Ứng dụng kỹ thuật thu trữ nước trong phòng chống hạn hán và sa mạc hóa vùng đất cát 2
lượt xem 33
download
Ứng dụng kỹ thuật thu trữ nước trong phòng chống hạn hán và sa mạc hóa vùng đất cát 2 Ở Việt Nam, các nghiên cứu về hạn hán và sa mạc hoá đã được triển khai trong 10 năm trở lại đây, chủ yếu tập trung vào 2 vấn đề chính: (i) Các nghiên cứu cơ bản về hạn hán, hoang mạc hóa – sa mạc hóa và tác động tới dân sinh, kinh tế, xã hội và (ii) Các giải pháp, phòng chống và giảm nhẹ hạn hán bao gồm các giải pháp công trình (chủ yếu tập trung...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ứng dụng kỹ thuật thu trữ nước trong phòng chống hạn hán và sa mạc hóa vùng đất cát 2
- Ứng dụng kỹ thuật thu trữ nước trong phòng chống hạn hán và sa mạc hóa vùng đất cát 2 Ở Việt Nam, các nghiên cứu về hạn hán và sa mạc hoá đã được triển khai trong 10 năm trở lại đây, chủ yếu tập trung vào 2 vấn đề chính: (i) Các nghiên cứu cơ bản về hạn hán, hoang mạc hóa – sa mạc hóa và tác động tới dân sinh, kinh tế, xã hội và (ii) Các giải pháp, phòng chống và giảm nhẹ hạn hán bao gồm các giải pháp công trình (chủ yếu tập trung vào công trình thuỷ lợi) và phi công trình (nghiên cứu xây dùng các hệ thống dự báo, cảnh báo sớm, các giải pháp về thể chế chính sách giảm nhẹ hạn hán, sử dụng tài nguyên nước hiệu quả...). Dựa trên các kết quả nghiên cứu, một số mô hình và biện pháp phòng chống sa mạc hoá sau đây đã được áp dụng thử nghiệm: Mô hình kết hợp cây lâm nghiệp cây nông nghiệp cho cụm gia đình: Cây lâm nghiệp (keo lá tràm, bạch đàn, muồng đen, phi lao) được trồng hỗn giao, theo hàng hoặc theo băng hai hàng ; cây nông nghiệp (đậu, lạc, dưa hấu lấy hạt, cà chua, ớt...) được trồng ở khoảng giữa các đai được trồng cây nông nghiệp. Mô hình này có tác dụng chống cát bay, hạn chế bốc hơi, cải thiện độ ẩm đất, tuy nhiên, khó áp dụng tại những nơi có điều kiện tự nhiên quá khắc nghiệt.
- Mô hình trồng cây chắn gió: đây là mô hình trồng cây lâm nghiệp (keo lá tràm, phi lao, xoan chịu hạn) quy mô lớn tạo thành các băng rừng chắn gió, bảo vệ đất nông nghiệp và các khu dân cư khỏi sự xâm lấn của cát di động. Mô hình đào ao kết hợp canh tác nông lâm kết hợp: được thực hiện tại những nơi điều kiện nguồn nước cho phép, ao có thể trữ nước mưa hoặc thu nước ngầm, cây lâm nghiệp được trồng tại các hướng gió chính để ngăn gió và cát di động, phía sau trồng các loại cây ăn quả và cây nông nghiệp ngắn ngày. Một số biện pháp bảo vệ đất và nước: phủ gốc chống bốc hơi, dùng chế phẩm giữ ẩm... Có thể nhận xét rằng cho đến nay, đã có một số đề tài, dự án được tiến hành nhằm phục hồi hệ sinh thái hoặc giảm bớt những tác động tiêu cực của quá trình hạn hán và sa mạc hóa cho vùng đất cát ven biển Nam Trung Bộ. Một loạt đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước đã chỉ ra nguyên nhân của tình trạng hạn hán và hoang mạc hoá và đề xuất các giải pháp phòng chống. Các đề tài này đã tạo ra được một cơ sở khoa học quý giá cho việc phòng chống hạn hán và sa mạc hoá và đề xuất các phương hướng nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của các đề tài này rất rộng nên các giải pháp đưa ra chưa có điều kiện cụ thể hoá và triển khai và thử nghiệm tại thực tế. Ngoài ra, cũng đã có một số đề tài nghiên cứu và dự án thử nghiệm khác được triển khai nhưng hầu hết chỉ tập trung vào giải pháp nông - lâm kết hợp, do đó, chỉ có thể áp dụng đ ược tại những khu vực tương đối thuận lợi về nguồn nước hoặc những vùng đất cát có độ ẩm tương đối cao. Đối với phần lớn
- diện tích đất cát ven biển Nam Trung Bộ - một vùng được xếp vào loại khô hạn nhất Việt Nam với nguồn nước - kể cả nước mặt và nước ngầm hết sức khan hiếm, thì việc áp dụng rộng rãi các biện pháp trên rất khó khăn. III. Cơ sở khoa học của biện pháp thu trữ nước phòng chống sa mạc hóa Việc kết hợp các biện pháp nông - lâm nghiệp với các kỹ thuật thu trữ n ước để phòng chống sa mạc hoá tại các vùng đất cát được nhiều nước nghiên cứu và ứng dụng, đặc biệt là tại những nơi có lượng mưa thấp. Ben Asher (1988) đã tổng kết các kinh nghiệm trữ nước tại Israel trong khuôn khổ công trình nghiên cứu thu trữ nước tại vùng tiểu xa mạc Sahara của Ngân hàng Thế giới. Công trình nghiên cứu của họ tập trung vào các vấn đề sau: (i) Thí ngiệm phương pháp kỹ thuật thu trữ nước, đặc biệt là đối với lưu vực nhỏ ; (ii) Nghiên cứu và lập mô hình hoạt động dòng chảy mặt; (iii) Phân tích tính kinh tế của các kỹ thuật thu trữ n ước. Một dự án dài hạn với mục tiêu phát triển mô hình rừng xen canh nông lâm nghiệp với việc thu trữ nước đã được thực hiện Tại trang trại Wadi Mashash (Zohar et al. 1987, Lovenstein 1994). Tại vùng nhiệt đới châu Á, đặc biệt là vùng phía nam Ấn Độ và Sri Lanka, rất nhiều dự án về thu trữ nước và các chương trình liên quan đã được hiện. Đập đất và các hố rỗng đã được sử dụng hàng ngàn năm nay để giữ nước trong suốt mùa mưa. Các bể chứa nước này cho phép nông dân canh tác tưới tiêu vụ thứ 2 vào mùa khô. Các bể này được đặt một cách ngẫu nhiên vì vậy rất dễ lấy nước. Vào những năm 1980, tổ chức ICRISAT đã phát triển một hệ thống
- mương trồng cỏ và mương đáy rộng để thu trữ nước trong mùa mưa và dùng để tưới trong mùa khô. Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích trồng trọt tăng 2 đến 5 lần. Tại Ai Cập, các bờ đắp đá, các bể chứa nước đã được sử dụng để phục vụ cho nhu cầu cấp nước sinh hoạt, chăn nuôi gia súc cũng như cho tưới tiêu. Số lượng các bể chứa tăng từ gần 3000 bể vào năm 1960 lên tới 15.00 bể vào năm 1993 với tổng trữ lượng khoảng 4 triệu m3. Năm 1984, một dự án thu trữ nước do Oxfam tài trợ đã được thực hiện tại Quận Turkana của Kenya. Thành công của dự án này là đã phát triển được các hệ thống thu trữ n ước phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng như phát triển đàn gia súc (Critchley et al. 1992a). Mamdouh Nasr (1999) đánh giá hiệu quả của các giải pháp thu trữ n ước nhằm phục hồi sinh thái và phòng chống sa mạc hóa tại Trung Đông và Bắc Phi. Kết quả cho thấy việc kết hợp các biện pháp thu trữ nước và bảo vệ đất có hiệu quả rất lớn đến phòng chống sa mạc hóa và phục hồi sinh thái tại vùng này. Tại những khu vực khảo sát, biện pháp thu trữ nước làm tăng trung bình 15% diện tích gieo cấy. Các tỉnh vùng cát ven biển Nam Trung Bộ từ đèo Hải Vân trở vào bao gồm Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hệ sinh thái vùng cát bao gồm các cồn cát, bãi cát di động, bãi thấp, bãi cao, hồ, bàu. Thực vật vùng cát bao gồm các cây tự nhiên và cây trồng có đặc tính chung là chịu hạn, chịu gió cát ven biển, sống trong điều kiện nghèo chất dinh dưỡng, nhiệt độ cao. Ngoài tính thích nghi cao của các loại cây tự nhiên, cây trồng nhân tạo cũng được nhân dân lựa chọn, lai tạo để thu đ ược một tập đoàn thích nghi với vùng cát. Cây
- lâm nghiệp chủ yếu là phi lao, bạch đàn, keo tai tượng, tràm bông vàng chủ yếu để chắn gió, chắn cát bay, cát lấn, ngoài ra có thể thu hoạch lấy gỗ hoặc làm nguyên liệu cho các ngành khác. Cây công nghiệp chủ yếu là cây ngắn ngày như lạc, vùng, dưa lấy hạt, các loại cây họ đậu. Cây ăn quả tương đối phong phú gồm đào lộn hột, dừa, chanh, bưởi, xoài, dưa hấu, mãng cầu xiêm, đu đủ, dứa... Đặc biệt ở tỉnh Ninh Thuận có cây nho và tỉnh Bình Thuận có cây Thanh Long là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Cây lương thực chủ yếu là khoai lang và lúa... chủ yếu được trồng trên nên đất phù sa bồi trên nền cát. Lợi ích của các hệ thống thu trữ nước đã được FAO tổng kết là: làm tăng sản lượng cây trồng và giảm nguy cơ mất mùa, cải thiện an ninh l ương thực, bảo vệ đất chống xói mòn, sử dụng nguồn nước tự nhiên một cách tốt nhất, đẩy mạnh việc tái trồng rừng và góp phần cải thiện chế độ thuỷ văn lưu vực (giảm lưu lượng đỉnh lũ, tăng dòng chảy mùa kiệt, tăng trữ lượng nước ngầm). Tại vùng đất cát ven biển Nam Trung Bộ, lượng mưa hàng năm nhỏ, nguồn nước khan hiếm, công trình thuỷ lợi không với tới được nên việc áp dụng các biện pháp thu trữ nước là giải pháp hiệu quả nhất để cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, làm tiền đề để triển khai các biện pháp phòng chống sa mạc hoá khác như các biện pháp nông nghiệp, lâm nghiệp hay nông lâm kết hợp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình công nghệ sinh học: Kỹ thuật nhân giống in vitro
50 p | 866 | 169
-
Giáo trình Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ hành - MĐ03: Trồng cây làm gia vị
111 p | 211 | 76
-
Giáo trình Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ tỏi - MĐ04: Trồng cây làm gia vị
102 p | 283 | 76
-
Kỹ thuật trồng Cây dứa: Phần 1
22 p | 174 | 48
-
Giáo trình Trồng và chăm sóc cà rốt, cải củ - MĐ03: Trồng măng tây, cà rốt, cải củ
97 p | 184 | 46
-
Mô hình kỹ thuật trồng cây ca cao: Phần 1
49 p | 188 | 42
-
Mô hình kỹ thuật trồng cây ca cao: Phần 2
59 p | 165 | 37
-
Ứng dụng kỹ thuật thu trữ nước trong phòng chống hạn hán và sa mạc hóa vùng đất cát 3
6 p | 156 | 24
-
Báo cáo:Sản xuất thử nghiệm trên diện rộng chế phẩm thảo mộc trừ ốc bươu vàng hại lúa
67 p | 109 | 24
-
Ứng dụng kỹ thuật thu trữ nước trong phòng chống hạn hán và sa mạc hóa vùng đất cát
7 p | 165 | 24
-
Mô hình canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu của đồng bào dân tộc thiểu số Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam
15 p | 77 | 7
-
Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu: Phần 2
34 p | 26 | 7
-
Chương trình đào tạo nghề trình độ dưới 3 tháng – Kỹ thuật trồng thanh long ứng dụng công nghệ cao
28 p | 39 | 5
-
Hướng dẫn bón phân cho cây ăn quả: Phần 1
89 p | 45 | 5
-
Giáo trình Miễn dịch học thú y: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Hồng Sơn
207 p | 11 | 4
-
Thiết kế cảm biến đeo công suất thấp kết hợp giải thuật học sâu ứng dụng theo dõi hoạt động cá thể bò sữa
10 p | 11 | 3
-
Quy trình tạm thời kỹ thuật canh tác cây cà rốt baby ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
10 p | 36 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn