Ứng dụng hồ sơ điện tử trong đánh giá dạy và học trên nền tảng số
lượt xem 1
download
Trong bài viết này, tác giả triển khai công cụ quản lý hồ sơ điện tử thay thế cho hồ sơ giấy truyền thống. Trong thực nghiệm này, chúng tôi cũng sẽ thảo luận về cách tiếp cận tích hợp hệ thống Mahara với hệ thống E-Learning nhằm giúp giảng viên, sinh viên tăng cường cộng tác trong quá trình học tập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ứng dụng hồ sơ điện tử trong đánh giá dạy và học trên nền tảng số
- ỨNG DỤNG HỒ SƠ ĐIỆN TỬ TRONG ĐÁNH GIÁ DẠY VÀ HỌC TRÊN NỀN TẢNG SỐ Nguyễn Tấn Lộc 1 1. Ban đề án chuyển đổi số, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Trong quản lý chất lượng đào tạo đại học, hồ sơ học tập của sinh viên là nguồn dữ liệu rất quan trọng đối với bộ phận quản lý chuyên môn. Bằng cách theo dõi, phân tích thành phần dữ liệu sẽ giúp các nhà quản lý tiếp cận quá trình hoạt động học tập từ năm nhất cho đến khi sinh viên tốt nghiệp. Đối với từng sinh viên sẽ có kế hoạch học tập cụ thể khác nhau nhằm nâng cao chất lượng học tập. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận hồ sơ để tìm kiếm ứng viên phù hợp dựa trên các kỹ năng, quá trình tích luỹ kinh nghiệm được sinh viên mô tả trong hồ sơ. Trong bài báo này, chúng tôi triển khai công cụ quản lý hồ sơ điện tử thay thế cho hồ sơ giấy truyền thống. Trong thực nghiệm này, chúng tôi cũng sẽ thảo luận về cách tiếp cận tích hợp hệ thống Mahara với hệ thống E-Learning nhằm giúp giảng viên, sinh viên tăng cường cộng tác trong quá trình học tập. Từ khoá: e-portfolio, e-learning, mahara,smartevidence. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quản lý chất lượng giáo dục có vai trò quan trọng, phản ánh quá trình phát triển cá nhân của từng sinh viên, dựa trên cơ sở kiểm soát, đánh giá chất lượng đào tạo, cơ sở giáo dục thực hiện cải tiến chương trình đào tạo, tăng cơ hội việc làm và thúc đẩy đổi mới trong giáo dục đại học, làm thế nào để các nhà quản lý trả lời những câu hỏi quan trọng về chất lượng dạy và học, đo lường kết quả học tập của sinh viên là một điều không đơn giản. Chẳng hạn như (1) Có bao nhiêu sinh viên ngành học X đạt các chuẩn đầu ra (Learning Outcome)? (2) Hoặc có bao nhiêu sinh viên ngành X đáp ứng kỹ năng về năng lực nghề nghiệp ? (3) làm thế nào để theo dõi quá trình học tập và đánh giá các kỹ năng xuyên suốt, phản ánh một cách công bằng, đáng tin cậy? Để có cở sở trả lời các câu hỏi liên quan nêu trên, các bộ phận chuyên môn phải dựa trên hồ sơ quá trình học tập của sinh viên, dựa trên dữ liệu thu thập, tiến hành phân tích, đánh giá và rút ra các kết luận về mức độ tiến bộ hay thụt lùi của sinh viên tương ứng chuỗi liên kết các hoạt động của sinh viên xuyên suốt trong thời gian học tập tại trường.Hiện nay, các cơ sở giáo dục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ dạy học số, giúp tiếp cận giáo dục dễ dàng hơn trong nhiều khía cạnh, nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy cho giáo viên và học sinh. Một số công trình nghiên cứu đã được triển khai phân tích ,đo lường mức độ kết quả học tập của sinh viên (Ritzhaupt, Singh, Seyferth, & Dedrick, 2008), xây dựng hồ sơ dạy trực tuyến sử dụng công cụ mã nguồn mở Mahara (Sharidatul Akma, 2012), công việc xác định các nhân tố ảnh hưởng, thành phần dữ liệu để xây dựng hồ sơ học tập là rất cần thiết, từ lúc khởi tạo hồ sơ ban đầu và 470
- đánh giá đầy đủ xuyên suốt quá trình kết quả đào tạo dựa trên các minh chứng tích luỹ trong từng khoá học, thực tập trong và ngoài trường. Trong thực nghiệm này, chúng tôi xây dựng và triển khai khuôn mẫu hồ sơ điện tử e-portfolio, đồng thời phân tích một số cơ hội, thách thức và rào cản liên quan đến việc ứng dụng e-portfolio cho sinh viên và giảng viên tại trường Đại học Thủ Dầu Một. 2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Trong những năm gần đây, e-portfolio được các trường đại học xây dựng và phát triển như một cách tiếp cận hiệu quả để quản lý kết quả đánh giá học viên trong môi trường dạy học số (Chatham-Carpenter, Seawel, & Raschig, 2009). Hồ sơ điện tử mang lại nhiều lợi ích so với các tiếp cận truyền thống, nó có khả năng lưu trữ nhiều loại phương tiện , tài liệu khác nhau, dễ cập nhật và cho phép cộng tác phát triển giữa các bên liên quan. Trong phạm vi thực nghiệm này, chúng tôi chỉ xây dựng hồ sơ eportfolio phục vụ cho người học, và theo dõi quản lý đánh giá quá trình học tập và phát triển kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng. E-portfolio là nơi để sinh viên thể hiện năng lực của mình với các bên liên quan cộng tác (bạn bè, giảng viên, nhà tuyển dụng), là nơi chia sẻ các dự án, tài liệu và phản ánh các hoạt động học tập đạt được trong các khoá học và đối sánh với các tiêu chí chuần đầu ra của chương trình đào tạo trong môi trường học tập cộng tác (H. Bryant & Chittum, 2013). Ngoài ra, e-portfolio được đề xuất như một cách thức quản lý chuyển giao kỹ năng nghề nghiệp, là một cách tiếp cận để giới thiệu bản thân với các nhà tuyển dụng (Yu, 2012), dựa trên hồ sơ học tập cá nhân các nhà tuyển dụng có thể đánh giá và tìm được các ứng viên phù hợp cho vị trí nghề nghiệp mà doanh nghiệp mong đợi. Các nhà tuyển dụng đánh giá và quan tâm nhiều hơn đến minh chứng về thành tích, các năng lực chuyên ngành đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp mong đợi thay vì chỉ xem xét thành tích bảng điểm học tập của sinh viên. Những khả năng này được sinh viên thể hiện bằng các kỹ năng viết, hiểu, trải nghiệm thực tế và đặc tính cá nhân được minh chứng trong hồ sơ (Chouc & Calvo, 2010). Ở Việt Nam, công trình nghiên cứu (Nguyen Thi Khanh Hong,2022) triển khai thí điểm hồ sơ điện tử, nhóm tác giả đã có cơ hội tiếp cận sâu hơn về ứng dụng E-Portfolio trong học tập thông qua dự án EMVITET, nhóm nghiên cứu nhận thức rõ lợi ích của e-portfolio như phát triển kỹ năng tự đánh giá, kỹ năng tự học, tạo động lực học tập cho sinh viên. E-portfolio không chỉ được sử dụng để ghi nhận năng lực của sinh viên mà còn dùng để đánh giá năng lực chất lượng giảng viên cả về kiến thức và kỹ năng giảng dạy thực tế (Do Thanh Toan, 2014). Nghiên cứu sử dụng WIX để tạo hồ sơ điện tử trong dạy học tiếng Anh cho sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải ( Phạm Thi Bich Hanh, 2020), Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ngoại ngữ: hồ sơ khoa học dưới dạng điện tử của sinh viên (Tran Thanh Hung, 2011) nhằm giúp sinh viên nâng cao kỹ năng ngoại ngữ. 3. ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Hiện nay, trường Đại học Thủ Dầu Một với quy mô 15000 sinh viên và hơn 50 ngành đào tạo bậc đại học, nhằm thúc đẩy các hoạt động đào tạo trực tuyến nhằm giúp SV chủ động, tích cực hơn hơn trong học tập. Hệ thống E-Learning hướng đến đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính sáng tạo, chủ động và tự học của sinh viên; tạo điều kiện để sinh viên có thể học ở mọi nơi, mọi lúc; Khai thác các nguồn tư liệu giáo dục mở và nguồn tư liệu trên mạng Internet và xây dựng nguồn học liệu phong phú phục vụ học tập; giúp kiểm soát 471
- được chất lượng đào tạo, kiểm định chất lượng đào tạo; để quan sát quá trình học tập của sinh viên, công tác dạy-học và mức độ tiến bộ của sinh viên qua từng môn học, từng học kỳ. các chương trình đào tạo đã triển khai hệ thống LMS tích hợp công cụ quản lý hồ sơ học tập mã nguồn mở Mahara- ePortfolio để có thể dễ dàng quan sát các minh chứng về kỹ năng nghề, kỹ năng xã hội, nghiên cứu khoa học sinh viên toàn diện, đầy đủ và chi tiết hơn, thu thập các thông tin phản hồi từ sinh viên, từ đó rút ra các câu trả lời cấp thiết và cải tiến chương trình đào tạo ngày càng tốt hơn. Hình 1: thống kê giảng dạy e-learning hàng năm 3.1. Đặc trưng e-portfolio Hồ sơ điện tử là dữ liệu cá nhân được tạo lập bởi sinh viên và chứa tất cả thông tin cơ bản cũng như thành công của sinh viên và có thể chia sẻ trên internet. Với e-Portfolio, hình nền cá nhân và mọi tài liệu, hình ảnh, blog, đa phương tiện, siêu liên kết và thông tin liên hệ được phát triển trên một nền tảng duy nhất (Mahara, https://eportfolio.tdmu.edu.vn/). Hồ sơ e-portfolio có thể được chia thành ba nhóm chính : hồ sơ quá trình học tập, hồ sơ đánh giá năng lực và giới thiệu (Clemson,2022). Đây là một công cụ giám sát để sinh viên làm rõ mục tiêu học tập mong đợi của mình, thể hiện thành tích với các nhà tuyển dụng tiềm năng. Hồ sơ đánh giá cung cấp các minh chứng và kết quả quá trình học tập tích cực, chủ động của sinh viên. Hồ sơ giới thiệu giúp cho sinh viên một hướng tiếp cận cho các nhà tuyển dụng tiềm năng thấy năng lực của họ, là nơi để sinh viên giới thiệu các kỹ năng ngoại khoá: làm việc nhóm, ngoại ngữ,vv. Các đặc điểm của hồ sơ e-portfolio được xác định bởi (Wade & Yarbrough,1996) thể hiện ở nhiều khía cạnh: • Tính phát triển: hồ sơ thể hiện sự phát triển và trải nghiệm của sinh viên trong một thời gian nhất định. • Giá trị kép: cung cấp thông tin hai chiều cho cả giảng viên và sinh viên, là phương pháp hữu ích để giảng viên đánh giá tình hình học tập và sự phát triển của sinh viên. • Có tính chọn lọc: sinh viên quyết định cách trình bày hồ sơ của mình về mặt nội dung và cấu trúc. • Chân thực:thể hiện đúng đắn về quá trình học tập, làm việc của sinh viên • Cá nhân: thể hiện sự phát triển của cá nhân, có sự lựa chọn nội dung riêng tư và phản ánh phong cách cá nhân. • Tương tác: chia sẻ việc học của mình với giảng viên và bạn bè 472
- 3.1. Khuôn mẫu hồ sơ e-portfolio Để có thể thuận tiện dễ dàng quan sát các về kỹ năng nghề, kỹ năng xã hội, nghiên cứu khoa học sinh viên toàn diện, đầy đủ và chi tiết hơn, thu thập các thông tin phản hồi từ sinh viên, nhà trường xây dựng khuôn mẫu hồ sơ dạng chuẩn và khuyến khích sinh viên tuỳ chỉnh cho phù hợp phong cách cá nhân, hồ sơ cơ bản gồm các thành phần: • Giới thiệu cá nhân • Năng lực nghề nghiệp trong quá trình học tập • Thành tích các cuộc thi startup- khởi nghiệp • Các kỹ năng mềm, kỹ năng mềm • Nghiên cứu khoa học • Các hoạt động thực tập doanh nghiệp • Các hoạt động nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp Hình 2. hồ sơ mẫu e-portfolio 3.2. Triển khai e-portfolio Hiện nay, trường Đại học Thủ Dầu Một đã triển khai eporfolio toàn trường cho các hệ đào tạo bậc đại học chính quy, cao học nhằm thúc đẩy các hoạt động đào tạo trực tuyến. Chúng tôi ứng dụng mã nguồn mở Mahara, một nền tảng mạng xã hội được thiết kế cho mục đích học thuật không giống các nền tảng mạng xã hội khác.Với công cụ Mahara, người sử dụng được trang bị các tính năng gồm blog, resume builder, quản lí file, chỉ dẫn chi tiết và mạng xã hội để bạn có thể thêm và duy trì danh sách bạn bè, người học sử dụng các tính năng để tạo lập hồ sơ, thể hiện quá trình học tập suốt đời, các kỹ năng và sự phát triển, chia sẻ những thành tựu của cá nhân và phát triển cộng đồng học trực tuyến. Quy trình triển khai e-portfolio gồm các bước như sau: Bước 1: chương trình đào tạo thiết kế khung năng lực đồng thời xác định những năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ) cần đánh giá, thiết kế các hoạt động đánh giá và kết quả mong đợi từ sinh viên. 473
- Bước 2: Giới thiệu hình thức đánh giá thông qua sử dụng e-portfolio cho các học phần và giải thích lợi ích, nhằm giúp sinh viên nhận thức được giá trị thì lợi ích của việc xây dựng hồ sơ cá nhân. Bước 3: Hướng dẫn sinh viên tổng quan về eportfolio, yêu cầu cung cấp minh chứng cho các thành phần bắt buộc có trong E-Portfolio, cho sinh viên xem ví dụ mẫu hồ sơ. Bước 4: Giảng viên gợi ý các tiêu chí, tiêu chuẩn hướng dẫn đánh giá hồ sơ chuẩn như nội dung bài viết, hình ảnh, cách bố cục trình bày. Bước 5: hướng dẫn sinh viên sử dụng Mahara để thiết kê hồ sơ, lựa chọn các minh chứng phù hợp để phát triển hồ sơ. Bước 6: Cố vấn học tập quan sát, theo dõi đánh giá và đưa ra phản hồi trong quá trình xây dựng; khuyến khích sinh viên tự đánh giá và nhận xét lẫn nhau. 3.3. Tích hợp E-Learning và e-portfolio Người học sử dụng công cụ Mahara tạo hồ sơ và sau đó gửi chúng qua hệ thống LMS để thực hiện đánh giá. Giải pháp tích hợp Mahara vào LMS đem đến trải nghiệm tương tác giữa các hệ thống thuận tiện hơn, dùng chung một tài khoản xác thực và tạo ra sự liền mạch giữa hai ứng dụng, giảng viên truy cập bài gửi trực tiếp từ bên trong không gian khóa học, thiết lập nhắc nhỡ để người học nộp bài đúng hạn, sử dụng các công cụ chấm điểm tương tư như chấm bài tập LMS. Tóm lại, Lợi ích chính của việc tích hợp LMS với Mahara là truyền tải quá trình học tập, điểm số, hình ảnh hoạt động và thành tích từ hệ thống LMS – nơi diễn ra việc học – tới hồ sơ cá nhân e-portfolio và là nơi sinh viên muốn giới thiệu những thành tựu đạt được của chính mình. Hình 3: Tích hợp và chia sẻ thông tin 3.4 Kết quả triển khai Kết quả từ triển khai hồ sơ e-portfolio đã giúp lãnh đạo nhà trường, khoa - viện và các Chương trình đào tạo thấu hiểu những điểm mạnh, điểm yếu cần cải thiện của các chương trình hiện hành. Hồ sơ e-portfolio là minh chứng rõ nét nhất thể hiện chất lượng đào tạo sinh viên, đóng góp vào sự thành công lớn trong kiểm định chất lượng giáo dục AUN-QA, MOET. Đại học TDMU chọn lựa nền tảng dựa trên Mahara và tích hợp với hệ thống e-learning đã phát triển trước đây nhằm hỗ trợ giảng viên, sinh viên theo dõi, cập nhật xuyên suốt và liên tục quá trình học tập, chuẩn kiến thức kỹ năng mà sinh viên đạt được trong quá trình học tập. Theo thống kế, số lượng hồ sơ điện tử-portfolio của giảng viên và sinh viên tăng khá nhanh, tính đến tháng 10/2023 có 500 hồ sơ giảng viên và 8.337 sinh viên, trong đó 5.959 hồ sơ đã được cập nhật, bổ sung thông tin thường xuyên bao gồm: CV, văn bằng chứng chỉ, thông tin cơ bản, các hoạt động tham gia từng năm. Tuy nhiên, kết quả triển khai toàn trường cũng còn nhiều hạn chế so với 474
- tổng quy mô sinh viên, một số chương trình kiểm định AUN-QA, MOET tích cực triển khai e- portfolio nhằm phục vụ kiểm định, các chương trình đào tạo còn lại thì triển khai chưa đồng bộ, chưa thấu hiểu được tầm quan trọng e-portfolio trong quản lý chất lượng đào tạo. Hình 4. Thống kê triển khai e-portfolio Nhằm thực hiện đo lường kết quả học tập, kiểm soát quá trình tiến triển học tập của sinh viên so với mục tiêu học tập mong đợi của chương trình đào tạo để nắm bắt được chênh lệch khoảng cách dạy-học, để trực quan hóa các năng lực đã đạt được trong quá trình học tập dựa vào công cụ SmartEvidence Mahara giúp giảng viên và sinh viên dễ dàng kết nối các minh chứng, giám sát quá trình thực hiện. Hình 5. Công cụ giám sát thực hiện 4. KẾT LUẬN Tóm lại, Trong thực nghiệm này, chúng tôi thực hiện triển khai mô hình e-portfolio để quản lý bao gồm các nhóm, cá nhân và các minh chứng hoạt động của sinh viên đang theo học tại nhà trường. E-porfolio thể hiện tính linh hoạt và khả năng mở rộng.chúng tôi cũng đã đặt ra một số câu hỏi và triển khai hệ thống e-portfolio để giải quyết và trả lời một số vấn đề: (a) Tại sao nên sử dụng e-portfolio (b) Sinh viên,nhà tuyển dụng mong đợi gì về hồ sơ e-portfolio? và (c) Điều gì có thể là rào cản đối với việc sử dụng hiệu quả của họ? Bằng cách chuyển tải những 475
- câu hỏi này vào môi trường dạy học số, với mục đích tạo cho sinh viên một môi trường học tập tốt; giúp sinh viên chia sẻ và nâng cao thêm những kiến thức và là kênh giới thiệu bản thân đến các nhà tuyển dụng, doanh nghiệp trong và ngoài nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Wade, R. C., & Yarbrough, D. B. (1996). Portfolios: A tool for reflective thinking in teacher education? Teaching and Teacher Education, 12(1), 63–79. 2. Nguyen Thi Khanh Hong, Nguyen Thi Lai Giang, Do Thi My Trang (2022), Ứng dụng thí điểm e- portfolio tại các trường đại học ở Việt Nam. 3. Phạm Thi Bich Hanh (2020). Nghiên cứu sử dụng WIX để tạo hồ sơ điện tử (E-Portfolio) trong dạy học tiếng Anh cho sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải. Hội thảo nghiên cứu và giảng dạy Khoa học cơ bản năm 2020. 4. Chatham-Carpenter, A., Seawel, L., & Raschig, J. (2009). Avoiding the Pitfalls: Current Practices and Recommendations for ePortfolios in Higher Education (Vol. 38). 5. Chouc, F., & Calvo, E. (2010). Embedding employability in the curriculum and building bridges between academia and the work-place: a critical analysis of two approaches (Vol. 4). 6. H. Bryant, L., & Chittum, J. (2013). ePortfolio effectiveness: A(n ill-fated) search for empirical support. 7. Macaskill, A., & Taylor, E. (2010). The development of a brief measure of learner autonomy in university students (Vol. 35). 8. Mueller, J. (2005). The Authentic Assessment Toolbox: Enhancing Student Learning through Online Faculty Development (Vol. 1). 9. Ritzhaupt, A., Singh, O., Seyferth, T., & Dedrick, R. (2008). Development of the Electronic Portfolio Student Perspective Instrument: An ePortfolio integration initiative (Vol. 19). 10. Williams, S. C., Davis, M. L., Metcalf, D., & Covington, V. M. (2003). The evolution of a process portfolio as an assessment system in a teacher education program (Vol. 6). 11. Yu, T. (2012). E-portfolio, a valuable job search tool for college students (Vol. 29). 12. Trần Thanh Hưng (2011). Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ngoại ngữ: hồ sơ khoa học dưới dạng điện tử của sinh viên. 476
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư – lưu trữ (Nghề: Văn thư lưu trữ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
52 p | 70 | 20
-
Nghiên cứu lý thuyết Naive Bayes và ứng dụng phân loại tài liệu tiếng Việt trong thư viện số
12 p | 66 | 9
-
Đề xuất quy trình ứng dụng Google Sites xây dựng hồ sơ học tập điện tử trong dạy học
10 p | 23 | 8
-
Sử dụng các phương tiện kỹ thuật số phục vụ giảng dạy
123 p | 94 | 6
-
Xây dựng ứng dụng android cung cấp tin tức cho sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
5 p | 54 | 5
-
Một số vấn đề về số hóa tài liệu
5 p | 30 | 4
-
Ứng dụng khai phá luật kết hợp mờ hỗ trợ sinh viên lập kế hoạch học tập
7 p | 49 | 4
-
Mô hình sách điện tử tương tác hỗ trợ hoạt động tự học của học sinh trong bối cảnh ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
6 p | 13 | 4
-
Phát triển kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non Trường Đại học An Giang
3 p | 8 | 3
-
Giáo trình hình thành đường lối ứng dụng quan điểm xã hội chủ nghĩa sở hữu chủ yếu là quốc doanh p3
10 p | 61 | 3
-
Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ thời kì 4.0
8 p | 24 | 3
-
Đánh giá học phần theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội
9 p | 53 | 3
-
Ứng dụng trực tuyến mô phỏng cấu trúc phân tử trong không gian ba chiều (Web-Based Molecular Modeling Application) Chem3D
5 p | 43 | 2
-
Tạp chí Bản tin Thông tin Khoa học Bảo hiểm Xã hội - Số 4/2018
32 p | 54 | 2
-
Giới thiệu một số công cụ tra cứu hỗ trợ học sinh trung học phổ thông nắm vững ngữ nghĩa và cách sử dụng từ Hán Việt
8 p | 2 | 2
-
Vận dụng tư duy kinh tế Hồ Chí Minh vào giáo dục tư duy tài chính cho học sinh phổ thông
10 p | 7 | 1
-
Phương pháp tích hợp mô hình tri thức và biểu diễn tài liệu cho hệ truy vấn kiến thức
11 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn