intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng CNTT trong hoạt động đăng ký kinh doanh

Chia sẻ: Huongdanhoctot_10 Huongdanhoctot_10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

156
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Việt Nam có khoảng 95% doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng phần lớn đều có những hạn chế nhất định về cách thức tổ chức quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)” – ông Hoàng Văn Dũng – Phó Chủ tịch thường trực Phòng TM&CN Việt Nam nhận định như vậy tại hội thảo “Ứng dụng Công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” do Viện Tin học doanh nghiệp thuộc Phòng TM&CN Việt Nam phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức mới đây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng CNTT trong hoạt động đăng ký kinh doanh

  1. Ứng dụng CNTT trong hoạt động đăng ký kinh doanh “Việt Nam có khoảng 95% doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng phần lớn đều có những hạn chế nhất định về cách thức tổ chức quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)” – ông Hoàng Văn Dũng – Phó Chủ tịch thường trực Phòng TM&CN Việt Nam nhận định như vậy tại hội thảo “Ứng dụng Công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” do Viện Tin học doanh nghiệp thuộc Phòng TM&CN Việt Nam phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức mới đây tại Hà Nội. Thực tế tại Việt Nam, việc ứng dụng CNTT còn hạn chế, bên cạnh đó, sự liên kết giữa các doanh nghiệp và các tập đoàn CNTT chưa chặt chẽ. Vì vậy,
  2. đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là một nhiệm vụ quan trọng, đã được nêu rõ trong Đề án của Chính phủ đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT. Chia sẻ kinh nghiệm của các nước, bà Christine Zhenwei Qian – Chuyên gia cao cấp Ngân hàng Thế giới cho biết: CNTT có thể giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa ở cả hai vấn đề là tạo ra cơ hội kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ. Tuy nhiên doanh nghiệp nhỏ ở hầu hết các nước đang phát triển vẫn còn chậm trong việc ứng dụng CNTT do cơ sở hạ tầng truyền thông còn nghèo nàn, trang thiết bị lạc hậu và thiếu tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, sự hiểu biết hạn chế về CNTT của chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng CNTT, chính phủ các nước đang phát triển nên làm theo cách phổ biến nhất là tổ chức các hội thảo, các khóa đào tạo và cần phải điều chỉnh nội dung hội thảo, đào tạo cho các loại đối tượng khác nhau, tập trung vào những lợi ích cụ thể. Một trong những lĩnh vực ứng dụng CNTT mà các doanh nghiệp Việt Nam đang rất quan tâm là việc ứng dụng CNTT trong hoạt động đăng ký kinh doanh. Hiện, Chính phủ cũng đang thực hiện Chương trình cải cách đăng ký kinh doanh nhằm cải cách thủ tục gia nhập thị trường của doanh nghiệp; hợp nhất quy trình đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế. Một trong những nội dung quan trọng của chương trình là việc xây dựng hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (NBRS), bao gồm Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Theo ông Bùi Anh Tuấn -Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): việc ứng dụng hệ thống NBRS đem lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp như: giảm chi phí và thời gian hoàn tất thủ tục đăng ký kinh
  3. doanh và đăng ký thuế; tên doanh nghiệp được chống trùng trên phạm vi toàn quốc; mở rộng khả năng tiếp cận thông tin có giá trị pháp lý của doanh nghiệp; cho phép doanh nghiệp đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. Trong thời gian qua, những kết quả đạt được khi ứng dụng CNTT trong đăng ký kinh doanh đã góp phần cải thiện đáng kể môi trường đăng ký kinh doanh ở Việt Nam. Theo kế hoạch, một lộ trình được đưa ra với các mục tiêu và thời gian rất cụ thể như đến năm 2015: 100% hộ chiếu được cấp cho công dân Việt Nam phục vụ công tác xuất, nhập cảnh là hộ chiếu điện tử; 30% số hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng được nộp qua mạng… Bên cạnh vấn đề đăng ký kinh doanh, việc ứng dụng CNTT trong quản lý đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng thu hút đ ược sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp. Theo ông Trần Kiêm Dũng – Cục CNTT (Bộ Tài nguyên và Môi trường): hiện tại, nhiều địa phương còn chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, do vậy các dữ liệu đăng ký hầu hết ở dạng giấy, chưa được chuyển đổi sang dạng số. Để giải quyết những vấn đề đó, ông Dũng cho biết, với sự tài trợ vốn ODA của Thụy Điển, Cục CNTT – Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành xây dựng Hệ thống thông tin đất đai và môi trường ELIS. Hệ thống này cho phép lồng ghép được vấn đề quản lý đất đai và môi trường trong một hệ thống thống nhất; xây dựng và cung cấp một điểm truy cập duy nhất về thông tin đất đai và môi trường tại các tỉnh, thành phố.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2