intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

578
lượt xem
86
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

I. Đặt vấn đề: Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợp những thành tựu công nghệ thông tin đã và đang diễn ra một cách khá phổ biến ở các ngành học, cấp học. Công nghệ thông tin với tư cách là một phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học đang chứng tỏ những ưu thế và hiệu quả trong quá trình dạy học nói chung và đối với bộ môn lịch sử nói riêng. Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ xin trình bày một khía cạnh của việc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử

  1. Ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử I. Đặt vấn đề: Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợp những thành tựu công nghệ thông tin đã và đang diễn ra một cách khá phổ biến ở các ngành học, cấp học. Công nghệ thông tin với tư cách là một phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học đang chứng tỏ những ưu thế và hiệu quả trong quá trình dạy học nói chung và đối với bộ môn lịch sử nói riêng. Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ xin trình bày một khía cạnh của việc ứng dụng thủ pháp truyền thông đa phương tiện qua một tiết học lịch sử cụ thể nhằm nâng cao khả năng nhận thức cho học sinh ở bậc THCS. II. Cơ sở phương pháp luận của việc ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong dạy học lịch sử: 1. Dạy học lịch sử là quá trình truyền thông mang tính đặc thù: Theo các nhà lí luận dạy học, phương pháp dạy học là cách thức, là con đường đi tới nhận thức sự vật hiện tượng khách quan hay là sự tập hợp các phương tiện để đạt đến mục đích đề ra. Cũng có các ý kiến cho rằng “phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức phối hợp hoạt động thống nhất của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học”. Như vậy, khi bàn đến phương pháp dạy học, tuy có nhiều cách hiểu khác nhau song tất cả đều hướng đến tính mục tiêu của quá trình dạy học và vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó, một yếu tố không thể thiếu đảm nhiệm vai trò
  2. trung gian của quá trình dạy học đó chính là phương tiện dạy học.Xét trên phương diện mục tiêu, chúng ta có thể thấy quá trình dạy học cũng chính là quá trình truyền thông. Bởi vì truyền thông là sự chuyển tải thông tin từ một hoặc một nhóm đối tượng này đến một hoặc một nhóm đối tượng khác nhằm cung cấp kiến thức, thay đổi nhận thức và cải biến hành vi của con người. Điểm khác biệt ở dạy học và các loại hình truyền thông khác là ở chỗ: dạy học là quá trình truyền thông nhiều chiều trong đó học sinh là đối tượng trung tâm, là chủ thể và giáo viên đóng vai trò chủ đạo để quá trình truyền thông đạt hiệu quả.Ở phạm vi hẹp, quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một quá trình dạy học mang tính đặc thù. Dạy học lịch sử là quá trình giúp học sinh tìm hiểu những gì đã diễn ra ở quá khứ, và mục tiêu của bộ môn lịch sử chính là việc giúp học sinh biết quá khứ, hiểu quá khứ đồng thời rút ra những bài học từ quá khứ để vận dụng vào trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Hay nói cách khác đó cũng chính là quá trình giúp học sinh nắm kiến thức và hình thành kĩ năng, kĩ xảo và vận dụng kiến thức, kĩ năng đó vào giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Vấn đề khó khăn nhất của bộ môn lịch sử là việc tái hiện những sự kiện, những hiện tượng và nhân vật lịch sử. Để biết, hiểu và vận dụng lịch sử yêu cầu các em phải tái hiện lịch sử một cách chính xác, sinh động, tránh hiện tượng hiện đại hoá lịch sử. Nhưng làm được điều này cũng không đơn giản, hiện nay giáo viên chủ yếu chỉ dựa vào thủ pháp trình bày miệng, tường thuật, tích cực hơn là có sự kết hợp với một số phương tiện tối thiểu như tranh ảnh, bản đồ (với số lượng không nhiều). Chính vì những lẽ đó cho nên hiệu quả của các tiết dạy vẫn chưa cao thậm chí học sinh cảm thấy không có hứng thú khi tìm hiểu bộ môn lịch sử. Vậy để quá trình dạy học lịch sử đạt hiệu quả chúng ta cần có những
  3. hướng đi mới, những thủ pháp mới để kích thích khả năng nhận thức và hứng thú cho học sinh. 2. Truyền thông đa phương tiện và những ưu thế vượt trội: - Truyền thông đa phương tiện (mutimedia communication) là một khái niệm mới được xuất hiện trong những năm gần đây. Xung quanh khái niệm này vẫn có nhiều cách hiểu nhưng tất cả đều cho rằng: truyền thông đa phương tiện chính là quá trình chuyển tải thông tin bằng âm thanh và hình ảnh hay sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh (có thể là kênh chữ, kênh hình). Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật máy tính của Mỹ vào năm 1993, (tạm dịch) “Con người lưu lại trong bộ nhớ được 20% những gì họ thấy và 30% những gì họ nghe. Nhưng họ nhớ 50% những gì họ thấy và nghe; và con số này lên đến 80% nếu họ thấy và nghe sự vật, hiện tượng một cách đồng thời.”. Trên cơ sở của những số liệu này và quá trình giảng dạy thực tế ở trường phổ thông chúng ta có thể thấy việc dạy học lịch sử chỉ với những phương tiện truyền thống như bảng đen, lời nói của thầy giáo và một ít phương tiện dạy học mang tính tĩnh (bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ) chắc chắn hiệu quả sẽ không cao, mức độ ghi nhớ của học sinh sẽ thấp và chóng quên. Trong khi đó nếu học sinh được xem phim tư liệu, bản đồ, sơ đồ động (được thiết kế theo logic sự kiện), tranh ảnh với màu sắc sinh động kết hợp với lời nói của giáo viên thì khả năng ghi nhớ của các em sẽ tăng lên. Không những thế, nếu làm được điều này chúng ta sẽ tạo ra được một bầu không khí học tập sinh động, khơi gợi hứng thú học tập cho các em đồng thời khắc sâu những kiến thức mà các em tiếp thu được. Rõ ràng, việc kết hợp cùng một lúc hai hay nhiều phương tiện truyền thông sẽ giúp cho nguời học tiếp thu thông tin nhanh, chính xác và nhớ lâu hơn.
  4. III. Thực trạng và giải pháp: 1. Thực trạng dạy học lịch sử và sự cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin: Như chúng ta đã nói ở trên, lịch sử là một môn học đặc thù. Kiến thức lịch sử là kiến thức về quá khứ. Có những sự kiện đã diễn ra cách ngày nay hàng trăm, hàng ngàn năm thậm chí lâu hơn. Yêu cầu bộ môn đòi hỏi, khi nhận thức học sinh phải tái hiện những sự kiện, hiện tượng đó một cách sống động như đang diễn ra trước mắt mình. Bên cạnh đó, khả năng tư duy của học sinh THCS còn hạn chế nên việc sử dụng phương tiện trực quan để giúp học sinh tái hiện là một nguyên tắc trong dạy học lịch sử. Trong lúc đó, các phương tiện trực quan phục vụ dạy học lịch sử hiện nay còn nhiều hạn chế. Phương tiện vừa thiếu lại vừa không phù hợp. Thử lấy ví dụ về hệ thống bản đồ, chúng ta có thể khẳng định một điều rằng hệ thống bản đồ và tranh ảnh lịch sử trong danh mục đồ dùng do Bộ giáo dục phát hành là không đủ cho các bài dạy. Bên cạnh đó kênh chữ và các kí hiệu quá nhỏ không thể sử dụng được, thậm chí có một số bản đồ còn mâu thuẫn với kiến thức ở sách giáo khoa (Lược đồ cuộc khởi nghĩa Yên Thế ở lớp 8). Các tranh ảnh ở sách giáo khoa màu sắc còn đơn điệu và thiếu đồng bộ, chưa kể đến phim tài liệu thì hầu như không có. So với yêu cầu đặt ra của bộ môn và định hướng đổi mới phương pháp trong giai đoạn hiện nay thì có thể nói rằng : những phương tiện dạy học không đáp ứng được yêu cầu và không thể tạo nên hứng thú học tập cho học sinh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2