Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa nếp có mùi thơm, chịu mặn cho vùng đồng bằng sông Cửu Long
lượt xem 2
download
Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa nếp có mùi thơm, chịu mặn cho vùng đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện nhằm tạo ra các giống lúa nếp mới chất lượng cao, chống chịu được điều kiện nhiễm mặn sẽ góp phần nâng cao giá trị ngành hàng lúa gạo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa nếp có mùi thơm, chịu mặn cho vùng đồng bằng sông Cửu Long
- ỨNG DỤNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ TRONG CHỌN TẠO GIỐNG LÚA NẾP CÓ MÙI THƠM, CHỊU MẶN CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long Bộ môn Di truyền – Chọn giống Tóm tắt: Trong những năm gần đây nhu cầu về lúa nếp ngày một nâng cao cả về chất lượng cũng như số lượng. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo chính trên thế giới, trong đó xuất khẩu lúa nếp đang tăng cao và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn. Các kết quả nghiên cứu đã đạt được thông qua việc thực hiện duy trì và đánh giá nguồn gen liên quan đến các tính trạng như mùi thơm, amylose, chống chịu mặn để phục vụ công tác lai tạo. Kết quả phân tích các tính trạng sơ bộ cho thấy đa số các kiểu gen vật liệu ban đầu đều biểu hiện tính chống chịu mặn trung bình, không mang gen kháng rầy nâu, đạo ôn và bạc lá còn tính hiệu lực. Về tính trạng chất lượng đã kiểm tra có 74/200 kiểu gen wx, 16/200 mang tính trạng mùi thơm, đa số các giống đều có hàm lượng amylose dưới 10%. Bên cạnh đó, đề tài đã thực hiện sàng lọc và đánh giá bộ chỉ thị phân tử liên kết với các tính trạng mục tiêu cho các gen lúa nếp wx, gen thơm badh2, và gen chống chịu mặn Saltol, thông qua đó chọn lọc và xây dựng bộ chỉ thị chuyên biệt và hiệu quả phục vụ cho chọn lọc bộ tính trạng mục tiêu của các tổ hợp lai, trong đó có 1 chỉ thị dùng cho gen wx, 1 chỉ thị cho gen thơm badh2, 4 chỉ thị cho Saltol. Đã chọn lọc được 10 dòng lúa nếp triển vọng có mùi thơm, chống chịu mặn tốt, trong đó có 5 dòng đã được đăng ký tên OM gửi khảo nghiệm quốc gia triển vọng OM27, OM28, OM30, OM31, OM32, 5 dòng triển vọng có mùi thơm, chống chịu mặn, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn (cấp 1-3) và rầy nâu (cấp 5) là các dòng LN9, LN11, LN12, LN16 và LN23. Có 4 bài báo được đăng tải trên báo Tạp chí khoa học và công nghệ nông nghiệp cấp quốc gia trong. Đào tạo 1 học viên cao học chuyên ngành khoa học cây trồng và 1 sinh viên đại học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp trên 50% sản lượng lúa và 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, do tình hình biến đổi khí hậu hiện nay đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là sự xâm nhập mặn dẫn đến thất thoát năng suất và ảnh hưởng tiêu cực đời sống người dân. Do vậy, đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa nếp có mùi thơm, chịu mặn cho vùng đồng bằng sông Cửu 8
- Long” được thực hiện nhằm tạo ra các giống lúa nếp mới chất lượng cao, chống chịu được điều kiện nhiễm mặn sẽ góp phần nâng cao giá trị ngành hàng lúa gạo. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khoảng 200 giống lúa bao gồm cả nhập nội và nguồn vật liệu địa phương đã được thu thập và đánh giá các tính trạng mục tiêu thông qua các tiêu chí nông học, sinh hóa và kiểu gen. Hơn 200 tổ hợp lai đã được thực hiện thông qua các phương pháp lai đơn, lai hai, lai ba và lai hồi giao. Các kiểu lai được thực hiện trên dạng lai nếp/lúa và lúa/nếp để khai thác tối đa các biến dị cũng như các đặc tính nổi trội của bố mẹ. Các con lai mang các tính trạng mục tiêu được thực hiện lai chồng gen để tích hợp các tính trạng mục tiêu trên các giống lúa nếp mới chọn lọc. Trong quá trình thực hiện tạo nguồn biến dị cho chọn lọc quần thể, phương pháp nuôi cấy mô và túi phấn cũng được thực hiện. Đánh giá đặc tính nông học, tính trạng chất lượng như hàm lượng amylose và mùi thơm, tính chống chịu mặn và kháng sâu bệnh của các dòng lúa nếp triển vọng theo tiêu chuẩn ngành. Sàng lọc bộ chỉ thị phân tử liên kết chặt với gen mục tiêu và xây dựng được quy trình ứng dụng bộ chỉ thị phân tử này cho nghiên cứu chọn giống lúa nếp có mùi thơm, chịu mặn hiệu quả, 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Đã duy trì và đánh giá các giống lúa nguồn gốc Việt Nam và nhập nội từ IRRI dùng cho lai tạo. Các giống lúa đã được xác đinh các gen mục tiêu như gen lúa nếp wx, gen mùi thơm badh2 và gen chống chịu mặn Saltol. Các vật liệu mang các gen quy định tính trạng mục tiêu được sử dụng để làm vật liệu cho lai tạo. Khảo sát 193 kiểu gen nội địa liên quan đến tính trạng amylose, mùi thơm và chịu mặn để phục vụ công tác lai tạo. Đã chọn lọc được 71 nguồn vật liệu mang gen wx và 16 vât liệu mang gen thơm badh2 làm vật liệu lai tạo. Bộ chỉ thị phân tử được đánh giá và chọn lọc các chỉ thị hiệu quả cho đánh giá quần thể con lai. Sự đa hình của bộ chỉ thị phân tử được đánh giá trên các tính trạng mục tiêu của các quần khởi đầu. Các quần thể lai đã được đánh giá tính đa hình của các chỉ thị phân tử làm cơ sở cho chọn lọc kiểu gen các thế hệ con lai. Các chỉ thị liên kết với các gen mục tiêu như gen nếp wx, gen thơm badh2, gen chống chịu mặn Saltol đã được sử dụng để thiết lập quy trình ứng dụng trong chọn tạo giống lúa nếp. Quy trình ứng dụng bộ chỉ thị phân tử chọn tạo giống lúa nếp thơm và chịu mặn cũng được phát triển và ban hành sử dụng. Thực hiện nuôi cấy túi phấn của các tổ hợp lai Nếp/Nếp và Nếp/Lúa, nuôi cấy phôi trưởng thành của các giống lúa nếp cũng được tiến hành để khai thác nguồn biến 9
- dị sô ma trong công tác chọn tạo giống lúa nếp mới. Các thế hệ DH2 và SC2 trở đi được thực hiện chọn lọc các dòng phân li ở cả điều kiện nhà lưới và ngoài đồng. Các dòng lúa nếp triển vọng được đánh giá qua các khảo nghiệm cơ bản như so sánh sơ khởi, so sánh hậu kỳ để làm cơ sở tiếp tục chọn lọc các dòng triển vọng gửi khảo nghiệm chính quy qua công tác khảo nghiệm sinh thái và khảo nghiệm quốc gia. Đã chọn lọc được 10 dòng lúa nếp triển vọng để tiếp tục đánh giá, trong đó có 5 dòng triển vọng đã được đặt tên giống chính thức là OM27, OM28, OM30, OM31 và OM32 gửi khảo nghiệm quốc gia triển vọng. Còn lại 5 dòng triển vọng LN9, LN11, LN12, LN16 và LN23 tiếp tục được đánh giá ở các vụ tiếp theo. 4. KẾT LUẬN Đề tài đã tạo ra được một số sản phẩm có triển vọng ứng dụng thực tế cao nên đề nghị tiếp tục đánh giá và phát triển để các sản phẩm triển vọng sớm được đưa vào sản xuất thực tế. Tiếp tục công tác đánh giá và phát triển các dòng lúa nếp chống chịu mặn để đưa vào sản xuất. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ứng dụng chỉ thị phân tử ADN trong chọn tạo giống cà chua chín chậm chứa gen rin
7 p | 87 | 4
-
Ứng dụng chỉ thị phân tử để chọn hạt gạo không bạc bụng trong quần thể lai hồi giao của tổ hợp lúa OM3673/TLR434//OM3673
7 p | 42 | 3
-
Tình hình nghiên cứu ứng dụng các chỉ thị phân tử trong đánh giá các mô hình lai tạo giống lợn
7 p | 39 | 3
-
Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử phát hiện gen thoát cổ bông EUI phục vụ công tác tạo dòng mẹ lúa lai
14 p | 19 | 3
-
Ứng dụng chỉ thị phân tử chọn giống lúa có hàm lượng amylose thấp trên quần thể lai hồi giao OM6976/JASMINE 85//OM6976
6 p | 61 | 3
-
Ứng dụng chỉ thị phân tử liên kết với các gen Xa7, Xa21 để tạo vật liệu khởi đầu phục vụ cho công tác chọn tạo giống lúa kháng bệnh bạc lá
7 p | 6 | 2
-
Ứng dụng chỉ thị phân tử chọn lọc cá thể mang locus gen Sub1 ở quần thể BC2F1 trong chọn tạo giống lúa Bắc Thơm 7 chịu ngập
7 p | 11 | 2
-
Ứng dụng chỉ thị phân tử nâng cao kích thước hạt trong chọn giống đậu phộng (Arachis hypogaea L) tại đồng bằng sông Cửu Long
7 p | 7 | 2
-
Ứng dụng công nghệ chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa thuần kháng rầy nâu
6 p | 5 | 2
-
Ứng dụng chỉ thị phân tử microsatellite trong truy xuất phả hệ quần đàn cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) chọn giống
6 p | 16 | 2
-
Ứng dụng chỉ thị SCoT đánh giá đa dạng di truyền một số giống vú sữa (Chrysophyllum cainito) ở Việt Nam
7 p | 17 | 2
-
Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa chịu ngập AS996-Sub1
6 p | 28 | 2
-
Đánh giá tính đồng nhất của mẫu giống bạch chỉ (Argelica dahurica) bằng chỉ thị phân tử ISSR
6 p | 33 | 2
-
Ứng dụng chỉ thị phân tử ADN chọn tạo giống lúa kháng bệnh bạc lá
0 p | 42 | 2
-
Ứng dụng chỉ thị phân tử chọn lọc cá thể BC1F1 (tổ hợp lai KD18/KC25) mang QTL/gen tăng số hạt trên bông và có nền di truyền cao nhất giống nhận gen
6 p | 66 | 2
-
Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn lọc cá thể mang QTL/gen (tăng số hạt trên bông) từ quần thể F2, F3 (tổ hợp lai KC25/KD18) phục vụ công tác chọn tạo giống lúa cao sản
7 p | 4 | 2
-
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp MABC trong chọn tạo giống lúa chịu ngập AS996
5 p | 70 | 1
-
Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lạc kháng bệnh đốm lá muộn
0 p | 58 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn