intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng kỹ thuật chụp cắt lớp bán phần trước nhãn cầu nghiên cứu tình trạng sẹo bọng sau phẫu thuật cắt bè củng - giác mạc

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

88
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết này nhằm mô tả đặc điểm sẹo bọng sau phẫu thuật cắt bè củng - giác mạc điều trị bệnh glôcôm bằng máy OCT bán phần trước nhãn cầu Visante OCT. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng kỹ thuật chụp cắt lớp bán phần trước nhãn cầu nghiên cứu tình trạng sẹo bọng sau phẫu thuật cắt bè củng - giác mạc

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2012<br /> <br /> ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CHỤP CẮT LỚP BÁN PHẦN<br /> TRƢỚC NHÃN CẦU NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG SẸO BỌNG<br /> SAU PHẪU THUẬT CẮT BÈ CỦNG - GIÁC MẠC<br /> Đào Thị Lâm Hường*<br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu mô tả cắt ngang 67 mắt của 67 bệnh nhân (BN) glôcôm nguyên phát, được mổ cắt<br /> bè, đến khám lại tại Khoa Glôcôm, Bệnh viện Mắt TW từ tháng 1 - 2010 đến 8 - 2010. Đánh giá tình<br /> trạng sẹo bọng bằng máy chụp cắt lớp bán phần trước Visante OCT (hãng Carl Zeiss Meditec Mỹ).<br /> Kết quả: trong 67 mắt nghiên cứu, bọng tỏa lan 43,3%, bọng dạng nang 19,4%, bọng dạng vỏ bao<br /> 25,4% và bọng dạng dẹt có tỷ lệ thấp nhất (11,9%). Sự khác biệt về chiều cao, độ phản âm bên<br /> trong bọng, quan sát rõ đường dịch dưới kết mạc (KM), trên vạt củng mạc (CM), dưới vạt CM, lỗ mở<br /> bè của 4 loại sẹo có ý nghĩa thống kê. 96,6% mắt sẹo bọng tỏa lan và 84,6% bọng dạng nang có<br /> nhãn áp (NA) điều chỉnh, cao hơn bọng dạng vỏ bao (47,1%) và bọng dạng dẹt (75,0%). Giữa NA và<br /> một số đặc điểm sẹo bọng về chiều cao bọng, độ phản âm, đường dịch dưới vạt CM có mối liên<br /> quan có ý nghĩa thống kê. Visante OCT cho phép đánh giá đặc điểm cấu trúc nội tại của sẹo bọng<br /> sau phẫu thuật cắt bè củng giác mạc điều trị glôcôm.<br /> * Từ khoá: Sẹo bọng thấm; Cắt bè; Glôcôm; Visante OCT.<br /> <br /> USING ANTERIOR SEGMENT OPTICAL COHERENCE TOMOGRAPHY FOR<br /> ANALYSIS of FILTERING BLEBS MORPHOLOGY AFTER TRABECULECTOMY IN<br /> GLAUCOMA TREATMENT<br /> summary<br /> Descriptive research was done on 67 eyes of 67 glaucoma patients, which were operated (trabeculectomy)<br /> and followed - up in Glaucoma Department, Vietnam National Institute of Ophthalmology from January<br /> 2010 to August 2010. The filtering blebs were evaluated using anterior segment optical coherence<br /> tomography - Visante OCT, Carl Zeiss Meditec (USA). Results: The filtering blebs of 67 eyes were<br /> studied, they included diffuse filtering 43.3%, cystic 19.4%, encapsulated 25.4% and flattened 11.9% bleb<br /> types. There were significant differences between four groups in terms of height and reflectivity of the blebs,<br /> subconjunctival fluid collections, the route above and under the scleral flap and the drainage hole.<br /> 96.6% of eyes with diffuse filtering blebs and 84.6% of cystic filtering blebs had IOP reduced, higher than<br /> encapsulated blebs (47.1%) and flattened blebs (75.0%). A significant correlation was found between<br /> IOP and the height, reflectivity, the route under the sclera flap. The Visante OCT allows analysis of intrableb<br /> morphology after trabeculectomy in glaucoma treatment. Diffuse filtering blebs and cystic filtering blebs<br /> are functioning. The performance of this function are poorer in encapsulated and flattened groups.<br /> * Key words: Filtering bleb; Trabeculectomy; Glaucoma; Visante OCT.<br /> <br /> * Bệnh viện Mắt TW<br /> Phản biện khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Đàm<br /> GS. TS. Lê. Trung Hải<br /> <br /> 1<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2012<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Hiện nay ở Việt Nam, phẫu thuật cắt bè<br /> củng giác mạc (CGM) vẫn là phương pháp<br /> phổ biến điều trị bệnh glôcôm. Hiệu quả hạ<br /> NA của phẫu thuật phần lớn dựa vào sự<br /> hình thành sẹo bọng thấm. Việc đánh giá<br /> được cấu trúc và chức năng thấm của sẹo<br /> bọng sẽ giúp nhận biết các dấu hiệu sớm<br /> của quá trình hình thành loại sẹo bọng và là<br /> cơ sở cho can thiệp tiếp theo sau phẫu thuật.<br /> Đã có nhiều phương pháp đánh giá sẹo<br /> bọng, trong đó chụp cắt lớp (OCT) bán<br /> phần trước là phương pháp mới được áp<br /> dụng rộng rãi trên thế giới [2, 4, 5, 6, 10].<br /> Khả năng vượt trội của OCT là cho phép<br /> đánh giá cấu trúc nội tại và chức năng của<br /> sẹo bọng. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay<br /> vẫn chưa thấy có báo cáo nào về sử dụng<br /> máy OCT bán phần đánh giá sẹo bọng. Vì vậy,<br /> chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm:<br /> - Mô tả đặc điểm sẹo bọng sau phẫu thuật<br /> cắt bè CGM điều trị bệnh glôcôm bằng máy<br /> OCT bán phần trước nhãn cầu Visante OCT.<br /> <br /> (thị trường kế Goldmann, Humphrey), đĩa<br /> thị giác (kính Volk), phần trước nhãn cầu<br /> (sinh hiển vi).<br /> Đánh giá tình trạng sẹo bọng bằng chụp<br /> OCT trước (máy Visante OCT, hãng Carl Zeiss<br /> Meditec, Mỹ): lát cắt OCT thứ nhất đứng dọc,<br /> vuông góc với rìa giác mạc. Lát cắt thứ hai<br /> vuông góc với lát cắt thứ nhất và tiếp tuyến<br /> với vùng rìa giác mạc. Cả hai lát cắt đi qua<br /> điểm nổi cao nhất của sẹo bọng. Ghi nhận<br /> các thông số sẹo về chiều cao bọng (cao: ><br /> 2 mm; trung bình: từ 1 - 2 mm; dẹt: < 1 mm),<br /> độ phản âm (cao: màu trắng; trung bình: màu<br /> xám; yếu: màu đen). Quan sát sự hiện diện<br /> của khoang dịch dưới KM; khoang dịch trên<br /> vạt CM; đường dịch dưới vạt CM; lỗ mở bè<br /> (thấy, không thấy).<br /> Phân sẹo bọng làm 4 loại, dựa vào độ<br /> dày thành sẹo, khoang dịch dưới KM, khoang<br /> dịch trên vạt CM, độ phản âm bên trong sẹo<br /> bọng và đường dưới vạt CM: sẹo tỏa lan;<br /> sẹo dạng nang; sẹo dạng vỏ bao và sẹo dẹt.<br /> <br /> - Nhận xét mối liên quan giữa một số đặc<br /> điểm của sẹo bọng và nhãn áp.<br /> <br /> NA được chia làm 2 nhóm: NA điều chỉnh<br /> (< 21 mmHg) và NA không điều chỉnh<br /> (≥ 21 mmHg).<br /> <br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> <br /> * Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS<br /> for Windows (phiên bản 16.0).<br /> <br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> Tiêu chuẩn lựa chọn: lấy ngẫu nhiên 67<br /> mắt của 67 BN glôcôm nguyên phát đã mổ<br /> cắt bè CGM ở vị trí 12h - 1h, đến khám lại<br /> tại Khoa Glôcôm, Bệnh viện Mắt TW từ<br /> tháng 1 - 2010 đến 8 - 2010.<br /> Tiêu chuẩn loại trừ: glôcôm thứ phát, tổn<br /> thương kết - giác mạc và mi ảnh hưởng<br /> đến sẹo bọng, BN quá già yếu, nhỏ tuổi,<br /> hoặc không hợp tác.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Mô tả cắt ngang.<br /> BN được kiểm tra thị lực (bảng thị lực<br /> Landolt), NA (NA kế Goldmann), thị trường<br /> <br /> 2<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> Nghiên cứu 67 mắt của 67 BN glôcôm<br /> nguyên phát, 25 nam (37,3%), 42 nữ (62,7%);<br /> tuổi từ 16 - 80, trung bình 57,0 ± 11,7; thời<br /> gian sau mổ trung bình 26,2 ± 48,3 tháng,<br /> 31,3% mắt sau mổ 1 tháng. 55 mắt (82,1%)<br /> dùng chất chống chuyển hoá. Glôcôm góc<br /> đóng 82,1% (55 mắt), góc mở 17,9% (12 mắt).<br /> Về giai đoạn bệnh: 15 mắt sơ phát (22,3%),<br /> 31 mắt tiến triển (46,3%), 16 mắt trầm trọng<br /> (23,9%) và 5 mắt gần mù (7,5%). 53 mắt<br /> (79,1%) có NA < 21 mmHg; 14 mắt (20,9%)<br /> có NA ≥ 21 mmHg (20,9%).<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2012<br /> <br /> 1. Đặc điểm sẹo bọng của mắt nghiên cứu trên máy OCT.<br /> Bảng 1: Đặc điểm sẹo bọng theo chiều cao của bọng (n = 67).<br /> LOẠI SẸO<br /> <br /> CHIỀU CAO CỦA BỌNG<br /> TỔNG<br /> <br /> > 2 mm<br /> <br /> 1 - 2 mm<br /> <br /> p<br /> <br /> < 1 mm<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Bọng tỏa lan<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3,4<br /> <br /> 19<br /> <br /> 65,5<br /> <br /> 9<br /> <br /> 31,1<br /> <br /> 29<br /> <br /> 100<br /> <br /> Bọng dạng nang<br /> <br /> 1<br /> <br /> 7,6<br /> <br /> 6<br /> <br /> 46,2<br /> <br /> 6<br /> <br /> 46,2<br /> <br /> 13<br /> <br /> 100<br /> <br /> Bọng dạng vỏ bao<br /> <br /> 2<br /> <br /> 11,8<br /> <br /> 4<br /> <br /> 23,5<br /> <br /> 11<br /> <br /> 64,7<br /> <br /> 17<br /> <br /> 100<br /> <br /> Bọng dạng dẹt<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 12,5<br /> <br /> 7<br /> <br /> 87,5<br /> <br /> 8<br /> <br /> 100<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 4<br /> <br /> 6,0<br /> <br /> 30<br /> <br /> 44,8<br /> <br /> 33<br /> <br /> 49,2<br /> <br /> 67<br /> <br /> 100<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Trong nhóm bọng tỏa lan và dạng nang, đa số mắt có chiều cao bọng trung bình và dẹt,<br /> chỉ có 1 mắt có chiều cao bọng > 2 mm. Sự khác biệt về chiều cao của các nhóm sẹo bọng<br /> có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br /> Bảng 2: Đặc điểm sẹo bọng theo độ phản âm bên trong bọng.<br /> ĐỘ PHÂN ÂM<br /> <br /> LOẠI SẸO<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> Cao<br /> <br /> Thấp<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Bọng tỏa lan<br /> <br /> 3<br /> <br /> 10,3<br /> <br /> 14<br /> <br /> 48,3<br /> <br /> 12<br /> <br /> 41,4<br /> <br /> Bọng dạng nang<br /> <br /> 3<br /> <br /> 23,1<br /> <br /> 7<br /> <br /> 53,8<br /> <br /> 3<br /> <br /> 23,1<br /> <br /> Bọng dạng vỏ bao<br /> <br /> 10<br /> <br /> 58,8<br /> <br /> 6<br /> <br /> 35,3<br /> <br /> 1<br /> <br /> 5,9<br /> <br /> Bọng dạng dẹt<br /> <br /> 8<br /> <br /> 100<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 24<br /> <br /> 35,8<br /> <br /> 27<br /> <br /> 40,3<br /> <br /> 16<br /> <br /> 23,9<br /> <br /> p < 0,01<br /> <br /> Bằng nguồn sáng laser có bước sóng 1.310 nm quét qua sẹo bọng, Visante OCT cho<br /> hình ảnh nội tại của các thành phần bên trong sẹo bọng với độ phân giải cao, giúp quan<br /> sát rõ khe và các nang nhỏ dưới KM hoặc vùng có độ phản âm thấp ở trên vạt CM [3].<br /> Trong nhóm mắt sẹo bọng tỏa lan và dạng nang, đa số sẹo bọng có độ phản âm trung bình<br /> (48,3%; 53,8%) và thấp (41,4%; 23,1%). Ngược lại, độ phản âm cao gặp ở đa số mắt sẹo<br /> bọng dạng vỏ bao (58,8%) và dạng dẹt (100%). Sự liên quan giữa độ phản âm và loại sẹo<br /> có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Độ phản âm thấp thường gặp ở mô thuần nhất là chất lỏng.<br /> Ngược lại, độ phản âm cao thường gặp ở mô liên kết, có độ tán xạ cao. Điều đó chứng tỏ<br /> sẹo bọng tỏa lan và dạng nang có chức năng dẫn lưu thủy dịch tốt hơn 2 loại sẹo còn lại.<br /> <br /> 3<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2012<br /> <br /> Bảng 3: Đặc điểm sẹo bọng theo quan sát đường dịch và lỗ mở bè.<br /> <br /> LOẠI SẸO<br /> <br /> ĐƯỜNG DỊCH<br /> DƯỚI KM<br /> <br /> ĐƯỜNG DỊCH<br /> TRÊN VẠT CM<br /> <br /> ĐƯỜNG DỊCH<br /> DƯỚI VẠT CM<br /> <br /> Nhìn<br /> thấy<br /> <br /> Nhìn<br /> thấy<br /> <br /> Nhìn<br /> thấy<br /> <br /> Không<br /> thấy<br /> <br /> Không<br /> thấy<br /> <br /> Nhìn<br /> thấy<br /> <br /> Không<br /> thấy<br /> <br /> TỔNG<br /> <br /> Tỏa<br /> lan<br /> <br /> n<br /> <br /> 29<br /> <br /> 0<br /> <br /> 29<br /> <br /> 0<br /> <br /> 27<br /> <br /> 2<br /> <br /> 28<br /> <br /> 1<br /> <br /> 29<br /> <br /> %<br /> <br /> 100%<br /> <br /> 0%<br /> <br /> 100%<br /> <br /> 0%<br /> <br /> 93,1%<br /> <br /> 6,9%<br /> <br /> 96,6%<br /> <br /> 3,4%<br /> <br /> 100%<br /> <br /> Dạng<br /> nang<br /> <br /> n<br /> <br /> 13<br /> <br /> 0<br /> <br /> 11<br /> <br /> 2<br /> <br /> 9<br /> <br /> 4<br /> <br /> 12<br /> <br /> 1<br /> <br /> 13<br /> <br /> %<br /> <br /> 100%<br /> <br /> 0%<br /> <br /> 84,6%<br /> <br /> 15,4%<br /> <br /> 69,2%<br /> <br /> 30,8%<br /> <br /> 92,3%<br /> <br /> 7,7%<br /> <br /> 100%<br /> <br /> n<br /> <br /> 2<br /> <br /> 15<br /> <br /> 12<br /> <br /> 5<br /> <br /> 4<br /> <br /> 13<br /> <br /> 12<br /> <br /> 5<br /> <br /> 17<br /> <br /> %<br /> <br /> 11,8%<br /> <br /> 88,2%<br /> <br /> 70,6%<br /> <br /> 29,4%<br /> <br /> 23,5%<br /> <br /> 76,5%<br /> <br /> 70,6%<br /> <br /> 29,4%<br /> <br /> 100%<br /> <br /> n<br /> <br /> 1<br /> <br /> 7<br /> <br /> 5<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1<br /> <br /> 7<br /> <br /> 4<br /> <br /> 4<br /> <br /> 8<br /> <br /> %<br /> <br /> 12,5%<br /> <br /> 87,5%<br /> <br /> 62,5%<br /> <br /> 37,5%<br /> <br /> 12,5%<br /> <br /> 87,5%<br /> <br /> 50,0%<br /> <br /> 50,0%<br /> <br /> 100%<br /> <br /> Dạng<br /> vỏ bao<br /> Dạng<br /> dẹt<br /> Tổng<br /> <br /> p<br /> <br /> n<br /> <br /> 45<br /> <br /> 22<br /> <br /> 57<br /> <br /> 10<br /> <br /> 41<br /> <br /> 26<br /> <br /> 56<br /> <br /> 11<br /> <br /> 67<br /> <br /> %<br /> <br /> 67,2%<br /> <br /> 32,8%<br /> <br /> 85,1%<br /> <br /> 14,9%<br /> <br /> 61,2%<br /> <br /> 38,8%<br /> <br /> 83,6%<br /> <br /> 16,4%<br /> <br /> 100%<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> Trong 67 mắt nghiên cứu, 45 mắt (67,2%)<br /> nhìn thấy khoang dịch dưới KM. 22 mắt<br /> (32,8%) không nhìn thấy khoang dịch dưới<br /> KM. Khoang dịch dưới KM quan sát rõ 100%<br /> mắt có sẹo bọng tỏa lan (29 mắt) và dạng<br /> nang (13 mắt). Trên mắt có sẹo dạng vỏ bao<br /> và bọng dạng dẹt, tỷ lệ này thấp hơn hẳn<br /> (11,8% và 12,5%). Sự khác biệt có ý nghĩa<br /> thống kê (p < 0,01).<br /> Một trong những thành phần quan trọng<br /> biểu hiện có thoát lưu thủy dịch ra ngoài<br /> nhãn cầu là hình ảnh của đường dịch dưới<br /> vạt CM trên Visante OCT. Trong 41 mắt nhìn<br /> thấy đường dịch dưới vạt CM của sẹo, có<br /> đến 36 mắt (87,8%) thuộc nhóm sẹo bọng<br /> tỏa lan và bọng dạng nang (p < 0,01). Trong<br /> số 26 mắt không nhìn thấy đường dịch dưới<br /> vạt CM, có tới 20 mắt (76,9%) thuộc sẹo bọng<br /> dạng vỏ bao và dạng dẹt. Tỷ lệ mắt nhìn<br /> thấy rõ đường dịch dưới vạt CM trên mắt có<br /> sẹo bọng tỏa lan là 93,1% (27/29 mắt), sẹo<br /> dạng nang 69,2% (9/13 mắt). Trong khi đó,<br /> tỷ lệ này trên mắt có sẹo dạng vỏ bao chỉ<br /> đạt 23,5% (4/17 mắt) và thấp nhất ở mắt có<br /> <br /> 4<br /> <br /> Không<br /> thấy<br /> <br /> LỖ MỞ BÈ<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> sẹo dạng dẹt (12,5% = 1/8 mắt). Sự khác biệt<br /> có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).<br /> Số mắt nhìn thấy lỗ mở bè trên OCT<br /> chiếm tỷ lệ cao trên mắt có sẹo bọng tỏa<br /> lan và bọng dạng nang, giảm hơn ở mắt có<br /> sẹo dạng vỏ bao và sẹo dẹt. Sự khác biệt<br /> có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).<br /> 2. Mối liên quan giữa một số đặc điểm<br /> của sẹo bọng và NA.<br /> <br /> Biểu đồ 1: Mối liên quan giữa hình thái<br /> sẹo bọng và NA.<br /> Trên OCT, với nhóm NA < 21 mmHg, bọng<br /> tỏa lan và bọng dạng nang chiếm 96,6%<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2012<br /> <br /> (28/29 mắt) và 84,6% (11/13 mắt), trong khi<br /> ở bọng dạng vỏ bao, NA ở mức ≥ 21 mmHg<br /> chiếm tương đối cao (9/17 mắt = 52,9%).<br /> Trong nhóm mắt có NA < 21 mmHg, bọng<br /> tỏa lan (96,6%) và bọng dạng nang (84,6%)<br /> có tỷ lệ cao hơn bọng dạng vỏ bao (47,1%)<br /> và bọng dạng dẹt (75,0%). Mối liên quan và<br /> sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05,<br /> Fisher’s Exact Test).<br /> <br /> bọng và NA. Sự khác nhau này có thể do tác<br /> giả đã so sánh kích thước trung bình của<br /> chiều cao sẹo bọng với phân bố trung bình<br /> của NA, còn chúng tôi phân tích theo NA<br /> điều chỉnh và không điều chỉnh. Như vậy,<br /> theo chúng tôi, chiều cao sẹo bọng đo bằng<br /> OCT là chỉ số quan trọng để đánh giá nhanh<br /> quá trình liền sẹo và tiên lượng kết quả điều<br /> trị NA sau phẫu thuật cắt bè CGM.<br /> <br /> Như vậy, sẹo bọng lan tỏa và dạng nang<br /> thường có NA < 21 mmHg và là sẹo bọng có<br /> chức năng. Các sẹo bọng dạng vỏ bao và<br /> dạng dẹt thường có NA > 21 mmHg và là<br /> sẹo bọng không có chức năng. Kết quả của<br /> chúng tôi tương tự như nghiên cứu của các<br /> tác giả khác trên thế giới [7, 8, 10].<br /> <br /> Biểu đồ 3: Liên quan giữa độ phản âm<br /> của sẹo bọng và NA.<br /> <br /> Biểu đồ 2: Mối liên quan giữa chiều cao<br /> của sẹo bọng và NA.<br /> Tỷ lệ mắt đạt mức NA điều chỉnh (< 21<br /> mmHg) trong nhóm sẹo có chiều cao bọng<br /> 1 - 2 mm là 93,3% (28/30 mắt). Mức NA ≥ 21<br /> mmHg gặp nhiều hơn ở mắt sẹo bọng có<br /> chiều cao < 1 mm và > 2 mm (30,3%, 50,0%).<br /> Sự khác biệt về tỷ lệ mắt NA điều chỉnh giữa<br /> các nhóm sẹo với chiều cao bọng khác nhau<br /> có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kawana K [1]<br /> và Weizer JS [8] cũng tìm thấy mối liên quan<br /> giữa chiều cao sẹo bọng và NA. Tuy nhiên,<br /> nghiên cứu của Tominaga A [7] lại không<br /> thấy có liên quan giữa chiều cao của sẹo<br /> <br /> Tỷ lệ đạt mức NA điều chỉnh trong 2<br /> nhóm mắt sẹo bọng có độ phản âm trung<br /> bình (25/27 mắt = 92,6%) và độ phản âm<br /> thấp (13/16 mắt = 81,3%) cao hơn so với<br /> nhóm sẹo có độ phản âm cao (15/24 mắt =<br /> 62,5%). Ngược lại, tỷ lệ mắt NA không điều<br /> chỉnh ở nhóm sẹo có độ phản âm cao (9/24<br /> mắt = 37,5%) cao hơn 2 nhóm sẹo trên. Sự<br /> khác biệt về tỷ lệ mắt NA điều chỉnh sau mổ<br /> giữa các nhóm sẹo có độ phản âm khác<br /> nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điều đó<br /> phù hợp với mối liên quan giữa hình thái sẹo<br /> bọng và NA. Kết luận của chúng tôi tương<br /> đồng với nhận định của Tominaga A [7],<br /> Weizer JS [8] và Zhang Yi [10].<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2