Ứng dụng họa tiết trang trí thời Đông Sơn vào thiết kế khăn choàng
lượt xem 1
download
Đề tài nghiên cứu phục vụ cho nhu cầu đời sống cũng như góp phần phát huy tinh hoa bản sắc dân tộc Việt Nam. Thông qua đó, đề tài sẽ giúp người Việt cùng mọi người trên thế giới có thêm hiểu biết về nền văn hóa Việt Nam nói chung và nền văn hóa Đông Sơn nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ứng dụng họa tiết trang trí thời Đông Sơn vào thiết kế khăn choàng
- ỨNG DỤNG HỌA TIẾT TRANG TRÍ THỜI ĐÔNG SƠN VÀO THIẾT KẾ KHĂN CHOÀNG Trương Thị Quỳnh Như1, Hoàng Như Quỳnh1, Đoàn Thị Ngọc Trang1 1. Khoa: Công nghiệp Văn hóa - Email: 2022104030070@student.tdmu.edu.vn TÓM TẮT Những họa tiết Đông Sơn mang đậm bản sắc dân tộc, lưu giữ nhiều giá trị truyền thống, kế thừa tinh hoa của một thời kỳ văn minh lịch sử. Những họa tiết được lưu trên trống đồng đã cho thấy đây là thời kì Đồ đồng phát triển mạnh mẽ, cho thấy kỹ thuật sản xuất đã đến đỉnh cao. Họa tiết Đông Sơn chứa đựng tình yêu, tâm huyết của những nghệ nhân sáng tạo ra nó, đằng sau mỗi nét hoạt tiết còn là những gì tinh túy nhất trong văn hóa truyền thống, đồng thời cũng là niềm tự hào dân tộc to lớn. Các sản phẩm ứng dụng họa tiết Đông Sơn ra đời với sứ mệnh đưa vật phẩm truyền thống giàu ý nghĩa này tới gần hơn những thế hệ người dân Việt, như một cách tưởng nhớ về cội nguồn, về những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Việc sử dụng họa tiết thời Đông Sơn vào thiết kế khăn choàng góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống, tạo ra xu hướng thời trang mới nhưng không bị mất đi giá trị truyền thống, nét đẹp lịch sử vốn có của dân tộc. Từ khóa: Đông Sơn, họa tiết, khăn choàng, trống đồng ĐẶT VẤN ĐỀ Ứng dụng họa tiết trang trí Đông Sơn trong thiết kế khăn choàng nhằm tôn lên giá trị thẩm mĩ, văn hoá cũng như giá trị lịch sử của dân ta, phù hợp với xu hướng phát triển và hội nhập, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đề tài nghiên cứu phục vụ cho nhu cầu đời sống cũng như góp phần phát huy tinh hoa bản sắc dân tộc Việt Nam. Thông qua đó, đề tài sẽ giúp người Việt cùng mọi người trên thế giới có thêm hiểu biết về nền văn hóa Việt Nam nói chung và nền văn hóa Đông Sơn nói riêng. Cụ thể hơn phân tích được họa tiết thời Đông Sơn qua trống đồng Đông Sơn, nêu được những đóng góp dựa trên vai trò của họa tiết thời Đông Sơn vào đời sống như các ngành nghề thời trang, nội thất, kiến trúc, ứng dụng họa tiết thời Đông Sơn vào thiết kế các mẫu khăn choàng bằng cách phác thảo các mẫu khăn choàng và đưa ra được các giải pháp để chọn lọc, xử lý và áp dụng các họa tiết thời Đông Sơn bằng phần mềm Thiết kế đồ họa. Đồng thời góp thêm vào bộ sưu tập thời trang những ý tưởng mới mẻ, độc đáo nhưng vẫn giữ lại được sự tinh tế và cả niềm tự hào dân tộc. Ngoài ra còn giúp bạn bè thế giới biết nhiều hơn đến nền văn hoá tinh hoa của nước ta bằng phương pháp gần gũi, đơn giản nhất. Đề tài là một sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố lịch sử và hiện đại, mới mẻ và truyền thống. Đã tạo nên một nét riêng biệt, khi nét đẹp lịch sử được sử dụng lên khăn choàng tôn lên cái đẹp một cách phổ biến rộng rãi. Ngoài ra hoạ tiết còn là ý tưởng cho cách nhà thiết kế và ngày càng được phổ biến và ưa chuộng. 22
- Phương pháp nghiên cứu: Phân tích và tổng hợp tài liệu là phương pháp chính. Bên cạnh đó còn phối hợp với phương pháp phân tích mỹ thuật học nghiên cứu các họa tiết trang trí thời Đông Sơn. Phương pháp quan sát và phương pháp thống kê và thu thập dữ liệu. NỘI DUNG 1. Sơ lược lịch sử - văn hóa - xã hội thời Đông Sơn 1.1.Văn hóa Đông Sơn 1.1.1. Niên đại và giai đoạn phát triển Văn hóa Đông Sơn ra đời là kết quả hội tụ của nhiều văn hóa rực rỡ trước văn hoá Đông Sơn thuộc thời đại đồng thau trong quá trình chiếm lĩnh vùng đồng bằng các con sông lớn ở miền Bắc Việt Nam, chủ yếu là lưu vực sông Hồng. Phạm vi phân bố của nền văn hóa Đông Sơn trên cơ bản là trong phạm vi ở miền Bắc Việt Nam. Sự ra đời của kỹ thuật đồ sắt đã giúp cho kỹ thuật luyện đồng thau sau này được hoàn thiện. Mọi tinh hoa văn hóa của người Việt cổ lúc bấy giờ đều tập trung vào thể hiện kiểu dáng và hoa văn trên đồ đồng. Các trống đồng được tìm thấy phần nào đã giúp thế hệ ngày nay biết nhiều hơn về lịch sử – một nền văn hóa sơ khai đã phát triển mạnh dưới thời đại Hùng Vương của người Lạc Việt. 1.1.2. Không gian phân bố di tích Đông Sơn Cho đến nay, đã có trên 400 di tích Đông Sơn được phát hiện và nghiên cứu. Các nhà khảo cổ khá thống nhất vấn đề địa vực phân bố văn hoá Đông Sơn cơ bản trùng với địa bàn miền Bắc Việt Nam hiện nay. Nếu như trước đây nhiều học giả còn băn khoăn về nguồn gốc của nền văn hóa Đông Sơn có người cho rằng xuất phát từ Phương Tây, Trung Quốc thì với những họa tiết hoa văn trang trí trên gốm Phùng Nguyên và sự tiếp nối sau này trong trang trí trên đồ đồng Đông Sơn lại một lần nữa khẳng định tính bản địa của nền văn hóa Việt cổ này. Mỹ thuật thời kỳ Hùng Vương là mỹ thuật mang tính bản địa rõ nét, nó ra đời và tồn tại song song với các nền văn minh cổ đại trên thế giới. Ông cha ta sớm chú trọng đến văn hóa tinh thần trong hoàn cảnh khắc nghiệt buổi thời kỳ đầu của loài người, nền nghệ thuật ấy bắt nguồn từ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống lao động, yêu nghệ thuật, ý thức tự chủ hun đúc lên tâm hồn, bản lĩnh người Việt Nam nói chung và người Phú Thọ nói riêng. 1.2.Tình hình phát triển nghệ thuật trang trí thời Đông Sơn Văn hóa Đông Sơn được sử dụng để gọi tên cho nền văn hóa này là cả một quá trình dài nghiên cứu lâu dài với các cuộc khai quật mới trên nền tảng vật chất của Đông Sơn. Đây là một minh chứng hùng hồn về một nền văn hóa đã phát triển rực rỡ của lịch sử dân tộc Việt Nam ở giai đoạn đầu thời kỳ dựng nước của các Vua Hùng, văn hóa nghệ thuật Đông Sơn đã bất tử mặc dù phải trải qua ngàn năm bị phương Bắc đô hộ. Cho đến nay, mặc dù việc nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Đông Sơn vẫn gặp rất nhiều khó khăn vì tư liệu xưa để lại không nhiều mà hiện vật lại ít, một phần do vẫn là đề tài luôn luôn thu hút các nhà nghiên cứu để ngày càng được sáng tỏ hơn. Vào thời Phong Kiến: Di tích Đông Sơn được phát hiện và khai quật trong những năm 20 của thế kỷ XX. Vời thời Pháp Thuộc : Những trống đồng cổ ở Đông Nam Á của học giả người Đức F. Hêger đã góp phần tích cực trong phân loại và xếp trống đồng Đông Sơn vào loại I, loại đẹp nhất trong 4 loại theo sự phân loại của ông. Đây là một tác phẩm quan trọng, góp vào nền tảng trong việc nghiên cứu trống đồng cũng như văn hóa Đông Sơn. Từ 1975 cho 23
- tới nay: tác giả Lê Ngọc Minh với bài nghiên cứu ý nghĩa những hình vẽ trên bề mặt trống đồng Ngọc lũ (2017) [8] đã phân tích kỹ lưỡng các chi tiết từng hoa văn trang trí trên di vật văn hóa Đông Sơn, đặc biệt phát hiện ra cách tính niên đại qua trống, càng khẳng định thêm đây là một nền văn minh đạt trình độ cao. Rất nhiều các nghiên cứu lớn, nhỏ được xuất bản dưới dạng Sách nghiên cứu chuyên khảo, luận án, hay các bài viết ngắn nghiên cứu từng khía cạnh nhỏ. Được xuất bản và công bố ngày càng nhiều theo thời gian. Tác giả Tạ Đức năm 2017 đã cho ra mắt sách chuyên khảo Nguồn gốc và sự phát triển của Trống đồng Đông Sơn, tác giả đã dựa trên những nghiên cứu- quan điểm cũ và mới để đưa ra 12 luận điểm chính trong nghiên cứu của mình. Bên cạnh các nghiên cứu về trống đồng và sự lan tỏa đến các vùng lân cận cũng như khẳng định vai trò vị trí của trống đồng, thì các luận điểm chính của tác giả lại một lần nữa khẳng định tính bản địa của trống đồng Đông Sơn. Tác giả đưa ra một số bằng chứng để chứng minh trống đồng Đông Sơn được khai sinh từ thời vua An Dương Vương. 1.3. Hoa văn trang trí thời Đông Sơn 1.3.1. Đôi nét về trống đồng Đông Sơn Trống đồng phân bố rất rộng, có nhiều kiểu dáng khác nhau, tồn tại trong những thời gian sớm muộn khác nhau, do những người khác nhau sáng tạo ra. Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống đồng tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ. Những chiếc trống này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật đời sống sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam. Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã lưu giữ một số lớn trống đồng Đông Sơn. Người Đông Sơn đã biết sử dụng ít ra là 11 loại hợp kim, biết chọn lựa hợp kim phù hợp với những loại đồ vật có công năng cụ thể. Tại một số di chỉ Đông Sơn, các nhà khảo cổ học đã tìm được khá nhiều khuôn đúc đồng bằng sa thạch hay bằng đất nung. Nhiều khuôn đúc bằng đất nung dùng để đúc dao găm, dáo đồng, đồ trang sức tìm thấy ở Làng Cả, Làng Vạc, Lãng Ngâm và nhiều di chỉ Đông Sơn khác. Đặc biệt quan trọng là, khuôn đúc trống đồng cũng đã tìm được ở giai đoạn muộn hơn tại địa điểm Luy Lâu, Bắc Ninh. Đây là mảnh khuôn đúc trống duy nhất cho đến nay tìm được, là bằng chứng đầy thuyết phục việc cư dân Việt cổ đã đúc trống đồng. Cấu tạo: Trống đồng phân bố rất rộng, có nhiều kiểu dáng khác nhau, tồn tại trong những thời gian sớm muộn khác nhau, do những người khác nhau sáng tạo ra. Đây là một nhận định hết sức quan trọng được hầu hết các nhà nghiên cứu chấp nhận. Nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tiến hành phân trống đồng thành các loại hình khác nhau. Quan sát cấu trúc của đĩa bích và ngọc tông văn hóa Lương Chử, chúng ta sẽ thấy được đĩa đích tương đồng với kết cấu của mặt trống đồng Đông Sơn, với cấu trúc được tổ chức theo dạng vòng tròn đồng tâm. Lỗ trung tâm của đĩa bích tương ứng với Mặt Trời trên trống đồng Đông Sơn. Phần thân trống có nguồn gốc từ ngọc tông của văn hóa Lương Chử, cấu trúc trống đồng cũng được chia thành 3 phần giống như trên ngọc tông. Phần giữa của trống đồng rỗng không, cũng chính là hình ảnh của các lỗ rỗng trên ngọc tông và ngọc bích của văn hóa Lương Chử. Xét sâu hơn về cấu trúc của trống đồng Đông Sơn, cho thấy trống được chia thành 3 phần rõ rệt, phần trên phình ra, phần giữa lõm vào và phần dưới xòe rộng. Công dụng của trống đồng Đông Sơn gắn liền với những họa tiết trên mặt trống: Cuốn lịch cổ xưa: xem để đếm ngày và đêm, xem thời điểm thích hợp để đi săn bắt thú, ngày ra khơi, tái hiện lại sinh hoạt của cư dân người việt cổ: mùa vụ, săn bắn, lễ hội,… Sức mạnh tôn nghiêm 24
- của người tù trưởng, lưu trữ và truyền lại kinh nghiệm sống cho thế hệ sau,được sử dụng làm nhạc cụ trong các lễ hội. 1.3.2. Nghệ thuật trang trí trên một số di vật thời Đông Sơn 1.3.2.1. Cách sắp xếp bố cục: Nguồn gốc của bố cục trang trí hoa văn trên các trống đồng văn hóa Đông Sơn có nguồn gốc gần nhất là từ văn hóa Phùng Nguyên, nhưng nguồn gốc của bố cục trang trí còn có thể truyền xa hơn tới các văn hóa tiền thân của tộc Việt trong vùng trung lưu Dương Tử. Trong văn hóa Phùng Nguyên, nguồn gốc trực tiếp nhất của văn hóa Đông Sơn, cũng đã tìm thấy thố gốm, bát gốm có cấu trúc hoa văn thân và mặt rất gần với cấu trúc hoa văn của trống đồng Đông Sơn. Hoa văn trang trí Đông Sơn mang tính biểu tượng, ước lệ và cách điệu cao, các đường nét hoa văn khúc triết, đơn giản nhưng sinh động, tự nhiên (hình chữ S, hình người, chim, thú, nhà, thuyền,…). Ở giữa mặt trống là hình mặt trời hay ngôi sao mười hai cánh hoặc mười bốn cánh (phần nhiều là mười hai cánh); xung quanh có mười hai vòng đồng tâm, mỗi vòng đều có hình trang trí, trong đó có ba vòng được trang trí hình người và vật, một vòng có hình hươu và chim xen kẽ, một vòng có hình loại chim ăn cá, con đứng, con bay, một số nhà khảo cổ học cho rằng, những hình chim trang trí trên mặt trống là chim lạc, vật tổ của người Lạc Việt. Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ nữ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học (vạch, chấm nhỏ, vòng chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến. Quai trống thường làm theo hình dây thừng bện. 1.3.2.2. Các hoa văn trang trí: Hoa văn hình con hạc và các hình động vật khác Họa tiết hình con chim Lạc: Những chú chim Lạc mảnh mai nhưng mang sức sống mãnh liệt là biểu tượng của bản sắc văn hóa Việt. Hình ảnh chim dang rộng đôi cánh không chỉ thể hiện sức mạnh và khí chất Lạc Việt mà còn là khát vọng vươn tới một tương lai tươi sáng. Đáng chú ý trước hết là hoa văn về một loài chim có mỏ, cổ, đuôi, chân đều dài, đầu nhỏ thường có mấy sợi lông từ trên đầu bay ra phía sau. Đó là loài cò nói chung. Tùy theo màu sắc hình dáng mà loài cò có nhiều tên gọi khác nhau như cò, vạc, diệc. Các nhà nghiên cứu thường gọi hoa văn này là “chim lạc”. Loại chim này được nghệ nhân Đông Sơn chú ý sáng tác nhiều nhất. Các trống càng về cuối trang trí càng đơn giản, các vành của trống, các vành để trơn có vành có một vài đồ án hoa văn hình kỷ hà thì riêng hoa văn hình cò này vẫn tiếp tục tồn tại (ví dụ như các mặt trống đồng Giảo Tất, Bình Phủ, Đông Sơn I…). Bên cạnh đó, chim Lạc trên trống đồng còn thể hiện cho sự sùng bái thiên nhiên của dân tộc Đại Việt. Có thể nói, hình ảnh chim hạc trên trống đồng là biểu tượng đẹp, còn được áp dụng trên nhiều đồ vật, đồ trang trí khác hiện nay. Hình 1.1. Hình ảnh họa tiết chim Lạc (nguồn 4) Các hình động vật khác: hoa văn hình bò, hoa văn hình chó, hoa văn hình hươu, hoa văn hình chim công 25
- + Hoa văn trang trí hình người: mặc váy dài, có hai vạt tỏa ra hai phía, vừa đi vừa múa, có người tay cầm rìu, có người thổi khèn, có người cầm giáo, cán giáo có trang trí lông chim. Hoặc có thể người đang quay mặt về phía nhà cầu mùa, xõa tóc, mặc váy hay có đôi trai gái đang cầm chày, đầu chày có trang trí lông chim, trang trí và mô tả các hình người đội mũ lông chim nhảy múa, cầm vũ khí, thổi kèn, đánh trống đồng (hình 1.2) . Hình ảnh vũ công nhảy múa, trang phục dân tộc, cảnh quây quần sinh hoạt của con người được khắc họa trên trống đồng đã thể hiện những gì đẹp nhất, đặc sắc nhất trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt xưa. Những họa tiết trống đồng này không chỉ có giá trị nghệ thuật, lịch sử cao, mà còn giống như một phương thức truyền tải bản sắc dân tộc quý báu đến các thế hệ mai sau. Hình 1.2. Hình ảnh con người múa hát, sinh hoạt được miêu tả trên trống Đồng (nguồn 3) + Hoa văn hình ngôi nhà (nhà sàn): Vào thời kỳ này, nhà sàn được xây dựng theo 2 loại hình chính là loại mái cong và loại mái tròn. Trên trống đồng Đông Sơn có thể hiện 2 chi tiết về nhà sàn mái cong và nhà mái tròn ở vị trí đối xứng nhau qua hình tròn. Ngôi nhà được cây với 2 cột trụ 2 đầu để chống đỡ. Nhà sàn có cầu thang để đi lên sàn, ở 2 bên còn có hình ảnh câu thang để lên sàn trên. Nhìn sơ qua thì hình ảnh nhà ở của người dân lúc bấy giờ được khắc họa có nét giống hình con thuyền. + Hoa văn các dụng cụ lao động, dụng cụ nghi lễ: Nhạc cụ được thể hiện trong đây chủ yếu là kèn và trống. Theo đó, trống được gắn với hình ảnh người ngồi hoặc đứng để đánh trống. Kèn và trống là 2 nhạc cụ thường xuyên xuất hiện ở các lễ hội. Từ xa xưa đến nay, sự xuất hiện của 2 nhạc cụ này đều mong muốn mang đến sự vui vẻ và thoải mái.Trên trống đồng Đông Sơn có 2 nhạc cụ chính là kèn và trống. Thể hiện cho 2 loại nhạc cụ được người dân dùng để chơi trong các dịp lễ hội. Những họa tiết mô tả cuộc sống sinh hoạt thường ngày của con người như nhảy múa, giã gạo, chèo thuyền, đánh trống,… là những họa tiết trống đồng đơn giản mang tính biểu tượng cao, nhưng đã khắc họa rõ nét cuộc sống bình yên, hạnh phúc và hưng thịnh trong thời kỳ sơ khai của đất nước. + Hoa văn hình ngôi sao: Khi nhìn vào hình ảnh trống đồng Đông Sơn chúng ta sẽ nhìn thấy ở ngay tâm trống đồng có hình ảnh ngôi sao 18 cánh. Xen giữa cánh sao là những họa tiết hình tam giác, thể hiện bằng hai đường thẳng bọc lấy một hàng chấm nhỏ giống như hình lông công. So sánh họa tiết này với hình trang trí xen giữa các cánh sao trên mặt trống Hữu Chung và nhiều trống khác, chúng tôi nhận thấy rất giống với hình lông công và gọi đó là họa tiết hình lông công + Hoa văn hình học: Các hoa văn hình học cơ bản trên mặt trống đồng thường là các dấu chấm nhỏ, vạch chéo và vạch thẳng song song, hình răng cưa, các vòng tròn đồng tâm, hình chữ S, vòng chỉ trơn,… tạo thành những vòng hoa văn độc đáo làm nên nét đặc trưng và nghệ thuật của trống đồng. 26
- + Hoa văn hình thuyền: Qua vị trí sắp xếp của hình thuyền trên trống đồng, thạp đồng, rìu đồng và hộ tâm phiến, có thể thấy cách thức bố cục của loại hoa văn này được chia thành ba dạng chính như sau: bố cục đối xứng tịnh tiến, bố cục đối xứng qua tâm điểm, bố cục đơn lẻ. Về nghệ thuật trang trí trên đồ đồng, các nghệ nhân Đông Sơn đã sáng tạo ra rất nhiều dạng hoa văn về đề tài hiện thực và hoa văn hình học. Trong đó, các hoa văn thuộc đề tài hiện thực được thể hiện trên nhiều vật dụng đã đạt đến những giá trị thẩm mỹ cao và một trong số đó phải kể đến hoa văn hình thuyền. 2. Ứng dụng kỹ thuật thiết kế đồ họa thiết kế khăn choàng lấy ý tưởng từ hoa văn trang trí thời Đông Sơn Ý nghĩa của khăn choàng: Khăn choàng cổ lụa từ lâu đã trở thành phụ kiện được mọi người yêu thích. Bằng chứng cụ thể là có hàng trăm, hàng ngàn bài viết và video hướng dẫn cách quàng khăn, cách chọn khăn, phối khăn sao cho hợp thời trang và cá tính. Không riêng về tình yêu, khăn choàng còn có nhiều ý nghĩa về tình thân gia đình, tình bạn… và trong mỗi trường hợp như vậy thì khăn quàng cổ lại có những ý nghĩa đặc biệt khác nhau như: Tình yêu đôi lứa, tình thân gia đình, tình bạn bè. 2.1. Chất liệu khăn choàng 2.1.1. Lụa (Silk ): Khăn lụa thường được đánh giá là loại khăn có tính trang nhã cao và thể hiện được sự sang trọng cũng như đẳng cấp của người mặc. Tại Việt Nam, ngày nay, khá dễ dàng để tìm thấy lụa, không thể đếm hết số lượng các cửa hàng kinh doanh mặt hàng này. Không chỉ có người Việt Nam yêu thích khăn choàng làm từ lụa mà những nước phát triển khác, đặc biệt là ở Châu Âu, khi đến du lịch họ luôn muốn mua khăn choàng cổ lụa tơ tằm về dùng và làm quà. 2.1.2. Bông (cotton): Không được đánh giá cao khi được sử dụng làm khăn choàng nhưng đối với các món đồ như quần, áo, khăn tay, nón,… thì cotton là vật liệu hoàn hảo nhờ chất vải thoáng mát. Tuy nhiên không phải hoàn toàn không có khăn choàng làm bằng cotton. Nhờ vào ưu điểm thoáng mát và hút ẩm tốt của mình, chúng thường được sử dụng vào mùa xuân và những ngày thời tiết chớm lạnh. 2.1.3. Len ( Wool): Đây là chất liệu đa dạng, đẹp và có khả năng giữ ấm tốt, là vật liệu hoàn hảo để làm khăn quàng cho những ngày đông giá rét. Các loại len đa dạng nhờ được làm từ các lông của các giống cừu, dê khác nhau. 2.1.4. Lanh (linen): Cũng giống với Cotton, khăn choàng làm bằng Linen thì thoáng mát với vẻ ngoài mỏng manh và quyến rũ. Chúng thích hợp cho thời tiết mùa thu và xuân tại Việt Nam. Còn với mùa đông thì chỉ nên sử dụng chúng vào những ngày “mùa đông không lạnh” thôi nhé. 2.2. Màu sắc trang trí: Nhóm sử dụng tông màu chính là: trắng – đen, vàng, xanh dương và xanh lá. 2.3. Bố cục trang trí : Bố cục trang trí hình vuông, bố cục trang trí hình chữ nhật, bố cục trang trí đường diềm 2.4. Mẫu vải thiết kế khăn choàng ứng dụng hoa văn mỹ thuật thời Đông Sơn: (Gồm có 10 mẫu) 27
- 2.4.1. Hai mẫu vải thiết kế khăn choàng ứng dụng hoa văn hình con hạc và hình ngôi sao: hình 2.5, hình 2.6 Mẫu 1 Mẫu 2 Kích thước: 70 ×70 cm Hình 2.5 trang trí khăn choàng hình vuông Hình 2.6 trang trí khăn choàng hình đường (nguồn NNC) diềm ( nguồn NNC) 2.4.2. Hai mẫu vải thiết kế khăn choàng ứng dụng hoa văn hình người và hoa văn các dụng cụ lao động, dụng cụ nghi lễ: hình 2.7, hình 2.8 Mẫu 1 Mẫu 2 Hình 2.7 Trang trí khăn choàng hình đường Hình 2.8 Trang trí khăn choàng hình chữ diềm ( nguồn NNC) nhật ( nguồn NNC) 28
- 2.4.3. Hai mẫu vải thiết kế khăn choàng ứng dụng hoa văn hình động vật, hình ngôi sao và hoa văn hình ngôi nhà Mẫu 1 Mẫu 2 Hình 2.9. Trang trí khăn choàng hình Hình 2.10. Trang trí khăn choàng hình vuông( nguồn NNC) đường diềm ( nguồn NNC) 2.4.4. Hai mẫu vải thiết kế khăn choàng ứng dụng hoa văn hình thuyền và hoa văn hình học (2 mẫu): hình 2.11, hình 2.12 Mẫu 1 Mẫu 2 Hình 2.11. Trang trí khăn choàng hình chữ Hình 2.12. Trang trí khăn choàng hình nhật (nguồn NNC) vuông (nguồn NNC) 29
- 2.4.5. Hai mẫu vải thiết khăn choàng ứng dụng hoa văn hình con hạc và hình động vật: hình 2.13, hình 2.14 Mẫu 1 Mẫu 2 Hình 2.13. Trang trí khăn choàng hình Hình 2.14. Trang trí khăn choàng hình đường diềm ( nguồn NNC) đường diềm ( nguồn NNC) 3. Giá trị văn hóa lịch sử và nghệ thuật mẫu thiết kế trang trí khăn choàng thời Đông Sơn 3.1. Giá trị Văn hóa và lịch sử mẫu thiết kế trang trí khăn choàng ứng dụng họa tiết thời Đông Sơn Giá trị văn hóa đặc sắc của trống đồng Đông Sơn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống dân tộc. Họa tiết thời Đông Sơn là biểu tượng của tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc, phản ánh những nét độc đáo và đặc sắc nhất của nền văn minh lúa nước mà người Việt cổ đã xây dựng nên. Văn hóa mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật và lịch sử to lớn. Khăn choàng in họa tiết mỹ thuật thời đông sơn nhằm tuyên truyền đến mọi người nền văn hóa Đông Sơn. Giá trị lịch sử: Mối họa tiết thời Đông Sơn đều mang ý nghĩa biểu trưng cho sự sáng tạo thông minh và khéo léo của người Việt Cổ để từ đó nó đã tạo nên những giá trị lịch sử còn lưu giữ tới ngày nay. Nhắc lại quá trình dựng nước và giữ nước đầy oai hùng của ông cha ta. Lòng tôn kính, tự hào trước vẻ đẹp của lịch sử văn hóa dân tộc. Duy trì và phát triển những nét đẹp trong văn hóa dân tộc. 3.2. Giá trị nghệ thuật mẫu thiết kế trang trí khăn choàng thời Đông Sơn Thông qua cách thể hiện họa tiết thời Đông Sơn mang bản sắc riêng biệt, một phong cách đậm chất bản địa không thể lẫn lộn với nền nghệ thuật nào khác. Nó không chỉ phản ánh được nét đặc sắc trong văn hóa Đông Sơn mà đây còn là minh chứng về đỉnh cao của mỹ thuật trong giai đoạn Văn Lang - Âu Lạc. Tất cả những thành tựu đó đã góp phần làm phong phú, đa dạng thêm cho nền mỹ thuật Việt Nam. Kết quả và thảo luận: Nhóm thiết kế được 10 mẫu và 2 sản phẩm khăn choàng in họa tiết Đông Sơn, thông kê được các họa tiết cũng như giới thiệu về nền văn hóa Đông Sơn đến với mọi người. 30
- KẾT LUẬN Các hoa văn trên trống đồng không chỉ đơn thuần mang tính trang trí mà nó còn là một thông điệp. Sự khảo cứu chuyên sâu về các văn hóa cổ của người Việt, kết hợp với so sánh, đối chiếu với các nền văn hóa, các dân tộc đã cho chúng ta thấy được nguồn gốc, ý nghĩa thực sự của trống đồng và các hoa văn trên trống đồng Đông Sơn. Các hoa văn trên trống đồng cũng là biểu hiện của ba văn hóa cốt lõi: thờ Trời, vật Tổ và âm dương, hầu hết các hoa văn trên trống đồng Đông Sơn đều biểu trưng cho các yếu tố văn hóa này, có sự hòa hợp và biến đổi rất linh hoạt giữa các yếu tố văn hóa, các yếu tố không rạch ròi mà hòa quyện với nhau một cách hoàn hảo trong các họa tiết thời Đông Sơn. Những chiếc trống đồng từ đây đã cho thấy được những giá trị vô cùng đặc biệt, là biểu trưng cho cốt lõi của toàn bộ nền văn hóa của cộng đồng tộc Việt, hay rộng hơn là cả các dân tộc có ít nhiều liên hệ với cộng đồng tộc Việt trong tiến trình lịch sử. Chính vì lý do đó, mà trống đồng đã được các dân tộc trân trọng, giữ gìn xuyên suốt lịch sử như một hiện vật linh thiêng của dân tộc mình, mặc dù có sự thay đổi và quên đi giá trị gốc, nhưng về cơ bản chúng vẫn thể hiện được giá trị của trống đồng trong các dân tộc có nguồn gốc tộc Việt và chịu ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguồn sách 1. Đào Duy Anh, (2010). Lịch sử cổ đại Việt Nam, NXB Văn hóa- Thông tin, Hà Nội. truy cập ngày 15/1/2022 2. Hà Văn Phùng ( 2008).Thạp đồng Đông Sơn. Nhà xuất bản Khoa hoc Xã hội Hà Nội 3. Tạ Đức, (2017). Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn, nhà xuất bản Tri Thức và Nhà sách Song Thủy 4. Trần Lâm Biên (2018). Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt- Trần Lâm Biên Nguồn internet 5. Đỗ Thúy Hà. Tìm hiểu về những hoa văn , họa tiết trên trống đồng đông sơn những ứng dụng. Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật. TP.HCM |Xemtailieu 6. Lang Linh (2021) https://luocsutocviet.com/2021/12/12/580-khao-cuu-ve-trong-dong- va-hoa-van- trongdong-dong-son/ truy cập ngày 20/1/2022 7. Lang Linh (2021), Nguồn gốc của trống đồng và văn hóa Đông Sơn. truy cập ngày 20/3/2022 8. GS.TS Lê Anh Tuấn (2021). https://thanhnien.vn/chim-lac-tren-trong-dong-co-phai-la-chim-nuoc- post1075130.html. truy cập ngày 15/1/2022 9. Nguyễn Phi Yến ( 2020). Hình thuyền trong nghệ thuật trang trí (Phần 1) (mythuatms.com), đai học Mỹ Thuật Công Nghiệp. Hà nội. truy cập ngày 20/1/2022 10. Tơ Lụa Việt Nam (2019). Các Yếu Tố Đặc Biệt Làm Nên Một Chiếc Khăn Choàng Cổ Lụa Tơ Tằm Cao Cấp | Tơ Lụa Việt Nam - Academia.edu truy cập ngày15/1/2022 11. PGS. Trình Năng Chung (2019) https://luocsutocviet.com/2019/08/13/406-nghien-cuu-ve-nen- van-hoa-dong-son/ truy cập ngày 15/1/2022 12. Phương Hà (2015). https://baotintuc.vn/van-hoa/van-hoa-dong-son-ban-sac-van-hoa- 20150214084531175.htm truy cập ngày 20/1/2022 13. Văn Minh Sử và nnk (2019) http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Ý_nghĩa_những_hình_ vẽ_trên_bề_mặt_trố ng_đồng_Ngọc_Lũ truy cập ngày 6/2/2022 14. Vũ Thế Long (2020). Hoa văn về đề tài hiện thực (Phần 1) (mythuatms.com)/ đai học Mỹ Thuật Công Nghiệp. Hà nội. Truy cập ngày 20/1/2022. 31
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bạn đã chăm sóc da đúng cách?
3 p | 200 | 29
-
Giáo án Mỹ thuật lớp 6 : Tên bài dạy : TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
7 p | 437 | 25
-
Giáo án Mỹ thuật lớp 6 : Tên bài dạy : CÁCH SẮP XẾP ( BỐ CỤC ) TRONG TRANG TRÍ
4 p | 244 | 15
-
Mặc đẹp ở nhà
7 p | 108 | 10
-
Giáo trình Trang trí cơ bản (Ngành: May thời trang) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
35 p | 39 | 9
-
Bài giảng Mỹ thuật - Bài 18: Vẽ trang trí - Trang trí hình vuông
19 p | 103 | 9
-
Vai trò và giá trị của họa tiết cách điệu trong thiết kế mỹ thuật ứng dụng hiện nay
5 p | 83 | 8
-
Ghép vải thành lót tay tuyệt đẹp
8 p | 58 | 7
-
Trị mụn siêu tốc bằng mặt nạ tự chế
5 p | 82 | 7
-
YẾU TỐ MỸ THUẬT TRÂU TRÊN GỐM CỔ
5 p | 98 | 6
-
Ứng dụng họa tiết khối hình học và góc nhọn vào phòng mình
10 p | 110 | 6
-
Ứng dụng mỹ thuật truyền thống Việt Nam vào thiết kế nội thất cho căn nhà ở hiện đại
6 p | 59 | 6
-
Những món đồ thời trang nổi bật nhất trong mùa Đông 2012
5 p | 86 | 4
-
Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc và đồ thờ chùa Bối Khê ứng dụng trong dạy học môn Mỹ thuật
4 p | 3 | 1
-
Thiết kế, trang trí trên ghế đá trường mầm non tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương
7 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn