intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng khung năng lực trong công tác đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực ngân hàng

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Ứng dụng khung năng lực trong công tác đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực ngân hàng" nêu lên vai trò của khung năng lực trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và gợi ý xây dựng khung năng lực ứng dụng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực ở lĩnh vực ngân hàng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng khung năng lực trong công tác đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực ngân hàng

  1. ỨNG DỤNG KHUNG NĂNG LỰC TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC LĨNH VỰC NGÂN HÀNG ThS.Vũ Thúy Anh1 ThS. Nguyễn Công Toại2 ThS. Nguyễn Thị Thiên Phương3 Tóm tắt Ngân hàng là một trong những ngành dịch vụ hứa hẹn nhất tạo điều kiện thuận lợi cho dòng tiền trong nền kinh tế và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Đó là những tổ chức tài chính được quản lý chặt chẽ, mang lại sự ổn định cho nền kinh tế. Các quy định nghiêm ngặt và sự cạnh tranh ngày càng tăng đã khiến các ngân hàng tạo ra lợi thế hơn các ngân hàng khác bằng cách áp dụng công nghệ đổi mới trong các mô hình kinh doanh của họ và cần phải có đội ngũ nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng và khả năng cần thiết để ứng phó với cạnh tranh khốc liệt trong môi trường kinh doanh và hội nhập. Thông qua công tác đào tạo, năng lực, kiến thức và kỹ năng của người lao động được nâng cao, tạo lợi thế cạnh tranh của ngân hàng. Khung năng lực đã trở thành công cụ quan trọng và hữu ích cho các ngân hàng trong công tác quản lý nguồn nhân lực như tuyển dụng nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực, đánh giá thực hiện công việc… Bài viết nêu lên vai trò của khung năng lực trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và gợi ý xây dựng khung năng lực ứng dụng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực ở lĩnh vực ngân hàng. Từ khóa: Khung năng lực, đào tạo nguồn nhân lực, ngân hàng. 1. GIỚI THIỆU Ngân hàng là một trong những ngành dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho dòng tiền trong nền kinh tế và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Đó là những tổ chức tài chính được quản lý chặt chẽ, mang lại sự ổn định cho nền kinh tế vì họ có quyền truy cập và lưu trữ thông tin liên quan đến khách hàng của họ. Các quy định nghiêm ngặt và sự cạnh tranh ngày càng tăng đã khiến các ngân hàng tạo ra lợi thế hơn các ngân hàng khác bằng cách áp dụng công nghệ đổi mới trong các mô hình kinh doanh của họ. Nguồn nhân lực trong ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các 1 Đơn vị công tác: Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII), Khoa Quản lý Nguồn nhân lực, Email: anhvt@ldxh.edu.vn, SĐT: 0908105878 2 Đơn vị công tác: Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII), Khoa Quản lý Nguồn nhân lực, Email: toainc@ldxh.edu.vn, SĐT: 0911492939 3 Đơn vị công tác: Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII), Khoa Ngoại ngữ, Email: phuongntt@ldxh.edu.vn, SĐT: 0819735555 790
  2. nguồn tài chính phức tạp và quản lý rủi ro kinh tế. Điều này nhấn mạnh vào nguồn nhân lực hiệu quả và có kỹ năng có thể tích hợp các kỹ năng tư duy nhận thức với công nghệ. Quản lý quan hệ khách hàng là một lĩnh vực trọng tâm quan trọng trong ngành nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ, giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới, tương tác với khách hàng và khách hàng có thể tạo ra nhiều hoạt động kinh doanh và tạo ra doanh thu cho ngân hàng. Trước những hệ quả của Cách mạng công nghiệp 4.0, các ngân hàng cần sớm có những thay đổi để đào tạo và phát triển nhân lực, thu hút và giữ chân nhân tài. Với đội ngũ nhân lực đã có, các ngân hàng cần thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về nghiệp vụ và công nghệ. Nhưng để quyết định xem kỹ năng nào cần bồi dưỡng cũng không phải là điều dễ dàng, bởi rất khó để đoán biết tương lai sẽ vận hành ra sao, kỹ năng nào sẽ có giá trị và cần thiết trong thời gian tới. Do đó, xây dựng khung năng lực ứng dụng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực ở lĩnh vực ngân hàng là vô cùng cần thiết, giúp ngân hàng xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với từng chức danh công việc. Từ đó, năng lực, kiến thức và kỹ năng của nhân viên được nâng cao là nền tảng cho lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường thị trường ngày nay. Bởi đây là lực lượng then chốt cho việc triển khai kế hoạch cải cách và thích ứng với sự thay đổi. 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1. Các khái niệm Theo cục Quản lý Nhân sự của Mỹ (Office of Personnel Management), năng lực là tập hợp những kiến thức, kỹ năng, thái độ/phẩm chất của một cá nhân được thể hiện thông qua những hành vi cụ thể nhằm đạt được hiệu quả cao trong công việc mà cá nhân đó đảm nhận, phụ trách. Khung năng lực là hệ thống hóa các hành vi cần thiết của năng lực ở các cấp bậc khác nhau, áp dụng với các vị trí khác nhau trong doanh nghiệp để hoàn thành công việc. Thông thường, năng lực được chia thành 4 nhóm phổ biến. Hình 1. Phân chia năng lực theo 4 nhóm Bắt Dành buộc cho cho vị trí mọi vị trí quản lý công ty Theo Tùy ngành nghề vào bối cảnh của công ty thực hiện nhiệm vụ và vai trò của vị trí trong công ty 791
  3. 2.2. Vai trò của đào tạo nguồn nhân lực Tính hữu ích của công tác đào tạo trong doanh nghiệp là giúp (1) tăng năng suất, (2) cải thiện chất lượng công việc, (3) nâng cao kỹ năng, kiến thức, hiểu biết và thái độ, (4) biết sử dụng thiết bị, máy móc hợp lý và các công cụ, (5) giảm lãng phí, tai nạn, doanh thu, đi muộn, vắng mặt và các chi phí phát sinh khác, (6) loại bỏ sự lạc hậu về kỹ năng, công nghệ, phương pháp và sản phẩm, (7) quản lý vốn, (8) tăng cường việc thực hiện các chính sách và quy định mới, (9) chuẩn bị cho nhân viên đạt được thành tích, (10) cải thiện phát triển nguồn nhân lực và (11) đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Đào tạo giúp tối ưu hóa việc sử dụng nguồn nhân lực, giúp đạt được các mục tiêu của tổ chức cũng như các mục tiêu cá nhân của họ. Đào tạo giúp tạo cơ hội cho việc phát triển các kỹ năng chuyên môn và hành vi của nguồn nhân lực trong tổ chức. Nó cũng giúp nhân viên đạt được sự phát triển cá nhân. Nó giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng công việc của nhân viên ở mỗi cấp. 2.3. Vai trò của khung năng lực Khung năng lực được ứng dụng trong các hoạt động quản trị nhân lực gồm: - Đào tạo nguồn nhân lực: Khung năng lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp, là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng khung chương trình và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu của công việc. Khi xây dựng khung năng lực, doanh nghiệp sẽ xác định yêu cầu về loại năng lực và cấp độ ở từng năng lực của vị trí hiện tại hoặc vị trí cần phát triển lên đồng thời đánh giá năng lực cho từng nhân sự. Công tác đào tạo nhân lực gồm xác định nhu cầu đào tạo, đối tượng đào tạo, chương trình đào tạo và đánh giá sau đào tạo còn gặp một số khó khăn do chưa có căn cứ, tiêu chí cụ thể để xác định làm cho công tác đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp tốn nhiều thời gian và thiếu tính khách quan. Vì vậy, khung năng lực sẽ là căn cứ giúp cho doanh nghiệp xác định đối tượng đào tạo, lựa chọn đối tượng đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, đánh giá hiệu quả sau đào tạo… - Đánh giá đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng chế độ đãi ngộ phù hợp: Khung năng lực là cơ sở quan trọng hỗ trợ các nhà quản lý đánh giá hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực, từ đó xây dựng hệ thống quản lý thành tích và đãi ngộ cho nhân viên. Với những tiêu chuẩn đề ra trong khung năng lực, doanh nghiệp có thể so sánh năng lực của nhân viên được đào tạo sau quá trình đào tạo để biết được mức độ tiến bộ năng lực của họ cũng như chương trình đào nhân lực. Qua đó, nhà quản lý sẽ xác định được những gì cần phải kiểm soát, đo lường cũng như tập trung và thúc đẩy những khía cạnh quan trọng trong thảo luận đánh giá thành tích. 792
  4. - Tuyển dụng nhân lực: Khung năng lực còn được sử dụng làm cơ sở để tuyển dụng nhân lực nói chung, mà còn tuyển dụng đội ngũ quản lý và nhân viên có năng lực. Các năng lực trong khung năng lực sẽ giúp nhà quản lý đánh giá ứng viên theo các tiêu chuẩn nhất định. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ đảm bảo tìm thấy những ứng viên có thể đáp ứng được kỳ vọng và có được nguồn nhân lực chất lượng, đa dạng. Vì vậy, khung năng lực có thể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp, hạn chế được những quyết định tuyển dụng sai lầm. 3. XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC LĨNH VỰC NGÂN HÀNG Bước 1: Xác định mục tiêu đào tạo, mục tiêu xây dựng khung năng lực trong công tác đào tạo nhân lực. Bước 2: Xây dựng mô hình khung năng lực cho tất cả chức danh. Bước 3: Thiết lập mức độ quan trọng và mức thành thạo cho khung năng lực theo từng chức danh. - Về thang mức độ quan trọng, doanh nghiệp nên chia thành 03 cấp độ: 1 tương ứng với cấp độ ít quan trọng; 2 tương ứng với cấp độ quan trọng; và 3 là rất quan trọng. Có những năng lực với chức danh này quan trọng nhưng đối với ngành khác ít quan trọng. - Về thang mức độ thành thạo, hiện nay phổ biến là thang 4 hoặc 5 mức độ. Tác giả khuyến nghị xây dựng thang 5 mức độ. Bước 4: Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp cho từng chức danh. Bảng 1. Thang mức độ thành thạo Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Có hiểu biết Có hiểu biết Có hiểu biết Có kiến thức Sở hữu kiến thức sâu, cơ bản, vẫn đầy đủ và ít chuyên sâu, làm chuyên sâu, có khả năng chia sẻ và cần được cần sự hướng việc độc lập. biết sáng tạo. đào tạo kiến thức cho hướng dẫn. dẫn. người khác. (Nguồn: Tác giả xây dựng) 793
  5. Bảng 1. Khung năng lực Mức độ Mức độ thành thạo Tên năng lực Tiêu chí quan Mức (Kiến thức và kỹ năng) Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 trọng 1 A NĂNG LỰC CÁ NHÂN 1. Tư duy dịch vụ và chăm sóc khách hàng 2. Kỹ năng xử lý khiếu nại của Hướng tới khách hàng Khách hàng 3. Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả 4. Kỹ năng làm việc theo nhóm 1. Kỹ năng thuyết trình hiệu quả Lập luận và 2. Kỹ năng đàm phán thuyết phục 3. Kỹ năng thuyết phục Xây dựng 1. Kỹ năng Giao tiếp hiệu quả quan hệ 2. Kỹ năng viết và trả lời email Bền bỉ 1. Kỹ năng chịu áp lực B NĂNG LỰC QUẢN LÝ Tư duy 1. Kỹ năng tư duy sáng tạo chiến lược 2. Quản trị Marketing hiện đại Lập kế 1. Kỹ năng lập kế hoạch và quản hoạch, tổ lý thời gian hiệu quả chức thực 2. Kỹ năng tổ chức & điều hành hiện công cuộc họp việc 3. Kỹ năng xây dựng đội nhóm Ra quyết 1. Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra định quyết định Tuyển dụng 1. Phân tích công việc và bố trí sắp 2. Phân tích nhu cầu đào tạo xếp nhân sự 3. Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng Đánh giá 1. Kỹ năng đánh giá hiệu suất hiệu quả công việc công việc 2. Đánh giá hiệu quả đào tạo 1. Kỹ năng huấn luyện nhân viên Phát triển 2. Kỹ năng tạo động lực và truyền con người cảm hứng cho nhân viên 794
  6. Mức độ Mức độ thành thạo Tên năng lực Tiêu chí quan Mức (Kiến thức và kỹ năng) Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 trọng 1 3. Kỹ năng đào tạo cho Giảng viên nội bộ 4. Lãnh đạo tạo đột phá 5. Kỹ năng Lãnh đạo nền tảng cho Quản lý cấp trung 6. Kỹ năng quản lý sự thay đổi 7. Xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự 8. Kỹ năng giao việc và ủy quyền C NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN 1. Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp 2. Kỹ năng tư vấn bán hàng qua điện thoại 3. Kỹ năng bán hàng tại quầy 4. Phân khúc khách hàng và Quản lý thông tin khách hàng 5. Quản lý nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ 6. Kế hoạch kinh doanh và đo Bán hàng lường kết quả hoạt động 7. Marketing tổng quát và Quản lý bán hàng 8. Tư vấn quản lý tài chính cá nhân 9. Tư vấn quản lý tài chính doanh nghiệp 10. Kỹ năng tư vấn và bán chéo sản phẩm 11. Xây dựng kế hoạch bán hàng – đạt mục tiêu kinh doanh 1. Sản phẩm dịch vụ Ngân hàng Dịch vụ/Sản Cá nhân và quy trình thực hiện phẩm giao dịch 2. Sản phẩm tín dụng cá nhân 795
  7. Mức độ Mức độ thành thạo Tên năng lực Tiêu chí quan Mức (Kiến thức và kỹ năng) Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 trọng 1 3. Quy trình An toàn kho quỹ 4. Hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ 5. Sản phẩm dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp và quy trình thực hiện giao dịch 6. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại 7. Nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ và Ngoại hối 8. Quy trình giao dịch tại Quầy 9. Nghiệp vụ giám sát an toàn giao dịch tại quầy 10. Nghiệp vụ cho vay KHCN 11. Nghiệp vụ cho vay KHDN 12. Nghiệp vụ phát hành bảo lãnh 13. Nghiệp vụ Tài sản đảm bảo (động sản – BĐS) và biện pháp bảo đảm 14. Kiến thức về thị trường Bất động sản 15. Kiến thức về hệ thống, phần mềm hỗ trợ liên quan 16. Dịch vụ Ngân hàng lưu ký và Giám sát 17. Nghiệp vụ vàng, ngoại tệ, ngoại hối và các sản phẩm phái sinh 1. Thẩm định Tín dụng cá nhân 2. Thẩm định tín dụng doanh nghiệp Tài chính - 3. Thẩm định tài sản đảm bảo Tín dụng 4. Kiểm soát sau cho vay 5. Phân tích tài chính doanh nghiệp 6. Cấu trúc khoản vay 796
  8. Mức độ Mức độ thành thạo Tên năng lực Tiêu chí quan Mức (Kiến thức và kỹ năng) Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 trọng 1 7. Quản lý danh mục đầu tư trung và dài hạn 8. Thẩm định hồ sơ xin vay vốn trung/dài hạn 9. Xây dựng và phân tích báo cáo tài chính ngân hàng 10. Quy chế giải ngân 11. Quy trình giải ngân tại chi nhánh và tập trung) 12. Theo dõi giám sát xử lý nợ có vấn đề 13. Thẩm định thực tế khách hàng 14. Thẩm định KHDN và Kỹ năng viết tờ trình 15. Thẩm định KHCN và Kỹ năng viết tờ trình 16. Định giá và quản lý TSBĐ 17. Kiến thức về bảo hiểm 18. Kiến thức về nghiệp vụ kế toán tài chính, hạch toán kế toán 19. Quy trình, quy định liên quan đến nghiệp vụ tài chính kế toán 20. Đọc hiểu, phân tích báo cáo tài chính 21. Kiến thức tổng quan về nghiệp vụ kế toán, tín dụng, tài chính, thẻ, kho quỹ, huy động… 22. Kiến thức về nghiệp vụ liên quan các đơn vị phụ trách 23. Quy trình, quy định, phần mềm liên quan các đơn vị phụ trách 24. Kiến thức về tài chính ngân hàng Quản lý rủi 1. Kiến thức pháp luật căn bản ro và tuân liên quan đến hoạt động ngân 797
  9. Mức độ Mức độ thành thạo Tên năng lực Tiêu chí quan Mức (Kiến thức và kỹ năng) Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 trọng 1 thủ hàng 2. Phòng chống rửa tiền và gian lận trong kinh doanh 3. Bảo mật thông tin khách hàng 4. Quản lý các khoản vay và thu hồi nợ 5. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng 6. Kỹ thuật nhận biết tiền giả 7. Kỹ năng soạn thảo hợp đồng bảo đảm tiền vay và hợp đồng tín dụng 8. Kiểm soát và kiểm toán nội bộ 9. Cơ cấu các sản phẩm ngoại hối và các công cụ ngăn ngừa rủi ro ngoại hối 10. Phương pháp nhận biết chữ ký giả mạo 11. Phương pháp nhận biết hình dấu, tài liệu và chứng từ giả 12. Thực trạng và cách thức phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng 13. Dấu hiệu nhận biết tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng 14. Cách nhận biết giao dịch đáng ngờ 15. Pháp lý Khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh 16. Pháp lý Khách hàng doanh nghiêp 17. Kiến thức Luật Doanh nghiệp 18. Quản trị rủi ro 19. Quản lý rủi ro tín dụng 20. Quản lý rủi ro thu hồi nợ 798
  10. Mức độ Mức độ thành thạo Tên năng lực Tiêu chí quan Mức (Kiến thức và kỹ năng) Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 trọng 1 21. Quản lý danh mục khách hàng nhận dạng sớm rủi ro 22. Kiến thức pháp luật liên quan đến nghiệp vụ tài chính kế toán 23. An toàn bảo mật thông tin 24. Kỹ năng tư vấn, xử lý các vấn đề liên quan đến pháp luật tại Ngân hàng (Nguồn: tác giả xây dựng) Dựa vào khung năng lực bảng 1, tác giả gợi ý khung năng lực cho 2 chức danh Chuyên viên Quan hệ khách hàng doanh nghiệp và chức danh Trưởng nhóm khách hàng doanh nghiệp. Bảng 2. Khung năng lực áp dụng cho chức danh Chuyên viên Quan hệ khách hàng doanh nghiệp Mức Mức độ thành thạo Tên năng lực độ STT Mức Mức Mức Mức Mức (Kiến thức và kỹ năng) quan trọng 1 2 3 4 5 A NĂNG LỰC CÁ NHÂN Tư duy dịch vụ và chăm sóc khách 1 3 x hàng 2 Kỹ năng làm việc theo nhóm 3 x C NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN 1 Pháp lý khách hàng doanh nghiệp 3 x Phân khúc khách hàng và quản lý 2 3 x thông tin khách hàng Kỹ năng soạn thảo hợp đồng bảo 3 3 x đảm tiền vay và hợp đồng tín dụng 4 Quản lý rủi ro tín dụng 3 x Dấu hiệu nhận biết tội phạm trong 5 3 x lĩnh vực ngân hàng Nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ và 6 3 x ngoại hối Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế và 7 3 x tài trợ thương mại 799
  11. Mức Mức độ thành thạo Tên năng lực độ STT Mức Mức Mức Mức Mức (Kiến thức và kỹ năng) quan trọng 1 2 3 4 5 8 Thẩm định tín dụng doanh nghiệp 3 x (Nguồn: Tác giả xây dựng) Bảng 3. Khung năng lực áp dụng cho chức danh Trưởng nhóm khách hàng doanh nghiệp Mức độ Mức độ thành thạo Tên năng lực STT quan Mức Mức Mức Mức Mức (Kiến thức và kỹ năng) trọng 1 2 3 4 5 A NĂNG LỰC CÁ NHÂN Kỹ năng xử lý khiếu nại của khách 1 2 x hàng B NĂNG LỰC QUẢN LÝ 1 Kỹ năng giao việc và ủy quyền 3 x Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý 2 3 x thời gian hiệu quả C NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN 1 Phân tích tài chính doanh nghiệp 3 x 2 Kiểm soát sau cho vay 3 x Sản phẩm dịch vụ ngân hàng doanh 3 nghiệp và quy trình thực hiện giao 3 x dịch (Nguồn: tác giả xây dựng) 4. KẾT LUẬN Các ngân hàng luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh và quản lý rủi ro trong hoạt động của mình. Quản lý rủi ro hiệu quả có thể không thể thực hiện được nếu không có lực lượng lao động chất lượng và có tay nghề cao. Sở hữu nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh, lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động. Vì vậy, các ngân hàng cần chú trọng và thực hiện tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực. Bởi vì, mục đích chính của đào tạo là nâng cao kiến thức và kỹ năng, thay đổi thái độ và hành vi của người lao động. Năng lực, kiến thức và kỹ năng của người lao động được nâng cao là nền tảng cho lợi thế cạnh tranh của ngân hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 800
  12. 1.Demetrios Sampson, Demetrios Fytros (2010), Competence Models in Technology Enhenced Competence–Based Learning, University of Piraens Greece. 2. Gary Dessler (2005), Human Resource Management, Pearson Prentice Hall, New Jersey, USA. 3. Hoàng Ngọc Tuyến, Lê Ngọc Phương Anh, Cẩm nang quản lý đánh giá năng lực nhân viên, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. 4. Ligita Vsiliauskiene, Brigita Stanikuniene, Diana Lipinskiene (2005), The Employees’ Competence Development inside Organization:Managerial Solutions, Lietuva. 5. Md. Mominur Rahman and Bilkis Akhter (2021), The impact of investment in human capital on bank performance: evidence from Bangladesh, Future Business Journal volume 7, Article number: 61 (2021). 6. Mohammad Javad Dehghan Ashkezari, Mojtaba Nik Aeen (2012), Using Competency Models to Improve HRM, University of Tehran, Iran. 7. Rajani H. Pillai, R. Vedapradha, Candida Smitha, A. Suriya Kumari (2019), Footprints of Human Resource in Banking Sector, Journal of Human Resource and Sustainability Studies, Vol.7 No.3, September 2019. 801
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1