intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng tư duy kinh tế Hồ Chí Minh vào giáo dục tư duy tài chính cho học sinh phổ thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết sử dụng phương pháp lý thuyết để tiếp cận, tìm hiểu nội dung cốt lõi của tư duy kinh tế Hồ Chí Minh trong hệ tư tưởng cách mạng của Người. Tìm ra ý nghĩa, lợi ích và nội dung phù hợp có thể vận dụng vào giáo dục tư duy tài chính cho học sinh phổ thông đáp ứng yêu cầu giáo dục căn bản, toàn diện của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Việc vận dụng tư duy kinh tế của Hồ Chí Minh vào giáo dục tài chính là bước quan trọng để “nuôi dưỡng” thế hệ trẻ có kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính bền vững trong thời đại kinh tế số.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng tư duy kinh tế Hồ Chí Minh vào giáo dục tư duy tài chính cho học sinh phổ thông

  1. VẬN DỤNG TƯ DUY KINH TẾ HỒ CHÍ MINH VÀO GIÁO DỤC TƯ DUY TÀI CHÍNH CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG Bùi Thị Huệ 1 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Trong kỷ nguyên số hóa, giáo dục tài chính không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành một vấn đề cấp bách. Bài viết sử dụng phương pháp lý thuyết để tiếp cận, tìm hiểu nội dung cốt lõi của tư duy kinh tế Hồ Chí Minh trong hệ tư tưởng cách mạng của Người. Tìm ra ý nghĩa, lợi ích và nội dung phù hợp có thể vận dụng vào giáo dục tư duy tài chính cho học sinh phổ thông đáp ứng yêu cầu giáo dục căn bản, toàn diện của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Việc vận dụng tư duy kinh tế của Hồ Chí Minh vào giáo dục tài chính là bước quan trọng để “nuôi dưỡng” thế hệ trẻ có kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính bền vững trong thời đại kinh tế số. Từ khóa: cách mạng 4.0 Hồ Chí Minh, học sinh phổ thông, tư duy kinh tế, tư duy tài chính. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển kinh tế của thời đại 4.0 đặt ra yêu cầu cấp thiết cần trang bị về kiến thức, kỹ năng tài chính cho thế hệ công dân toàn cầu tương lai. Nhiều cầu hỏi được đặt ra, chẳng hạn như: "Cách mạng 4.0 đang thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và kinh tế, nhưng liệu học sinh có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết về tài chính để thích nghi trong thời đại này?", "Làm thế nào giáo viên có thể áp dụng những nguyên tắc kinh tế của Hồ Chí Minh vào giáo dục tài chính cho học sinh phổ thông, giúp họ trở thành công dân tự chủ và thông minh trong quản lý tài chính cá nhân?". "Làm thế nào giáo dục tài chính có thể kết hợp với tư duy kinh tế của Hồ Chí Minh để phát triển tư duy tài chính cho học sinh phổ thông?". Đây là câu hỏi đặt ra cho hệ thống giáo dục Việt Nam. Những nhiệm vụ và phương pháp giáo dục tài chính cho các thế hệ học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước cần được nghiên cứu. Giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện nay nên có góc nhìn xa hơn hướng về nhân tố con người. Giáo dục tài chính đã được nhiều nước khác đưa vào chương trình dạy học sinh từ bậc tiểu học. Tại Việt Nam những yếu tố như hệ tư tưởng Á Đông, hoàn cảnh lịch sử, nhận thức về giáo dục tài chính, quan niệm của phụ huynh và những vấn nạn xã hội… là rào cản tác động đến việc chọn thời điểm, nội dung giáo dục tư duy tài chính cho trẻ nhỏ. Nhiều phụ huynh đã cho con tiêu tiền từ lớp 1, song có lẽ rất ít phụ huynh hướng dẫn con cách sử dụng tiền vào mục đích chi tiêu hợp lí. Có phụ huynh vì lo lắng con dùng tiền sớm sẽ bị sa ngã…nên tuyệt đối không cho con tiền…động thái này đã tạo nên những thế hệ công dân trẻ Việt Nam thiếu hiểu biết kiến thức tài chính (VTV24, 2023; VTV24, 7. 2023). Nhiều hệ lụy đã xảy ra từ việc không được trang bị kiến thức, không rèn thói quen - kỹ năng quản lí tài chính, dẫn đến chi tiêu không kế hoạch, nợ nần bủa vây gây ra nhiều hậu quả cho cá nhân, gia đình và xã hội. Chương trình 2018 phản ánh sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục đến việc giáo dục tư duy tài chính cho học sinh phổ thông hiện nay. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết sử dụng phương pháp lý thuyết để tiếp cận tìm hiểu tìm hiểu tư duy kinh tế Hồ Chí Minh, những nội dung cốt lõi của tư duy kinh tế Hồ Chí Minh trong hệ tư tưởng cách mạng của Người từ Đường Kách Mệnh đến Đời sống mới, tầm quan trọng của việc giáo dục tư duy tài chính cho học sinh phổ thông trong thời đại Cách mạng 4.0; Tư duy kinh tế của Hồ Chí Minh và tầm quan trọng của 185
  2. nó trong việc xây dựng nền kinh tế đất nước; Ý nghĩa của việc áp dụng tư duy kinh tế của Hồ Chí Minh trong giáo dục tài chính cho học sinh; Gợi ý phương pháp giáo dục tư duy tài chính cho học sinh phổ thông; Khái quát hóa tư duy kinh tế Hồ Chí Minh để tìm ra ý nghĩa, lợi ích và nội dung phù hợp có thể vận dụng vào giáo dục tư duy tài chính cho học sinh phổ thông trong bối cảnh cuộc cải cách, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam đang diễn ra. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu 3.1.1. Khái niệm liên quan Khái niệm về tư duy kinh tế của Hồ Chí Minh được khái quát bởi tác giả bài viết thông qua việc tìm hiểu những phát biểu, bày tỏ quan điểm của Người về những vấn đề cách mạng liên quan đến công cuộc đấu tranh cách mạng - xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1927 đến năm 1969. Theo đó, tư duy kinh tế Hồ Chí Minh là những luận điểm cơ bản về một nền kinh tế độc lập, tự chủ và phát triển. Người đặc biệt chú trọng việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Người xem nông nghiệp là nền tảng của nền kinh tế, cần được ưu tiên đầu tư và phát triển. Kết hợp kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, coi trọng sức mạnh của tập thể. Hồ Chí Minh thể hiện rõ quan điểm phát triển kinh tế độc lập, tự chủ, phải gắn liền với lợi ích của nhân dân lao động. Đặc điểm của tư duy kinh tế Hồ Chí Minh là đặt những vấn đề kinh tế trong mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ với chính trị và xã hội. Tài chính (1) là “việc quản lí của cải xã hội tính bằng tiền, theo những mục đích nhất định”; (2)hoặc tài chính là tiền nong và sự thu chi (Viện Ngôn ngữ học, 2003). Tư duy (3) là giai đoạn cao của quá trình nhận thức đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lý”( Viện Ngôn ngữ học, 2003). Từ những nghĩa của ý (1), (2) và (3) chúng tôi định nghĩa Tư duy tài chính là phương pháp suy nghĩ có định hướng, có mục đích nhằm giải quyết những vấn đề về tiền, bao gồm cách suy nghĩ, tính toán, nhận định và ra quyết định về tiền một cách phù hợp. 3.1.2. Tầm quan trọng của tư duy kinh tế Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền kinh tế đất nước hiện tại Tư duy kinh tế của Hồ Chí Minh tập trung vào các nội dung i)phát triển kinh tế phải lấy con người làm trung tâm, luôn đặt con người lên hàng đầu, coi trọng phát triển con người, nâng cao đời sống và vị thế của người lao động. Tư duy này giúp tạo động lực cho sự phát triển kinh tế bền vững. ii) Hồ Chí Minh nhấn mạnh việc phải xây dựng nền kinh tế tự chủ, không phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào khác. Điều này giúp tăng cường sức mạnh kinh tế và độc lập của đất nước. iii) Hồ Chí Minh hướng tới sự phát triển toàn diện, không chỉ tập trung vào mặt sản xuất mà còn chú trọng đến các lĩnh vực xã hội khác như giáo dục, y tế và văn hóa. Điều này giúp xây dựng một nền kinh tế phát triển đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. iv) Hồ Chí Minh luôn khuyến khích tiết kiệm, sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả và minh bạch. Tư duy này giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng cường nguồn lực cho phát triển kinh tế. Tư duy kinh tế của Hồ Chí Minh không chỉ hướng đến việc xây dựng nền kinh tế mạnh mà còn chú trọng đến sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước. 3.1.3. Tầm quan trọng của việc giáo dục tư duy tài chính cho học sinh phổ thông trong thời đại Cách mạng 4.0 Ở đặt vấn đề tác giả bài viết đã nêu rõ những yêu cầu của thời đại kinh tế số, hệ lụy từ sự thiếu kiến thức kỹ năng quản lí tài chính, chi tiêu chưa hợp lí của bộ phận giới trẻ gây nên nhiều tệ nạn xã hội, nợ nần, khủng hoảng tài chính…để lại hậu quả cho cá nhân, gia đình và xã hội. Vì vậy, giáo dục tài chính cho học sinh phổ thông rất quan trọng, bởi vì khi được i) trang bị đủ, phù hợp kiến thức về tài chính sẽ giúp các em xây dựng nền tảng vững chắc về khái niệm tiền, giá trị của tiền, cách quản lý và sử dụng tiền một cách hiệu quả. Kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính, giúp họ tự tin và thành công trong cuộc sống sau này. Đồng thời góp phần đào tạo một thế hệ công dân mới có tư duy năng 186
  3. động, nhạy bén phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế số đương đại. ii) Trong bối cảnh Cách mạng 4.0, việc giáo dục tư duy tài chính giúp học sinh hiểu rõ về các khái niệm mới như tiền điện tử, đầu tư trực tuyến và phát triển kỹ năng cần thiết để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế hiện đại. iii) Giáo dục tài chính từ sớm giúp học sinh nhận biết và tránh xa các rủi ro tài chính, hạn chế nợ nần không kiểm soát, đồng thời khuyến khích thái độ tiết kiệm và đầu tư thông minh. iv)Việc trang bị cho học sinh kiến thức về tài chính giúp họ phát triển sự tự chủ và độc lập trong quyết định về tài chính cá nhân, từ đó xây dựng cuộc sống ổn định và bền vững trong tương lai. 3.1.4. Nội dung và phương pháp giáo dục tư duy tài chính cho học sinh phổ thông Nội dung và phương pháp là cặp phạm trù không thể tách rời nhau trong hoạt động sư phạm; Giáo dục tư duy tài chính là một quá trình quan trọng và nên bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ. Lứa tuổi phù hợp để giáo dục tư duy tài chính có thể phân chia nhiều tầng bậc, vì nhận thức ở mỗi giai đoạn của đời người khác nhau. Theo Chương trình tổng thể năm 2018, giáo dục phổ thông chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Chương trình chủ yếu thông qua hoạt động thực hành, trải nghiệm, trò chơi toán học để lồng ghép giáo dục tài chính cho học sinh. Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9): Ở lứa tuổi học sinh tiểu học trẻ bắt đầu học cách nhận biết tiền và hiểu về giá trị của tiền. Có thể sử dụng cách tiếp cận thông qua trò chơi, hoạt động thực tế để giúp trẻ hiểu về khái niệm tiền và cách sử dụng nó. Học sinh cấp trung học cơ sở là thời điểm lý tưởng để bắt đầu giáo dục về quản lý thu chi, tiết kiệm và đầu tư cơ bản. Học sinh có thể học được cách lập ngân sách cá nhân, quản lý tiền bạc và hiểu về các khái niệm tài chính căn bản như Khái niệm về tiền: Hiểu về ý nghĩa của tiền, vai trò của tiền trong cuộc sống hàng ngày và trong nền kinh tế. Nguyên tắc tiết kiệm: Học cách tiết kiệm tiền và quản lý nguồn lực tài chính cá nhân một cách hiệu quả. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12) tương ứng với tuổi học sinh cấp trung học phổ thông: Ở độ tuổi này, học sinh có thể được giáo dục về các khái niệm tài chính phức tạp hơn như lãi suất, đầu tư, nợ nần và rủi ro tài chính. Có thể thiết kế các hoạt động thực tế như mô phỏng việc quản lý ngân sách, đầu tư giả lập để học sinh áp dụng kiến thức vào thực tế. Ở giai đoạn này học sinh nên được tìm hiểu về nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân: Biết cách lập kế hoạch tài chính, theo dõi thu chi và xây dựng ngân sách cá nhân. Hiểu biết về lãi suất và đầu tư, về khái niệm lãi suất, cách tính lãi suất đơn giản và khái niệm cơ bản về đầu tư. Hiểu biết về nợ và rủi ro tài chính, nhận biết rủi ro khi vay nợ, hiểu về loại hình nợ cơ bản và cách tránh rủi ro tài chính. Kiến thức về ngân hàng và thanh toán: hiểu biết về các dịch vụ ngân hàng cơ bản, cách sử dụng thẻ tín dụng/debit và quy trình thanh toán trực tuyến. Kỹ năng quyết định tài chính, học sinh cần được phát triển kỹ năng ra quyết định tài chính thông minh và tự chủ trong việc quản lý tiền. Cung cấp những kiến thức cơ bản này sẽ giúp học sinh phát triển ý thức tài chính từ sớm và xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển sau này. Thực hành quản lý tài chính cá nhân từ sớm giúp học sinh phổ thông hình thành thói quen tiết kiệm, quản lý nguồn lực tài chính cá nhân một cách tự chủ và hiệu quả. Nội dung cụ thể về thực hành quản lý tài chính cá nhân trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các khối lớp được tóm lược như sau: Ở môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2, nội dung Cộng đồng địa phương, Hoạt động mua bán hàng hóa, học sinh được thực hành làm quen với một số hàng hóa cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, cách mua bán hàng hóa tại cửa hàng tạp hóa, chợ, siêu thị hoặc trung tâm thương mại. Học sinh giải thích được vì sao phải chọn hàng hóa trước khi mua. [Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Giáo viên xây dựng các tình huống giả định để rèn cho học sinh cách chọn hàng hóa phù hợp về giá cả và chất lượng. Lên lớp 3, ở nội dung Một số hoạt động sản xuất, yêu cầu học sinh thực hành viết, vẽ hoặc sử dụng tranh ảnh, video,... để chia sẻ với những người xung quanh về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm. Từ lớp 2, qua môn Toán, nội dung Đo lường giáo dục tài chính cơ bản đã đưa vào chương trình, học sinh được học cách nhận biết tiền Việt Nam thông qua hình ảnh của một số tờ tiền. Lớp 3, nội 187
  4. dung Đo lường, yêu cầu học sinh nhận biết được mệnh giá của các tờ tiền Việt Nam (trong phạm vi 100 000 đồng); nhận biết được tờ tiền hai trăm nghìn đồng và năm trăm nghìn đồng (không yêu cầu học sinh đọc, viết số chỉ mệnh giá). Lớp 4, nội dung Đo lường, yêu cầu học sinh thực hiện được việc đổi và tính toán các loại tiền đã học. Giải quyết được các vấn đề liên quan đến tiền Việt Nam. Hoạt động thực hành và trải nghiệm mua bán, trao đổi tiền. Lớp 5, nội dung Đo lường, Thực hành đo đại lượng, học sinh được sử dụng và phải sử dụng được một số dụng cụ thông dụng để thực hành cân, đo, đong, đếm, xem thời gian, mua bán với các đơn vị đo đại lượng và tiền tệ đã học; thực hành mua bán, trao đổi chi tiêu hợp lí, tính tiền lãi, lỗ trong mua bán, tính tiền lãi, lỗ trong gửi tiết kiệm và vay vốn (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Ngoài ra ở các lớp 3, 4 và 5 môn Toán, nội dung Hoạt động thực hành trải nghiệm, hình thức tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoá và và các chủ đề liên môn, qua các “trò chơi học Toán hoặc các hoạt động “Học vui - Vui học”; trò chơi liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hoá; lắp ghép, gấp, xếp hình; tung đồng xu, xúc xắc,... liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức toán” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Từ những yêu cầu cần đạt đối với môn Toán bậc tiểu học, chúng ta có đủ thông tin về mục tiêu rèn luyện các loại năng lực Toán học như: năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học và năng lực giao tiếp toán học. Giáo viên có thể tích hợp giáo dục tài chính cho học sinh từng khối lớp bằng cách ra các bài tập thực hành tính toán, đo lường, tính tỉ lệ phần trăm… tổ chức các hoạt động trải nghiệm để học sinh được tham gia vào mua, bán, trao đổi tiền, thực hành gửi tiền tiết kiệm qua ngân hàng hoặc quỹ tín dụng mô phỏng sát với thực tiễn. Thông qua hoạt động thực hành, trải nghiệm học sinh tiếp cận các khái niệm tài chính liên quan và giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Ở nội dung Số thập phân trong môn Toán lớp 6, yêu cầu cần đạt của nội dung này là học sinh “giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với các phép tính về số thập phân, tỉ số và tỉ số phần trăm. Ví dụ giải các bài toán liên quan đến lãi suất tín dụng. Học sinh được tìm hiểu một số kiến thức về tài chính như làm quen với việc gửi tiền tiết kiệm và vay vốn ngân hàng; tính lỗ, lãi và dư nợ; thực hành tính lãi suất trong tiền gửi tiết kiệm và vay vốn. Trả số tiền đúng theo hoá đơn hoặc tính tiền thừa khi mua hàng; thực hành ghi chép thu nhập và chi tiêu, cất giữ hoá đơn trong trường hợp cần sử dụng đến”; ở lớp 7 học sinh được “tìm hiểu một số kiến thức về tài chính: thực hành tính toán việc tăng, giảm theo giá trị phần trăm của một mặt hàng hoặc một kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Làm quen với giao dịch ngân hàng. Làm quen với thuế và việc tính thuế.” Lên lớp 8, học sinh được tìm hiểu một số kiến thức về tài chính như: “Lập kế hoạch chi tiêu của bản thân. Làm quen với bài toán về đầu tư cá nhân (xác định vốn đầu tư để đạt được lãi suất mong đợi). Hiểu được các bản sao kê của ngân hàng (bản sao kê thật hoặc ví dụ) để xác định giao dịch và theo dõi thu nhập và chi tiêu; lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp”; lớp 9 là lớp cuối cùng của giai đoạn giáo dục cơ bản, tùy vào điều kiện cụ thể, thông qua hoạt động trải nghiệm, học sinh tìm hiểu về kiến thức tài chính (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018) cơ bản như: “Thực hành lập kế hoạch đầu tư cá nhân. Làm quen với bảo hiểm. Làm quen với bài toán về tăng trưởng (xác định vốn đầu tư để đạt được tỉ lệ tăng trưởng mong đợi)”. Từ lớp 1 đến lớp 9 các khái niệm, kiến thức cơ bản về tiền, cách tạo ra nguồn tiền, thu, chi và quản lí thu chi cơ bản đã được giáo dục cho học sinh. Giai đoạn giáo dục hướng nghiệp, ở lớp học đầu cấp ba học sinh được “tìm hiểu một số kiến thức về tài chính, như: hiểu sự khác biệt giữa tiết kiệm và đầu tư. Thực hành thiết lập kế hoạch đầu tư cá nhân để đạt được tỉ lệ tăng trưởng như mong đợi”.(Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Qua nội dung Vận dụng hệ phương trình bậc nhất ba ẩn để giải một số bài toán liên môn và thực tiễn, học sinh tập lập kế hoạch sản xuất, mô hình cân bằng thị trường, phân bố vốn đầu tư. Lên lớp 11(Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018), học sinh “thực hành lên kế hoạch và quản lí thu nhập và tích luỹ của cải trong khoảng thời gian ngắn hạn và trung hạn. Xác định được các phương thức để bảo vệ bản thân khỏi rủi ro”. Nghĩa là học sinh lập kế hoạch chi tiêu hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng để theo dõi thu chi và đề ra mục tiêu tài chính cụ thể. Lớp 12, thông qua hoạt động thực hành, trải nghiệm học sinh vận dụng các kiến thức toán học vào một số vấn đề liên quan đến tài chính. Đồng thời lớp 12, học sinh được tìm hiểu kiến thức tài chính bằng chuyên đề 12.2. Vận dụng đạo hàm để giải quyết một số bài toán tối ưu trong thực tiễn, đặc biệt là trong kinh tế. Ví dụ, bài toán tối ưu hoá chi phí sản xuất, bài 188
  5. toán tối ưu hoá lợi nhuận,.. Chuyên đề 12.3. Ứng dụng toán học trong một số vấn đề liên quan đến tài chính. Vận dụng kiến thức toán học trong việc giải quyết một số vấn đề về lãi suất và vay nợ của các tổ chức tín dụng. Nội dung yêu cầu học sinh phải đạt được các chuẩn kiến thức kỹ năng sau: i)Nhận biết được một số vấn đề về tiền tệ. ii) Thiết lập được kế hoạch tài chính cá nhân cho các nhu cầu dài hạn như giáo dục hoặc sống tự lập. iii) Nhận biết được một số vấn đề về lãi suất và vay nợ của các tổ chức tín dụng (như ngân hàng, quỹ tín dụng,...). iv) Tính được lãi suất được hưởng qua tiền tiết kiệm và các giá trị thực chất có tính đến lạm phát. v) Tính được lãi suất cần trả cho thẻ tín dụng, phí sử dụng thẻ (bao gồm các giao dịch) Sử dụng công cụ tài chính như sổ tiết kiệm, thẻ ngân hàng, ứng dụng quản lý tài chính để thực hành quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. vi) Nhận biết được kết quả của việc trả các khoản tiền nợ đúng thời hạn, bao gồm hồ sơ tín dụng và giá trị tín dụng. Vận dụng được kiến thức toán học (như các kiến thức về tỉ số, tỉ số phần trăm, phép tính lũy thừa và logarit) trong việc giải quyết một số vấn đề về lãi suất và vay nợ của các tổ chức tín dụng (như ngân hàng, quỹ tín dụng,...) nội dung giáo dục này góp phần khuyến khích học sinh tiết kiệm một phần thu nhập của mình và thực hành đầu tư vào các hình thức tiết kiệm hoặc đầu tư nhỏ để hiểu về lợi ích của việc quản lý tài chính thông minh. Cũng lớp 12 ở chủ đề Vận dụng kiến thức toán học trong việc giải quyết một số vấn đề về đầu tư. Chuẩn yêu cầu cần đạt của học sinh bắt buộc là nhận biết được một số vấn đề về đầu tư. i)Vận dụng được kiến thức toán học (như các kiến thức về tỉ số, tỉ số phần trăm, đạo hàm, cách tìm giá trị cực trị của biểu thức) trong việc giải quyết một số vấn đề về đầu tư như quản lý ngân sách cá nhân, xác định các khoản thu và chi, tạo bảng thu chi để theo dõi và đánh giá tình hình tài chính cá nhân. ii) Giải thích được rằng các khoản đầu tư có thể tăng giá trị và cũng như tiền, có thể giảm giá trị nếu lạm phát vượt tỉ lệ lãi suất. Những kiến thức này giúp giải thích về loại hình nợ, rủi ro khi vay nợ và cách tránh nợ nần không kiểm soát. Tổ chức cho học sinh thực hành quản lý chi tiêu, cho học sinh tham gia vào quản lý chi tiêu gia đình hoặc tự quản lý một số khoản chi tiêu nhỏ để rèn luyện kỹ năng quản lý tài chính. Qua môn học Giáo dục công dân, kiến thức tài chính được tích hợp cụ thể như sau: Lớp Nội dung Yêu cầu cần đạt 1 Không có 2 Không có 3 Không có – Nêu được vai trò của tiền. – Biết vì sao phải quý trọng đồng tiền. Quý trọng 4 – Biết bảo quản và tiết kiệm tiền; mua sắm quần áo, đồ dùng, đồ đồng tiền chơi, quà bánh,… đúng mức, phù hợp với hoàn cảnh gia đình. – Nhắc nhở bạn bè chi tiêu tiết kiệm Giáo dục kinh tế Hoạt động tiêu – Nêu được biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí. dùng – Biết vì sao phải sử dụng tiền hợp lí. Sử dụng tiền 5 – Nêu được cách sử dụng tiền hợp lí. hợp lí – Thực hiện được việc sử dụng tiền hợp lí. – Góp ý với bạn bè để sử dụng tiền hợp lí. – Nêu được khái niệm tiết kiệm và biểu hiện của tiết kiệm (tiền bạc, đồ dùng, thời gian, điện, nước,...). – Hiểu vì sao phải tiết kiệm. 6 Tiết kiệm – Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống, học tập. – Nhận xét, đánh giá được việc thực hành tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh. – Phê phán những biểu hiện lãng phí. 189
  6. – Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả. 7 Quản lí tiền – Nhận biết được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả. – Bước đầu biết quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân. – Nhận biết được sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu. Lập kế hoạch – Nêu được cách lập kế hoạch chi tiêu. 8 chi tiêu –Lập được kế hoạch chi tiêu và tạo thói quen chi tiêu hợp lí. –Giúp đỡ bạn bè, người thân lập kế hoạch chi tiêu hợp lí. – Nhận biết được thế nào là tiêu dùng thông minh;lợi ích của tiêu dùng thông minh. – Đánh giá được các hành vi tiêu dùng thông minh và kém thông minh. – Nêu được các cách tiêu dùng thông minh (nắm bắt thông tin về Giáo dục kinh tế Tiêu dùng 9 sản phẩm, sử dụng sản phẩm an toàn, nhận biết những hình thức và pháp luật thông minh; quảng cáo khác nhau, xác định phương thức thanh toán,...). – Thực hiện được hành vi tiêu dùng thông minh trong một số tình huống cụ thể. – Khích lệ, giúp đỡ người thân, bạn bè trở thành người tiêu dùng thông minh. Lập kế hoạch tài chính: – Nêu được khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân, các loại kế hoạch tài chính cá nhân và tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân. Lập kế hoạch – Nhận biết được các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân. tài chính – Lập được kế hoạch tài chính của cá nhân. Tín dụng và – Kiểm soát được tài chính cá nhân. 10 cách sử dụng Tín dụng và cách sử dụng các dịch vụ tín dụng. các dịch vụ tín – Nêu được khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng. dụng. – Kể tên được một số dịch vụ tín dụng và mô tả đặc điểm của chúng. – Nhận biết được sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng. – Biết cách sử dụng một số dịch vụ tín dụng một cách có trách nhiệm. Văn hóa tiêu dùng: – Nêu được vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế. – Nêu được khái niệm và vai trò của văn hoá tiêu dùng. Hoạt động tiêu – Mô tả được một số đặc điểm trong văn hoá tiêu dùng Việt Nam dùng; và các biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng. Hoạt động sản Văn hóa tiêu – Thực hiện được các hành vi tiêu dùng có văn hoá. xuất kinh doanh dùng; Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của Ý tưởng, cơ người kinh doanh: hội kinh doanh 11 – Nêu được thế nào là ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh. và các năng – Giải thích được tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh lực cần thiết doanh và xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh. của người kinh – Nhận biết được tại sao cần có ý tưởng kinh doanh; các nguồn doanh giúp tạo ý tưởng kinh doanh. – Chỉ ra được các năng lực cần thiết của người kinh doanh. – Xây dựng được ý tưởng kinh doanh dưới dạng bài tập thực hành; phân tích được ý tưởng kinh doanh và năng lực kinh doanh của bản thân. Quản lí thu, chi trong gia đình: – Nêu được thế nào là quản lí thu, chi trong gia đình Quản lí thu, – Giải thích được sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình. chi trong gia – Đánh giá được thói quen chi tiêu và các mục tiêu tài chính của 12 đình; gia đình. Lập kế hoạch – Tham gia lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thu, chi hợp lí kinh doanh trong gia đình. Lập kế hoạch kinh doanh: 190
  7. – Nêu được nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh. – Giải thích được sự cần thiết phải lập kế hoạch kinh doanh. – Diễn giải được các bước lập kế hoạch kinh doanh. – Lập được kế hoạch kinh doanh và mô tả được kế hoạch kinh doanh của bản thân dưới hình thức bài tập thực hành. – Nêu được thế nào là doanh nghiệp nhỏ; những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp nhỏ; các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ. – Nhận biết được mục tiêu và các nhân tố ảnh hưởng đến sản Chuyên đề xuất kinh doanh trong một 10.2: Mô hình doanh nghiệp nhỏ cụ thể. sản xuất kinh 10 Các chuyên đề – Lập được quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ. doanh của – Phân tích được những bài học thành công và thất bại trong quá doanh nghiệp trình sản xuất kinh nhỏ doanh của một doanh nghiệp nhỏ cụ thể. – Yêu thích hoạt động sản xuất kinh doanh; chủ động học hỏi quy trình sản xuất kinh doanh và những bài học thành công của doanh nghiệp. Ở lớp 11, 12 các chuyên đề giáo dục tài chính giảm, song tăng cường nội dung giáo dục về pháp luật, trách nhiệm của công dân, doanh nghiệp khi tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Như vậy, môn học Giáo dục công dân là môn học tập trung nhiều những nội dung về giáo dục tài chính hơn các môn học khác. Để giáo dục tài chính cho học sinh thông qua môn học này, giáo viên cần tổ chức nhiều hoạt động để học sinh tự khám phá, khai thác thông tin, so sánh, phân tích, đối chiếu minh họa bằng các tình huống giả định có vấn đề. Đồng thời sử dụng kết hợp phương pháp truyền thống với hiện đại như nêu và giải quyết vấn đề sáng tạo, thảo luận nhóm, đóng vai, dự án học tập…linh hoạt các hình thức học tập cá nhân, nhóm, trong lớp, ngoài lớp, xử lí tình huống, tăng cường hoạt động thực hành, trải nghiệm và phối kết hợp với những lực lượng giáo dục ngoài nhà trường có chuyên môn phù hợp để tham gia vào hoạt động giáo dục tài chính. Môn Công nghệ, giáo dục tài chính được xây dựng ở chương trình từ lớp 3 đến lớp 9. Ở lớp 3, HS phải tính toán được chi phí để làm một đồ chơi đơn giản. Ở lớp 4, HS phải tính toán được chi phí để tự làm một đồ chơi dân gian. Lên lớp 5, các em học thể hiện cách sử dụng điện thoại an toàn, tiết kiệm và hiệu quả trong giao tiếp. Ở nội dung Bảo quản và chế biến thực phẩm môn Công nghệ lớp 6, HS tính toán được dinh dưỡng và chi phí cho bữa ăn gia đình. Nội dung Đồ dùng điện trong gia đình, các em lựa chọn được đồ dùng điện tiết kiệm năng lượng, phù hợp với điều kiện gia đình. Khi lập Quy trình trồng trọt ở môn Công nghệ lớp 7, HS lập được kế hoạch, tính toán được chi phí cho việc trồng và chăm sóc một loại cây trồng phổ biến trong gia đình. HS lập kế hoạch, tính toán được chi phí cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc một loại vật nuôi trong gia đình. Lên lớp 8, nội dung giáo dục tài chính mờ nhạt, song ở Hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp lớp 9, HS tiếp tục được thực hành tính toán được chi phí cho một mạng điện trong nhà đơn giản; tính toán được chi phí để lắp đặt hệ thống đảm bảo an ninh, an toàn cho ngôi nhà thông minh; tính toán được chi phí và hiệu quả kinh tế khi trồng cây ăn quả; tính toán được chi phí và hiệu quả kinh tế khi nuôi gà lấy thịt theo tiêu chuẩn VietGAP; tính toán được chi phí và hiệu quả kinh tế khi nuôi cá nước ngọt; tính toán được chi phí và hiệu quả kinh tế khi làm hoa giấy, hoa vải. Giáo dục tài chính ở môn Công nghệ được giải quyết trong nội dung từ lớp 6 đến hết lớp 9. Ba năm của bậc trung học phổ thông dành cho giáo dục nghề. Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp sắp xếp các nội dung giáo dục tài chính từ lớp 2, thông qua 2 hình thức hoạt động là: i) Hoạt động rèn luyện bản thân, lớp 2, yêu cầu HS nhận biết đồng tiền được sử dụng trong trao đổi hàng hoá. Lớp 3, HS xác định được những thứ thực sự cần mua để tránh lãng phí trong một số tình huống cụ thể. Lớp 4, HS lựa chọn được mặt hàng muốn mua phù hợp với khả năng tài chính của bản thân và gia đình. Lớp 5, HS tham gia lập kế hoạch kinh doanh dựa trên hoạt động do trường tổ chức. Lên lớp 6, HS xác định được những khoản chi ưu tiên khi số tiền của mình hạn chế. Sang lớp 7, HS biết kiểm soát các khoản chi và biết tiết kiệm tiền. Đến lớp 8, HS nhận ra ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như tiếp thị, quảng cáo đến quyết 191
  8. định chi tiêu cá nhân để có quyết định phù hợp. Lớp 9, các em xây dựng được ngân sách cá nhân hợp lí trong đó tính đến các khoản thu, chi, tiết kiệm, cho, tặng. Lớp 10, xây dựng được kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí. Lớp 11, thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí. Lớp 12, lập và thực hiện được kế hoạch phát triển tài chính cho bản thân trong điều kiện phù hợp. ii) Hoạt động chăm sóc gia đình lớp 3, yêu cầu HS tìm hiểu được thu nhập của thành viên trong gia đình. Lớp 4, So sánh được giá của các mặt hàng phổ biến trong sinh hoạt hằng ngày của gia đình và có ý thức tiết kiệm cho gia đình. Lớp 5, các em biết lập sổ tay ghi chép chi tiêu của gia đình. Lớp 6, HS tham gia giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong gia đình. Lớp 7, lập được kế hoạch chi tiêu cho một số sự kiện trong gia đình phù hợp với lứa tuổi. Lớp 8, HS lập được kế hoạch kinh doanh của bản thân phù hợp với lứa tuổi. Lớp 9, HS đề xuất được một số biện pháp phát triển kinh tế cho gia đình. Lớp 10, đề xuất các biện pháp phát triển kinh tế và góp phần phát triển kinh tế cho gia đình. Lớp 11, lập được kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình và thực hiện được mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình. Lớp 12, HS phân tích được chi phí sinh hoạt trong gia đình có thể bị ảnh hưởng bởi thu nhập thực tế, quyết định chi tiêu và lối sống. 3.2. Thảo luận Tư duy kinh tế của Hồ Chí Minh là sự kết tinh nhuần nhuyễn gắn chặt với luận điểm cách mạng, với chính trị, xã hội và văn hóa. Suốt những chặng đường lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người luôn nhất quán chỉ đạo: “kháng chiến và kiến quốc” hay “thực hành cần, kiệm, liêm, chính”. Tư tưởng độc lập tự chủ là nguyên nhân căn bản dẫn đến những thành tựu phát triển nền kinh tế” (Cao Ngọc Thắng, 2009). Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, đặc điểm và trình độ sản xuất luôn biến đổi đòi hỏi quan hệ sản xuất phải thay đổi theo cho phù hợp. Điều kiện trước hết là phải thay đổi tư duy, đặc biệt là tư duy kinh tế. (Cao Ngọc Thắng, 2009). Trong tác phẩm Đời sống mới, Người phân tích để nhân dân hiểu rõ:“Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ”, “cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý", "cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm", '‘cái gì mới mà hay, thì ta phải làm" (Hồ Chí Minh (2011). Xu thế phát triển của nền kinh tế toàn cầu trong thời đại 4.0 đặt ra nhiệm vụ cấp bách phải giáo dục tư duy tài chính cho công dân. Đó là một phần cốt lõi của cuộc cải cách giáo dục với quy mô lớn căn bản và toàn diện đang diễn ra. Chương trình Tổng thể 2018 được phân chia theo hai giai đoạn là giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp. Ở mỗi giai đoạn, nội dung giáo dục tài chính được xây dựng dựa theo nghiên cứu đặc điểm tâm lí lứa tuổi. Lần đầu tiên ở Việt Nam giáo dục tài chính được đưa vào chương trình giáo dục quốc gia. Nội dung giáo dục tài chính được sắp xếp trong các môn học Toán, Giáo dục công dân, Tự nhiên và Xã hội, Công nghệ, Hoạt động trải nghiệm. Các nội dung được xây dựng mở rộng và nâng cao dần theo cấp học (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Ở góc nhìn là người tham gia vào công tác giáo dục, chúng tôi thiết nghĩ rằng việc đưa những nội dung giáo dục tài chính cụ thể vào nhà trường khi triển khai nên vận dụng tư duy kinh tế của Hồ Chí Minh để làm tăng thêm hiệu quả giáo dục về mặt ý thức hệ và phù hợp với Việt Nam. Bởi vì tư duy kinh tế của Hồ Chí Minh có những giá trị sau: Tư duy về sự tiết kiệm: Hồ Chí Minh luôn khuyến khích việc tiết kiệm và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả. Việc học sinh áp dụng tư duy này sẽ giúp họ nhận ra giá trị của tiền và hình thành thói quen tiết kiệm từ khi còn nhỏ. Từ bài học của xây dựng Đời sống mới có thể nhận ra những việc làm tốt nhưng đến hiện tại không còn phù hợp. Đơn cử như, nhiều thập niên trước cho đến hiện tại, nhà trường phổ thông phổ biến phong trào nuôi heo đất - giáo dục học sinh tiết kiệm tiền giúp người gặp hoàn cảnh khó khăn. Đây là một hành động đẹp, nhiều ý nghĩa nhân văn, tuy nhiên việc mua heo đất, đập heo đất lấy tiền ra thật sự chưa phải là hành động tiết kiệm. Vì học sinh phải bỏ tiền mua heo. Hành động đập heo đất lặp đi lặp lại gây nên sự lãng phí không nhỏ khi được triển khai trên diện rộng. Nhà trường nên nghiên cứu đưa ra hình thức giáo dục tiết kiệm phù hợp hơn với thời đại, chẳng hạn như nuôi heo số, tham gia vào quỹ từ thiện số bằng việc tập kết những vật dụng học tập, cặp sách, sách giáo khoa, bút, thước kẻ, quần áo…đã qua sử dụng còn tái sử dụng được để trao đến người dùng khác theo cách mới, văn minh hơn. Tư duy về quản lý nguồn lực, nghĩa là học sinh nên rèn thói quen tiết kiệm, phải quý trọng đồng tiền, chi tiêu hợp lý, làm việc và học tập có kế hoạch, tiêu dùng thông minh trong thời đại công nghệ, quản lí được nguồn tài chính của bản thân, nguồn lực quý báu của đất nước phải được quản lý và sử 192
  9. dụng một cách hiệu quả. Học sinh, khi áp dụng tư duy này sẽ học được cách quản lý nguồn lực tài chính cá nhân một cách tự chủ và bài bản. Tư duy về phát triển bền vững - tiêu dùng có văn hóa. Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh việc phát triển bền vững, không chỉ tập trung vào lợi ích ngắn hạn mà còn quan tâm đến tương lai. Học sinh, khi học được tư duy này, sẽ biết cách xây dựng mục tiêu tài chính dài hạn và đầu tư cho tương lai, cần có óc phán đoán khoa học về tài chính, quản trị rủi ro tài chính cá nhân thông qua con đường tự học. Mỗi cá nhân phải không ngừng tự nâng cao trình độ hiểu biết về tài chính, đầu tư tài chính, quản trị rủi ro cho gia đình, bản thân và doanh nghiệp. Tư duy về độc lập tài chính, Hồ Chí Minh luôn khuyến khích đất nước phải độc lập về kinh tế. Áp dụng tư duy này vào tài chính cá nhân, học sinh sẽ học được cách tự chủ và độc lập trong quản lý tài chính cá nhân, không phụ thuộc vào người khác. Đặc biệt, khi giáo dục tài chính cho học sinh cần nhấn mạnh sức mạnh nội lực của nguồn lực tài chính. Khuyến khích các bài toán độc lập, tự chủ về tài chính nhằm định hướng cho học sinh cách nuôi dưỡng, tập trung phát huy sức mạnh nội lực, tư duy nhạy bén trong phân tích và dự đoán các tình huống có vấn đề về tài chính - để biết đón nhận cơ hội đầu tư thông minh. Đồng thời phòng tránh rủi ro, cạm bẫy tài chính. Vì trong thời đại kinh tế số bùng nổ, nguy cơ bị thâu thuộc về kinh tế luôn hiện hữu đe dọa an ninh kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Nếu không sớm có giải pháp độc lập về kinh tế trên không gian số thì có khả năng xảy ra nhiều bất ổn ở các lĩnh vực khác. Tư duy về công bằng và chia sẻ, Hồ Chí Minh luôn dạy rằng nguồn lực phải được phân phối công bằng. Việc áp dụng tư duy này vào giáo dục tài chính sẽ giúp học sinh hiểu về ý nghĩa của việc chia sẻ, hỗ trợ và xây dựng một xã hội công bằng. Tóm lại, việc áp dụng tư duy kinh tế của Hồ Chí Minh vào giáo dục tài chính cho học sinh phổ thông không chỉ giúp cải thiện tư duy tài chính mà còn hình thành những giá trị về tiết kiệm, quản lý nguồn lực, phát triển bền vững và độc lập trong quản lý tài chính cá nhân. Những ví dụ minh họa của tác giả bài viết chưa nhiều, kính mong được sự bàn luận, góp ý từ các nhà khoa học cho những vấn đề còn ngỏ. 4. KẾT LUẬN Tư duy kinh tế của Hồ Chí Minh, với sự tập trung vào con người, độc lập kinh tế và phát triển toàn diện là nguồn cảm hứng quan trọng cho việc giáo dục tư duy tài chính cho học sinh. Giáo dục tài chính từ sớm giúp học sinh xây dựng nền tảng vững chắc về kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, từ đó phát triển thói quen tiết kiệm và đầu tư thông minh. Việc áp dụng tư duy kinh tế của Hồ Chí Minh vào giáo dục tài chính cho học sinh có thể giúp các em cải thiện tư duy tài chính, khuyến khích sự tự chủ, tiết kiệm và đầu tư thông minh. Kết hợp giữa tư duy kinh tế của Hồ Chí Minh và giáo dục tài chính sẽ giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, xây dựng nền kinh tế độc lập và bền vững cho đất nước trong thời đại Cách mạng 4.0. Việc áp dụng tư duy kinh tế Hồ Chí Minh vào giáo dục tài chính cho học sinh phổ thông góp phần phát triển nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính hiệu quả trong môi trường kinh tế hiện đại. Giáo dục tài chính từ lứa tuổi học sinh phổ thông mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho học sinh, giúp họ phát triển kỹ năng và nhận thức về quản lý tài chính cá nhân, cụ thể: Một là, giáo dục tài chính giúp học sinh trở nên tự chủ hơn trong việc quản lý tài chính cá nhân, từ việc lập kế hoạch chi tiêu đến đầu tư và tiết kiệm. Hai là, hiểu biết về tài chính giúp học sinh nhận ra rủi ro của nợ nần và biết cách quản lý tài chính một cách cẩn thận, giúp họ tránh xa tình trạng nợ nần không kiểm soát. Ba là, giáo dục tài chính giúp phát triển kỹ năng quản lý, xử lý vấn đề và ra quyết định thông minh trong việc quản lý tài chính cá nhân. Bốn là, học sinh thông thạo về tài chính sẽ hiểu rõ về ý nghĩa của tiết kiệm và đầu tư, từ đó phát triển thói quen tiết kiệm và đầu tư thông minh. Năm là, việc giáo dục tài chính giúp học sinh xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển cá nhân và sẵn sàng cho thách thức của cuộc sống khi trưởng thành. Sáu là, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, cách hoạt động của thị trường tài chính, giúp họ trở thành người tiêu dùng thông thái và tự tin trong quản lý tài chính cá nhân./. 193
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình tổng thể. Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình môn Toán. Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hà Nội. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình môn Giáo dục công dân. Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội. Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hà Nội. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình môn Công nghệ. Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hà Nội. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hà Nội. 7. Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, tập 5, Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 8. VTV24 (2023), Xu hướng mua sắm không kiểm soát của người trẻ, truy cập tại địa chỉ: https://www.youtube.com/watch?v=Sp-abMwlRMs, ngày 25.4.2024. 9. VTV24 (7.2023), Nghiện mua sắm: vui mua, buồn mua, hết tiền cũng mua, truy cập tại địa chỉ: https://www.youtube.com/watch?v=H11-2Kyyizg, ngày 25.4.2024. 10. Cao Ngọc Thắng (2009). Hồ Chí Minh - tư duy kinh tế. Nxb. Thanh niên. 11. Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, Nxb. Đà Nẵng. 194
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1