tùy theo màu sắc và số lượng nên được nhiều người sử dụng. – Thun cá mập + Vải thun cá mập là 1 loại vải thun 2 chiều, ít co dãn. Loại vải thun này được dệt kim, bề mặt có độ nhám rõ rệt và có mắt lưới to hơn vài thun trơn. + Vải này có giá trung bình khoảng 95.000 – 120.000 đồng/1kg tùy theo màu sắc và số lượng vải. – Thun cá sấu + Vải thun cá sấu được chia làm 4 loại nhỏ với các chất liệu các nhau là: Poly, Poly etylen, Cotton 100%, Cotton 65%. + Vải thun cá sấu thực chất cũng là vải thun Cotton nhưng có mắt vải được dệt to hơn, tức là lỗ dưới đan dệt to hơn vải Cotton thường nhưng lại nhỏ hơn loại thun cá mập. + Giá của vải thun cá sấu trung bình từ 90.000 – 120.000 đồng/1kg tùy theo màu sắc và số lượng vải. – Thun lạnh + Vải thun lạnh là loại vải thun được làm hoàn toàn 100% từ nguyên liệu Poly Etylen. Loại vải này có đặc điểm là có khả năng co dãn 2 chiều hoặc 4 chiều tùy theo từng loại, bề mặt vải bóng loáng và không có lông. Có thể dùng để in chuyển nhiệt. Trên thân vải sẽ có hạt mè. + Giá cả của loại vải này trung bình rơi vào khoảng 65.000 – 95.000 đồng/1kg tùy theo số lượng vải và màu sắc. 2.3.2 Thị trường vải thun (vải cotton) Vải có nguồn gốc từ cây bông vải. Vải cotton là sợi vải tổng hợp được làm từ nhiều nguyên liệu thiên nhiên rất thân thiện với làn da của con người, hoàn toàn không gây kích ứng như nhiều loại vải sợi nhân tạo khác. Vải Cotton xuất hiện ở khắp mọi nơi từ các trang phục bình dân đến sang trọng đều có thể được may từ loại vải này. Chính bởi điều đó mà Cotton còn có biệt danh là ” Loại vải của cuộc sống”. Cotton là loại vải đắt hàng nhất ở Hoa Kì và cũng là loại vải được dùng nhiều nhất trên thế giới. Cây bông vải đã xuất hiện từ rất lâu trong xã hội loài người. Bông vải là loài thực vật mạnh mẽ, nhụy hoa của nó có thể được gió cuốn đi hàng ngàn dặm, có thể bay qua cả các đại dương. Đây có lẽ là lý do tại sao bông đã phát triển trong nhiều nền văn hóa khác nhau một cách độc lập. Hầu hết các bông trồng ngày nay là màu trắng và có thể được nhuộm màu bất kỳ. Tại Mỹ vải cotton đã có một sự quay trở lại ngoạn vào những năm 1950 – 1960 sau một thời gian dài các loại vải sợi tổng hợp lên ngôi. Năm 1966 Mỹ thông qua Đạo luật Nghiên cứu và thúc đẩy thương mại các loại vải Cotton để giúp nó có thể cạnh tranh với các loại vải tổng hợp khác. Cotton là chất liệu may mặc phổ biến nhất hiện nay. Nó được ưa chuộng nhất vì phù hợp với mọi dáng người, thời tiết. 100
  6. Hình 7. Một số loại vải thun trên thị trường 2.4 Phƣơng pháp xử lý tạo mới bề mặt vải trong trang trí trang phục thun In trên áo Hình 8&9. In lục trên vài và in chuyển nhiệt Hình 10&11. In 3D và in decal ép áo 101
  7. Thêu trên áo Thêu vi tính thường dùng để thêu logo hoặc tên thương hiệu lên áo. Đặt biệt phổ biến đối với các chất liệu vải trơn, vải thun dày, vải dệt thoi. Các mẫu thêu có độ bền rất cao, tuy nhiên bị hạn chế về màu sắc và độ nét của hình. Hình 12. Các mẫu thêu trên vải thun 2.5 Gía trị xử lý Phương pháp in áo với giấy chuyển nhiệt: khi áp dụng phương pháp in chuyển nhiệt thì cần một hình ảnh có độ phân giải cao. Người ta sẽ in hình ảnh có lên một tờ giấy đặc biệt gọi là giấy in nhiệt. Sau đó đặt tấm giấy in lên áo và tiến hành in bằng máy ép nhiệt. Phương pháp in áo với chuyển nhiệt Vinyl (decal chuyển nhiệt): phương pháp phù hợp cho việc in ấn, ký tự hoặc các màu sắc tương phản; sản phẩm in ấn có chất lượng cao. Phương pháp in áo bằng in chuyển Plastisol: tạo ra được một hình ảnh, mực sẽ được in lên một mảnh giấy khi đến với bề mặt quần áo chứ không phải in trực tiếp lên quần áo; áp dụng được với tất cả loại vải có màu nền sáng hoặc tối, giải quyết những thiết kế phối nhiều màu phức tạp, giá thành in ấn khá rẻ. Phương pháp in áo trực tiếp: cho ra chất lượng bản in chi tiết và đẹp nhất, in được đầy đủ các loại màu sắc. Phương pháp in lụa: đơn giản nhanh chóng, snr phẩm in mang tính chất thẩm mỹ cao, màu sắc vô cùng hài hòa. Việc này làm cho sản phẩm tăng tính thẩm mĩ, tạo ra đa dạng kiểu dáng, học tiết, tự do sáng tạo và có thể yêu cầu của người sử dụng. Nó còn làm tăng giá trị hơn nhiều so với sản phẩm cơ bản. 3. KẾT LUẬN Từ giai đoạn mới hình thành cho đến những giai đoạn sau này, ứng dụng cách xử lý tạo mới bề mặt vải trong trang trí trang phục nói chung và vải thun nói riêng đã và đang rất được phát triển, sử dụng và tạo ra một loạt các thiết kế đa dạng cho quần áo thời trang hiện nay. Mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng và phù hợp nhất, từ độ mềm mại cho đến cảm giác thoải mái khi mặc. Các kỹ thuật được sử dụng nhằm mang đến sự mới mẻ và độc đáo trong từng sản phẩm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://vi.wikipedia.org/wiki/Áo_thun [2] http://www.aothunviet.vn/vi-vn/lich-su-hinh-thanh.html [3] http://aothuntop.com/cach-xu-ly-ao-thun-bi-xu-long/ [4] https://thoitranghaianh.com/ao-thun-la-gi [5] https://demxinh.vn/chat-lieu/vai-thun 102
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2